1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà rod island nuôi tại trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - viện chăn nuôi

64 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 586,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Rod Island nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi”. HÀ NỘI - 2014 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm ở nước ta là một nghề truyền thống có từ lâu đời và đang góp phần quan trọng trong cải thiện kế sinh nhai của hàng trăm nghìn hộ nông dân. Hàng năm, chăn nuôi gia cầm đã cung cấp một khối lượng thịt, trứng lớn thứ hai sau chăn nuôi lợn, chiếm khoảng 18-20% trong tổng khối lượng thịt các loại (thịt lợn chiếm vị trí thứ nhất với tỷ lệ 75-76%). Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt ngày 16/01/2008, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng vẫn giữ được vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nước ta trong nhiều năm tới. Mục tiêu đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42% trong cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp (năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%). Nhằm đạt được mục tiêu trên chúng ta cần phải có những giải pháp đồng bộ về quy hoạch, tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đột phá là giải pháp về khoa học và công nghệ, đặc biệt cần bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất. Đi theo hướng này tháng 7/2007, Viện chăn nuôi đã tiếp nhận 3 giống gà hướng trứng nhập nội là Hisex White, Rod Island và Pologi, mỗi giống 300 quả trứng giao cho Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi cho ấp nở sau đó nuôi khảo nghiệm. Để chủ động tạo ra con giống cung cấp cho sản xuất chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu quý này, tôi đã chọn đề tài: Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 1 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B “Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Rod Island nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định đặc điểm ngoại hình của gà Rod Island - Xác định được khả năng sản xuất trứng của gà Rod Island - Cung cấp một số thông số kỹ thuật cơ bản của gà Rod Island Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 2 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Phần thứ hai. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Sự thích nghi của gia cầm Nhằm chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp, ngoài việc khai thác tốt các giống vật nuôi bản địa thì việc nhập nội các giống vật nuôi có năng suất cao ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đối với việc nhập nội giống vật nuôi, vấn đề tiên quyết cần đặt ra là làm thế nào để giống mới thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương. Vì nếu không thích nghi tốt, giống mới sẽ không tồn tại, hoặc nếu tồn tại thì cũng giảm khả năng sản xuất do đó sẽ không có hiệu quả kinh tế. Thích nghi là sự thay đổi, phù hợp của cơ thể đối với điều kiện môi trường, sao cho trong điều kiện mới con vật vẫn có thể sinh trưởng, phát triển bình thường, đồng thời vẫn giữ được những đặc tính vốn có và có khả năng di truyền những đặc tính đó cho thế hệ sau (Nguyễn Văn Thiện, 1994). Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích nghi của gia cầm như: điều kiện khí hậu, dinh dưỡng, đặc tính của phẩm giống, tình hình bệnh tật, lứa tuổi, khoa học kỹ thuật,… Các giống gà khác nhau cũng có khả năng thích nghi khác nhau. Trong cùng một giống thì mỗi cá thể có khả năng thích nghi khác nhau, con non sẽ thích nghi tốt hơn con trưởng thành. Với những giống gà nhập nội thường trong thời gian đầu nuôi, thích nghi năng suất của giống sẽ thấp hơn chỉ tiêu chuẩn của hãng, đôi khi tỷ lệ chết còn rất cao. Ngày nay với với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ việc chọn lọc, chọn phối và nuôi dưỡng tốt hơn, vì vậy địa bàn thích nghi của các giống gà nhập nội, giống địa phương cũng rộng hơn. