Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình excel 2003 và Minitab.
Phần thứ tư
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm ngoại hình và các chiều đo cơ thể
Mỗi loài, giống, dòng gia cầm khác nhau thì khác nhau về đặc điểm ngoại hình. Đặc điểm ngoại hình dựa trên các đặc điểm về lông, da, mào, tích, diều. Đặc điểm ngoại hình cũng là một đặc điểm sinh học rất quan trọng có liên quan đến sức khoẻ, cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của gia cầm.
Qua theo dõi đàn gà Rod Island 01 ngày tuổi thế hệ II và tham khảo kết quả nghiên cứu của Trung tâm thế hệ xuất phát và thế hệ I chúng tôi thấy: Gà Rod Island có lông màu nâu vàng lúc 01 ngày tuổi, khi trưởng thành gà có màu nâu sẫm (màu cánh gián) đồng nhất ở cả con trống và con mái, mào đơn, chân vàng, tầm vóc cơ thể trung bình thể hiện hướng gà kiêm dụng.
4.1.2 Kích thước một số chiều đo cơ thể
Bảng 4.1. Kích thước chiều đo tại 25 tuần tuổi (cm) Chỉ tiêu Gà trống Gà mái Dài đùi 17,7 ± 0,42 13,0 ± 0,14 Cao chân 10,1 ± 1,23 8,0 ± 0,91 Dài thân 23,5 ± 2,21 19,0 ± 1,72 Dài lườn 17,0 ± 1,47 14,5 ± 1,53 Dài cánh 24,7 ± 3,1 18,2 ± 2,81 Vòng ngực 27,6 ± 1,25 25,8 ± 1,94 Vòng chân 4,7 ± 0,8 3,8 ± 0,31
Kích thước các chiều đo cơ thể tại 25 tuần tuổi cho thấy: gà Rod Island có ngoại hình thiên hướng trứng nhưng cũng có khả năng cho thịt với chỉ số vòng ngực là 25,8 cm; dài lườn 14,5 cm (gà mái), gà trống có vòng ngực 27,6 cm; dài lườn 17 cm.
Mỗi một loài, một cơ thể sống có khả năng thích nghi riêng với điều kiện ngoại cảnh. Để đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà thì việc quản lý tốt tác động của môi trường là điều quan trọng. Đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà là đảm bảo tỉ lệ nuôi sống của gia cầm trong các giai đoạn đặc biệt là giai đoạn trước khi lên đẻ. TLNS là chỉ tiêu quan trọng nói lên số gà còn sống ở cuối giai đoạn trên số gà đầu giai đoạn, hay thông qua đó biết số gà chết trong giai đoạn gà con và hậu bị. Trong đàn gia cầm, TLNS cao chứng tỏ đàn gia cầm có sức sống và khả năng kháng bệnh tốt, thích nghi tốt với chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện khí hậu.
Hiện nay, các giống gia cầm cao sản phần lớn đều được nhập từ nước ngoài với giá khá cao, vì vậy nếu kết thúc giai đoạn hậu bị mà TLNS của đàn cao sẽ tích kiệm một lượng kinh phí không nhỏ. Để làm tốt điều này chúng ta cần nắm rõ điều kiện tự nhiên của địa phương, sự thay đổi thời tiết hàng ngày, kiểm soát nguồn lây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp đối với đàn gà. Từ đó ta phải ghi chép đầy đủ các số liệu liên quan.
Kết quả TLNS và tỷ lệ chọn giống của đàn gà Rod Island chúng tôi trình bày ở bảng 4.2.
