Khối lượng trứng và chất lượng trứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà rod island nuôi tại trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - viện chăn nuôi (Trang 46)

Khối lượng trứng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cho 10 quả trứng, khối lượng trứng ảnh hưởng đến khối lượng gà con lúc nở ra. Muốn nuôi dưỡng gà con và gà hậu bị tốt người chăn nuôi phải chú ý đến khối lượng của trứng. Đây là chỉ tiêu luôn biến động, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, tầm vóc con mái, mùa vụ sinh sản, tuổi đẻ, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc. Khối lượng trứng chúng tôi thu được tăng dần theo tuổi của gà. Qua bảng 4.5, cân khối lượng trứng tai 38 tuần tuổi của hai thế hệ đầu (thế hệ xuất phát và thế hệ I) cho thấy khối lượng trứng của gà Rod Island đều đạt 57,7g tương đương với tài liệu gốc.

Đối với gà trứng ngoài chỉ tiêu về sản lượng trứng thì chất lượng trứng cũng được quan tâm để đánh giá khả năng sinh sản cũng như phẩm chất của giống đó. Kết quả ấp nở cao đòi hỏi chất lượng trứng phải tốt (màu sắc vỏ trứng, độ chịu lực vỏ trứng, chỉ số hình dạng, khối lượng và chất lượng bên trong của trứng). Kết quả khảo sát 40 quả trứng gà Rod Island ở 38 tuần tuổi tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi (Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội) thuộc Viện Chăn nuôi được kết quả thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng

Chỉ tiêu khảo sát Đơn vị tính X ± mx Cv (%)

Màu vỏ trứng - Nâu hồng -

Khối lượng trứng gam 57,7 ± 0,87 9,52

Chỉ số hình dạng - 1,29 ± 0,01 0,23 Chỉ số lòng trắng - 0,12 ± 0,01 0,04 Chỉ số lòng đỏ - 0,45 ± 0,01 0,06 Tỷ lệ vỏ % 9,54 ± 0,32 0,19 Độ dày vỏ mm 0,38 ± 0,004 8,1 Độ chịu lực Kg/cm2 4,0 ± 0,09 1,9 Đơn vị Haugh Hu 90,2 ± 1,8 12,62

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra được những nhân xét sau:

Màu vỏ trứng nâu hồng giống màu của một số giống gà khác, rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Khối lượng trung bình của 40 quả trứng đem khảo sát là 59,7g, bằng 100,8 % so với chuẩn với hệ số biến động 9,52% . Khối lượng này đạt khối lượng tiêu chuẩn trứng giống và nằm trong khoảng ấp nở cao (58-64g).

Tỷ lệ vỏ, độ chịu lực và độ dày vỏ là những chỉ tiêu vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa kỹ thuật. Ba chỉ tiêu này nói lên chất lượng của vỏ trứng. Một quả trứng có tỷ lệ vỏ vừa, độ chịu lực cao và độ dày đạt tiêu chuẩn thì khi đóng gói, vận chuyển, ít bị dập vỡ, cho kết quả ấp nở tốt nhất. Từ quá trình kiểm tra chúng tôi thấy độ dày vỏ của

trứng gà Rhode Island là 0,38mm; độ chịu lực là 4,0kg/cm2; vỏ chiếm 9,54%.

Như vậy, độ dày của vỏ trứng cao hơn của gà Tam Hoàng (0,36mm) theo Trần Công Xuân (1999); gà giống bố mẹ Leghorn (từ 0,34-0,36mm) theo nghiên cứu của

Nguyễn Huy Đạt (1991). Nhìn chung, chất lượng vỏ trứng của gà Rod Island tương đối đảm bảo trong ấp nở cũng như trong vận chuyển.

Chất lượng lòng trắng, lòng đỏ thể hiện qua chỉ số lòng trắng và chỉ số lòng đỏ. Chỉ số lòng trắng mà chúng tôi thu được là 0,12. Chỉ số này tương đối cao, cao hơn so với một số giống gà khác như Leghorn (0,09) theo Vũ Đài và cộng sư (1995); gà Goldline theo nghiên cứu của Trần Công Xuân (1999) là 0,018.

Tỷ lệ nở và sức sống của gà con sau nở càng lớn khi chất lượng lòng đỏ cao tức là chỉ số lòng đỏ phải càng lớn. Theo Nguyễn Ân (1973), chỉ số lòng đỏ của trứng ở trong khoảng 0,4-0,45 là đạt yêu cầu trứng giống. Chỉ số lòng đỏ chúng tôi thu được là 0,45 nằm trong khoảng trên, chứng tỏ trứng của gà Rhode Island có chất lượng tốt và đạt được các yêu cầu trứng làm giống.