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, vì vậy cần phải có những hiểu biết về đặc tính sinh học của giống, các chỉ tiêu sản xuất và đặc biệt cần biết rõ nguồn gốc Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 3 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B xuất phát của giống, những khả năng kinh tế cũng như tính năng di truyền của phẩm giống trước khi quyết định nhập giống về để nhân thuần và nuôi thích nghi. 2.2 Sinh trưởng 2.2.1 Khái niệm sinh trưởng và phát dục Sinh trưởng có vai trò quan trọng, là một trong những chỉ tiêu đánh giá quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Có rất nhiều khái niệm khi nói về sinh trưởng. Theo viện sỹ I.I. Somangeozen (1935) cho rằng sự phát triển của cơ thể sống là sự tích luỹ các tế bào tăng lên về khối lượng, thể tích ở các phần hoạt động của cơ thể đồng thời sinh ra năng lượng tự do cơ thể lớn lên về khối lượng, tăng lên về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Theo Chambers (1990) thì sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận thịt, xương, da của động vật. Sinh trưởng là quá trình tích luỹ hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992). Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein nên người ta thường lấy khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, có trường hợp tăng trọng mà không phải tăng trưởng (chẳng hạn là béo mỡ, chủ yếu là tích nước không có sự phát triển của mô cơ). Vì vậy, tăng trưởng từ lúc trứng rụng cho đến khi cơ thể đã trưởng thành được chia làm hai giai đoạn chính, giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là thời kì hậu phôi và thời kì trưởng thành. Sinh trưởng sẽ thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để tăng số lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Số lượng và độ lớn tế bào là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về độ lớn cơ thể. Đặc tính hình thành các bộ phận, hình thành quá trình sinh trưởng là tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường. Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 4 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Phát dục luôn luôn gắn liền với sinh trưởng. Phát dục là quá trình thay đổi về chất . Tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể. Somangozen (1964) cho rằng: phát dục là sự hình thành từng phần của cơ thể, là tính đặc hiệu của ARN và AND trong sự phát triển của phôi, là vai trò của gen mang tính di truyền của tổ tiên. Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai đoạn khác nhau đến kì trưởng thành. 2.2.2. Cách đánh giá sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng Có rất nhiều cách đánh giá sinh trưởng, người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều cơ thể để đánh giá. Nếu nghiên cứu phát dục của từng cơ quan, bộ phận hoặc từng tổ chức tế bào thì phải dùng máy siêu âm, kính hiển vi điện tử,… Trong chăn nuôi gia cầm, các nhà chọn giống thường sử dụng cách đo đơn giản và thực tế. Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể ở một thời điểm nào đó là một chỉ số được sử dụng quen thuộc nhất về sinh trưởng, song chỉ tiêu này không nói lên được mức độ khác nhau về tốc độ trong một thời gian. Xác định được khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau như ở các tuần tuổi ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích luỹ. Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng hoặc kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát với lúc đầu khảo sát( TCVN2.40.1997). Đơn vị tính %, đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gia cầm non sinh trưởng tương đối cao sau đó giảm dần theo tuổi. Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 5 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN2.39.1997). Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Đường cong sinh trưởng: Biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia cầm và của gia súc nói chung. Theo Chambers (1990) đường cong sinh trưởng chia làm bốn pha với bốn đặc điểm chính sau: - Pha tốc độ: Sinh trưởng tăng dần sau khi nở - Điểm uốn là thời điểm tốc độ sinh trưởng cao nhất chuyển sang tốc độ sinh trưởng chậm dần. - Pha tốc độ sinh trưởng chậm dần tới đường tiệm cận - Đường tiệm cận là đường trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành. Thông thường người ta dùng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ cũng cho biết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng. Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, giới tính, ) chúng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức ăn, phương thức chăn nuôi, ) 2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm Sức sống và khả năng kháng bệnh được biểu thị bằng tỷ lệ nuôi sống, đó là tỷ lệ phần trăm giữa số con còn sống đến cuối kì so với số con đầu kì. Theo Ngô Giản Luyện, mối quan hệ giữa chỉ tiêu sinh lý máu với sức sống và sản lượng trứng được Kris và cộng sự tại viện thú y Maxcova (1968) xác định số lượng bạch cầu trong gà mái Hybro liên quan đến sức sống và sản lượng trứng. Những gà có số lượng bạch cầu cao ở giai đoạn 60-110 ngày thì cũng có sức sống và sản lượng trứng cao. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và điều kiện ngoại cảnh (nuôi dưỡng, chăm sóc, thú y). Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 6 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Các nghiên cứu trước đây cho biết tỷ lệ nuôi sống là một tính trạng có hệ số di truyền thấp. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33; Lerner và Taylor (1943) lại cho biết hệ số di truyền của sức sống của gà là 0,13; theo Hill và cộng sự (1954) đã chỉ ra được hệ số di truyền sức sống là 0,66. Như vậy, các yếu tố ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến tỷ lệ nuôi sống. Những yếu tố ngoại cảnh đó là: tiểu khí hậu chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và quy trình thú y. Tiểu khí hậu chuồng nuôi bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, và sự thông thoáng trong chuồng nuôi. Trong đó, yếu tố nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, vì mỗi một loài, một cơ thể sống đều có một ngưỡng nhiệt độ nhất định, là khoảng nhiệt độ mà con vật có thể tồn tại, phát triển. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến gia cầm. Khi nhiệt độ xuống quá thấp cơ thể không còn tự điều tiết được thân nhiệt làm cho hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể bị rối loạn dẫn đến sức đề kháng giảm làm cơ hội cho mầm bệnh phát sinh. Đặc biệt là giai đoạn gà con, các nghiên cứu cho thấy trong bốn ngày đầu tiên nếu nhiệt độ môi trường là 1-10ºC thì tỷ lệ gà chết từ 40-50%, sau 10 ngày tỷ lệ chết là 60 %, số còn lại sinh trưởng kém, còi cọc, ảnh hưởng đến sức sản xuất sau này. Ngược lại, khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng tối đa sẽ làm gia cầm tăng hô hấp gây kiềm hoá máu làm rối loạn quá trình sinh lý của cơ thể gây chết cho gia cầm. Không khí trong chuồng nuôi thường xuyên bão hoà với hơi nước, do đó muốn đẩy lượng hơi nước thừa ra bên ngoài cần có hệ thống thông khí. Độ ẩm cũng ảnh hưởng tới sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm. Nếu chuồng nuôi quá nóng ẩm sẽ làm gia cầm giảm thu nhận thức ăn hàng ngày, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng giảm, sức đề kháng giảm, gia cầm dễ mắc bệnh. 2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm tới 70-75% giá thành sản phẩm do vậy người chăn nuôi phải biết tính toán khẩu phần hợp lý đảm bảo được hiệu quả cao sử dụng Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 7 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B thức ăn của gia súc, gia cầm. Hiệu quả của sử dụng thức ăn được đánh giá dựa trên mức độ tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTA) của gà ở giai đoạn gà con và hậu bị là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng tiêu chuẩn hay nói cách khác TTTA là hiệu xuất giữa thức ăn trên kg tăng khối lượng. Ở giai đoạn đẻ của gà thường tính TTTA để sản xuất ra trứng, gà sẽ ăn nhiều hơn trong những tuần đẻ cao nhưng giai đoạn này TTTA thường không cao. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng hay TTTA/trứng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào giống, loài gia cầm. Theo Nguyễn Thị Mai (2005) chỉ ra rằng chi phí cho 10 quả trứng của gà Goldline-54 là 1,92kg; gà Brown Nick là 1,6-1,8kg; gà Hy-Line là 1,7kg. TTTA phụ thuộc vào độ tuổi của gà, ở những tuần đầu tiên TTTA thấp nhưng càng về sau TTTA càng cao. Các hãng gia cầm nổi tiếng trên thế giới đã công bố kết quả nghiên cứu của mình cho thấy khi nuôi gà Broiler Ross-208 đến 6 tuần tuổi TTTA ở mức 1,85-2,2kg/kg tăng trọng (theo nghiên cứu của Crovinam, 1994); gà Vedehe do viện chọn giống gia cầm Pháp nuôi 42 ngày tuổi tiêu tốn 1,9 kg thức ăn/kg tăng trọng ( theo Phan Sĩ Điệt); gà Broiler ở 9 tuần tuổi tiêu tốn 2,39-2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng. Tuỳ từng cơ thể gà mà TTTA khác nhau, đối với gà sinh trưởng chậm sẽ tiêu tốn thức ăn hơn gà tăng trọng nhanh vì gà sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian nhiều hơn đồng nghĩa với duy trì năng lượng cao hơn dẫn tới lượng thức ăn cao. Mặt khác tăng trọng nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn, trao đổi chất mạnh hơn làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến TTTA thấp. Thức ăn chất lượng cao và cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm TTTA. Ngoài ra hiệu quả sử dụng thức ăn còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ. 