luận văn hay môi trường Tìm hiểu tác động của sản xuất xi măng huyện Kinh Môn Hải Dương MỞ ĐẦU1I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI1II.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI21.Mục tiêu22.Nhiệm vụ23.Giới hạn của đề tài2III.CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU21.Các quan điểm nghiên cứu22.Phương pháp nghiên cứu4IV.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI5V.MỘT SỐ KHÁI NIỆM61.Nhận thức về môi trường62.Một số khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp6NỘI DUNG8Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN8I. CƠ SỞ LÍ LUẬN81.Một số khái niệm82.Yêu cầu kĩ thuật83.Phân loại94.Vai trò105.Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng106.Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xi măng117.Tác động của sản xuất xi măng12II. CƠ SỞ THỰC TIỄN121.Điều kiện phát triển ngành xi măng ở Việt Nam122.Lịch sử phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam143.Thực trạng sản xuất và phát triển xi măng Việt Nam154.Tác động của sản xuất xi măng Việt Nam175.Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng nước ta giai đoạn 2010 – 2020 tính đến năm 203018Chương 2: ĐIỀU KIỆN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG HUYỆN KINH MÔN20I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN KINH MÔN201.Điều kiện tự nhiên201.1 Vị trí đại lí201.2Các điều kiện tự nhiên201.2.1Địa chất, địa hình201.2.2Khí hậu211.2.3Thủy văn211.2.4Đất đai221.2.5Sinh vật221.2.6Khoáng sản222.Điều kiện kinh tế xã hội23II.ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG Ở KINH MÔN – HẢI DƯƠNG251.Nguồn nguyên liệu252. Nguồn năng lượng283.Thị trường28III.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG Ở KINH MÔN HẢI DƯƠNG291.Quy trình công nghệ292.Đánh giá tác động tới môi trường của các quy trình công nghệ353.Các chính sách môi trường373.1Công nghệ hút bụi của nhà máy373.2Công trình xử lý chất thải383.3 Các chính sách khác38Chương 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT XI MĂNG TỚI HUYỆN KINH MÔN – HẢI DƯƠNG39I. TÁC ĐỘNG KINH TẾ39II. TÁC ĐỘNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN461.Điểm công nghiệp462.Cụm công nghiệp473.Khu công nghiệp49III. TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG521. Môi trường nước521.1. Môi trường nước sông521.2. Môi trường nước tiếp nhận từ các khu cụm công nghiệp531.3. Môi trường nước ngầm572. Môi trường không khí592.1. Môi trường không khí khu vực đường giao thông592.2. Môi trường không khí tại các cụm công nghiệp tập trung60IV. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG KHÁC641. Cảnh quan642. Sức khỏe của người dân65Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHO SẢN XUẤT XI MĂNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KINH MÔN671.Vấn đề về công nghệ672.Vấn đề thu thút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp xi măng683.Vấn đề đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật trong ngành phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và nghiên cứu khoa học kĩ thuật694.Vấn đề phát huy vai trò của người lãnh đạo trong việc quy định các chính sách liên quan70KẾT LUẬN73TÀI LIỆU THAM KHẢO74 Vào thiên niên kỉ thứ III TCN cư dân vùng Lưỡng Hà đã biết sử dụng hỗn hợp mà hiện nay được coi như là xi măng thô sơ với các vật liệu như vôi tôi, sỏi, cát… để xây dựng. Tới thế kỉ XIX, với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xi măng hiện đại được phát triển dựa vào các nguyên liệu: đá vôi, sét và các phụ gia khác. Như vậy xi măng đã có mặt trong đời sống của con người hàng nghìn năm qua và cho đến nay con người vẫn sử dụng nó trong hầu hết các công trình xây dựng, trở thành vật liệu thông dụng nhất trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay. Theo những dự đoán thì xi măng vẫn là chất kết dính chủ lực trong thế kỷ tới. Đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh tàn phá, cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Do vậy nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng khi nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hàng loạt các công trình xây dựng: thuỷ điện, cầu cống, đường xá, các công trình thuỷ lợi, nhà ở… sẽ tiêu thụ một lượng xi măng rất lớn. Vì vậy công nghiệp xi măng ngày càng phát triển mạnh. Bên cạnh những hiệu quả kinh tế mà công nghiệp xi măng mang lại thì sự phát triển của ngành công nghiệp này còn tác động tới các mặt khác của xã hội nhất là tới môi trường, cảnh quan.Huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương là một trong những địa bàn sản xuất xi măng trọng điểm của miền Bắc. Sự phát triển xi măng ở đây đã tạo ra nhiều ý nghĩa quan trọng như góp phần vào sự phát triển về công nghiệp của huyện, tạo ra hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người dân, tuy nhiên cũng có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Ngành sản xuất xi măng được coi là ngành tiêu tốn tài nguyên khoáng sản, nguyên nhiên vật liệu, phát thải nhiều yếu tố vật chất nguy hại ra môi trường. Do đó việc tìm hiểu rõ ràng các tác động của sản xuất xi măng và qua đó đưa ra giải pháp phát triển sản xuất xi măng theo hướng phát triển bền vững trong bối cảnh mới là vấn đề cấp thiết.Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề trên tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài: Tìm hiểu tác động của sản xuất xi măng huyện Kinh Môn Hải Dương.II.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI1.Mục tiêuMục tiêu của đề tài là nghiên cứu tình hình sản xuất xi măng của huyện Kinh Môn, tác động của việc sản xuất xi măng về kinh tế, tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tới môi trường và cảnh quan. Qua đó đưa ra một số giải pháp để phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng của huyện.2.Nhiệm vụĐể đạt được mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ chính là:Nghiên cứu một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hôi của huyện Kinh MônTìm hiểu công nghệ và tình hình sản xuất xi măng của huyệnTìm hiểu những tác động của sản xuất xi măng tới kinh tế, tổ chức lãnh thổ công nghiệp và môi trường, cảnh quan.Đưa ra một số vấn đề về giải pháp để sản xuất xi măng đạt hiệu quả cao và thân thiện hơn với môi trường.3.Giới hạn của đề tàiDo thời gian kinh phí, và nguồn tư liệu còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung vào một số vấn đề giới hạn như sau:Tìm hiểu công nghệ và tình hình sản xuất xi măng của huyện Kinh MônTìm hiểu những tác động của sản xuất xi măng tới kinh tế, tổ chức lãnh thổ công nghiệp và môi trường.III.CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.Các quan điểm nghiên cứu1.1 Quan điểm lịch sửMọi hiện tượng địa lí đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử vào việc nghiên cứu để thấy được những tác động của sản xuất xi măng tới môi trường trong thời gian qua.1.2 Quan điểm hệ thốngNghiên cứu đề tài phải đảm bảo tính hệ thống. Đó là các vấn đề tuy có bản chất khác nhau nhưng có mói quan hệ tương tác với nhau. Trong nghiên cứu đề tài này quan điểm thống đó là việc sản xuất xi măng, việc phát triển kinh tế, môi trường là các vấn đề khác nhau nhưng lại có sự thống nhất ở mức độ nhất định thể hiện: sản xuất xi măng góp phần phát triển kinh tế, nhưng lại gây ra ô nhiễm môi trường. Ngược lại nếu không có công nghiệp xi măng ở đây thì kinh tế chậm phát triển hơn và môi trường cũng không bị ô nhiễm do khói bụi, nước thải trong quá trình sản xuất xi măng. Tính hệ thống làm cho quá trình nghiên cứu đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu sắc hơn.1.3 Quan điểm phát triển bền vữngKhái niệm phát triển bền vững mới được đưa ra năm 1987 tại Hội Nghị môi trường thế giới ở Stôckhôm: “phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai” 1.Trong phạm vi nghiên cứu, việc phân tích quá trình sản xuất xi măng với những thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn đối với việc phát triển ngành công nghiệp xi măng sao cho việc phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ra những hậu quả tiêu cực nhất là về môi trường để tổn hại tới thế hệ tương lai. 1.4 Quan điểm tổng hợpSử dụng phương pháp luận trong việc nghiên cứu một đề tài, là việc vận dụng các quan điểm trong nghiên cứu. Mỗi một thành phần tự nhiên có quy luật và đặc thù nhưng các thành phần ấy lại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách sâu sắc. Mỗi một thể tổng hợp tự nhiên, xã hội bao gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau, gồm nhiều bộ phận khác nhau hợp thành. Việc phát triển xi măng có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế, cảnh quan, môi trường sinh thái, đất đai, nguồn nước,… Vì vậy cần xem xét, đánh giá việc sản xuất xi măng trong mối quan hệ tổng thể.1.5 Quan điểm kinh tế sinh tháiĐây là quan điểm thường được chỉ đạo để nghiên cứu một vấn đề địa lý ứng dụng. Vận dụng quan điểm này trong khai thác, sử dụng tự nhiên, lợi ích kinh tế luôn được chú trọng, gắn liền với nó là sự phát triển bền vững, hiểu quả kinh tế luôn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.2.Phương pháp nghiên cứu2.1 Phương pháp thực địaNghiên cứu trên thực địa là một phương pháp quan trọng, tuy không phải là phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện đề tài. Việc thực địa nhằm mục đích thu thập tư liệu tìm hiểu về tác động của sản xuất xi măng trên địa bàn huyện.Trong quá trình nghiên cứu thực địa là phương pháp được em lựa chọn để thu thập các tài liệu liên quan tới quá trình sản xuất xi măng, hiện trạng ô nhiễm môi trường, cảnh quan quan sát những hình ảnh tư liệu về việc thải khói, nồng độ bụi trên các tuyến giao thông gần các nhà máy xi măng và một số điểm mà môi trường nước bị ô nhiễm do nước thải của các nhà máy và cơ sở sản xuất.