Từ kết quả theo dõi ở bảng 4.2 chúng tôi thấy tỷ lệ nuôi sống ở 4 tuần đầu rất kém, số con chết còn cao. Ở tuần đầu tiên tỷ lệ chết nhiều nhất, tỷ lệ chết tương ứng 2,13%, trung bình mỗi ngày chết 2,28 con vượt quá chỉ tiêu cho phép rất nhiều. Nguyên nhân do gà con đề kháng kém với sự khắc nghiệt của thời tiết. Cơ quan tiêu hoá của gà con chưa phát triển hoàn chỉnh ảnh hưởng tới quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm, tỷ lệ chết cao.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ chọn giống Tuần tuổi n (con) Hao hụt (con) Cuối kỳ (%)
Chết Loại Tỷ lệ nuôi sống chọn lọcTỷ lệ 1 750 16 97,87 ± 2,45 97,87 ± 2.4 2 734 12 98,37 ± 2,8 98,37 ± 3,8 3 722 7 99,03 ±3,3 99,03 ± 4,1 4 715 4 99,44 ± 4,3 99,44 ± 2,9 5 711 1 99,86 ± 2,7 99,86 ± 2,3 6 710 1 99,86 ± 3,5 99,86 ± 2,4 7 709 0 100,00 ± 4,9 100 ± 1,2 8 709 1 99,86 ± 1 99,86 ± 3,7 9 708 2 29 99,72 ± 8 95,9 ± 4 10 706 2 99,72 ± 2,9 99,72 ± 2 11 704 0 100,00 ± 0,9 100 ± 1,2 12 704 2 99,72 ± 1,5 99,72 ±3,2 13 702 1 99,86 ± 3,6 99,86 ±3,9 14 701 1 99,86 ± 4,8 99,86 ±3,4 15 700 0 100,00 ± 2,9 100 ± 2,1 16 700 1 99,86 ± 3,4 99,86 ± 3,6 17 699 2 99,71 ± 3,2 99,71±2,4 18 697 3 99,57 ± 1,4 99,57 ± 4.2 19 694 4 99,42 ± 2,7 99,42 ±1,2 20 690 4 26 99,42 ± 2,6 96,23 ± 2,7 Tổng số 64 55 % 8,5 7,33 TLNS cả giai đoạn (%) 91,47
Ngoài ra con một số nguyên nhân cơ học như đè nhau, mổ nhau,… chế độ chăm sóc không hợp lý như chuồng nuôi có góc cạnh, quây cót không đúng kĩ thuật cũng làm tăng tỷ lệ chết cho gà con. Để khắc phục điều này chúng tôi nuôi gà với mật độ thích hợp, đủ máng ăn, máng uống, cung cấp đầy đủ ánh sáng cũng như đủ ấm để gà con không chen chúc xô đẩy nhau. Không quây cót có góc cạnh, phải quây tròn để tránh xây xát và ổn định nhiệt độ hơn.
sống trung bình trong cả giai đoạn là 91,47% thấp hơn so với chỉ tiêu gốc (95%). Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định rằng gà Rod Island có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Đối với việc chọn giống, chúng tôi tiến hành chọn lọc vào tuần thứ 9. Những con có khối lượng quá nhỏ, những con ốm yếu, những con có ngoại hình không bình thường thì loại thải. Tỷ lệ chọn lọc ở thời điểm này đạt 95,9%.
Ở 20 tuần tuổi là giai đoạn gà chuẩn bị lên đẻ ngoài những gà có đặc điểm phải loại thải như ở tuần 9, những con gà quá béo chứng tôi cũng loại thải. Tỷ lệ chọn lọc đạt 96,23% ở giai đoạn 20 tuần tuổi.
4.1.4. Khối lượng cơ thể trong giai đoạn nuôi hậu bị
Đã nói đến gà sinh sản thì không thể không nói tới sản lượng trứng hay cụ thể hơn là số gà loại một được sinh ra từ một gà mái trong một năm. Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng luôn luôn có mối tương quan âm giữa khối lượng cơ thể và sản lượng trứng. Vì vậy vừa đảm bảo có ngoại hình đẹp, khoẻ mạnh mà năng suất vẫn cao là một kĩ thuật mang tính “nghệ thuật”, bởi vì nếu gà quá béo hay quá gầy sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Gà quá béo đẻ kém hoặc không đẻ, tiêu tốn thức ăn trên toàn đàn tăng gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Gà quá gầy do thiếu hụt dinh dưỡng, bị stress gây đẻ ít hoặc không đẻ. Theo Đặng Đình Lộc cho biết, có trường hợp do hạn chế quá mức dẫn đến 37 tuần tuổi mới phát dục ở gà mái. Một câu hỏi đặt ra khối lượng gà như thế nào là phù hợp. Đối với dòng gà chuyên trứng thì khối lượng cơ thể ở giai đoạn gà con và hậu bị đặc biệt là giai đoạn hậu bị không phải là tính trạng khuyến khích song nó đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng sau này, nó phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở giai đoạn này có phù hợp hay không. Vì vậy hàng tuần gà vẫn được cân (cụ thể là thứ 6 hàng tuần, cân trước khi ăn) để định lượng thức ăn, điều chỉnh khối lượng cơ thể phát triển hợp lí trong giai đoạn gà con và hậu bị, đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản.