2.5. Sức sản xuất của gia cầm 2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 8 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Chức năng sinh sản không những liên quan đến sự sinh tồn của loài gia cầm mà từ đó con người mới có số lượng đông đảo gia cầm để sử dụng hai sản phẩm quan trọng của chúng là thịt và trứng. Sức đẻ trứng của gia cầm là số lượng trứng đẻ ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường tính là một năm. Người ta có thể tính sức đẻ trứng trong 365 ngày từ khi con gia cầm bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên hoặc 500 ngày tính từ khi gia cầm nở (Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994). Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm, đó là những chỉ tiêu sau: + Tuổi thành thục sinh dục Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục sinh dục của mỗi cá thể là khoảng thời gian tính từ khi gia cầm mới nở ra tới khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là khoảng thời gian tính từ khi đàn gia cầm nở ra cho đến khi tỷ lệ đẻ toàn đàn đạt 5%. Tuổi thành thục sinh dục là đặc điểm di truyền cá thể. Theo Brandach và Brichel (1978) cho biết hệ số di truyền của tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là h 2 = 0,14 - 0,15. Theo Đặng Hữu Bình và cộng sự (1999) và thông báo của Kiney (1978) tìm được h 2 = 0,32. Tuổi thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố chính là giống và phương thức chăn nuôi. Các giống khác nhau sẽ có tuổi thành thục sinh dục khác nhau, theo Nguyễn Thị Mai (2007) tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% gà hướng trứng là 18-22 tuần tuổi; gà hướng thịt là 22-24 tuần tuổi. Khối lượng của cơ thể và độ chiếu sáng dài hay ngắn cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục sinh dục của gia cầm. Khi thời gian chiếu sáng dài thì quá trình thành thục sinh dục sớm và ngược lại, trích theo Vũ Đăng Cường (2007). Tuy nhiên, nếu thành thục sinh dục quá sớm thì gia cầm sẽ đẻ khi cơ quan sinh dục phát triển chưa toàn diện, số trứng nhỏ nhiều và chu kì đẻ trứng sinh học ngắn. Tuổi thành thục sinh dục được coi là yếu tố cấu thành năng suất của gia cầm, nó quyết định năng suất của gia cầm về sau nên người chăn nuôi phải hết sức lưu ý. Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 9 [...]... gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Đàn gà nghiên cứu là gà Rod Island sinh sản thế hệ I từ 20 tuần tuổi đến 72 tuần tuổi và gà dò hậu bị thế hệ II từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi 3.1.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực tập từ tháng 1/2009 - tháng 8/2009 3.1.3 Địa điểm nghiên cứu Tại trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi thuộc Viện Chăn nuôi - Thuỵ Phương - Từ Liêm - Hà Nội... 2.7.1 Giới thiệu về Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi * Vị trí địa lý Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trụ sở chính đặt tại xã Thuỵ Phương - Từ Liêm – Hà Nội, Trung tâm (TT) được nằm ở vị trí khá thuận lợi: - Phía Đông giáp khu dân cư xã Thuỵ Phương - Phía Tây giáp TT nghiên cứu lợn - Viện Chăn nuôi - Phía Bắc giáp Công... với bố mẹ và dòng thuần Qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy các nghiên cứu về gà Rod Island và số liệu nghiên cứu về giống gà này còn rất ít Vì vậy trong thời gian tới các nhà chọn giống, nhà chăn nuôi, … cần quan tâm đến giống gà này nhiều hơn, để cung cấp một số thông số kĩ thuật, đưa giống gà này vào trong sản xuất 2.7 Giới thiệu đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu đối tượng... Nội dung nghiên cứu Đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng nuôi sống, sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản qua các thế hệ nuôi thích nghi 3.3 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu Đàn gà Rod Island được nghiên cứu theo phương pháp điều tra khảo sát giá trị của quần thể số lượng lớn trên đàn gà bố mẹ 1720 con (1600 mái + 120 trống), phân làm 3 lô thí nghiệm. .. NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm ngoại hình và các chiều đo cơ thể 4.1.1 Đặc điểm ngoại hình Trường ĐHNN Hà Nội 33 Khoa Chăn nuôi & NTTS Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Mỗi loài, giống, dòng gia cầm khác nhau thì khác nhau về đặc điểm ngoại hình Đặc điểm ngoại hình dựa trên các đặc điểm về lông, da, mào, tích, diều