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích số liệuLàm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu phải có đầy đủ số liệu, tài liệu để xử lí chúng. Thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, phân tích số liệu, lựa chọn số liệu, xử lí chúng cần thiết nhằm chứng minh cho vấn đề mà nội dung đề tài nghiên cứu. Dựa vào những số liệu được cung cấp, thu thập được có bước thống kê để rút ra được đặc điểm chung nhất, từ đó ta có thể đánh giá, phân tích một cách tổng hợp vấn đề tác động tới kinh tế, công nghiệp và tới sự ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng trên địa bàn huyện Kinh Môn.2.3 Phương pháp biểu đồ, bản đồTrên cơ sở só liệu đã thu thập, xử lí cần có biểu đồ để đối chiếu, đánh giá hoặc chứng minh một nhận xét cụ thể. Sử dụng biểu đồ còn thể hiện một cách trực quan các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ là một phương tiện trực quan, nội dung địa lý biểu hiện trên bản đồ vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của việc nghiên cứu địa lí. Nên công tác nghiên cứu địa lí rất cần thiết tới bản đồ để minh họa, để chứng minh và thể hiện các kết quả nghiên cứu.Trong bài nghiên cứu của mình phương pháp biểu đồ, bản đồ được sử dụng để thể hiện biểu đồ sản lượng xi măng giai đoạn 2000 2012, biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kinh Môn 1999 2013… Và xây dựng bản đồ hành chính chung huyện Kinh Môn, bản đồ địa chất khoáng sản của huyện, bản đồ phân bố một số nhà máy xi măng trên địa bàn huyện...IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀINgày nay ở nước ta công nghiệp xi măng đã trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, sự phát triển của xi măng là sự phát triển để đảm bảo sự vững chắc cho cơ sở hạ tầng vì vậy nhu cầu xi măng tăng nhanh gắn liền với tăng đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó phát triển xi măng còn tận dụng được những lợi thế về tài nguyên và lao động của mỗi địa phương. Với ý nghĩa như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu tới việc sản xuất phân bố xi măng của nước ta. Tuy nhiên, việc tìm hiểu sản xuất xi măng và những tác động trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Kinh Môn nói riêng còn hạn chế.Liên quan tới lĩnh vực công nghiệp sản xuất xi măng ở Hải Dương có đề tài “ Sự phát triển và phân bố công nghiệp xi măng tỉnh Hải Dương ” của tác giả Giang Minh Huyền. Đề tài đó đã đề cập tới các vấn đề như: tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam; các nguồn lực phát triển công nghiệp xi măng ở Hải Dương; hiện trạng công nghiệp xi măng Hải Dương trong đó chú trọng tìm hiểu về công ty xi măng Hoàng Thạch; tìm hiểu triển vọng và định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng ở Hải Dương và các giải pháp.Bên cạnh đó tỉnh Hải Dương cũng có “ quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh đến năm 2020” trong đó chú trọng tới ngành sản xuất xi măng.Ở Hải Dương có rất nhiều nghiên cứu, đánh giá về môi trường đó là các báo cáo thường niên của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trong đó có đề cập tới hiện trạng môi trường ở huyện Kinh Môn.Như vậy có thể thấy có một số công trình nghiên cứu tới sản xuất xi măng và hiện trạng môi trường của huyện Kinh Môn, trong đó có đề cập ở mức độ nhất định vấn đề sản xuất xi măng. Tuy nhiên chưa đánh giá để thấy được mối quan hệ giữa sản xuất xi măng với kinh tế, môi trường. Trong đề tài này tác giả muốn đi sâu nghiên cứu tác động của sản xuất xi măng tới kinh tế, môi trường, tổ chức lãnh thổ công nghiệp của huyện Kinh Môn. V.MỘT SỐ KHÁI NIỆM1. Nhận thức về môi trườngKhái niệm môi trường có nhiều cách hiểu khác nhau, trong đó có thể chia môi trường thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường con người.Môi trường tự nhiên (môi trường sống) là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.Môi trường con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và bằng lao động của mình khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người.Môi trường con người có thể phân biệt thành 3 bộ phận:•Môi trường tự nhiên: rừng tự nhiên, dòng chày tự nhiên…•Môi trường nhân tạo: là những bộ phận do con người tạo ra như thành phố, đường sá, cầu cống, đồng ruộng, nhà cửa…•Môi trường kinh tế xã hội bao gồm: các hệ thống tổ chức xã hội và kinh tế cùng các mối quan hệ của chúng như hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị xã hội, văn hóa – giáo dục… Môi trường kinh tế xã hội có nhiều dạng khác nhau: môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi trường sản xuất….Có thể nói môi trường con người là một thể thống nhất bao gồm: con người, các điều kiện tự nhiên, các điều kiện nhân tạo, các điều kiện kinh tế xã hội và các mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. Do vậy khi có một sự thay đổi của một bộ phận trong các thành phần của môi trường thì sẽ dẫn đến sự biến đổi dây chuyền của các thành phần khác theo những mức độ khác nhau.2.Một số khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệpTổ chức lãnh thổ công nghiệp: là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất trên cơ sở sử dụng hợp lý nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. 2Điểm công nghiệp: thường chỉ một, hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng. Nó được phân bố gần nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc những điểm dân cư nằm trong một vùng nguyên liệu nông, lâm thủy sản nào đó. Cũng có thể nằm ngay trong vùng tiêu thụ để phục vụ cho những nhu cầu nhất định của dân cư. 3 Cụm công nghiệp: được hiểu là khu công nghiệp nhưng có quy mô diện tích, các cơ sở công nghiệp ít hơn.Khu công nghiệp tập trung: là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lý, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu hợp lý giữa các doanh nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể cả khu công nghiệp nói chung. 4 Ngoài ra trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp còn xuất hiện khái niệm trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp. Cả hai hình thức này đều có quy mô lớn và hiệu quả sản xuất cũng như các mối liên kết rộng giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở huyện Kinh Môn hiện nay chưa đạt tới hai hình thức này. NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄNI. CƠ SỞ LÍ LUẬN1.Một số khái niệmXi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 độ C của đá vôi, đất sét và một số phụ gia điều chỉnh hệ số như quặng sắt, boxit, cát... Thành phần hóa học chủ yếu của phối liệu gồm 04 oxit chính như: CaO (từ đá vôi), và SiO2, Fe2O3, Al2O3 (từ đất sét) nếu thiếu sẽ được bổ sung bằng các phụ gia điều chỉnh kể trên.2.Yêu cầu kĩ thuậtHiện nay có nhiều loại xi măng khác nhau, trên thị trường xi măng Việt Nam được biết nhiều nhất là các loại xi măng Porland được sản xuất theo các mác sau; PC30, PC40, PC50 trong đó:PC là kí hiệu xi măng PorlandCác trị số 30, 40, 50 là cường độ chịu nén của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn tính bằng Nmm2 (MPa) xác định theo TCVN 6016: 1995 (ISO 679:1989). Các chỉ tiêu về chất lượng xi măng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Các chỉ tiêu chất lượng xi măngSTTTên chỉ tiêuMứcPC30PC40PC501Cường độ chịu nén, Nmm2 (MPa) không nhỏ hơn 3 ngày ± 45 phút 28 ngày ± 8 giờ1630214031502Thời gian đông kết (phút)Bắt đầu, không nhỏ hơnKết thúc, không lớn hơn453753Độ nghiền mịn, xác định theo: Phần còn lại trên sàng 0,08 mm%, không lớn hơnBề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm2g, không nhỏ hơn152700124Độ ổn định thể tích theo phương pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn105Hàm lượng SO3 , %, không lớn hơn3,56Hàm lượng MgO , %, không lớn hơn5,07Hàm lượng mất khi nung (MKN) , %, không lớn hơn5,08Hàm lượng cặn không tan (CKT) , %, không lớn hơn1,53.Phân loạiSản phẩm của ngành công nghiệp xi măng bao gồm rất nhiều chủng loại, nhưng có 3 chủng loại xi măng được biết đến nhiều nhất đó là:Clinker xi măng Porland: là sản phẩm được nung kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đã được nghiền mịn và đồng nhất thành phần bao gồm: đá vôi 75 – 80 %, đất sét : 20 – 25 %, và một số phụ gia khác.Xi măng Porland (PC): là chất kết dính bền nước, được sản xuất bằng cách nghiền clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết.Xi măng Porland hỗn hợp (PCB): là chất kết dính bền nước, được sản xuất bằng cách nghiền clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết và phụ gia không quá 40% (phụ gia lười không quá 20%, phụ gia công nghệ không quá 1%).Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao hoặc phụ gia bảo quả nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi măng cũng như bê tông.4.Vai tròTrong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, để phát triển thì bất kì quốc gia nào cũng cần có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vững chắc. Dù là quốc gia phát triển, hay quốc gia đang phát triển thì nhu cầu xây dựng rất lớn. Trong khi đó xi măng là loại vật dụng cơ bản và thông dụng nhất, đang được sử dụng rộng rãi với khối lượng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn đầu phát triển ở các nước, ngành công nghiệp xi măng đều giữ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn tạo điều kiện tích tụ và tập trung tư bản, tạo nguồn vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở mỗi quốc gia. Phát triển ngành công nghiệp xi măng còn kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất và dịch vụ khác phát triển như: xây lắp, thiết bị và phụ tùng, sản xuất bao bì, khảo sát thiết kế thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguyên liệu, dịch vụ bán hàng…. Nơi nào có nhà máy xi măng công suất lớn hoạt động thì ở đó các thị trấn, thị xã, đô thị mới được hình thành. Từ những điều đó có thể khẳng định công nghiệp xi măng là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này lời đầu tiên tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tới giảng viên: GS.TS Nguyễn Viết Thịnh đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thiện khóa luận này.
Đồng trân trọng gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, tổ chức Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hải Dương, Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương, Chi cục Thống kê tỉnh Hải Dương, UBND huyện Kinh Môn, Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng thống kê huyện Kinh Môn… đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tác giả thu thập tài liệu để thực hiện đề tài này.
Nhân đây đặc biệt tác giả gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Địa lý trường Đại học sư phạm Hà Nội, các anh chị khóa trên, bạn bè đã góp ý, sửa chữa, giúp đỡ để tác giả hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất.
Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc về sự giúp đỡ chí tình đó Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Tuyền
Trang 2BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
CCN: cụm công nghiệp
CTTNHH: công ty trách nhiệm hữu hạn
FDI: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ND- CP: Nghị định Chính phủ
NMXM: nhà máy xi măng
ODA: vốn hỗ trợ phát triển chính thức
TCN: trước công nguyên
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
Chương 2: ĐIỀU KIỆN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG HUYỆN KINH MÔN 20
Chương 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT XI MĂNG TỚI HUYỆN KINH MÔN – HẢI DƯƠNG 38
KẾT LUẬN 72
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các chỉ tiêu chất lượng xi măng 9
Bảng 2: Dự báo nhu cầu sử dụng xi măng nước ta trong giai đoạn tiếp theo: 13
Bảng 3: Một số nhà máy xi măng công suất lớn của nước ta 15
Bảng 4: So sánh ưu nhược điểm của công nghệ sản xuất lò đứng và lò quay 34
Bảng 5: Danh mục các thiết bị sản xuất chính của NMXM CTTNHH Cường Thịnh 35
Bảng 6: Nguồn phát sinh và các chất gây ô nhiễm trong sản xuất xi măng 36
Bảng 7: Các NMXM tại huyện Kinh Môn 38
Bảng 8: Số lao động trong ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương 42
Bảng 9: Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Kinh Môn 46
Bảng 10: Thực trạng các tiêu chí môi trường nước sông 51
Bảng11: Thực trạng các tiêu chí môi trường nước tại các điểm tiếp nhận nước thải 54
Bảng 12: Thực trạng các tiêu chí môi trường nước ngầm 57
Bảng 13: Thực trạng các tiêu chí môi trường không khí đường giao thông 59
Bảng 14: Thực trạng các tiêu chí môi trường không khí tại các khu công nghiệp 62
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: sản xuất và tiêu thụ xi măng nước ta qua các năm ( triệu tấn/năm) 16
Bản đồ hành chính 19
Bản đồ khoáng sản 26
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng lò đứng và tác động môi trường 30
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng lò quay và tác động môi trường 33
BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NHÀ MÁY XI MĂNG 39
Biểu đồ: sản lượng xi măng Hải Dương giai đoạn 2000 – 2012 41
Biểu đồ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kinh Môn 1999 - 2013 44
BẢN ĐỒ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 50
Trang 6MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vào thiên niên kỉ thứ III TCN cư dân vùng Lưỡng Hà đã biết sử dụng hỗn hợp
mà hiện nay được coi như là xi măng thô sơ với các vật liệu như vôi tôi, sỏi, cát… để xây dựng Tới thế kỉ XIX, với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật xi măng hiện đại được phát triển dựa vào các nguyên liệu: đá vôi, sét và các phụ gia khác Như vậy xi măng đã có mặt trong đời sống của con người hàng nghìn năm qua và cho đến nay con người vẫn sử dụng nó trong hầu hết các công trình xây dựng, trở thành vật liệu thông dụng nhất trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay Theo những dự đoán thì xi măng vẫn là chất kết dính chủ lực trong thế kỷ tới Đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh tàn phá, cơ sở hạ tầng còn thấp kém Do vậy nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng khi nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Hàng loạt các công trình xây dựng: thuỷ điện, cầu cống, đường xá, các công trình thuỷ lợi, nhà ở… sẽ tiêu thụ một lượng xi măng rất lớn Vì vậy công nghiệp xi măng ngày càng phát triển mạnh Bên cạnh những hiệu quả kinh tế mà công nghiệp xi măng mang lại thì sự phát triển của ngành công nghiệp này còn tác động tới các mặt khác của xã hội nhất là tới môi trường, cảnh quan
Huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương là một trong những địa bàn sản xuất xi măng trọng điểm của miền Bắc Sự phát triển xi măng ở đây đã tạo ra nhiều ý nghĩa quan trọng như góp phần vào sự phát triển về công nghiệp của huyện, tạo
ra hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người dân, tuy nhiên cũng có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường Ngành sản xuất xi măng được coi là ngành tiêu tốn tài nguyên khoáng sản, nguyên nhiên vật liệu, phát thải nhiều yếu tố vật chất nguy hại ra môi trường Do đó việc tìm hiểu rõ ràng các tác động của sản xuất xi măng và qua đó đưa ra giải pháp phát triển sản xuất xi măng theo hướng phát triển bền vững trong bối cảnh mới là vấn đề cấp thiết
Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề trên tác giả nghiên cứu và thực hiện
đề tài: Tìm hiểu tác động của sản xuất xi măng huyện Kinh Môn - Hải Dương.
II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Trang 7Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tình hình sản xuất xi măng của huyện Kinh Môn, tác động của việc sản xuất xi măng về kinh tế, tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tới môi trường và cảnh quan Qua đó đưa ra một số giải pháp để phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng của huyện.
2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ chính là:
- Nghiên cứu một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hôi của huyện Kinh Môn
- Tìm hiểu công nghệ và tình hình sản xuất xi măng của huyện
- Tìm hiểu những tác động của sản xuất xi măng tới kinh tế, tổ chức lãnh thổ công nghiệp và môi trường, cảnh quan
- Đưa ra một số vấn đề về giải pháp để sản xuất xi măng đạt hiệu quả cao
và thân thiện hơn với môi trường
3 Giới hạn của đề tài
Do thời gian kinh phí, và nguồn tư liệu còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung vào một số vấn đề giới hạn như sau:
- Tìm hiểu công nghệ và tình hình sản xuất xi măng của huyện Kinh Môn
- Tìm hiểu những tác động của sản xuất xi măng tới kinh tế, tổ chức lãnh thổ công nghiệp và môi trường
III CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Các quan điểm nghiên cứu
1.1 Quan điểm lịch sử
Mọi hiện tượng địa lí đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển riêng của nó Vận dụng quan điểm lịch sử vào việc nghiên cứu để thấy được những tác động của sản xuất xi măng tới môi trường trong thời gian qua
1.2 Quan điểm hệ thống
Nghiên cứu đề tài phải đảm bảo tính hệ thống Đó là các vấn đề tuy có bản chất khác nhau nhưng có mói quan hệ tương tác với nhau Trong nghiên cứu đề tài này quan điểm thống đó là việc sản xuất xi măng, việc phát triển kinh tế, môi trường là các vấn đề khác nhau nhưng lại có sự thống nhất ở mức độ nhất định thể hiện: sản xuất xi măng góp phần phát triển kinh tế, nhưng lại gây ra ô nhiễm môi trường Ngược lại nếu không có công nghiệp xi măng ở đây thì kinh
tế chậm phát triển hơn và môi trường cũng không bị ô nhiễm do khói bụi, nước thải trong quá trình sản xuất xi măng Tính hệ thống làm cho quá trình nghiên cứu đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu sắc hơn
1.3 Quan điểm phát triển bền vững
Trang 8Khái niệm phát triển bền vững mới được đưa ra năm 1987 tại Hội Nghị môi trường thế giới ở Stôckhôm: “phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai” [1].
Trong phạm vi nghiên cứu, việc phân tích quá trình sản xuất xi măng với những thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn đối với việc phát triển ngành công nghiệp xi măng sao cho việc phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ra những hậu quả tiêu cực nhất là về môi trường để tổn hại tới thế hệ tương lai
1.4 Quan điểm tổng hợp
Sử dụng phương pháp luận trong việc nghiên cứu một đề tài, là việc vận dụng các quan điểm trong nghiên cứu Mỗi một thành phần tự nhiên có quy luật và đặc thù nhưng các thành phần ấy lại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách sâu sắc Mỗi một thể tổng hợp tự nhiên, xã hội bao gồm nhiều thành phần cấu tạo khác nhau, gồm nhiều bộ phận khác nhau hợp thành
Việc phát triển xi măng có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế, cảnh quan, môi trường sinh thái, đất đai, nguồn nước,… Vì vậy cần xem xét, đánh giá việc sản xuất xi măng trong mối quan hệ tổng thể
1.5 Quan điểm kinh tế sinh thái
Đây là quan điểm thường được chỉ đạo để nghiên cứu một vấn đề địa lý ứng dụng Vận dụng quan điểm này trong khai thác, sử dụng tự nhiên, lợi ích kinh tế luôn được chú trọng, gắn liền với nó là sự phát triển bền vững, hiểu quả kinh tế luôn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái
2 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp thực địa
Nghiên cứu trên thực địa là một phương pháp quan trọng, tuy không phải là phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện đề tài Việc thực địa nhằm mục đích thu thập tư liệu tìm hiểu về tác động của sản xuất xi măng trên địa bàn huyện
Trong quá trình nghiên cứu thực địa là phương pháp được em lựa chọn để thu thập các tài liệu liên quan tới quá trình sản xuất xi măng, hiện trạng ô nhiễm môi trường, cảnh quan quan sát những hình ảnh tư liệu về việc thải khói, nồng độ bụi
Trang 9trên các tuyến giao thông gần các nhà máy xi măng và một số điểm mà môi trường nước bị ô nhiễm do nước thải của các nhà máy và cơ sở sản xuất.
2.2 Phương pháp thu thập, phân tích số liệu
Làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu phải có đầy đủ
số liệu, tài liệu để xử lí chúng Thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, phân tích số liệu, lựa chọn số liệu, xử lí chúng cần thiết nhằm chứng minh cho vấn đề mà nội dung đề tài nghiên cứu Dựa vào những số liệu được cung cấp, thu thập được có bước thống kê để rút ra được đặc điểm chung nhất, từ đó ta có thể đánh giá, phân tích một cách tổng hợp vấn đề tác động tới kinh tế, công nghiệp và tới sự ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng trên địa bàn huyện Kinh Môn
2.3 Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Trên cơ sở só liệu đã thu thập, xử lí cần có biểu đồ để đối chiếu, đánh giá hoặc chứng minh một nhận xét cụ thể Sử dụng biểu đồ còn thể hiện một cách trực quan các đối tượng nghiên cứu Bản đồ là một phương tiện trực quan, nội dung địa lý biểu hiện trên bản đồ vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của việc nghiên cứu địa lí Nên công tác nghiên cứu địa lí rất cần thiết tới bản đồ để minh họa, để chứng minh và thể hiện các kết quả nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu của mình phương pháp biểu đồ, bản đồ được sử dụng để thể hiện biểu đồ sản lượng xi măng giai đoạn 2000 - 2012, biểu đồ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế huyện Kinh Môn 1999 - 2013… Và xây dựng bản đồ hành chính chung huyện Kinh Môn, bản đồ địa chất khoáng sản của huyện, bản đồ phân bố một số nhà máy xi măng trên địa bàn huyện
IV LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Ngày nay ở nước ta công nghiệp xi măng đã trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, sự phát triển của xi măng là sự phát triển để đảm bảo sự vững chắc cho cơ sở
hạ tầng vì vậy nhu cầu xi măng tăng nhanh gắn liền với tăng đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế Bên cạnh đó phát triển xi măng còn tận dụng được những lợi thế
về tài nguyên và lao động của mỗi địa phương Với ý nghĩa như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu tới việc sản xuất phân bố xi măng của nước ta Tuy
Trang 10nhiên, việc tìm hiểu sản xuất xi măng và những tác động trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Kinh Môn nói riêng còn hạn chế.
