Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
609 KB
Nội dung
Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi con giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế. Khi xã hội bao cấp bị xoá bỏ, nền kinh tế của đất nước được xây dựng theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế của người dân dần được cải thiện và ngày càng được nâng cao, hàng hoá nhiều chủng loại nhu cầu của người dân về ăn mặc ngày càng được quan tâm hơn đặc biệt là các sản phẩm đặc sắc thơm ngon. Ở nước ta ngành chăn nuôi hiện nay gặp không ít những khó khăn trong việc sản xuất con giống có chất lượng tốt. Đặc biệt là giống chuyên dụng cho năng suất cao, đã cung cấp cho các nhà chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như đáp ứng kịp thời các sản phẩm vừa có số lượng và chất lượng cho người tiêu dùng. Để tăng năng xuất và hiệu quả trong chăn nuôi, trong những năm gần đây Trung tâm nguyên cứu gia cầm Thụy phương đã nhập một số giống gà chuyên trứng như, Ai Cập, Hyline, Thái hòa và lương Phượng của Trung Quốc và các giống khác có những ưu năng sản suất rõ rệt rất thích hợp với điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta. Đặc biệt hai giống gà AiCập, Hyline có những đặc điểm rõ rệt. Gà Hyline là giống gà chuyên trứng có năng suất trứng cao nhưng tỷ lệ lòng đỏ thấp. Gà Ai Cập khoẻ mạnh thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau và các điều kiện chăm sóc khác nhau, chất lượng trứng thơm ngon, tỷ lệ lòng đỏ cao, nhưng năng suất trứng chưa cao. Lai kinh tế giữa hai giống gà có hướng sản xuất, nhưng có nguồn gốc và năng suất khác nhau sẽ mang lại ưu thế lai điều đó đã được các nhà khoa học phát hiện từ lâu và áp dụng rất thành công trong chăn nuôi. Khi lai hai giống gà hướng trứng có những ưu điểm rõ rệt sẽ nâng cao được năng suất chất lượng trứng, bên cạnh đó còn giải quyết được vấn đề con giống, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao được giá trị kinh tế của chính phẩm giống gà được dùng trong công thức lai, đây là một xu hướng quan trọng. Vì thế chúng tôi tiến 1 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 hành thực hiện nghiên cứu đề tài: Đánh giá khả năng sản xuất trứng của con lai 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline, được tạo ra từ tổ hợp lai: ♂ F1( Hyline x Ai Cập) X ♀ Ai Cập 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline (HA1) ♂ Ai Cập X ♀ F1( Hyline x Ai Cập) 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline (HA2) 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định được đặc điểm ngoại hình của gà HA1 và HA2. - Đánh giá khả năng sản xuất trứng của con lai 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline, được tạo ra từ tổ hợp lai. ♂ F1 X ♀ Ai Cập ♂ Ai Cập X ♀ F1 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline (HA1) (HA2) - Rút ra được những kết luận phù hợp từ hai tổ hợp lai để áp dụng vào thực tiễn sản suất. 2 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 1.1. Ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng, trong đó con lai F1 thu được bằng cách lai hai bố mẹ khác nhau về mặt di truyền (giữa các dòng các giống các loài) ưu việt hơn bố mẹ chúng về mặt sinh trưởng, sức chống chịu, năng xuất… (Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, 1999). Ưu thế lai là hiện tượng sinh học biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ cơ thể của những cá thể do lai tạo các con giống không cùng huyết thống. Cũng có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ là phát triển toàn khối thuộc cơ thể con vật, sự gia tăng cường độ trong quá trình trao đổi chất, sự tăng thêm của các tính trạng sản xuất… mặt khác có thể hiểu ưu thế lai theo từng mặt, từng tính trạng một có khi chỉ một vài tính trạng phát triển, còn các tính trạng khác