Đặc điểm ngoại hình cũng là một đặc điểm sinh học rất quan trọng... chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của gia cầm Qua theo dõi đàn gà Rod Island 01 ngày tuổi thế hệ II và tham khảo kết quả nghiên cứu của Trung tâm thế hệ xuất phát và thế hệ I chúng tôi thấy: Gà Rod Island có lông màu nâu vàng lúc 01 ngày tuổi, khi trưởng thành gà có màu nâu sẫm (màu cánh gián) đồng nhất ở cả con trống và con mái, mào đơn, chân vàng, tầm vóc cơ thể trung. .. Khoa Chăn nuôi & NTTS Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B - Phía Nam giáp khu tập thể Viện chăn nuôi * Diện tích canh tác TT nằm trên một khuôn viên có diện tích 4 ha gồm: - Khu hành chính - Nhà ấp trứng gia cầm - Phòng bảo vệ - Hệ thống kho tàng nhà xưởng - Khu chuồng nuôi giữ quỹ gen vật nuôi - Khu chuồng nuôi gia cầm, gia súc, nghiên cứu thí nghiệm cơ bản - Khu đồng cỏ chăn thả - 0,7... chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.2.1 Đặc điểm ngoại hình Dùng phương pháp quan sát bằng mắt để mô tả màu sắc lông, da, mào, một số đặc điểm cấu trúc đầu, cổ và chân lúc 01 ngày tuổi và 133 ngày tuổi Chụp ảnh qua từng giai đoạn phát triển của gà 3.3.2.2 Khối lượng cơ thể gà từ 1 ngày tuổi - 19 tuần tuổi: Dùng cân để cân khối lượng gà, cân từng con một Cân khối lượng gà con 1 ngày tuổi, khối lượng gà từ 1- 19 tuần... khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống H’mông và gà mái Ai Cập Con lai F1 mang đặc điểm di truyền về tính trạng da đen, thịt đen của gà H’mông là 62,19% và cải thiện được tính trạng năng suất trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ hao hụt đàn và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng Năm 2005, viện chăn nuôi đã tiến hành khả năng sản xuất thịt của 6 tổ hợp lai gà thịt thương phẩm của các dòng gà thịt... Phương Minh-CNTY50B Bảng 2.2: Chế độ phòng bệnh cho gà Ngày tuổi 01 ngày tuổi 01 – 05 ngày tuổi 5 ngày tuổi 7 ngày tuổi 8 – 12 ngày tuổi 15 ngày tuổi 14 – 18 ngày tuổi 17 ngày tuổi 21 ngày tuổi 26 – 30 ngày tuổi 45 ngày tuổi 52 ngày tuổi 70 ngày tuổi 50 – 120 ngày tuổi 130 ngày tuổi 130 – 140 ngày tuổi 160 ngày tuổi (23 tuần tuổi) 280 ngày tuổi (40 tuần tuổi) 400 ngày tuổi (58 tuần tuổi) Vacxin và thuốc . Khoa Chăn nuôi & NTTS 1 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Minh-CNTY50B Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Rod Island nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn. tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi . 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định đặc điểm ngoại hình của gà Rod Island - Xác định được khả năng sản xuất trứng của gà Rod Island - Cung cấp một số thông số kỹ. VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Rod Island nuôi tại Trung

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền học Động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học Động vật
Tác giả: Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1983
2.Vũ Đăng Cường (2007), “Theo dõi khả năng sinh sản của giống gà Isa-Color nuôi tại xí nghiệp gà giống Lạc Vệ - Bắc Ninh”, Báo cáo tốt nghiệp trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Theo dõi khả năng sinh sản của giống gà Isa-Colornuôi tại xí nghiệp gà giống Lạc Vệ - Bắc Ninh”
Tác giả: Vũ Đăng Cường
Năm: 2007
3. Nguyễn Huy Đạt (1991), “Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng nuôi trong điều kiện Việt Nam”, Luận án phó Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của cácdòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng nuôi trong điều kiện Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt
Năm: 1991
4. Nguyễn Huy Đạt, Vũ Ngọc Sơn (2004), “Nghiên cứu chọn lọc 2 dòng thuần TĐ3 và TĐ4 gà công nhiệp lông màu năng suất chất lượng cao”, Báo cáo khoa học năm 2004, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc 2 dòng thuầnTĐ3 và TĐ4 gà công nhiệp lông màu năng suất chất lượng cao”
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Vũ Ngọc Sơn
Năm: 2004
5. Nguyễn Huy Đạt, Vũ thị Hưng, Hồ Xuân Tùng (2005), “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm, Báo cáo khoa học năm 2005”, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọcnâng cao năng suất gà Ri vàng rơm, Báo cáo khoa học năm 2005”
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Vũ thị Hưng, Hồ Xuân Tùng
Năm: 2005