Cũng như chất lượng vỏ trứng, chỉ số hình dạng trứng cũng có ý nghĩa to lớn trong quá trình tiêu thụ, vận chuyển, bảo quản trứng. Không những thế chỉ số hình dạng còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của phôi. Trứng có chỉ số hìnhdạng quá lớn hay quá nhỏ có ảnh hưởng đến vị trí của phôi thai. Chỉ số hình dạng nằm trong khoảng 1,13-1,67 là tốt. 1,29 là chỉ số hình dạng của gà Rod Island mà chúng tôi nghiên cứu được, nằm trong khoảng cho phép.

Đơn Vị Haugh càng cao thì trứng có chất lượng càng tốt. Đơn vị Haugh của đàn gà chúng tôi theo dõi bằng 90,2 Hu (trong khoảng 80-100). Do vây, trứng đạt yêu cầu.

Từ những kết quả về chất lượng trứng như trên chúng tôi thấy kết quả của các chỉ tiêu tương tự như trứng gà Lương Phượng và Sasso trong các nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt, Vũ Ngọc Sơn (2005); Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2005).

4.2.3. Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng

Mục đích của chăn nuôi gia cầm là trứng và thịt. Để đánh giá sức sản xuất của gia cầm đẻ trứng cũng như quy trình chăn nuôi của các cơ sở giống có hợp lý hay không thì tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng là hai chỉ tiêu quan trọng. Hai chỉ tiêu này có mối tương quan tỷ lệ thuận, nếu tỷ lệ đẻ thấp thì năng suất trứng cũng không cao, để

nâng cao năng suất trứng thì phải nâng cao tỷ lệ đẻ. Đối với gia cầm nói chung và các giống gà nói riêng, tỷ lệ đẻ thấp trong những tuần đầu, sau đó tăng dần và đạt đỉnh cao. Đến cuối chu kỳ đẻ trứng thì sản lượng trứng giảm dần. Tính trạng tỷ lệ đẻ có hệ

số di truyền thấp (h2 = 0,2-0,3 ) vì vậy chỉ tiêu này phu thuộc vào điều kiện ngoại

cảnh, vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.

Mỗi trại chăn nuôi với chế độ nuôi dưỡng chăm sóc khác nhau thì thì hiệu quả chăn nuôi cũng khác nhau mặc dù cùng nuôi chung một giống gà. Khi theo dõi trên giống gà Rod Island về hai chỉ tiêu trên chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.7 và đồ thị 4.3

Bảng 4.7. Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng của gà Rod Island

Tuần tuổi Tổng trứng (quả) Tỷ lệ đẻ (%) Trứng/mái (quả) TTTA/10 trứng (kg) 23-26 722 6,46 ± 0,35 1,81 ± 0,4 18,73 ± 1,43 27-30 3364 30,11 ± 0,7 8,43 ± 1,7 4,22 ± 1,9 31-34 6062 54,53 ± 1,2 15,27 ± 1,9 2,34 ± 1,3 35-38 7443 67,46 ± 1,4 18,89 ± 2,3 1,9 ± 0,5 39-42 7246 66,18 ± 1,3 18,53 ± 2,5 1,93 ± 0,7 43-46 6374 58,82 ± 2,1 16,47 ± 1,75 2,15 ± 1,2 47-50 5898 54,86 ± 1,9 15,36 ±1 ,6 2,31 ± 0,8 51-54 5940 55,5 ± 1,35 15,55 ± 1,8 2,27 ± 0,6 55-58 5624 52,9 ± 1,78 14,8 ± 1,23 2,36 ± 0,6 59-62 6073 57,5 ± 2,43 16,11 ± 1,45 2,17 ± 0,89 63-66 5278 50,61 ± 0,56 14,17 ± 1,73 2,47 ± 0,73 67-70 4563 44,29 ± 1,4 12,40 ± 2,2 2,83 ± 1,1 71-72 2446 47,86 ± 2,7 6,7 ± 0,9 2,62 ± 1,8 Tổng 67033 Trung bình 49,85 174,49 2,53 Thế hệ xuất phát 44,5 155,79

Đồ thị 4.3. Tỷ lệ đẻ của gà Rod Island

Qua bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng của đàn gà tăng dần qua các tuần tuổi. Gà đạt đỉnh cao ở 35 - 38 tuần tuổi với tỷ lệ đẻ là 67,46% và năng suất 18,89 quả/mái, sau đó bắt đầu giảm ở các tuần tiếp theo. Đến cuối chu kì đẻ (71-72 tuần tuổi) tỷ lệ đẻ giảm xuống còn 47,86%; năng suất trứng còn 6,7 quả/mái.

