Khối lượng cơ thể trong giai đoạn nuôi hậu bị

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà rod island nuôi tại trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - viện chăn nuôi (Trang 38)

Đã nói đến gà sinh sản thì không thể không nói tới sản lượng trứng hay cụ thể hơn là số gà loại một được sinh ra từ một gà mái trong một năm. Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng luôn luôn có mối tương quan âm giữa khối lượng cơ thể và sản lượng trứng. Vì vậy vừa đảm bảo có ngoại hình đẹp, khoẻ mạnh mà năng suất vẫn cao là một kĩ thuật mang tính “nghệ thuật”, bởi vì nếu gà quá béo hay quá gầy sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Gà quá béo đẻ kém hoặc không đẻ, tiêu tốn thức ăn trên toàn đàn tăng gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Gà quá gầy do thiếu hụt dinh dưỡng, bị stress gây đẻ ít hoặc không đẻ. Theo Đặng Đình Lộc cho biết, có trường hợp do hạn chế quá mức dẫn đến 37 tuần tuổi mới phát dục ở gà mái. Một câu hỏi đặt ra khối lượng gà như thế nào là phù hợp. Đối với dòng gà chuyên trứng thì khối lượng cơ thể ở giai đoạn gà con và hậu bị đặc biệt là giai đoạn hậu bị không phải là tính trạng khuyến khích song nó đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng sau này, nó phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở giai đoạn này có phù hợp hay không. Vì vậy hàng tuần gà vẫn được cân (cụ thể là thứ 6 hàng tuần, cân trước khi ăn) để định lượng thức ăn, điều chỉnh khối lượng cơ thể phát triển hợp lí trong giai đoạn gà con và hậu bị, đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản.

chúng tôi trình bày ở bảng 4.3 và đồ thị 4.1

Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi (g/con) của thế hệ II

Tuần tuổi X ± mx (n=40) Cv% Sơ sinh 36,07 ± 0,14 6,96 1 56,28 ± 1,50 15,51 2 114,3 ± 1,92 11,97 3 164 ± 3,45 16,92 4 240,5 ± 4,18 15,55 5 350,3 ± 6,33 16,87 6 461,6 ± 7,40 15,1 7 508,3 ± 12,34 16,43 8 683,2 ± 10,52 14,39 ♂ ♀ ♂ ♀ 9 938,2 ± 21,45 791,3 ± 20,79 12,19 10,34 10 1046 ± 16,33 931,3 ± 13,44 14,37 9,62 11 1132 ± 22,56 950 ± 8,96 9,17 11,61 12 1199 ± 16,32 1022 ± 17,36 7,99 12,6 13 1226 ± 18,02 1047 ± 16,58 8,68 11,84 14 1366 ± 28,63 1158 ± 18.30 9,31 9,67 15 1469 ± 26,22 1191 ± 19,74 9,73 10,37 16 1671 ± 27,09 1312 ± 18,20 9,06 12,14 17 1673,4 ± 46,5 1374,7 ± 47,8 11,07 8,68 18 1741 ± 21,18 1492 ± 22,08 12,73 9,96 19 1950,7 ± 21,04 1583 ± 25,14 8,94 7,98 20 1951,5 ± 32,54 1600 ± 49,0 10,72 8,61

Bảng 4.3 cho thấy trong giai đoạn từ sơ sinh đến gà con, đàn gà phát triển bình thường. Khối lượng sơ sinh trung bình của đàn gà đạt 36,07 g. Khối lượng tăng qua các tuần tuổi. Thời gian đầu của giai đoạn gà con, khối lượng trung bình của đàn gà thấp hơn khối lượng chuẩn. Nguyên nhân giai đoạn này gà bị stress vì thời tiết quá lạnh, gà chưa thích nghi tốt với thời tiết. Từ tuần thứ 6 trở đi, đàn gà đã quen với môi trường sống nên khối lượng đàn gà đã tăng lên và vượt chuẩn.

