khảo sát tình hình nhiễm care ở chó tại hà nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh care

60 2.6K 15
khảo sát tình hình nhiễm care ở chó tại hà nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh care

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi KHOA THÚ Y  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đ TI: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CARE Ở CHÓ TẠI H NỘI V NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ MẮC BỆNH CARE Người thực hiện : NGUYỄN TRỌNG THANH Lớp : TYD – K54 Người hướng dẫn : PGS. TS. NGUYỄN HỮU NAM Bộ môn : BỆNH LÝ THÚ Y H NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã giúp em hoàn thiện hơn cả về nhân cách và trình độ dưới sự dạy dỗ tận tình của thầy cô trường Đại học Nông Nghiệp nói chung và các thầy cô khoa Thú y nói riêng. Nhân dịp hoàn thành khóa luận này, cho em được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, cô giáo. Cho em được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Nam trưởng bộ môn bệnh lý khoa thú y, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Đồng thời em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn bệnh lý- khoa Thú y, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô và anh chị phòng thí nghiệm đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Và cho em bầy tỏ lòng biết ơn tới các anh chị tại phòng khám thú y Pet Health 240 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội. Cuối cùng em xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè. Những người đã luôn động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Trọng Thanh 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH 4 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN Đ Từ xa xưa chó đã trở thành loài động vật thân thiện gần gũi với con người nhờ có giác quan nhạy bén và thông minh nên nó đã trở thành những người bạn thân thiết của chúng ta. Người xưa có câu chó không chê chủ nghèo, vì vậy chúng là vật nuôi của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội chó cũng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau, từ trông giữ nhà, chăm sóc động vật cho đến nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Ở nước ta ngày nay do nền kinh tế phát triển đời sống nhân dân ngày được cải thiện thì người ta cũng muốn kiếm cho mình một người bạn trung thành, một người bạn đem lại cho con người cảm giác thoải mái và thực sự an toàn thì không có gì bằng loài chó, vì vậy hiện nay tầm quan trọng của chúng trong đời sống xã hội ở nước ta đang được nâng lên. Hiện nay nuôi chó trong nước không chỉ dừng lại ở những giống chó thuần địa phương mà còn có thêm nhiều giống chó nhập ngoại, kể từ khi nước ta mở cửa thì số lượng chó ngoại cũng tăng lên mạnh, qua đó đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của những người nuôi. Vì vậy theo thời gian chó ở nước ta đang tăng lên về chủng loại và số lượng đặc biệt là những loài chó quý. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của chăn nuôi chó là sự phát triển về bệnh trên chó, bệnh trên chó xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Kẻ thù của những chú chó đáng yêu bao gồm rất nhiều loại bệnh khác nhau: bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh care, bệnh tiêu chảy do Parvovirus, bệnh cúm chó,… Một số bệnh kí sinh trùng như sán lá, sán dây, giun đũa,… Một số bệnh nội khoa và sản khoa Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là bệnh Care hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó. Bệnh xảy ra chủ yếu ở chó 5 non với một số biểu hiện như: Sốt cao, ho, khó thở, tiêu chảy phân lẫn máu, trên cơ thể xuất hiện các nốt sài và có triệu chứng thần kinh. Bệnh gây ra thiệt hại năng nề với tỉ lệ chết gần như là 100% vi vậy hiện nay bệnh đang là mối quan tâm hàng đầu của những người nuôi chó và cả những người làm công tác thú y. Từ thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ” Khảo sát tình hình nhiễm Care ở chó tại Hà Nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh Care ”. 