Liên quan tới lĩnh vực công nghiệp sản xuất xi măng ở Hải Dương có đề tài “
Sự phát triển và phân bố công nghiệp xi măng tỉnh Hải Dương ” của tác giả
Giang Minh Huyền Đề tài đó đã đề cập tới các vấn đề như: tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam; các nguồn lực phát triển công nghiệp
xi măng ở Hải Dương; hiện trạng công nghiệp xi măng Hải Dương trong đó chú trọng tìm hiểu về công ty xi măng Hoàng Thạch; tìm hiểu triển vọng và định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng ở Hải Dương và các giải pháp.Bên cạnh đó tỉnh Hải Dương cũng có “ quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh đến năm 2020” trong đó chú trọng tới ngành sản xuất xi măng
Ở Hải Dương có rất nhiều nghiên cứu, đánh giá về môi trường đó là các báo cáo thường niên của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trong đó có
đề cập tới hiện trạng môi trường ở huyện Kinh Môn
Như vậy có thể thấy có một số công trình nghiên cứu tới sản xuất xi măng và hiện trạng môi trường của huyện Kinh Môn, trong đó có đề cập ở mức độ nhất định vấn đề sản xuất xi măng Tuy nhiên chưa đánh giá để thấy được mối quan
hệ giữa sản xuất xi măng với kinh tế, môi trường Trong đề tài này tác giả muốn
đi sâu nghiên cứu tác động của sản xuất xi măng tới kinh tế, môi trường, tổ chức lãnh thổ công nghiệp của huyện Kinh Môn
Môi trường con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và bằng lao động của mình khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người
Trang 11Môi trường con người có thể phân biệt thành 3 bộ phận:
• Môi trường tự nhiên: rừng tự nhiên, dòng chày tự nhiên…
• Môi trường nhân tạo: là những bộ phận do con người tạo ra như thành phố, đường sá, cầu cống, đồng ruộng, nhà cửa…
• Môi trường kinh tế - xã hội bao gồm: các hệ thống tổ chức xã hội và kinh
tế cùng các mối quan hệ của chúng như hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị -
xã hội, văn hóa – giáo dục… Môi trường kinh tế - xã hội có nhiều dạng khác nhau: môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi trường sản xuất…
Có thể nói môi trường con người là một thể thống nhất bao gồm: con người, các điều kiện tự nhiên, các điều kiện nhân tạo, các điều kiện kinh tế xã hội và các mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng Do vậy khi có một sự thay đổi của một bộ phận trong các thành phần của môi trường thì sẽ dẫn đến sự biến đổi dây chuyền của các thành phần khác theo những mức độ khác nhau
2 Một số khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất trên cơ sở sử dụng hợp lý nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường [2]
- Điểm công nghiệp: thường chỉ một, hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng Nó được phân bố gần nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc những điểm dân cư nằm trong một vùng nguyên liệu nông, lâm thủy sản nào đó Cũng có thể nằm ngay trong vùng tiêu thụ để phục vụ cho những nhu cầu nhất định của dân cư [3]
- Cụm công nghiệp: được hiểu là khu công nghiệp nhưng có quy mô diện tích, các cơ sở công nghiệp ít hơn
- Khu công nghiệp tập trung: là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lý, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với
cơ cấu hợp lý giữa các doanh nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể cả khu công nghiệp nói chung [4]
- Ngoài ra trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp còn xuất hiện khái niệm trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp Cả hai hình thức này đều có quy
Trang 12mô lớn và hiệu quả sản xuất cũng như các mối liên kết rộng giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ khác nhau Tuy nhiên trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở huyện Kinh Môn hiện nay chưa đạt tới hai hình thức này.
Trang 13NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Một số khái niệm
Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng
cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định
Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 độ C của đá vôi, đất sét và một số phụ gia điều chỉnh hệ số như quặng sắt, boxit, cát Thành phần hóa học chủ yếu của phối liệu gồm 04 oxit chính như: CaO (từ đá vôi), và SiO2, Fe2O3, Al2O3 (từ đất sét) nếu thiếu sẽ được bổ sung bằng các phụ gia điều chỉnh kể trên
2 Yêu cầu kĩ thuật
Hiện nay có nhiều loại xi măng khác nhau, trên thị trường xi măng Việt Nam được biết nhiều nhất là các loại xi măng Porland được sản xuất theo các mác sau; PC30, PC40, PC50 trong đó:
PC là kí hiệu xi măng Porland
Các trị số 30, 40, 50 là cường độ chịu nén của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn tính bằng N/mm2 (MPa) xác định theo TCVN 6016: 1995 (ISO 679:1989) Các chỉ tiêu về chất lượng xi măng được thể hiện ở bảng sau:
Trang 14Bảng 1: Các chỉ tiêu chất lượng xi măng
21 40
31 50
2 Thời gian đông kết (phút)
Bắt đầu, không nhỏ hơn Kết thúc, không lớn hơn
45 375
3 Độ nghiền mịn, xác định theo:
Phần còn lại trên sàng 0,08 mm%, không lớn hơn
Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm 2 /g, không nhỏ hơn
15 2700 12
4 Độ ổn định thể tích theo phương pháp Le Chatelier, mm, không
lớn hơn
10
5 Hàm lượng SO 3 , %, không lớn hơn 3,5
7 Hàm lượng mất khi nung (MKN) , %, không lớn hơn 5,0
8 Hàm lượng cặn không tan (CKT) , %, không lớn hơn 1,5
4 Vai trò
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, để phát triển thì bất kì quốc gia nào
Trang 15phát triển, hay quốc gia đang phát triển thì nhu cầu xây dựng rất lớn Trong khi
đó xi măng là loại vật dụng cơ bản và thông dụng nhất, đang được sử dụng rộng rãi với khối lượng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng Trong giai đoạn đầu phát triển ở các nước, ngành công nghiệp xi măng đều giữ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn tạo điều kiện tích tụ và tập trung tư bản, tạo nguồn vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở mỗi quốc gia Phát triển ngành công nghiệp xi măng còn kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất và dịch vụ khác phát triển như: xây lắp, thiết bị và phụ tùng, sản xuất bao bì, khảo sát thiết kế thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguyên liệu, dịch vụ bán hàng… Nơi nào có nhà máy xi măng công suất lớn hoạt động thì ở đó các thị trấn, thị xã, đô thị mới được hình thành Từ những điều đó có thể khẳng định công nghiệp xi măng là ngành kinh
tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân
5 Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng
Xi măng là loại sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất có đặc điểm rất đặc biệt và hiện nay gần như chưa thể thay thế được và ngành công nghiệp xi măng có một
số đặc điểm như sau:
Xi măng là một loại sản phẩm được sử dụng như một chất kết dính, liên kết các loại vật liệu khác rất quan trọng và không thể thay thế được trong ngành xây dựng Nhu cầu xi măng liên tục tăng trong những năm qua gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ phát triển của ngành xây dựng
Nhà máy xi măng được tập trung theo khu vực các mỏ sét và đá vôi, nhưng tiêu dùng thì phân tán phụ thuộc vào khu dân cư, khu công nghiệp và những công trình xây dựng
Công nghệ sản xuất xi măng hiện đại, vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài
Có sự khác biệt lớn trong giá thành sản xuất xi măng, vốn đầu tư, thời gian xây dựng theo từng loại công nghệ lò quay hay lò đứng
Công nghệ sản xuất xi măng gắn liền với việc hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường Do trong quá trình sản xuất xi măng thải ra một lượng CO2 rất lớn từ quá trình đốt nhiên liệu, CO2 thoát ra gián tiếp từ các nguồn điện năng suất, từ nguồn
Trang 16nhiệt điện, đồng thời tạo ra một lượng bụi rất lớn khi nung, nghiền clinker gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Dây chuyền vận hành liên tục nhưng sản phẩm tiêu thụ có thời vụ Để tối ưu hóa chi phí đầu tư ban đầu các dây chuyền thiết bị xi măng lò quay phải hoạt động liên tục không dưới 23 giờ/ngày tính bình quân trong 1 năm, điều này có nghĩa là dây chuyền phải vận hành liên tục chỉ dừng lại khi có chế độ bảo dưỡng Trong khi đó sản phẩm xi măng tiêu thụ có tính thời vụ phụ thuộc vào nhu cầu xây dựng Nhu cầu xi măng tăng mạnh vào mùa khô, giảm vào mùa mưa nên sản phẩm ra lò vào mùa mưa cần được dự trữ
6 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xi măng
Vị trí địa lí: quy định đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, phát huy
lợi thế so sánh về giao thông, có thể tạo được mối liên hệ kinh tế trong sản xuất, trao đổi sản phẩm, tiếp thu khoa học kĩ thuật… thông qua hệ thống giao thông, cảng biển, cảng sông
Tài nguyên thiên nhiên: là nhân tố quan trọng hàng đầu tới việc phát triển
ngành xi măng bao gồm: khoáng sản, nguyên liệu, nhiên liệu, nguồn nước… Cụ thể là: đá vôi, sét, nguyên liệu điều chỉnh, phụ gia…
Nguồn nhân lực: dân cư và lao động và người tham gia vào quá trình sản xuất
và cũng là người tiêu thụ các sản phẩm xi măng Sự phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế của các vùng dân cư có vai trò lớn trong việc hình thành nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường nội địa
Thị trường: thị trường và nhu cầu tiêu thụ là động lực thúc đẩy ngành xi măng
phát triển Nhu cầu thị trường quyết định đến quy mô, giá cả, chất lượng, chủng loại… quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Vốn đầu tư: quyết định đến quy mô, công suất thiết kế của nhà máy Đặc
trưng của ngành là cần có nguồn vốn lớn, thu hồi vốn lâu, có các điều kiện về vị trí, tài nguyên, lao động, thị trường nhưng cần phải có vốn đầu tư xây dựng và đầu tư công nghệ mới xây dựng được nhà máy xi măng
Trang 17Cơ sở hạ tầng: mặt bằng xây dựng nhà máy, hệ thống giao thông, điện,
nước… tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành, phát triển công nghiệp xi măng trên địa bàn địa phương
Đường lối phát triển, chính sánh, sự quản lí của nhà nước: là nhân tố định
hướng cho sự phát triển của ngành thông qua sự điều tiết vốn, chính sách ưu đãi với cơ sở sản xuất, định hướng giá cả, tìm hiểu mở rộng thi trường xuất khẩu cho sản phẩm…
Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp xi măng Các nhân tố vị trí, tài nguyên, lao động, thị trường, vốn, đường lối sẽ có những ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau trong từng giai đoạn và theo từng địa phương
7 Tác động của sản xuất xi măng
Sự phát triển của bất cứ ngành công nghiệp nào đều có những tác động nhất định bao gồm cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực ngành công nghiệp xi măng cũng vậy
Ngành công nghiệp xi măng phát triển có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương thông qua: đóng góp vào giá trị công nghiệp chung, đóng góp vào ngân sách, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nhiều tác động tích cực trong việc phát triển các ngành phụ trợ và các hoạt động dịch vụ.Tuy nhiên sự phát triển của ngành xi măng lại tác động tiêu cực tới môi trường gây ra sự ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất là môi trường không khí
và môi trường nước, đất Bên cạnh đó còn thay đổi cảnh quan, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Điều kiện phát triển ngành xi măng ở Việt Nam
Vị trí địa lí: nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nhiều thuận lợi về
vận tải biển, thuộc Châu Á Thái Bình Dương – khu vực có nền kinh tế phát triển năng động rất thuận lợi cho việc phát triển công nhiệp xi măng Với vị trí đó, nước ta có điều kiện để trao đổi sản phẩm, tiếp thu khoa học kĩ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu… Nhất là có vị trí nằm trong các vận động địa chất kiến tạo
Trang 18trong lịch sử để hiện nay có nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng dồi dào và phong phú.