Kết thúc giai đoạn gà con sang giai đoạn gà hậu bị đàn gà trống từ sơ sinh đến hết tuần 16 khối lượng cơ thể gà tăng đều đặn. Sang đến tuần 17, khối lượng cơ thể gà

phải điều trị trong 5 ngày liền vừa tiêm, vừa uống thuốc. Sau giai đoạn này gà lại tăng trọng bình thường, tuần 18 khối lượng là 1741 g, tuần 19 là 1950,7 g. Riêng tuần 20 gà gần như lại không tăng trọng (1951,5g) do thời tiết quá oi bức ảnh hưởng đến sự thu nhận thức ăn cũng như hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà.

Đồ thị 4.1. Khối lượng đàn gà Rod Island qua các tuần tuổi

Đối với gà mái, cơ thể tăng trọng đều đặn và tuân theo đúng quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Khối lượng cơ thể gà mái lúc 9 tuần tuổi là 791,30g; lúc 20 tuần tuổi là 1600g.

Chúng tôi tiến hành so sánh với chuẩn tại 17 tuần tuổi, gà trống đạt 1673,4 g/con bằng 103,7% gốc; gà mái đạt 1374,7 g/con bằng 100% gốc. Tính trung bình toàn đàn đạt 1524,5 g/con bằng 101,8% so với gốc. Điều này chứng tỏ rằng các quy trình kĩ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, đàn gà hoàn toàn khoẻ mạnh trước khi bước vào giai đoạn sinh sản tiếp theo.

Hệ số biến động về khối lượng của gà trống và gà mái ở thời điểm sơ sinh thấp (6.96%), do trước khi đưa trứng vào ấp nở đã được chọn lọc, loại những quả dị hình,

quá to hay quá nhỏ, chỉ giữ lại những quả đủ tiêu chuẩn có khối lượng tương đối đồng đều. Từ 1-7 tuần tuổi, hệ số biến động về khối lượng khá cao trừ tuần thứ 2 (11,97%), trong đó cao nhất là tuần thứ 3 (16,92%). Do trong thời gian này, gà con mới xuống chuồng, chịu tác động của điều kiện môi trường mới, trại thực hiện chế độ cho ăn tự do để đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà nên có sự chênh lệch về khối lượng giữa những con gà khoẻ mạnh và những con yếu.

Hệ số biến động thay đổi theo từng tuần trong giai đoạn tiếp theo và có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Lúc 9 tuần tuổi, hệ số biến động ở gà trống là 12,19% và 10,34% ở gà mái.

Sang giai đoạn hậu bị gà được tách trống mái, gà được cho ăn hạn chế, ăn theo khẩu phần nên có điều kiện chọn những con to, con nhỏ để nuôi riêng. Không những thế gà bắt đầu thích nghi được với tiểu khí hậu chuồng nuôi của trại vì vậy gà đồng đều hơn, hệ số biến động về khối lượng thấp hơn.

4.1.5.Lượng thức ăn tiêu tốn

Thức ăn chiếm tới 70% trong tổng giá thành sản phẩm chăn nuôi. HQSD thức ăn chính là mức độ tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn hậu bị (Theo Chambers và cộng sự, 1994). Thức ăn có liên quan chặt chẽ với khả năng sinh trưởng của gia cầm. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng càng nhanh thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao và lượng thức ăn tiêu tốn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tăng trọng nhanh không phải là mục tiêu cần đạt tới trong chăn nuôi gia cầm sinh sản. Do đó, hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn này được đánh giá bằng tiêu tốn và chi phí thức ăn cho gà mái hậu bị. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn như: giống, dòng gia cầm, lứa tuổi, chất lượng thức ăn, điều kiện môi trường… Thông thường, những giống gia cầm cao sản có hiệu quả sử dụng thức ăn hơn là các giống có năng suất thấp. Sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn kém hoặc không phù hợp đều là nhân tố làm giảm HQSD thức ăn đồng thời làm tăng chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của gia cầm thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất ở giai đoạn gà con sau đó giảm dần và có hướng tỷ lệ thuận với tốc độ sinh trưởng của gia cầm.

