0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tuổi thành thục sinh dục

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ ROD ISLAND NUÔI TẠI TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM VÀ BẢO TỒN VẬT NUÔI - VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 44 -44 )

Tuổi thành thục sinh dục của gia cầm là một yếu tố di truyền tác động đến sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục sinh dục được tính từ khi gia cầm nở ra cho đến khi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với gà cùng lứa tuổi, tuổi thành thục sinh dục của đàn gà được quy định là tuổi đẻ đạt 5% trong đàn. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hay không thể hiện qua tuổi thành thục sinh dục. Gia cầm thành thục quá sớm chứng tỏ kết quả nuôi dưỡng tốt nhưng trứng sẽ nhỏ, tỷ lệ đẻ đỉnh cao giảm, thời gian kéo dài chu kì trứng sinh học giảm. Gà thành thục muộn do khẩu phần ăn bị hạn chế quá mức dẫn đến làm giảm năng suất trứng trong một chu kì. Vì vậy, gà sẽ cho năng suất cao nhất khi tuổi thành thục sinh dục tuân theo quy luật phát triển chung của giống. Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Các giống khác nhau, các cá thể khác nhau, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện khí hậu khác nhau thì tuổi thành thục sinh dục cũng khác nhau. Trong cùng

điều kiện sống thì tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng cũng như thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày. Hai nhân tố có tầm quan trọng tương đương nhau trong việc kiểm soát sự thành thục về tính. Do vậy chúng ta cần áp dụng các biện pháp về ánh sáng sau:

+ Kiểm soát cường độ và thời gian chiếu sáng đến khi gà đủ điều kiện thành thục về tính.

+ Làm cho gà cảm nhận được sự thay đổi về cường độ và thời gian chiếu sáng xúc tiến sự thành thục sinh dục.

+ Kiểm soát tốt ánh sáng sẽ tạo cho đàn gà vào đẻ trứng đúng thời điểm, loại trừ được sự thành thục về tính sớm hoặc muộn so với sự thành thục về thể vóc.

Theo khuyến cáo tại hội thảo giống gia cầm Japfa Lohmann India river (11/2005), trích theo Vũ Đăng Cường (2007), nên tăng ánh sáng lúc gà 22-23 tuần tuổi. Như vậy sẽ tránh không bị mất trứng do gà đẻ muộn bởi nó làm tăng lượng trứng thực tế sản xuất ra.

Tuổi thành thục sinh dục của đàn gà Rhode Island được chúng tôi trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tuổi thành thục sinh dục

Chỉ tiêu Tuổi đẻ Khối lượng trứng(g) Ngày Tuần

Tuổi đẻ quả trứng đầu

tiên 154 22 37,20 ± 0,45

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% 174 24 43,14 ± 1,21

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30% 196 28 48,31 ± 0,34

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% 223 31 51,5 ± 2,46

Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy gà đẻ quả trứng đầu tiên vào 154 ngày tuổi; đạt tỷ lệ đẻ 5% vào 174 ngày tuổi; đạt tỷ lệ đẻ 30% là 196 ngày tuổi; đạt tỷ lệ đẻ 50% vào 223 tuần tuổi và đạt đỉnh cao lúc 260 tuần tuổi. Như vậy, tỷ lệ trứng tăng dần qua các tuần, tuân theo quy luật phát triển của gà hướng trứng. Trong quá trình nuôi dưỡng chúng tôi luôn lưu ý tạo điều kiện môi trường hợp lý đặc biệt là chế độ chiếu sáng để gà đẻ đúng với tiêu chuẩn giống. Tuy nhiên tuổi đẻ quả trứng đầu (22 tuần) hơi muộn so với tiêu chuẩn (21 tuần), tuổi thành thục sinh dục của gà Rhode Island muộn hơn 15 ngày so với gà Ai Cập (145 ngày) (theo Trần Công Xuân, Nguyễn Xuân Đạt, 2006). Nguyên nhân là do khẩu phần ăn hạn chế trong giai đoạn hậu bị chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ ROD ISLAND NUÔI TẠI TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM VÀ BẢO TỒN VẬT NUÔI - VIỆN CHĂN NUÔI (Trang 44 -44 )

×