Tài nguyên thiên nhiên: nước ta có khoảng 190 mỏ đá vôi được khảo sát, có
trữ lượng 22 tỷ tấn tập trung chủ yếu ở các tình thuộc vùng Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và một số ít ở Tây Nam Bộ Nguồn đá vôi có chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của sản xuất xi măng với thành phần CaCO3 hơn 90% trong đó hàm lượng CaO đạt trên 50%
Đất sét: có 98 mỏ đạt tiêu chuẩn về thành phần hóa học với hàm lượng SiO2 > 70%, phân bố tập trung ở một số vùng Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và một số ít ở Tây Nam Bộ
Nguyên liệu điều chỉnh, phụ gia cho xi măng (123 mỏ với trữ lượng 1,13 tỉ tấn) đều phân bố khắp trên cả nước thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng
Nhiên liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng bao gồm: than, dầu, khí đốt… Nguồn nhiên liệu được cung cấp từ các mỏ than vùng Đông Bắc, nguồn dầu khí
ở thềm lục địa phía nam…
Nguồn lao động: với hơn 90 triệu dân, hiện tại có trên 53 triệu lao động: đó là
nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng được nhu cầu nhân lực để phát triển xi măng
Số dân đông, sự phát triển kinh tế cũng tăng nhu cầu xây dựng gián tiếp tác động tới sự phát triển của ngành xi măng ở nước ta
Thị trường: nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên
nhu cầu xây dựng lớn điều đó có nghĩa nhu cầu về xi măng vẫn rất cao Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng xi măng trên thế giới cũng rất lớn đó là thị trường tiềm năng để chúng ta mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất Năm 2013, tổng công suất các nhà máy xi măng đang hoạt động đạt trên 70 triệu tấn, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ được khoảng 61 triệu tấn, đạt 107,5% so với kế hoạch năm, tăng 13,9% so với năm 2012; trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 47 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 14 triệu tấn Trong tương lai nhu cầu sử dụng xi măng nước ta vẫn còn rất lớn
Trang 19Năm Nhu cầu sử dụng xi măng (triệu tấn)
Vốn: nguồn vốn đầu tư cho xi măng ở nước ta gồm nguồn vốn ngân sách, vốn
tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp chiếm trên 55% Bên cạnh đó là nguồn vốn ODA, FDI cũng ngày được đầu tư nhiều vào sản xuất xi măng nước ta
2 Lịch sử phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
Ngành công nghiệp xi măng của Việt Nam đã có lịch sử phát triển trên 100 năm, bắt đầu từ Nhà máy xi măng Hải Phòng được thành lập năm 1899 với một cụm lò đứng công suất 300 nghìn tấn/năm Năm 1964 xây dựng nhà máy xi măng Hà Tiên với 2 lò quay công suất 300 nghìn tấn/năm
Trong kế hoạch 5 năm lần I từ 1976 – 1980 để đáp ứng được nhu cầu kiến thiết lại đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng mới 2 nhà máy xi măng hiện đại là nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) với công suất 1,2 triệu tấn clinker/năm, bắt đầu sản xuất năm 1981 Và nhà máy xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương) công suất 1,1 triệu tấn clinker/năm, bắt đầu sản xuất năm 1983
Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng Việt Nam Sau 22 năm, tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng Năm 2012, tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đạt 68,5triệu tấn, năng lực sản xuất 63 triệu tấn, về cơ bản cung đã vượt cầu
3 Thực trạng sản xuất và phát triển xi măng Việt Nam
Hiện nay có 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành xi măng, với tổng công suất lên đến 68,5 triệu tấn/năm, trong đó gồm có: 68 dây chuyền lò quay với tổng công suất thiết kế 67,32 triệu tấn/năm và 13 dây chuyền
xi măng lò đứng Trong đó 11 công ty xi măng lớn chiếm hơn 50%, Hà Tiên 1
Trang 20có công suất thiết kế lớn nhất với 7,3 triệu tấn/năm Dự kiến tới hết năm 2014 sẽ
có 76 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay (tăng 5 dây chuyền so với năm 2013) đi vào hoạt động nhưng trong các năm tiếp theo 2015, 2016 sẽ không có thêm dự án nào đi vào hoạt động
Bảng 3: Một số nhà máy xi măng công suất lớn của nước ta
Stt Nhà máy xi măng Địa điểm Công suất hiện tại
(ngàn tấn)
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2013 có 6 nhà máy xi măng với công suất 6,72 triệu tấn đi vào hoạt động,tổng công suất cả nước lên trên 75triệu tấn/năm Đó là Nhà máy XM X18 công su ất 3,6 triệu tấn/năm; Nhà máy XM 12/9 Nghệ An (XM Dầu khí) công suất 0,6 triệu tấn/năm; Nhà máy XM Trung Sơn –Bình Minh (Hòa Bình) 0,91 triệu tấn/năm; Nhà máy XM Hương Sơn 0,35 triệu tấn/năm; XM Mai Sơn (Sơn La) 0.91 triệu tấn/năm; XM Công Thanh
2 (Thanh Hóa) 3,6 triệu tấn/năm
Rất nhiều nhà máy được xây dựng mới và nhiều dây chuyền được tăng công suất làm sản lượng xi măng ngày cảng tăng nhanh Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nước liên tục bị sụt giảm Năm 2012, toàn ngành công nghiệp xi măng tiêu thụ 53,61 triệu tấn xi măng và clinker Trong đó xi măng tiêu thụ nội địa đạt 45,5 triệu tấn giảm 8% so với năm 2011, xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn clinker và xi măng (trong đó xi măng đạt 1,6 triệu tấn) Như vậy cung đã vượt cầu khá nhiều
Trang 21Biểu đồ: sản xuất và tiêu thụ xi măng nước ta qua các năm ( triệu tấn/năm)
Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền, thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất 41 – 46%; miền Nam 31 - 33 %; miền Trung chiếm tỷ lệ thấp nhất 21 – 25% Bên cạnh đó, do tính chất ngành xây dựng có tính mùa vụ nên tiêu thụ xi măng trong quý 2 và quý 4 là cao nhất (sau tết và mùa khô ở miền Nam) Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến lượng hàng tồn kho và doanh thu của công
ty xi măng
Ngành xi măng trong những năm gần đây đang trong giai đoạn rất khó khăn, cung vượt cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt trong khi thị trường bất động sản lại đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoạt động hoặc giãn tiến độ nên nhu cầu tiêu thụ xi măng càng sụt giảm Các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, giá nguyên liệu đầu vào lại cao, chi phí lãi vay lớn do đầu tư xây dựng nhà máy xi măng khá tốn kém, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản như XM Đồng Bành, XM Hạ Long, XM Quang Sơn…
Trước tình trạng thị trường tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn thì xuất khẩu là xu hướng mà xi măng nước ta đang hướng tới, do mang lại những hiệu quả như giảm áp lực tiêu thụ trong nước, thu được ngoại tệ trả nợ, với giá thành không thấp hơn nhiều so với các nước khác, khoảng 1- 2 USD/tấn, nhất là clinker xuất với giá cao hơn so với tiêu thụ trong nước Có thể coi giá xuất khẩu như giá bán buôn, còn giá tiêu thụ trong nước là giá bán lẻ và xét về mặt hiệu
Trang 22quả là gần tương đương nếu thị trường tiêu thụ ổn định Với mức giá xuất khẩu khoảng 38 - 39 USD/tấn clinker, Vicem vẫn đủ bù được chi phí sản xuất, lãi vay
và các chi phí khác Chẳng hạn, xi măng Vicem Hoàng Thạch công suất 4 triệu tấn/năm, do chưa chủ động xuất khẩu, nên những tháng đầu năm 2012 tồn đọng hơn 500 nghìn tấn clinker Năm 2013, doanh nghiệp chủ động xuất khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng công tác bán hàng trong nước, nên lợi nhuận của Hoàng Thạch đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2012