giữ nguyên, có tính trạng giảm đi. Cũng có thể xem ưu thế lai là hiện tượng đời con cao hơn hẳn các chỉ tiêu của bố mẹ gốc. + Con lai F1 vượt hơn hẳn bố mẹ về thể trạng và sức sống trong trường hợp này con lai sinh trưởng bình thường, đôi khi cao hơn bố mẹ. + Con lai F1 chiếm vị trí trung gian thể trạng, nhưng vượt bố mẹ một cách rõ ràng về khả năng sinh sản và khả năng sống. + Con lai F1 trội hơn hẳn bố mẹ về thể chất, tuổi thọ xong nó mất một phần hay toàn bộ khả năng sinh sản. + Một dạng ưu thế lai đặc biệt: khi mỗi tính trạng tách ra một cách riêng rẽ thì có kiểu di truyền theo type trung gian, nhưng về sức sản xuất cuối cùng thì lại thấy ưu thế lai điển hình. 3 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 + Một dạng ưu thế kai khác ở vật nuôi là sức sản xuất của con lai tuy bố mẹ không phải loại tốt, nhưng cao hơn chỉ tiêu trung bình của hai giống gốc. 1.2. Cơ sở di truyền học của ưu thế lai. Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, nhiều nhà di truyên chọn giống trong và ngoài nước đã thừa nhận 3 giả thuyết. + Thuyết trội, trong đời chọn lọc lâu dài, gen trội là phần lớn gen có lợi và át gen lặn, do đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả hai bố mẹ tổ hợp lại ở đời con làm cho đời con có giá trị hơn hẳn bố mẹ. + Thuyết siêu trội thuyết này cho rằng tác động của các cặp alen di hợp tử lớn hơn tác động của các cặp alen đồng hợp tử. + Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các cặp alen không cùng loại ngoài để giải thích thêm hiện tượng ưu thế lai, tác giả Shull. Cũng đề cập đến vai trò của mối tương quan giữa nhân và tế bào chất. Theo ông đó là sự biến đổi giữa nhân và tế bào chất khi lai giống và cho những kết quả khác nhau của con lai khi lai giống tương hỗ. + Hợp tử lai do lai tương hỗ khác nhau về bản chất phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc tế bào được xác định ở cơ thể mẹ. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai + Nguồn gốc di truyền của các dạng bố mẹ đem lại: Các dạng bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai biểu hiện càng cao, ngược lại bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng gần thì ưu thế lai càng thấp. + Hệ số di truyền của tính trạng nghiên cứu: Tính trạng có hệ số di truyền cao thì mức độ biểu hiện ưu thế lai thấp và ngược lại tính trạng có hệ số di truyền thấp thì biểu hiện ưu thế lai cao. + Chiều hướng của phép lai: Mức độ biểu hiện của ưu thế lai còn phụ thuộc vào hướng lai, tức là việc sử dụng con nào làm mẹ con nào làm bố trong phép lai cụ thể. 4 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 + Điều kiện nuôi dưỡng: Trong điều khiện nuôi dưỡng kém thì ưu thế lai có được sẽ thấp, ngược lại trong diều kiện nuôi dưỡng tốt thì ưu thế lai có thể được nâng cao. Khác với tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng do nhiều gen chi phối và chịu ảnh hưởng của môi trường rất lớn và được biểu thị bằng công thức. P = G + E E = E g + E s Trong đó: P: giá trị kiểu hình G: giá trị kiểu gen E: sai lệch môi trường chung E s : sai lệch môi trường đặc biệt 2. Cơ sở khoa học của lai kinh tế 2.1. Lai kinh tế Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cùng giống, khác gống khác loài để sử dụng con lai F1 làm sản phẩm thịt, trứng, sữa… lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995). Việc tiến hành lai kinh tế nhằm sử dụng ưu thế lai làm tăng mức trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần nhất là đối với tính trạng, khối lượng tăng trọng tăng chiều dài, chiều ngang. Theo Trần Đức Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995). Lai tạo chính là nhằm mục đích, phát huy bản chất di truyền tốt của chúng, tạo lên những tổ hợp có năng xuất cao hơn. Năng xuất của vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố đó là bản chất di truyền và ngoại cảnh. Do vậy trong chăn nuôi cần phải cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi và cải tiến phương pháp chăn nuôi. Cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi chính là Bằng công tác lai tạo, tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà có nhiều phương pháp lai, lai kinh tế lai luân chuyển (pha máu) hoặc lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành). Song lai kinh tế được sử dụng phổ biến nhất. Trong quá trình lai kinh tế cần quan tâm đến khả năng phối hợp. Đó là cách chọn con giống gốc lai với nhau 5 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 nhằm tạo nên những tổ hợp gen mới. Để lai kinh tế có hiệu quả cần phải chọn lọc tốt các dòng thuần trong quần thể các cá thể di hợp tử sẽ giảm đi các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên (Nguyễn Ân và cộng sự, 1983). Với phép lai kinh tế căn cứ vào số bố mẹ tham gia vào phép lai và phương pháp sử dụng, người ta chia lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp (lai ngược và lai luôn hồi). Theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999). Sơ đồ cụ thể như sau. Lai giữa hai giống. Ở phương pháp này cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc hai giống khác nhau để tạo con lai F1. Sau đó dùng con lai F1 phối với con ♂ thuần chủng thuộc giống thứ 3 tạo thành con lai dùng làm sản phẩm. 3.Giới thiệu giống gà AiCập và Hyline 3.1. Gà Ai Cập Gà AiCập được nhập từ AiCập vào Việt Nam 1997. Giống gà này phát triển mạnh trong những năm gần đây. Gà AiCập khoẻ, nhanh nhẹn, đầu tròn nhỏ, có thân hình thanh gọn, thiết diện hình nêm, mào tích đỏ tươi, chân cao vững trắc và màu chân chì, mầu lông hoa mơ đen đốm trắng cổ trắng, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, các điều kiện chăm sóc khác nhau. Có chất lượng trứng thơm ngon, tỷ lệ lòng đỏ đạt 31 - 33%. Tuy nhiên năng suất trứng còn chưa cao. 3.2. Gà Hyline Gà Hyline là gống gà chuyên trứng nhập từ Mỹ, gà có lông nâu xẫm, da chân mơ vàng, mào đơn, ngực rộng… gà có tầm vóc nhỏ, có năng suất trứng cao 277 – 312 quả/mái/năm vỏ trứng mầu nâu,tỷ lệ lòng đỏ thấp 26 - 27%, chỉ nuôi được theo phương thức nuôi thâm canh. 4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng 4.1.Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng kích thước khối lượng của cơ thể đang ở giai đoạn lớn lên. Trong hai chỉ tiêu tăng kích thước đáng tin cậy hơn vì khối 6 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 lượng cơ thể sinh vật có thể tạm thời biến động tuỳ theo chế độ dinh dưỡng (Lê Quan Long và cộng sự, 1990). Sinh trưởng được xem như quá trình biến đổi, tổ hợp của sự tăng lên về số lượng kích thước của tế bào và thể dịch trong các mô bào ở giai đoạn phát triển của phôi thai. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô, sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Trong giai đoạn này sinh trưởng được chia thành hai thời kỳ. + Giai đoạn gà con: Giai đoạn này số lượng tế bào phát triển nhanh, dẫn đến quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh. + Giai đoạn gà trưởng thành: Trong giai đoạn này hầu hết tất cả các cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện, số lượng các tế bào tăng chậm. 4.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng + Kích thước cơ thể. Là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới hạn kích thước cơ thể của loài, cá thể… do tính di truyền quyết định. Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục về thể vóc thời gian giết mổ thích hợp trong chăn nuôi gà. + Khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quyết định bởi yếu tốt di truyền. Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lượng trứng và khối lượng gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. + Tốc độ sinh trưởng Trong chăn nuôi người ta sử dụng hai chỉ tiêu để mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối. - Độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống trung bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. 7 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 - Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. - Độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc khảo sát. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà với những mức độ khác nhau. Như di truyền tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và điều kiện môi trường. Ảnh hưởng của dòng, giống tới khả năng sinh trưởng Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn ảnh hưởng tới biến động di truyền về sinh trưởng (Box và cộng sự, 1954) muốn phát huy tốt khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu về dinh dưỡng giữa protein, aa, năng lượng, ngoài ra trong thức ăn cần bổ xung thêm các chế phẩm hoá sinh không có ý nghĩa dinh dưỡng nhưng có tác dụng kích thích sinh trưởng làm tăng khối lượng. 5. Cơ sở di truyền của sức đẻ trứng và những chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng 5.1. Cơ sở di truyền của sức đẻ trứng Sức đẻ trứng của gia cầm là tính trạng số kượng do nhiều gen chi phối, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen ảnh hưởng tới tính trạng nghiên cứu. Ngoài ra mỗi gen này lại tác động lên một vài tính trạng khác, gọi đây là tính đa hiệu của gen. Hiện nay chưa xác định được chính xác số lượng các gen và đặc điểm tác động của chúng lên phần lớn tính trạng. Do đó không thể phân tích được một cách cụ thể về sự di truyền các tính trạng số lượng. Vấn đề này càng khó khăn hơn phức tạp hơn khi các tính trạng số lượng phụ thuộc vào sự trao đổi chất và biến đổi dưới tác động của môi trường sống. Điều này giải thích các tính trạng số lượng biến đổi trong phạm vi rộng và biến đổi không ngừng. 8 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 Thế hệ con bố, mẹ một kiểu gen quyết định tính trạng số lượng và được xem là nhận được từ bố mẹ một khả năng di truyền. Khả năng này nó có phát huy được hay không còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống. Như vậy trong các điều kiện sống khác nhau thì các gen điều khiển các tính trạng số lượng thể hiện cũng khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu trên gia cầm đã nhận xét: “Hầu hết các tính trạng kinh tế của gia cầm đều có hệ số di truyền (h 2 ) thấp. “Như vậy phải tăng hệ số di truyền của các tính trạng số lượng thì mới tăng được hiệu qủa chọn lọc (R). Tính trạng đẻ trứng được tăng lên khi tần suất các gen đồng hợp tử quyết định tính trạng này được tăng lên. Bằng cách chọn lọc những cá thể đẻ trứng cao, cho giao phối với nhau qua nhiều thế hệ sẽ làm cho tần suất các gen đồng hợp tử tăng lên trong dòng đó. Đây chính là phương pháp nhân giống thuần chủng để cải tạo các tính trạng số lượng như sức đẻ trứng. 5.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng Để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm được nghiên cứu trực tiếp trên các yếu tố riêng rẽ khi theo dõi các cá thể gia cầm đẻ trứng. Các chỉ tiêu đánh giá ở đây là sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ và chi phí cho 10 quả trứng…. - Sản lượng trứng Sản lượng trứng là số lượng trứng thu được sau một chu kỳ đẻ trứng của nó. Đây là chỉ tiêu định lượng, đánh giá sức sản xuất trứng của một cá thể hay một đàn cá thể đẻ sau một chu kỳ đẻ trứng sinh học hoặc sau một thời gian khai thác. Có hai cách tính sản lượng trứng: Sản lượng trứng tương đối là sản lượng trứng tính theo quả. Nhưng theo xu hướng hiện nay, để có độ chính xác, người ta nhân số quả trứng với khối lượng của nó và đựợc gọi là sản lượng trứng tương đối. Sản lượng trứng của gia cầm có mối tương