chúng tôi trình bày ở bảng 4.3 và đồ thị 4.1
Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi (g/con) của thế hệ II
Tuần tuổi X ± mx (n=40) Cv% Sơ sinh 36,07 ± 0,14 6,96 1 56,28 ± 1,50 15,51 2 114,3 ± 1,92 11,97 3 164 ± 3,45 16,92 4 240,5 ± 4,18 15,55 5 350,3 ± 6,33 16,87 6 461,6 ± 7,40 15,1 7 508,3 ± 12,34 16,43 8 683,2 ± 10,52 14,39 ♂ ♀ ♂ ♀ 9 938,2 ± 21,45 791,3 ± 20,79 12,19 10,34 10 1046 ± 16,33 931,3 ± 13,44 14,37 9,62 11 1132 ± 22,56 950 ± 8,96 9,17 11,61 12 1199 ± 16,32 1022 ± 17,36 7,99 12,6 13 1226 ± 18,02 1047 ± 16,58 8,68 11,84 14 1366 ± 28,63 1158 ± 18.30 9,31 9,67 15 1469 ± 26,22 1191 ± 19,74 9,73 10,37 16 1671 ± 27,09 1312 ± 18,20 9,06 12,14 17 1673,4 ± 46,5 1374,7 ± 47,8 11,07 8,68 18 1741 ± 21,18 1492 ± 22,08 12,73 9,96 19 1950,7 ± 21,04 1583 ± 25,14 8,94 7,98 20 1951,5 ± 32,54 1600 ± 49,0 10,72 8,61
Bảng 4.3 cho thấy trong giai đoạn từ sơ sinh đến gà con, đàn gà phát triển bình thường. Khối lượng sơ sinh trung bình của đàn gà đạt 36,07 g. Khối lượng tăng qua các tuần tuổi. Thời gian đầu của giai đoạn gà con, khối lượng trung bình của đàn gà thấp hơn khối lượng chuẩn. Nguyên nhân giai đoạn này gà bị stress vì thời tiết quá lạnh, gà chưa thích nghi tốt với thời tiết. Từ tuần thứ 6 trở đi, đàn gà đã quen với môi trường sống nên khối lượng đàn gà đã tăng lên và vượt chuẩn.
Kết thúc giai đoạn gà con sang giai đoạn gà hậu bị đàn gà trống từ sơ sinh đến hết tuần 16 khối lượng cơ thể gà tăng đều đặn. Sang đến tuần 17, khối lượng cơ thể gà
phải điều trị trong 5 ngày liền vừa tiêm, vừa uống thuốc. Sau giai đoạn này gà lại tăng trọng bình thường, tuần 18 khối lượng là 1741 g, tuần 19 là 1950,7 g. Riêng tuần 20 gà gần như lại không tăng trọng (1951,5g) do thời tiết quá oi bức ảnh hưởng đến sự thu nhận thức ăn cũng như hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà.
Đồ thị 4.1. Khối lượng đàn gà Rod Island qua các tuần tuổi
Đối với gà mái, cơ thể tăng trọng đều đặn và tuân theo đúng quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Khối lượng cơ thể gà mái lúc 9 tuần tuổi là 791,30g; lúc 20 tuần tuổi là 1600g.
Chúng tôi tiến hành so sánh với chuẩn tại 17 tuần tuổi, gà trống đạt 1673,4 g/con bằng 103,7% gốc; gà mái đạt 1374,7 g/con bằng 100% gốc. Tính trung bình toàn đàn đạt 1524,5 g/con bằng 101,8% so với gốc. Điều này chứng tỏ rằng các quy trình kĩ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, đàn gà hoàn toàn khoẻ mạnh trước khi bước vào giai đoạn sinh sản tiếp theo.
Hệ số biến động về khối lượng của gà trống và gà mái ở thời điểm sơ sinh thấp (6.96%), do trước khi đưa trứng vào ấp nở đã được chọn lọc, loại những quả dị hình,
quá to hay quá nhỏ, chỉ giữ lại những quả đủ tiêu chuẩn có khối lượng tương đối đồng đều. Từ 1-7 tuần tuổi, hệ số biến động về khối lượng khá cao trừ tuần thứ 2 (11,97%), trong đó cao nhất là tuần thứ 3 (16,92%). Do trong thời gian này, gà con mới xuống chuồng, chịu tác động của điều kiện môi trường mới, trại thực hiện chế độ cho ăn tự do để đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà nên có sự chênh lệch về khối lượng giữa những con gà khoẻ mạnh và những con yếu.
Hệ số biến động thay đổi theo từng tuần trong giai đoạn tiếp theo và có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Lúc 9 tuần tuổi, hệ số biến động ở gà trống là 12,19% và 10,34% ở gà mái.
Sang giai đoạn hậu bị gà được tách trống mái, gà được cho ăn hạn chế, ăn theo khẩu phần nên có điều kiện chọn những con to, con nhỏ để nuôi riêng. Không những thế gà bắt đầu thích nghi được với tiểu khí hậu chuồng nuôi của trại vì vậy gà đồng đều hơn, hệ số biến động về khối lượng thấp hơn.