4 Tác động của sản xuất xi măng Việt Nam
Ngành công nghiệp xi măng trong nhiều năm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta Sự phát triển của ngành có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước Với sản lượng sản xuất năm 2013 là 68,5 triệu tấn tương ứng với 822.000 tỷ đồng, chiếm 2,1 % giá trị công nghiệp của cả nước Ngành xi măng nộp ngân sách 9.864 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 162 nghìn lao động sự phát triển của ngành xi măng không chỉ tạo giá trị sản xuất lớn mà còn thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năm
2013, khu vực I: 21,5 %; khu vực II: 40,7 %, khu vực III: 37,8 %
Tuy nhiên ngành xi măng đã gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề tại các khu vực có nhà máy xi măng từ các nhà máy lớn cho đến các cơ sở sản xuất nhỏ như: MNXM Phúc Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hà Tiên… Bên cạnh đã làm thay đổi cảnh quan qua hoạt động khai thác một lượng lớn nguyên liệu đá vôi, sét, thạch cao…
5 Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng nước ta giai đoạn
2010 – 2020 tính đến năm 2030
- Đầu tư phát triển công nghiệp xi măng bền vững, sử dụng tài nguyên hợp
lý, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và bảo đảm an ninh, quốc phòng Ưu tiên: các dự án phía Nam; đầu tư mở rộng các nhà máy công suất lớn, công nghệ hiện đại, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp Không đầu tư các trạm nghiền độc lập, riêng lẻ
Trang 23- Về công nghệ: sử dụng công nghệ tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng Lựa chọn thiết bị phù hợp, sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý
Khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay…
Trang 24Bản đồ hành chính
Trang 25Chương 2: ĐIỀU KIỆN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG HUYỆN KINH MÔN
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN KINH MÔN
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí đại lí
Tọa độ: 20°59'59"B, 106°30'28" Đ
Diện tích: 111,9 km2
Huyện lỵ: thị trấn Kinh Môn
Bao gồm: 3 thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân và 22 xã là: Tân Dân, Hoành Sơn, Duy Tân, Thất Hùng, Lê Ninh, Phúc Thành, Quang Trung, Thăng Long, Bạch Đằng, Thái Sơn, Phạm Mệnh, Hiệp Sơn, Hiệp Hoà, Lạc Long, An Sinh, Thượng Quận, An Phụ, Hiệp An, Long Xuyên, Hiến Thành, Thái Thịnh, Minh Hoà
Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim Thành, phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và Chí Linh của Tỉnh Hải Dương
Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh Thầy, sông Đá vách, sông Hàn Mấu)
Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng: cách Hà nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư
1.2 Các điều kiện tự nhiên
1.2.1 Địa chất, địa hình
- Địa hình: Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp Kinh Môn có khoảng 2.100 ha đồi núi đất và 320 ha núi đá xanh, phân bổ như sau:
• Phía Tả ngạn sông Kinh Thầy (5 xã khu Nhị Chiểu), hay còn gọi là 5 xã khu đảo có 34 đỉnh, đỉnh cao trên 100 m so với mặt biển là các đỉnh Cúc Tiên, Mỏm Diều, 2 đỉnh Cao San nằm trên dãy núi ngang và các dãy núi đá xanh ở
Trang 26các xã Duy Tân, Phú Thứ, Tân Dân, Minh Tân, nhưng tập trung nhất ở xã Minh Tân và Phú Thứ với diện tích 5km2.
• Hữu ngạn sông Kinh Thầy hình thành một dải núi liên tiếp chạy dài từ Tây Bắc đến Đông Nam khoảng 16 km, chỗ rộng nhất là 2 km, có ngọn cao trên
100 m so với mặt biển Riêng đỉnh An Phụ cao 246 m là ngọn núi cao nhất trong
113 ngọn núi thuộc huyện Kinh Môn Sát bờ sông Kinh Thầy có dãy núi đá Kính Chủ thuộc 2 thôn Dương Nham và Lĩnh Đông (xã Phạm Mệnh)
1.2.2 Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nắng nhiều:
Nhiệt độ trung bình là 23,3 oC Số giờ nắng trung bình trong năm là 1700 giờ.Lượng mưa trung bình 1500 -1700 mm Độ ẩm trung bình đạt 85 - 87 %
Hàng năm chia làm 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt đó là:
• Mùa đông (mùa khô) từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thường mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm), nhiệt độ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt
độ trung bình 13,80C Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Bắc lạnh
• Mùa hạ (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10: thường nhiệt độ cao (nhất tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,40C), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 7, tháng 8 Vào mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa theo hướng Nam và Đông Nam
1.2.3 Thủy văn
Huyện có hệ thống sông lớn bao bọc rất thuận lợi cho giao thông thuỷ và là nguồn cung cấp phù sa cho đất, nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.Một số sông lớn:
• Sông Kinh Thày, hay Sông Kinh Thầy, nối thông giữa sông Thái Bình với các sông vùng Đông Bắc, có chiều dài 44,5 km Điểm đầu từ ngã ba Nấu Khê xã
Cổ Thành huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Điểm cuối là ngã ba Trại Sơn nơi giáp ranh giữa thị trấn Phú Thứ và thị trấn Kinh Môn (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) Các loại tàu thuyền có tải trọng 150 - 250 tấn hoạt động được trên sông trong cả 2 mùa
Trang 27• Sông Kinh Môn dài khoảng 45 km là một nhánh nhỏ ngắn của hệ thống sông Thái Bình, chảy qua hai tỉnh Hải Dương và Hải Phòng Sông bắt đầu từ địa phận xã Thăng Long huyện Kinh Môn, Hải Dương tách ra từ sông Kinh Thầy…Nguồn nước ngầm khá phong phú tuy nhiên hiện nay nhiều nơi đang bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.
1.2.4 Đất đai
Tài nguyên đất: Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản Đất thuộc phù sa cổ của sông Thái Bình có độ pH từ 5,5 - 6,5, độ phì thấp
1.2.5 Sinh vật
Tài nguyên rừng : Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất trong
đó có khoảng 300 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na) và hơn 15.000
ha rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán
1.2.6 Khoáng sản
Đá vôi: Trữ lượng khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn chất lượng tốt (hàm lượng CaCO3 đạt 90 - 97%) có thể khai thác làm xi măng,
số còn lại làm vôi và đá xây dựng
Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn (có ở Hoàng Thạch - Bích Nhôi - Tử Lạc), bô xít 20 vạn tấn ở Lỗ Sơn
Đất sét và đá phiến sét trữ lượng hàng chục triệu tấn khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các dòng sông
Vùng núi đá xanh của huyện là nguồn nguyên liệu dồi dào để xây dựng các nhà máy xi măng lớn như Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Duyên Linh, Văn Chánh, là nguồn nguyên liệu nung vôi và cung cấp đá xanh cho các công trình xây dựng.Ngoài ra còn có đất chịu lửa ở Lê Ninh
2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân cư và xã hội
Tính đến năm 2013, dân số huyện Kinh Môn là: 163.046 người chiếm 9,3 % dân số của tỉnh Hải Dương Huyện Kinh Môn là huyện có số dân đông thứ 3 của tỉnh Hải Dương, chỉ xếp sau thành phố Hải Dương, huyện Chí Linh; dân số đều nhiều hơn 9 huyện còn lại của tỉnh Trong thời gian qua dân số của huyện có nhiều biến động: năm 2005 là 162.888 người và giảm liên tục đến năm 2009 còn
Trang 28157.191 người, sau đó lại có xu hướng tăng lên từ 157.191 (2009) lên 158.972 ; năm 2001: 159.524 người và hiện nay là 163.046 người.