6. Bùi Hữu Đoàn (1999), “Nghiên cứu hiện trạng dinh dưỡng khoáng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dạng Canxi - phospho cho gà giống thịt nuôi tại miền Bắc Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu hiện trạng dinh dưỡng khoáng và một sốbiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dạng Canxi - phospho cho gà giống thịt nuôitại miền Bắc Việt Nam”
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn
Năm: 1999
7. Bùi Hữu Đoàn (2003), “Hiệu quả sử dụng Vitamin C cho gà trốnh sinh sản”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 4, trang 25-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hiệu quả sử dụng Vitamin C cho gà trốnh sinh sản”
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn
Năm: 2003
9. Hoàng Văn Lộc, Phạm Công Thiếu (2006), “Xác định mức năng lượng và protein trong khẩu phần nuôi gà Brown Nick”, chuyên san Chăn nuôi Gia cầm - Hội Chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xác định mức năng lượng vàprotein trong khẩu phần nuôi gà Brown Nick”
Tác giả: Hoàng Văn Lộc, Phạm Công Thiếu
Năm: 2006
10. Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2004), “Sinh lý sinh sản và ấp trứng gia cầm bằng máy ấp công nghiệp”, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sinh lý sinh sản và ấp trứnggia cầm bằng máy ấp công nghiệp”
Tác giả: Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
11. Nguyễn Thị Mai (2007), giáo trình Chăn nuôi Gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Chăn nuôi Gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: NXB Nông nghiệpHà Nội
Năm: 2007
12. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (1999), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm
Tác giả: Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng
Nhà XB: NXBNông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
13. Lê Hồng Mận (2002), “Hỏi đáp về Chăn nuôi gà”, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hỏi đáp về Chăn nuôi gà”
Tác giả: Lê Hồng Mận
Nhà XB: NXB Nông nghiệp HàNội
Năm: 2002
14. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn và nhân giống gia súc
Tác giả: Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1992
15. Trần Đình Miên (1997), Di truyền và chọn giống động vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền và chọn giống động vật
Tác giả: Trần Đình Miên
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp Hà Nội
Năm: 1997
16. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Hải (2004), “Bảo vệ môi trường sinh thái và chăn nuôi bền vững”, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bảo vệ môi trường sinh tháivà chăn nuôi bền vững”
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Hải
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
17. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2006), “Nghiên cứu sử dụng bột cá Quảng Bình làm thức ăn cho gà thịt nuôi công nghiệp”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 4/2006, trang 26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu sử dụng bộtcá Quảng Bình làm thức ăn cho gà thịt nuôi công nghiệp”
Tác giả: Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và cộng sự
Năm: 2006
18. Viện Chăn Nuôi (1999), “Tuyển tập công trình khoa học nghiên cứu gia cầm và động vật mới nhập 1989-1999”, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tuyển tập công trình khoa học nghiên cứu gia cầmvà động vật mới nhập 1989-1999”
Tác giả: Viện Chăn Nuôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
19. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và công sự (2002), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của 4 dòng gà Kabir ông bà nhập nội, nuôi tại Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thuỵ Phương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu khả năngsản xuất của 4 dòng gà Kabir ông bà nhập nội, nuôi tại Trung tâm nghiên cứu giốnggia cầm Thuỵ Phương
Tác giả: Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và công sự
Năm: 2002
20. Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006), "Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất chất lượng cao", Bộ Nông nghiệp và PTNT, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn tạo một sốdòng gà chăn thả Việt Nam năng suất chất lượng cao
Tác giả: Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt
Năm: 2006
1. Card L.E, Nesheim M.C (1970), Production avicola Cencia Tecnica, Lahabana Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production avicola Cencia Tecnica
Tác giả: Card L.E, Nesheim M.C
Năm: 1970

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w