4.1.5.Lượng thức ăn tiêu tốn
Thức ăn chiếm tới 70% trong tổng giá thành sản phẩm chăn nuôi. HQSD thức ăn chính là mức độ tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn hậu bị (Theo Chambers và cộng sự, 1994). Thức ăn có liên quan chặt chẽ với khả năng sinh trưởng của gia cầm. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng càng nhanh thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao và lượng thức ăn tiêu tốn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tăng trọng nhanh không phải là mục tiêu cần đạt tới trong chăn nuôi gia cầm sinh sản. Do đó, hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn này được đánh giá bằng tiêu tốn và chi phí thức ăn cho gà mái hậu bị. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn như: giống, dòng gia cầm, lứa tuổi, chất lượng thức ăn, điều kiện môi trường… Thông thường, những giống gia cầm cao sản có hiệu quả sử dụng thức ăn hơn là các giống có năng suất thấp. Sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn kém hoặc không phù hợp đều là nhân tố làm giảm HQSD thức ăn đồng thời làm tăng chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của gia cầm thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất ở giai đoạn gà con sau đó giảm dần và có hướng tỷ lệ thuận với tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
Kết quả theo dõi thức ăn tiêu tốn giai đoạn hậu bị được trình bày ở bảng 4.4 và đồ thị 4.2.
Nhìn vào bảng 4.4 và đồ thị 4.2 chúng tôi rút ra kết luận tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn gà con và hậu bị hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Vì nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm bao gồm cho duy trì và cho sản xuất, gà có khối lượng càng cao thì nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì cũng cao hơn, do vậy tiêu tốn nhiều thức ăn hơn. Tiêu thụ thức ăn cho gà tăng dần theo tuổi. Tiêu tốn thức ăn cho gà thấp nhất ở giai đoạn 1 tuần tuổi (14g/con/ngày) và cao nhất vào 20 tuần tuổi (113g/con/ngày ở gà trống và 99,4g/con/ngày ở gà mái). Lượng thức ăn tiêu tốn có khuynh hướng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể gà, gia cầm càng lớn thì tiêu tốn thức ăn càng nhiều. Trong 9 tuần đầu tiên chúng tôi cho gia cầm ăn tự do để phát triển toàn diện các cơ quan bộ phận. Sang tuần thứ 10 chúng tôi cho gà ăn khẩu phần ăn hạn chế. Tuy nhiên trong giai đoạn này tuỳ theo lượng thức ăn thu nhận, khối lượng cơ thể gà mà có sự điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Tính trong cả giai đoạn 20 tuần tuổi, tổng lượng thức ăn tiêu thụ đối với gà trống là 8031,3g và 7495,6g đối với gà mái. So sánh lượng thức ăn tiêu tốn từ sơ sinh cho đến khi đẻ trứng của một số giống gà kiêm dụng như giống gà Lương Phượng, giống 707 (khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Phong Châu, 2003) tương ứng là 9309g; 10829g thì gà Rod Island tiêu tốn thức ăn ít hơn.
Bảng 4.4. Thức ăn tiêu thụ ở giai đoạn gà con và hậu bị (từ 0-20 tuần tuổi)
Tuần tuổi Gà trống Gà mái
g/con/ngày Luỹ kế g/con/ngày Luỹ kế
1 14 ± 1,32 14 14 ± 3,32 15 2 15 ± 2,08 29 15 ± 2,08 32 3 17,5 ± 2,14 46,5 17,5 ± 2,14 51,5 4 28,5 ± 3,43 75 28,5 ± 3,43 80 5 31,8 ± 5,67 106,8 31,8 ± 5,67 111,8 6 35,2 ± 2,33 142 35,2 ± 2,33 147 7 39,5 ± 1,98 181,5 39,5 ± 1,98 1865
8 42 ± 1,57 223,5 42 ± 1,57 228,5 9 48,4 ± 3,24 271,9 48,4 ± 3,24 274,9 10 50 ± 3,14 321,9 49,1 ± 4,15 322,9 11 53,5 ± 2,54 375,4 50 ± 2,79 372,9 12 58,9 ± 2,75 434,3 55,1 ± 3,56 428 13 65,5 ± 2,09 499,8 62,5 ± 2,42 490,5 14 71,2 ± 4,55 571 67,8 ± 1,77 558,3 15 78,4 ± 4,67 649,4 71,2 ± 4,55 629,5 16 86,5 ± 5,31 735,9 78,5 ± 4,90 708