So với tỉnh Hải Dương và vùng Đồng bằng sông Hồng thì huyện Kinh Môn
có mật độ dân số thấp hơn và hiện nay là 1006 người /km2 Tuy nhiên là một huyện thuộc rìa đồng bằng thì mật độ dân số như vậy là ở mức cao Sự phân bố dân cư không đồng đều trong toàn huyện
Tổng số dân có sự thay đổi và hiện nay vẫn tăng nhẹ qua các năm Hiện nay
do nỗ lực trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 1,1% (1999) xuống còn 0,88% (2011) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 2013 là 1,17 % Tổng số trẻ sinh năm 2013 là 2.890 trẻ giảm 8,9 % so với năm 2012.Về cơ cấu dân số, cũng như xu hướng chung của cả nước, cơ cấu dân
số của huyện đang bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tỉ trọng dân số trong
độ tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi chiếm 67,4 %, dưới dưới tuổi lao động (dưới 15 tuổi) là 21 % và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi) là 11,1 % Hiện nay số người trong độ tuổi lao động của huyện là 105.155 người Như vậy đây là một điều kiện hết sức thuận lợi với nguồn lao động trẻ, số lượng dồi dào nếu như huyện có chính sách sử dụng lao động hợp lý thì chắc chắn kinh tế sẽ phát triển nhanh chóng, và đạt được nhiều thành tựu mới
Cơ cấu dân số theo giới tính của huyện Kinh Môn là 49% dân số là nữ, 51 % dân số là nam Hiện nay huyện đang trong tình trạng mất cân bằng giới tính trẻ
sơ sinh, năm 2013 tỉ số giới tình khi sinh là: 119 bé trai / 100 bé gái
Cơ cấu lao động năm 2013 của huyện như sau: khu vực Nông, lâm nghiệp thủy sản: 48,7 %; khu vực công nghiệp xây dựng 28,2%; khu vực dịch vụ: 23,1%
Đô thị Kinh Môn gồm 3 thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân, hiện tại là các đô thị loại V thuộc huyện Huyện Kinh Môn đã triển khai chương trình phát triển đô thị: sẽ tập trung đầu tư phát triển cho các xã giáp ranh đô thị hóa cao, nhằm bảo đảm kế hoạch đến năm 2015 sẽ thành lập thị xã gồm 25 đơn vị hành chính (3 phường nội thị thành lập từ 3 thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân và
22 xã); đến năm 2020 sẽ có 7 phường và 18 xã (4 phường thành lập mới từ các
xã Hiệp An, Hiệp Sơn, Duy Tân, An Phụ Dân số toàn đô thị đến năm 2020 đạt
180 nghìn người, trong đó 40% nội thị và mật độ dân số đạt 5.300 người/km2
Trang 29Về công tác văn hóa-xã hội:
• Thực hiện tốt chất lượng dạy và học, 100% các trường đã hoàn thành chương trình, kế hoạch theo đúng quy định Xét hoàn thành chương trình tiểu học cho 2.251 học sinh, số học sinh THCS được công nhận tốt nghiệp tốt nghiệp
là 2.188 học sinh, đạt 99,5 % Tỉ lệ tốt nghiệp cấp THPT đạt 98,98 %
• Về chính sách xã hội: năm 2013 đã tạo việc làm mới cho 2.402 lao động, đạt 109,18 % kế hoạch năm, tăng 3% so với năm 2012 Mở 19 lớp đào tạo nghề cho 665 người lao động
Cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng ngày càng được các cấp ngành đầu tư hiện nay hệ thống giao thông đường bộ khá hoàn thiện với các quốc lộ, tỉnh lộ như tỉnh lộ 388, tỉnh lộ 389, tỉnh lộ 389b Trước đây Kinh Môn được biết tới như một huyện đảo tách biệt với xung quanh bởi 4 sông lớn, nhưng với tốc độ phát triển hiện nay và đặc biệt con đường mới đã được mở ra nối liền Quốc Lộ 5 Và Quốc Lộ
18 với hai cây cầu được xây dựng là cầu Hiệp Thượng và cầu Hoàng Thạch Vì vậy việc giao lưu và đi lại của người dân vùng đảo (5 xã khu đảo), với các xã và và huyện lị trong khu vực đã thuận lợi hơn nhiều Bên cạnh đường bộ thì đường sông cũng là một lọai hình giao thông khá quan trọng của huyện Hàng năm huyện đầu
tư hàng trăm tỉ đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó chú trọng vào nhựa hóa các trục giao thông, bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn Xây dựng 61,5 km đường giao thông nông thôn đạt 79,36% kế hoạch; duy tu, bảo dưỡng thường xuyên 42 km đường huyện quản lý
Cơ cấu kinh tế
Tổng giá trị sản xuất 3.343 tỷ đồng ( giá so sánh năm 1994) Trong đó: Nông, lâm thủy sản đạt 4.577,0 tỷ đồng, công nghiệp xây dựng 2.247,0 tỷ đồng, dịch
vụ 638,3 tỷ đồng
Về sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2012 đạt 987.477 triệu đồng, bằng 49,63% kế hoạch năm, tăng 30,84 % so với năm 2010 Trong đó, công nghiệp đạt 875.957 triệu đồng, tăng 34,89 %, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 111.520 triệu đồng, tăng 5, 86%.Tổng thu ngân sách đạt 418 tỷ 449 triệu đồng
Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2013 là: khu vực I: 32,1%; khu vực II: 33,4 %; khu vực III : 34,5%
Trang 30Như vậy điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là ngành công nghiệp xi măng với vị trí gần thị trường, nguồn nguyên nhiên liệu, nguồn lao động dồi dào.
II ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG Ở KINH MÔN – HẢI DƯƠNG
1 Nguồn nguyên liệu
Kinh Môn có nguồn nguyên liệu khoáng sản phục vụ cho công nghiệp xi măng rất phong phú với trữ lượng lớn
và nhìn chung thấy hình cánh cung càng phía trong cánh cung tuổi của các loại
đá vôi càng cổ trong đó có các mỏ đá vôi Kinh Môn Hải Dương hiện nay
Huyện Kinh Môn có 12 mỏ đá vôi đảm bảo chất lượng để sản xuất xi măng, trong đó tổng trữ lượng các mỏ đã khảo sát là 550 triệu tấn Một số mỏ đá vôi đã được đăng kí như: Hoàng Thạch, Lỗ Sơn, Áng Rong (xã Minh Tân), Vạn Chánh, Áng Dâu (xã Phú Thứ), Nham Dương (xã Duy Tân) Chất lượng đá vôi
ở đây cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên liệu xi măng với thành phần hóa học trung bình: CaO: 53,44%, MgO: 1,04 %, R2O : 0,47 %, CKT: 0,31 % Nguồn đá vôi có chất lượng khá tốt ít tạp chất có thể sản xuất được tất cả các loại xi măng đen, trắng…
- Sét xi măng: sét xi măng cũng là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn của huyện Trên địa bàn huyện có 17 điểm mỏ sét với tổng trữ lượng khoảng 170 triệu tấn Một số mỏ như: Minh Tân, Núi Công, Đồi G&B, Hoàng Thạch (xã Minh Tân), Núi Canh, Châu Xá (xã Duy Tân), Đồi G6, G7 (xã Phú Thứ ), Hiệp Hạ (xã Hiệp Sơn ), Kênh Hạ (xã Phú Thứ ) Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác trữ lượng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng đến năm 2020 thêm mỏ sét Núi Bu Lu (47,2 ha), huyện Kinh Môn cho Nhà máy
xi măng Phúc Sơn, tỉnh Hải Dương
Trang 31Bản đồ khoáng sản
Trang 32- Phụ gia xi măng: phụ gia làm xi măng bao gồm sét, đá phiến silic, cát kết silic Một số mỏ như: Hạ Chiểu, Thượng Chiểu, Núi Thần, Đức Sơn, Duyên Linh, Núi Giếng….
2 Nguồn năng lượng
- Nhiên liệu: than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất xi măng Hiện nay nguồn than được cung cấp chủ yếu lấy từ vùng than Hòn Gai – Quảng Ninh Bên cạnh đó các nhà máy còn nhập nguồn dầu FO nhập khẩu từ nước ngoài và các tỉnh khác để đáp ứng nguồn nhiên liệu cho sản xuất xi măng ở đây
- Nguồn điện năng: nhu cầu về điện cho sản xuất xi măng được đáp ứng đầy đủ nhờ hệ thống lưới điện phủ khắp và nhất là trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy nhiệt điện Phả Lại I tổng công suất 440MW và nhà máy nhiệt điện Phả Lại
II có công suất đạt 600MW, như vậy tổng công suất lên tới 1.040 MW Đây là nguồn năng lượng dồi dào cung cấp đầy đủ cho hoạt động sản xuất xi măng trên địa bàn huyện
Ngoài nguồn cấp điện từ các nhà máy điện hiện có trong vùng, Hải Dương dự kiến nâng cấp và xây mới một số trạm điện như Hải Dương, Chí Linh, Nhị Chiểu, Đại An, Tiền Trung, Phúc Điền, Gia Lộc thông qua lưới truyền tải 500
KV và 220 KV quốc gia Tương lai giữ nguyên công suất các trạm đã có 2 máy biến áp, nâng công suất các trạm mới có 1 máy thành 2 máy, xây dựng mới 6 trạm: Phú Thái, Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, Thanh Hà, Tứ Kỳ; 1 trạm điện 500 KV, 3 trạm 220 KV và 18 trạm 110 KV Như vậy nguồn năng lượng để sản xuất xi măng có thể được đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho sản xuất với công suất tối đa của các nhà máy
3 Thị trường
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông góp phần tăng cường giao lưu trao đổi với bên ngoài Hải Dương nói chung và huyện Kinh Môn nói riêng nằm trong khu vực có các trung tâm công nghiệp phát triển nhanh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… do vậy nhu cầu xây dựng các công trình là rất lớn tạo
ra một thị trường rộng lớn cho sự phát triển của công nghiệp xi măng Các cơ sở sản cuất xi măng của Kinh Môn – Hải Dương nằm trong vùng trọng điểm công
Trang 33ứng nhu cầu xây dựng trong huyện, tỉnh mà chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các tỉnh ngoài nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng Trong nhiều năm qua nhu cầu
về tiêu thụ xi măng của đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 20 % nhu cầu về xi măng của cả nước và thực tế thì sản xuất xi măng trong vùng chưa đáp ứng được nhu cẩu này nên đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp xi măng ở Kinh Môn
Bên cạnh đó nhu sử dụng xi măng của nhiều quốc gia vẫn chưa đáp ứng đủ cũng là điều kiện thuận lợi để sản xuất xi măng ở Kinh Môn mở rộng thị trường xuất khẩu thu ngoại tệ
Ngoài ra Kinh Môn còn rất nhiều điều kiện thuận lợi khác để phát triển ngành công nghiệp xi măng như: chính sách phát triển, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ… của tỉnh và của huyện Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp đảm bảo chất lượng nhất là về điện và giao thông Bên cạnh đó nguồn nhân lực cũng rất dồi dào chất lượng ngày càng được nâng cao thỏa mãn nhu cầu lao động cho ngành công nghiệp xi măng phát triển
III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG Ở KINH MÔN - HẢI DƯƠNG
1 Quy trình công nghệ
Hiện nay trên địa bàn huyện Kinh Môn hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng đều sử dụng hệ thống công nghệ lò đứng và lò quay Quy trình sản xuất xi măng được khái quát như sau:
Sản xuất xi măng công nghệ lò đứng
Quá trình chuẩn bị:
Các nguyên liệu chính sản xuất xi măng bao gồm: đá vôi, đất sét và than, ngoài ra còn có các phụ gia quặng sắt, quặng silic ngày nay có thể sử dụng một số loại nguyên liệu khác có thành phần khoáng tương đồng để thay thế như đất đồi, vôi Các nguyên liệu này để phối trộn đồng đều bằng cách nghiền nhỏ đến kích thước hạt từ 8 - 12 mm, quá trình nghiền và phối trộn đước thực hiện trên máy nghiền bi Phối liệu đồng đều được phun ẩm và tạo hạt tại máy vê viên (kích thước viên liệu từ 10 đến 50mm)
Nung clinke bằng lò đứng:
Trang 34Lò nung kiểu đứng, liệu được nạp từ trên lò, clinker thu từ đáy lò Không khí cấp
từ đáy lò, trao đổi nhiệt và làm mát clinke từ trên xuống ở khoang dưới cùng, khí nóng sẽ phản ứng với thành phần than có trong nhiên liệu ở phần thân lò cho phản ứng kết khối clinke ở nhiệt độ 1300 đến 1400oC Khí cháy quá trình nung tiếp tục
đi lên trên miệng lò tiếp xúc với lớp phối liệu nạp từ trên và làm khô phối liệu ở khoang trên cùng, nâng nhiệt độ phối liệu trước khi xuống vùng nung
Công đoạn nung là một trong yếu tố quyết định đến chất lượng xi măng, lò đứng có nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ đầu tư nhưng có chất lượng clinker không tốt bằng lò quay Lò đứng do không thực hiện được đảo trộn trong quá trình nung do nên sản phẩm clinker chín không đều và việc phải vê viên cho khỏi tắc lò cũng làm ảnh hưởng đến phản ứng kết khối và tốn nhiều năng lượng cho quá trình nung, giảm năng suất của lò Tuy nhiên công ty đầu tư cải tạo lò trong đó đường kính được nâng lên 6 m để tạo ra vùng phản ứng rộng hơn, nhiệt
ổn định và hạn chế tiêu hao nhiên liệu hơn so với lò cũ
Công đoạn sản xuất xi măng:
Công đoạn nghiền xi măng: clinker, thạch cao và phụ gia sau khi đồng nhất được cho vào máy nghiền xi măng để tạo ra sản phẩm xi măng Thành phần clinker, thạch cao, phụ gia được điều chỉnh để đạt được chất lượng xi măng theo yêu cầu Máy nghiền xi măng là máy nghiền kiểu bi đạn Xi măng ra khỏi máy nghiền được đưa qua hệ thống silô Tại đây có sự sàng lọc Nếu hạt
xi măng quá to thì được thu hồi trở lại đầu máy nghiền Nếu xi măng đạt tiêu chuẩn thì được đưa về kho chứa Nếu xi măng quá nhỏ thì được thu hồi bởi hệ thống lọc bụi Sau đó xi măng từ Silô chứa được vận chuyển đến hệ thống đóng bao thành phẩm
Trang 35Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng lò đứng và tác động môi trường
Công nghệ sử dụng lò quay ( công nghệ khô)
Giai đoạn chuẩn bị
Các nguyên liệu: đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ, cắt tầng theo đúng quy trình và quy hoạch khai thác, sau đó đá vôi được xúc và vận chuyển tới máy đập búa bằng các thiết bị vận chuyển có trọng tải lớn, tại đây đá
vôi được đập nhỏ thành đá dăm cỡ 25 x 25 và vận chuyển bằng băng tải về kho
CTR: Chất thải rắn
Baobì hỏng
Dây chuyền 2: Dây chuyền sản xuất xi măng
Dây chuyền1: Dây chuyền sản xuất clinker
Clinker, thạch cao,
phụ gia
Nguyên liệu: Đất sét, than cám, đá vôi
và các phụ gia khác như đất đồi, vôi,
quặng si lic …
Tiếng ồn, bụi, CTR
chất thải rắn
Tiếng ồn, bụi, CTR Làm ẩm vê viên
Bụi, khí thải Nhiệt
Hệ thống xi lô chứa xi măng
Máy nghiền xi măng
Hệ thống đóng bao
xi măng
Tiếng ồn, bụi, CTR Tiếng ồn, bụi, CTR Tiếng ồn, bụi, CTR
Trộn nghiền sấy
Clinke Nung Clinke
lò đứng
Trang 36Đá sét được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc khoan nổ mìn và bốc xúc vận chuyển bằng các thiết bị vận tải có trọng tải lớn về máy đập búa Đá sét được đập bằng máy đập búa xuống kích thước 75 mm (đập lần 1) và đập bằng máy cán trục xuống kích thước 25 mm (đập lần 2) Ngoài đá vôi và đá sét còn có các nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt (giàu hàm lượng ô xít Fe2O3), quặng bôxit (giàu hàm lượng ô xít Al2O3) và đá Silic ( giàu hàm lượng SiO2)
Nung clinker lò quay, sản xuất xi măng
Vật liệu sau khi được đồng nhất sơ bộ trong kho đá vôi, đất sét được các gầu xúc xúc lên qua cân định lượng xuống băng tải đi vào đầu máy nghiền Các nguyên liệu phụ bổ sung cũng được tháo từ két chứa xuống các băng tải cùng đi vào máy nghiền Tại đây hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào ngăn sấy, được các cánh xới phân và gầu nâng rải liệu vào dòng khí nóng, hỗn hợp nguyên liệu được sấy khô ở nhiệt độ 280 - 350oC trước khi đi sang ngăn nghiền Tại ngăn nghiền hỗn hợp vật liệu được đập và chà sát đến kích thước đạt yêu cầu
Những hạt thô sẽ hồi lưu trở lại máy nghiền, những hạt mịn đạt kích thước yêu cầu theo dòng khí được đẩy lên 2 cyclon lắng Bột liệu sau 2 cyclon lắng qua máng khí động theo gầu nâng lên cao đổ xuống Silô chứa, tại đây bột liệu được đồng nhất sơ bộ trong Silô bằng khí nén Từ các Silô đồng nhất bột liệu được tháo xuống các máng khí động, qua các van tháo và được đưa vào hộp gom rồi xuống két can rồi được tháo xuống vít tải, qua các van động cơ và van khí đồng thời được giàn khí nén sục từ đáy lên làm linh động bột liệu Sau đó được vít tải đưa đến đổ xuống máng động, thiết bị này đưa bột liệu đổ vào ống nối giữa cyclon tầng đỉnh và cyclon tầng 2 qua van cánh khế và van lật Tại đây bột liệu được dòng khí nóng thải từ lò đi lên đẩy bột liệu đi vào cyclon tầng đỉnh theo phương tiếp tuyến xoáy từ trên xuống, vật liệu văng vào thành cyclon, mất năng lượng rơi xuống đáy cyclon rồi qua van tháo xuống ống nối giữa cyclon tầng 2 và tầng 3, còn dòng khí thải được quạt hút sang tháp làm lạnh rồi đi vào lọc bụi tĩnh điện
Quá trình trao đổi nhiệt giữa bột liệu và dòng khí nóng cứ tiếp tục diễn ra qua
Trang 37làm 2 nhánh cửa đổ nhờ van điều chỉnh, bột liệu được phân bố 40% bột liệu đi vào buồng thổi và 60% bột liệu đi vào buồng phân huỷ của calciner Dưới tác dụng của nhiệt độ vòi phun cùng với khí thải của lò đi vào đáy calciner theo hướng trục kết hợp với đường gió 3 đi từ bộ làm nguội clinker thì phối liệu được
để cacbonat hoá cao, sau đó được đẩy vào cyclon trước khi vào lò phải đạt 90 - 95% tổng lượng cacbonat bị phân huỷ Khi bột liệu được cacbonat hoá trong calciner thì được đẩy sang cyclon tầng 5 đi vào lò Dưới tác dụng quay cùng với
độ nghiêng từ 3 - 4oC của lò bột liệu được luân chuyển qua các zone trong lò được kết khối ở nhiệt độ 1300 - 1400oC, sau đó để hình thành clinker người ta làm nguội nhanh 1300 - 1100oC bằng dàn ghi làm lạnh, quạt cao áp và nước làm lạnh Những viên clinker đạt yêu cầu rơi thẳng xuống gầu xiên, còn những viên, tảng clinker chưa đạt yêu cầu được dàn ghi vận chuyển tới máy đập sơ bộ đến kích thước yêu cầu rơi xuống gầu xiên vận chuyển lên đổ xuống gầu nâng vận chuyển đổ vào xích cào, vận chuyển đổ vào silô clinke ủ Clinker có thời gian ủ đảm bảo trong silô được tháo xuống thiết bị qua cửa tháo cho dây chuyền băng tải, được băng tải đón đầu cửa đổ vận chuyển đến hố gầu được gầu nâng, vận chuyển lên đổ xuống xích cào, đổ xuống két chứa clinker
Sau đó là công đoạn nghiền xi măng kích thước nhỏ mịn đạt yêu cầu, rồi chuyển xuống Silo xi măng chuẩn bị công đoạn đóng bao Từ đáy các xilô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu xi măng được vận chuyển tới các két chứa của máy đóng bao, hoặc các bộ phận xuất xi măng rời đường bộ
Trang 38Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng lò quay và tác động môi trường
Phụ gia
Điện
Lò quay
Làm nguội Không khí
Trang 39Bảng 4: So sánh ưu nhược điểm của công nghệ sản xuất lò đứng và lò quay
Phù hợp với các nhà máy có quy mô công suất nhỏ
Năng suất, hiệu suất thấp
Sử dụng nhiên liệu, năng lượng ở mức độ cao
Chất lượng không ổn định, khả năng cạnh tranh trên thị trường hạn chế (giá cả và chất lượng)
Gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao
Lò quay Phối liệu nghiền mịn, chất lượng sản
phẩm cao, khả năng cạnh tranh tốt Tốn ít năng lượng, lò ngắn tốn ít diện tích mặt bằng
Ít gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu khói bụi
Đầu tư lớn Tốn nhiều năng lượng cho công đoạn nghiền
2 Đánh giá tác động tới môi trường của các quy trình công nghệ
Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng chủ yếu là là lò đứng từ Trung Quốc phát triển mạnh từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX Ngoài ra còn nhập nhiều dây chuyền sản xuất xi măng lò quay công suất nhỏ cũng của Trung Quốc Bên cạnh những hạn chế về năng suất của mỗi lò (đạt 80.000 tấn/ năm) và khó khăn để nâng cao chất lượng sản phẩm thì các dây chuyền này thường không được đồng
bộ, và hệ thống tự động hóa chưa cao, nên tiêu tốn nhiều năng lượng, tổn thất nguyên liệu lớn và gây ô nhiễm môi trường
Danh mục các thiết bị sản xuất chính của nhà máy xi măng CTTNHH Cường Thịnh (tất cả các máy móc đều nhập từ Trung Quốc) hiệu suất thấp, gây ô nhiễm môi trường cao