1.2. MỤC ĐÍCH Đ TI Biết được tình hình nhiễm bệnh Care tại Hà Nội. Làm rõ hơn một số đặc điểm bệnh lý chính của chó mắc bệnh Care. Đưa ra một số giải pháp để phòng bệnh. 6 PHẦN II TỔNG QUAN TI LIỆU 2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU V LOI CHÓ 2.1.1. Nguồn gốc loài chó Vào cuối thời kì đồ đá những con chó nuôi trong nhà đã được thuần hóa từ những con chó nhỏ. Trong thời kì này lúc đầu những đàn chó rừng đã đi theo những người thợ săn, chúng lang thang và quanh quẩn ở nơi ăn chốn ở của con người. Thời kì này do con người vẫn luôn bị thú dữ đe dọa vì vậy sự xuất hiện của những con chó rừng bên cạnh lều trại luôn mang lại cho họ sự an tâm và thoải mái, dần dần chúng trở thành những con vật canh gác và giữ lều trại cho những người thợ săn, theo thời gian ngoài nhiệm vụ canh gác chúng còn giúp đỡ con người trong lúc đi săn. Lâu nay chúng vẫn chạy theo những người thợ săn với hi vọng được họ dành cho những bộ phận thừa trên những con thú mà người ta săn được. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, chó cũng được thuần hóa và tham gia vào những công việc khác như giữ nhà, chăn cừu và một số gia súc khác. Ngày nay chó còn được huấn luyện và là một phần không thể thiếu trong đời sống con người. 2.1.2. Khái quát chung về một số giống chó được nuôi tại Việt Nam và trên thế giới. Căn cứ vào nguồn gốc, hình dáng, mục đích sử dụng và cá tính đặc biệt của từng giống chó mà người ta chia các giống chó thành các nhóm khác nhau. 7 2.1.3. Một số giống chó nội ở Việt Nam. Ở nước ta một số giống chó nội được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây khoảng 3-4 ngàn năm TCN, và có nguồn gốc từ chó sói lớn. Do nước ta có tập quán nuôi chó thả rông nên xảy ra sự phối hợp một cách tự nhiên giữa các giống kết quả là tạo ra thế hệ con lai có ngoại hình rất đa dạng từ tầm vóc đến màu lông. a. Chó vàng: Chó có tầm vóc trung bình, cao 50 đến 55cm, nặng 12-18 kg, đây là giống chó săn được nuôi phổ biến ở nước ta để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó đực thành thục sinh dục khi 16-18 tháng tuổi, chó cái khi 12-14 tháng tuổi. b. Chó Lào: Thường gặp ở vùng trung du, vùng núi. Lông xồm màu hung có 2 vệt trắng trên mí mắt. Chó có tầm vóc trung bình cao 60-65 cm, nặng 18-25 kg, chó đực thành thục khi 16-18 tháng tuổi, chó cái thành thục khi đủ 12-15 tháng tuổi. c. Chó H’Mông cộc: Là giống chó của người H’Mông, đây là giống chó gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc này. Chó thường được nuôi để giữ nhà và săn thú. Chó cao 55- 60 cm, nặng 18-25 kg, chó có màu lông đen và đuôi cộc từ khi mới sinh ra. Chó đực thành thục khi 14-16 tháng tuổi, chó cái khi 10-12 tháng tuổi. d. Chó Phú Quốc: Sinh sống phổ biến trên đảo Phú Quốc. Hình dạng tổng thể bề ngoài chó Phú Quốc hơi giống chó săn, đầu khá dài, sọ hơi gồ và da có nhiều nếp nhăn, mõm khá lớn chiếm phân nửa tổng thể của đầu. Mắt màu hung, mũi đen lỗ mũi hơi rộng, quai hàm khỏe và dài, môi đen hàm răng phát triển và cắn rất khít. Tai thẳng hình dáng giống như vỏ ốc lật ngược, dựng đứng nhưng không nhọn, mặt trong tai ít lông. Cổ dài và mềm mại rộng dần về phía vai, bụng rất thon, đùi khỏe, cẳng chân dài và khoeo khá thẳng. Đuôi rất linh hoạt cong tròn về phía lưng, lông rất ngắn và mọc rậm rạp trên khắp cơ thể, đặc biệt ở giữa lưng từ 8 vùng thắt lưng đến vai lông mọc ngược thành một dải dài hướng về phía đầu, hàng lông này dày hơn, cứng hơn và dài hơn so với phàn lông còn