Kết quả theo dõi thức ăn tiêu tốn giai đoạn hậu bị được trình bày ở bảng 4.4 và đồ thị 4.2.

Nhìn vào bảng 4.4 và đồ thị 4.2 chúng tôi rút ra kết luận tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn gà con và hậu bị hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Vì nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm bao gồm cho duy trì và cho sản xuất, gà có khối lượng càng cao thì nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì cũng cao hơn, do vậy tiêu tốn nhiều thức ăn hơn. Tiêu thụ thức ăn cho gà tăng dần theo tuổi. Tiêu tốn thức ăn cho gà thấp nhất ở giai đoạn 1 tuần tuổi (14g/con/ngày) và cao nhất vào 20 tuần tuổi (113g/con/ngày ở gà trống và 99,4g/con/ngày ở gà mái). Lượng thức ăn tiêu tốn có khuynh hướng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể gà, gia cầm càng lớn thì tiêu tốn thức ăn càng nhiều. Trong 9 tuần đầu tiên chúng tôi cho gia cầm ăn tự do để phát triển toàn diện các cơ quan bộ phận. Sang tuần thứ 10 chúng tôi cho gà ăn khẩu phần ăn hạn chế. Tuy nhiên trong giai đoạn này tuỳ theo lượng thức ăn thu nhận, khối lượng cơ thể gà mà có sự điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Tính trong cả giai đoạn 20 tuần tuổi, tổng lượng thức ăn tiêu thụ đối với gà trống là 8031,3g và 7495,6g đối với gà mái. So sánh lượng thức ăn tiêu tốn từ sơ sinh cho đến khi đẻ trứng của một số giống gà kiêm dụng như giống gà Lương Phượng, giống 707 (khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phong Châu, 2003) tương ứng là 9309g; 10829g thì gà Rod Island tiêu tốn thức ăn ít hơn.

Bảng 4.4. Thức ăn tiêu thụ ở giai đoạn gà con và hậu bị (từ 0-20 tuần tuổi)

Tuần tuổi Gà trống Gà mái

g/con/ngày Luỹ kế g/con/ngày Luỹ kế

1 14 ± 1,32 14 14 ± 3,32 15 2 15 ± 2,08 29 15 ± 2,08 32 3 17,5 ± 2,14 46,5 17,5 ± 2,14 51,5 4 28,5 ± 3,43 75 28,5 ± 3,43 80 5 31,8 ± 5,67 106,8 31,8 ± 5,67 111,8 6 35,2 ± 2,33 142 35,2 ± 2,33 147 7 39,5 ± 1,98 181,5 39,5 ± 1,98 1865

8 42 ± 1,57 223,5 42 ± 1,57 228,5 9 48,4 ± 3,24 271,9 48,4 ± 3,24 274,9 10 50 ± 3,14 321,9 49,1 ± 4,15 322,9 11 53,5 ± 2,54 375,4 50 ± 2,79 372,9 12 58,9 ± 2,75 434,3 55,1 ± 3,56 428 13 65,5 ± 2,09 499,8 62,5 ± 2,42 490,5 14 71,2 ± 4,55 571 67,8 ± 1,77 558,3 15 78,4 ± 4,67 649,4 71,2 ± 4,55 629,5 16 86,5 ± 5,31 735,9 78,5 ± 4,90 708 17 92,6 ± 7,98 828,5 83,6 ± 5,76 791,6 18 98,7 ± 6,23 927,2 86,3 ± 3,09 877,9 19 107,1 ± 3,56 1034,3 95,4 ± 4,78 973,3 20 113 ± 7,47 1147,3 99,4 ± 4,66 1072,7 Tổng (g/con/tuần) 8031,3 7495,6

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà rod island nuôi tại trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - viện chăn nuôi (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w