quan thuận với thời gian kéo dài của chu kì đẻ trứng sinh học kéo dài. Nếu thời gian của chu lỳ đẻ trứng sinh học càng dài thì sản lượng trứng càng cao và ngược lại. Sản lượng 9 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 trứng của gia cầm giảm dần theo tuổi, ở gà sản lượng trứng đạt cao nhất ở năm thứ nhất, năm thứ 2 giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất. Do đó việc sử dụng gà đẻ thương phẩm chỉ giới hạn trong một năm đẻ trứng thứ nhất (hoặc chu kỳ đẻ trứng sinh học thứ nhất). Sản lượng trứng của 3-4 tháng đầu tiên tương quan thuận với sản lượng trứng cả năm. Vì vậy, để xác định chỉ tiêu về sức đẻ trứng, người ta tính lượng trứng ở 3-4 tháng đầu tiên để có những dự đoán về sức đẻ trứng của gia cầm trong khoảng 9-10 tháng tuổi. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) sản lượng trứng có tương quan âm với khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể gia cầm càng cao so với khối lượng chuẩn của giống thì sản lượng trứng càng giảm và có thể làm cho gà không đẻ do quá béo. Do đó, trong chăn nuôi gà đẻ trứng, việc cho ăn hạn chế đối với gà đẻ trong giai đoạn gà đẻ hậu bị là một kỹ thuật hết sức quan trọng. Tính trạng sản lượng trứng có hệ số di truyền thấp (0,2 – 0,3). Do vậy, tính trạng sản lượng trứng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh: Dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… - Tỷ lệ đẻ trứng Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu đánh giá mức độ sản xuất trứng của một đàn gia cầm đẻ trứng trong một thời điểm nào đó của một thời gian khai thác nào đó. Chỉ tiêu tỷ lệ đẻ được xác định bởi tỷ số giữa trứng thu được và số gia cầm mái, đơn vị tính là %. Đối với một đàn gia cầm đẻ trứng, tại thời điểm đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5% được tính là tuổi thành thục sinh dục (đẻ bói). Tuổi thành thục sinh dục có mối tương quan với khối lượng cơ thể, những giống gia cầm có khối lượng nhỏ (giống nhẹ cân) phần lớn bắt đầu đẻ bói (5%) sớm hơn so với những giống gia cầm thuộc giống nặng cân. Ngoài ra tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, đặc biệt là chế độ chiếu sáng. Tuỳ thuộc vào thời gian chiếu sáng dài hay ngắn của giai đoạn nuôi hậu bị mà tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% có thể sớm hay muộn. 10 [...]... trên con lai 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline, được tạo ra từ tổ hợp lai nuôi tại Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thụy Phương Chúng tôi theo dõi 2 tổ hợp chính ♂ F1 X ♀ Ai Cập ♂ Ai Cập X ♀ F1 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline (HA1) (HA2) 2 Nội dung nghiên cứu - Theo dõi đặc điểm ngoại hình - Theo dõi khả năng sinh trưởng qua các tuần tuổi - Theo dõi tỷ lệ nuôi sống, tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn... đếm chính xác số trứng đẻ ra và số gà mái có mặt Sản lựơng trứng được tính theo công thức - Sản lượng trứng (quả/mái) = Số lượng trứng thu được (quả) x 100% Số gà mái nuôi (con) Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) x100% - Tỷ lệ đẻ(%) = Số mái có mặt trong kỳ (con) - Kg thức ăn tiêu tốn / 10 quả trứng = Kg thức ăn cho toàn đàn gà đẻ x 10 Số trứng đẻ ra + Chất lượng trứng - Khối lượng trứng: vào các thời... trứng càng dài đẻ trứng càng to - Chất lượng vỏ Vỏ trứng được tạo ra trong tử cung từ chất nhầy cacbonatCanxi chất nhầy nhanh chóng cứng lại tạo thành vỏ Vỏ trứng có 2 tác dụng chính bảo vệ tế bào trứng cung cấp Canxi và Photpho cho nhu cầu phát triển của phôi Bề ngoài được bao phủ bởi lớp màng mỏng trong xuất được cấu tạo từ protein Chất lượng vỏ trứng thể hiện qua độ dầy và độ bền của vỏ trứng Đây là... tính trạng chung của đàn gà và sức sản xuất của chúng Heis dẫn theo Nguyễn Chí Bảo (1978), cho rằng 4 oC là nhiệt độ tới hạn giảm