lại trên cơ thể tạo thành xoáy ở lưng. Đây là đặc điểm đặc trưng của chó Phú Quốc. Chó Phú Quốc có kích thước vừa phải cao khoảng 60-65 cm, nặng 15-25 kg. Chó Phú Quốc rất thông minh và nhanh nhẹn, chúng rất cảnh giác, bơi lội và leo trèo giỏi. Chính vì vậy chó Phú Quốc được coi là giống chó quý của Việt Nam. Theo Cao Minh Kim Quy thì chó Phú Quốc có 3 loại là chó Đồng Bà, Bắc Đão và chó Ba Chạy. [Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam, 2012] 2.1.4. Một số giống chó ngoại tiêu biểu. a. Giống Berger Đức: Là giống chó có nguồn gốc từ Đức được xác định gồm berger lông ngắn và lông dài. Theo David Alderton thì chó berger Đức khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và có cơ bắp phát triển. Chó Berger Đức có tính ổn định rất cao về trí tuệ và sự hài hòa giữa phần trước và phần sau của cơ thể. Hiện nay giống chó này được phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới và có nhiều mầu khác nhau như: Đen nâu, đen vàng, đen xám, Chó có thân hình vừa phải, con đực cao 61-66 cm, nặng 37-45kg, con cái 56-62 cm, nặng 25-32 kg. Giống chó này rất thông minh, linh hoạt, dũng cảm, điềm tĩnh. Chúng được huấn luyện và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tìm kiếm, cứu hộ, trinh sát, bảo vệ… b. Giống Rottweiler: Hay còn có tên là Rottweiler Metzgerhund ( Butcher Dog). Giống chó này thường có bộ lông màu đen với những đốm vàng trên má, trên mắt, bên dưới cổ, ngực trước, chân và gần ngón chân. Đầu khỏe rộng, và lồi ở mức vừa phải, mũi rộng, thẳng, hàm khỏe, môi sát, mắt hình quả hạnh đào, tai rũ xuống,… Thân hình rắn chắc, cổ chắc, ngực rộng, hệ cơ bắp phát triển rất tốt. 9 Chó có thân hình to lớn và mạnh mẽ. Con đực cao 61-69 cm, nặng 43-59 kg. Con cái cao 56-63 cm, nặng 38-52 kg. c. Giống Labrado: Là giống chó được nuôi phổ biến ở Mỹ và Anh, tổ tiên của chúng là Newfuondland ở Canada. Chúng có thân hình khá dài, khỏe, rắn chắc và bộ lông cứng, thẳng mịn không gợn sóng, đầu rộng, mũi dày và hàm sắc bén, mắt màu hạt dẻ hoặc màu nâu đỏ. Chúng phổ biến với màu đen, vàng và socola. Con đực cao 56-61cm, nặng 27-34 kg. Con cái cao 53-58 cm, nặng 25-34 kg. Hiện nay chúng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như đi săn, canh gác, tìm kiếm đồ vật, phát hiện ma túy, dắt người mù, cứu nạn,… d. Giống Doberman: Có nguồn gốc từ Đức và được phát hiện năm 1860. Là giống chó rất mạnh mẽ, có thân hình cơ bắp nhưng thanh nhã. Chúng có bộ ngực cân đối, bộ răng khỏe và chắc, phần thân sau gọn gàng, lông ngắn, dày, cứng và bó sát lớp da. Thường gặp nhất là màu đen, đen vàng. Chúng có tầm vóc khá to lớn, con đực cao 68-72 cm, nặng 40-45 kg. Con cái cao 63-68 cm, nặng 32-35 kg. Hiện nay chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trông nhà, đánh hơi tìm đồ vật, … e. Giống chó Dalmatian: Là giống chó có nguồn gốc từ Nam tư. Chúng có thân hình cường tráng và cân đối, chúng có bộ lông ngắn, cứng và dày, lông màu trắng diểm đen một cách ngẫu nhiên. Khi mới sinh ra chúng có bộ lông trắng toát các đốm sẫm màu thì sau mới xuất hiện. Dalmatian có chân tròn và các ngón chân được cấu tạo hợp lí. Chó đực cao 55-60cm, chó cái cao khoảng 50-55 cm, nặng khoảng 25 kg. f. Giống chó Great Dane: Là giống chó to lớn, con đực 80-90 cm nặng 50-70 kg. con cái cao 70-80 cm, nặng 45-60 kg. Chúng có đầu thon dài, trán gồ và mũi lớn, bắp đùi cuồn cuộn chân tròn và móng chân ngắn sẫm màu, mắt to tròn và tai buông thõng tự nhiên, 10 [...]