Tính toàn chu kì đẻ, tổng trứng/mái đạt 174,49 quả, tỷ lệ đẻ trung bình 49,85%. Kết quả này so với một số giống gà hướng trứng nhập vào nước ta thì thấp hơn. Gà Isa - Brown tỷ lệ đẻ trung bình là 77,7%, sản lượng trứng là 185 quả (20-54 tuần) (theo Vương Tuấn Ngọc, 2000); gà Brown-Nick sản lượng trứng đạt 191,89-195,68 quả/mái (theo Hoàng Văn Lộc, Phạm Công Thiếu, 2006). Thời tiết nắng nóng kéo dài là nguyên nhân làm cho gà bỏ ăn dẫn đến tỷ lệ đẻ của gà giảm, TTTA/10 quả trứng là 2,53 kg.

4.2.4. Kết quả ấp nở

Để đánh giá khả năng sản xuất của giống gà bố mẹ người ta dùng chỉ tiêu số gà con nở ra hay số gà loại I của 1 mái trong năm. Chỉ tiêu này không chỉ phu thuộc vào khả năng sinh sản của bố mẹ mà con phụ thuộc vào điều kiên ngoại cảnh đặc biệt là kĩ

thuật ấp nở. Kết quả ấp nở phản ánh mục đích cuối cùng của chăn nuôi gia cầm sinh sản đó là đánh giá sức sinh sản và khả năng tái sản xuất của đàn. Ngoài ra, nó còn phản ánh hiệu quả kinh tế và trình độ chăm sóc của cơ sở.

Đến giai đoạn bước vào sinh sản (20 tuần tuổi), chúng tôi tiến hành ghép đôi giao phối trống-mái với tỷ lệ thích hợp 1/8-1/10 để cho hiệu quả ấp nở cao nhất. Hoàn thiện khâu cuối cùng trong chăn nuôi gia cầm giống đồng thời làm nền tảng cho thế hệ tiếp theo, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 4 lô ấp nở cho kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 4.8

Kết quả bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ trứng có phôi trong tổng số trứng đem ấp là 95,54%, tỷ lệ chết phôi kì 1 là 5,41%, tỷ lệ chết phôi kì 2 là 2,10%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và cộng sự (2000); Phùng Đức Tiến và cộng sự (2001) trên các giống gà lông màu Tam Hoàng 882; Lượng Phượng thì tỷ lệ trứng có phôi lần lượt là 93,2% và 94,2% thì kết quả chúng tôi thu đạt tương đương.

Bảng 4.8. Kết quả theo dõi ấp nở của gà Rod Island Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng

Số trứng vào ấp quả 3792

Số trứng có phôi quả 3623

Tỷ lệ phôi % 95,54

Số trứng không phôi quả 169

Tỷ lệ trứng không phôi % 4.46 Số trứng chết phôi kì I quả 196 Chết phôi kì 1 % 5,41 Số trứng chết phôi kì II quả 72 Chết phôi kì 2 % 2,10 Số gà con nở ra % 3292 TL nở/ trứng ấp % 86,81 Số gà loại I % 2839 TL nở gà loại I % 86,24

Đồ thị 4.4. Kết quả ấp nở trứng của gà Rod Island

Bảng 4.8 còn cho thấy tỷ lệ nở/số trứng đem ấp là 86,81%; tỷ lệ gà loại I là 86,24 %. Tỷ lệ này khá cao chứng tỏ từ công tác chọn lọc đến việc ấp trứng, Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi thực hiện nghiêm ngặt và đúng kĩ thuật.

Phần thứ năm

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở, kế thừa những kết quả từ trước của Trung tâm và thực tế thời gian mình tham gia nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Đặc điểm ngoại hình: Gà Rod Island có tầm vóc trung bình, gà con 01 ngày tuổi có màu lông nâu đỏ đồng nhất, lúc trưởng thành gà có màu lông nâu sẫm (màu cánh gián) đồng nhất cả gà trống và gà mái, mào đơn, chân vàng, da trắng. Ngoại hình thể hiện hướng gà kiêm dụng trứng – thịt.

- Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn đều đạt cao. Tỷ lệ nuôi sống cả giai đoạn là 91,47%.

- Khối lượng cơ thể tại 17 tuần tuổi thế hệ II: con trống là 1673,4g; con mái là 1374,7g (bằng 103,7% và 100% so với nguyên gốc)

- Lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn hậu bị (0 – 19 tuần tuổi) gà trống là 8704,6g và gà mái là 8049,3g.

- Tuổi đẻ quả trứng đầu ở ngày 154, tỷ lệ đẻ đạt 5% ở ngày 174; tỷ lệ đẻ đạt 30% là 196 ngày; tuổi đẻ đạt đỉnh cao là 260 ngày. Khối lượng trứng tuần 38 đạt 57,7g.

- Khả năng đẻ trứng của gà Rod Island thế hệ I đến 72 tuần tuổi có tỷ lệ đẻ bình quân là 49,85% tương ứng năng suất trứng/mái đạt 174,49 quả; TTTA/10 quả trứng là 2,53kg.

- Gà Rod Island có tỷ lệ phôi cao đạt từ 92,37 – 97,21% và tỷ lệ nở gà con loại I đạt từ 85,14 – 87,72%; các chỉ tiêu mổ khảo sát đều cho kết quả tốt.

5.2 Đề nghị

- Tiếp tục theo dõi đàn gà Rod Island thế hệ thứ II và các thế hệ sau để hoàn chỉnh báo cáo thích nghi của giống gà này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ

(1983), Di truyền học Động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2.Vũ Đăng Cường (2007), “Theo dõi khả năng sinh sản của giống gà Isa-Color

nuôi tại xí nghiệp gà giống Lạc Vệ - Bắc Ninh”, Báo cáo tốt nghiệp trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội.

3. Nguyễn Huy Đạt (1991), “Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các

dòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng nuôi trong điều kiện Việt Nam”, Luận án phó Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp.

4. Nguyễn Huy Đạt, Vũ Ngọc Sơn (2004), “Nghiên cứu chọn lọc 2 dòng thuần

TĐ3 và TĐ4 gà công nhiệp lông màu năng suất chất lượng cao”, Báo cáo khoa học năm 2004, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc.

5. Nguyễn Huy Đạt, Vũ thị Hưng, Hồ Xuân Tùng (2005), “Nghiên cứu chọn lọc

nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm, Báo cáo khoa học năm 2005”, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc.

6. Bùi Hữu Đoàn (1999), “Nghiên cứu hiện trạng dinh dưỡng khoáng và một số

biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dạng Canxi - phospho cho gà giống thịt nuôi tại miền Bắc Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bùi Hữu Đoàn (2003), “Hiệu quả sử dụng Vitamin C cho gà trốnh sinh sản”,

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 4, trang 25-29.

8. Nguyễn Quý Khiêm (1996), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết

quả ấp nở trứng gà Tam Hoàng và gà Goldline tai trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương”, Luận án Tiến sỹ Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp, số 141, tháng 3/1974, phần Nông nghiệp nước ngoài, trang 222-227.

9. Hoàng Văn Lộc, Phạm Công Thiếu (2006), “Xác định mức năng lượng và protein trong khẩu phần nuôi gà Brown Nick”, chuyên san Chăn nuôi Gia cầm - Hội Chăn nuôi Việt Nam.

10. Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2004), “Sinh lý sinh sản và ấp trứng

gia cầm bằng máy ấp công nghiệp”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Mai (2007), giáo trình Chăn nuôi Gia cầm, NXB Nông nghiệp

Hà Nội.

12. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (1999), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, NXB

Nông nghiệp Hà Nội.

13. Lê Hồng Mận (2002), “Hỏi đáp về Chăn nuôi gà”, NXB Nông nghiệp Hà

Nội.

14. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc,

NXB Nông nghiệp Hà Nội,

15. Trần Đình Miên (1997), Di truyền và chọn giống động vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Hải (2004), “Bảo vệ môi trường sinh thái

và chăn nuôi bền vững”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

17. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2006), “Nghiên cứu sử dụng bột

cá Quảng Bình làm thức ăn cho gà thịt nuôi công nghiệp”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 4/2006, trang 26-29.

18. Viện Chăn Nuôi (1999), “Tuyển tập công trình khoa học nghiên cứu gia cầm

và động vật mới nhập 1989-1999”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

19. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và công sự (2002), “Nghiên cứu khả năng

sản xuất của 4 dòng gà Kabir ông bà nhập nội, nuôi tại Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thuỵ Phương”.

20. Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006), "Nghiên cứu chọn tạo một số

dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất chất lượng cao", Bộ Nông nghiệp và PTNT, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ, Hà Nội 2006.

21. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997).

22. Trang Wed: http://www.google.com.vn

Tài liệu nước ngoài

1. Card L.E, Nesheim M.C (1970), Production avicola Cencia Tecnica, Lahabana.

2. Chamber J.R (1990), Genentic of growth and meat production in chickens,

Doultry breeding and genentic, RP. Cawforded.

3. Lerner J.M and Taylor W (1973), “ Theinheritace of egg production in the

domestic fowl”, Ames Nat, 77, pp 119-132.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà rod island nuôi tại trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi - viện chăn nuôi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w