thấp hơn nữa sẽ làm cho khả năng sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng Mặc dù độ ẩm không khí tác động tới sức sản xuất nói chung và sức đẻ trứng nói riêng, nhưng khi độ ẩm kết hợp với nhiệt độ bất lợi sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất cũng như sức thở của gia cầm Nhiều... trứng bằng cách tiêm Oestrogen nâng cao sản lượng trứng Người ta đã tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa bản năng đòi ấp với số ngày đẻ trứng và số ngày đẻ trứng với sản lượng trứng trong năm Ngày nay với việc thành công của việc ấp trứng nhân tạo đã làm rút ngắn hoặc mất hẳn bản năng đòi ấp trứng của gia cầm Vì bản năng đòi ấp là một yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm - Thời gian nghỉ đẻ Thời... lượng trứng tốt Đơn vị Haugh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố, thời gian bảo quản trứng, tuổi của gia cầm mái ( gà mái càng già đơn vị Haugh càng thấp) 7 Khả năng ấp nở Sự thụ tinh là quá trình đồng hóa giữ trứng và tinh trùng để tạo ra hợp tử có bản chất hoàn toàn mới, có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp để tạo thành phôi Khả năng thụ tinh có ý nghĩa quan trọng, nó là chỉ tiêu phản ánh sức sinh sản. .. Somatopil đóng vai trò quan trọng Tác động chủ yếu của nó là thúc đẩy quá trình tổng hợp protit Tổ chức tiếp nhận axit amin thông qua quá trình điều khiển Insulin, quá trình phát dục bình thường còn chịu sự điều khiển của hoocmon tuyến giáp (thymotropil) và hoocmon tuyến yên (ACTH) - Cường độ đẻ trứng Cường độ đẻ trứng là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của mỗi cá thể gia cầm mái đẻ trứng tại bất kỳ... nhân thuần và lai tạo các giống gà lông màu có thể nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh hoặc nuôi thả vườn đang được nhiều nước quan tâm và sử dụng 23 Khoá luận tốt nghiệp Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 Trung Quốc trong những năm gần đây đã lai tạo thành công và đưa ra thị trường nhiều giống gà lông màu thả vườn như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, … Ở Nhật Bản người ta chú trọng lai tạo các con lai để nuôi... có phôi (quả) x 100% Σ Số trứng đem ấp (quả) - Tỷ lệ trứng chết phôi(%) = Số trứng chết phôi x 100% Số trứng đem ấp - Tỷ lệ nở trong các đợt áp theo dõi chính xác số gà con nở ra, số gà con loại 1 Tỷ lệ nở(%) = Σsố gà con nở ra (con) x 100% Σsố trứng đem ấp (quả) 31 Khoá luận tốt nghiệp Tỷ lệ gà loại 1(%) = Trần Văn Du – Chăn Nuôi B –K49 Σsố gà con loại 1 (con) x 100% Σsố trứng đem ấp (quả) - Phương... cân 30 con bất kỳ Giai đoạn SS - 6 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ hiệu Nhơn hòa 2 kg Giai đoạn 6 - 19 tuần tuổi và khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5%, 30%, 50% cân bằng cân đồng hồ hiệu Nhơn Hòa 5 kg + Tỷ lệ nuôi sống, khả năng tiêu thụ thức ăn qua các giai đoạn Sức sống và khả năng kháng bệnh của đàn gà HA1 và HA2 trong giai đoạn hậu bị được xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi Sức sống và khả năng kháng . Đánh giá khả năng sản xuất trứng của con lai 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline, được tạo ra từ tổ hợp lai: ♂ F1( Hyline x Ai Cập) X ♀ Ai Cập 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline (HA1) ♂ Ai Cập X ♀ F1( Hyline x Ai. 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline (HA2) 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định được đặc điểm ngoại hình của gà HA1 và HA2. - Đánh giá khả năng sản xuất trứng của con lai 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline, được tạo ra từ. từ tổ hợp lai. ♂ F1 X ♀ Ai Cập ♂ Ai Cập X ♀ F1 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline 3/4 Ai Cập, 1/4 Hyline (HA1) (HA2) - Rút ra được những kết luận phù hợp từ hai tổ hợp lai để áp dụng vào thực tiễn sản