... Thời gian nghiên cứu từ 01/07/2013-30/11/2013 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Khảo sát tình hình nhiễm một số bệnh trên chó và tình hình nhiễm Care theo giống, tuổi và theo mùa - Xác định một số chỉ tiêu huyết học chủ yếu của chó mắc bệnh Care - Xác định những biến đổi bệnh lý đại thể của chó mắc bệnh Care - Nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý vi thể của chó mắc bệnh Care 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1... Thơ Thơ, 1997] Trị số 5,5-8,5 6-18 12-8 37-55 2.3 Bệnh care ở chó Bệnh Care (Canie Distemper) hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó, là bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài ăn thịt, bệnh lây lan nhanh và phân bố rộng khắp trên thế giới Đây là bệnh có tính lưu hành cao nhất ở chó và loài ăn thịt, tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các bệnh truyền nhiễm trên chó, đặc biệt là ở chó non từ 2-6 tháng... RT-PCR + Test chẩn đoán nhanh bệnh care 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chó mắc bệnh Care trong tự nhiên Tất cả các giống chó mang đến khám và điều trị tại cơ sở điều trị 3.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Phòng khám Pet Health, 240 Âu Cơ- Tây Hồ- Hà Nội - Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh Lý khoa Thú y Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội - Phòng thí nghiệm công... tiến hành nghiên cứu và phân loại bệnh điều tra và theo dõi 1541 con Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi và chẩn đoán bệnh của chó tới khám và điều trị tại phòng khám Pet Health STT Loại bệnh Số chó nghi ( con) Tỉ lệ (%) 1 Bệnh viêm phổi, hô hấp 293 19,01 2 Bệnh viêm dạ dày ruột 238 15,44 3 bệnh ký sinh trùng 215 13,96 4 Bệnh care 203 13,17 5 Bệnh Parvovirus 196 12,72 6 bệnh. .. thấy số chó nghi mắc bệnh Care 203 con, chiếm tỉ lệ 13,17% trong tổng số chó bệnh mang đến khám tại phòng khám Qua quá trình hỏi bệnh thì đa số chó bị bệnh đều chưa tiêm vacxin phòng bệnh Care Trong số các bệnh được chẩn đoán thì tỉ lệ chó mắc bệnh viêm phổi chiếm cao nhất (19,01%), điều này có thể được giải thích do khí hậu nước ta tạo điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh phát triển và tấn công vào đường... số liệu Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về các ca bệnh được mang tới khám và điều trị tại phòng khám Với những ca bệnh chết chúng tôi tiến hành mổ khám và quan sát bệnh tích 26 3.4.2 Phương pháp theo dõi, quan sát, mô tả: Chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó bệnh được đưa tới phòng khám - Thân nhiệt: Dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt của chó bệnh qua trực tràng - Tần số. .. 14,46% cao hơn chó nội là 3,68% ( P . tại Hà Nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh Care ”. 1.2. MỤC ĐÍCH Đ TI Biết được tình hình nhiễm bệnh Care tại Hà Nội. Làm rõ hơn một số đặc điểm bệnh lý chính của chó mắc. néi KHOA THÚ Y  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đ TI: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CARE Ở CHÓ TẠI H NỘI V NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ MẮC BỆNH CARE Người thực hiện : NGUYỄN TRỌNG THANH Lớp. nay bệnh đang là mối quan tâm hàng đầu của những người nuôi chó và cả những người làm công tác thú y. Từ thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ” Khảo sát tình hình nhiễm Care ở chó tại

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

  • PHẦN II

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LOÀI CHÓ

  • 2.1.1 . Nguồn gốc loài chó

  • 2.1.2 . Khái quát chung về một số giống chó được nuôi tại Việt Nam và trên thế giới.

  • 2.1.3 . Một số giống chó nội ở Việt Nam.

  • 2.1.4 . Một số giống chó ngoại tiêu biểu.

  • 2.2. Đặc điểm sinh lý của chó.

  • 2.2.1 . Đặc điểm thân nhiệt của loài chó.

  • 2.2.2 . Tần số hô hấp.

  • 2.2.3 . Tần số tim.

  • 2.2.4. Một số đặc điểm sinh lí tiêu hóa ở chó.

  • 2.2.5. Đặc diểm sinh dục và chu kì lên giống.

  • 2.3. Bệnh care ở chó.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan