1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái

142 948 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ XUÂN THÀNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG CHUỐI TIÊU HỒNG NHÂ

Trang 1

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ XUÂN THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG CHUỐI TIÊU HỒNG NHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI HUYỆN TRẤN YÊN,

TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Trung Dũng

Thái Nguyên, 2013

Trang 2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên

Lê Xuân Thành

Trang 3

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin bày

tỏ biết ơn chân thành tới:

TS Dương Trung Dũng, giảng viên Khoa Nông học – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn đã có nhiều công sức trong việc hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành Luận văn này

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh; Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhân lực, thời gian, kinh phí trong quá trình triển khai đề tài và bảo vệ luận văn này

Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Học viên

Lê Xuân Thành

Trang 4

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường chuối trên thế giới 3

1.1.1 Sản xuất chuối trên thế giới 3

1.1.2 Tiêu thụ chuối tươi trên thế giới 5

1.1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8

1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường chuối của Việt Nam 19

1.2.1 Tình hình sản xuất và thị trường chuối 19

1.2.2 Tình hình nghiên cứu chuối 22

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2 Địa điểm nghiên cứu 30

2.3 Thời gian thực hiện 30

2.4 Nội dung nghiên cứu 30

2.4.1 Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp bón cho chuối Tiêu Hồng 30

2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng 31

Trang 5

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và

năng suất của chuối Tiêu Hồng 31

2.5 Phương pháp nghiên cứu 31

2.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 31

2.5.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32

2.5.3 Điều kiện thí nghiệm 34

35

35

2.6.2 Phương pháp theo dõi và xử lý số liệu 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu tại vùng nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm 38 3.2 Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp cho chuối Tiêu Hồng 38

3.2.1 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống 38

3.2.2 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng 39

3.2.3 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái cây 40

3.2.4 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 45

3.2.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón 49

3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng 50

3.3.1 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến tỷ lệ sống 50

3.3.2 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến thời gian sinh trưởng 51

3.3.3 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến đặc điểm hình thái 52

Trang 6

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.4 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất 56

3.3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức giữ ẩm 60

3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng 60

3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng 61

3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái 62

3.4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 66

3.4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng 71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2 Đề nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 7

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CA : Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh

EU : Cộng đồng chung Châu Âu

FAO : Tổ chức nông lương Thế giới

GAP : Good Aqricultural Practies (sản xuất nông nghiệp tốt)

MA : Bảo quản trong khí quyển cải biến

Trang 8

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Sản lượng chuối thế giới năm 2011 3

Bảng 1.2 Một số nước nhập khẩu chuối chủ yếu 5

Bảng 1.3 Diện tích và sản lượng các loại quả năm 2011 19

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất chuối giai đoạn 2001-2011 20

Bảng 1.5 Tình hình sản xuất chuối ở các vùng trồng năm 2011 20

Bảng 2.1 Các tổ hợp phân bón áp dụng cho chuối Tiêu Hồng 30

Bảng 2.2 Một số phương thức giữ ẩm cho chuối Tiêu Hồng 31

Bảng 2.3 Các mật độ trồng cho chuối Tiêu Hồng 31

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống 39

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng 39

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến động thái ra lá 41

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân giả, đường kính thân giả khi trỗ buồng 43

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số lá và diện tích lá hoạt động khi trỗ buồng 44

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố 45

cấu thành năng suất 45

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến độ lớn của quả 47

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ cây trỗ và cây cho thu hoạch 48

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất 48

Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón 50

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của một số phương thức đến tỉ lệ sống 51

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến thời gian sinh trưởng 52

Trang 9

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến động thái ra lá 53

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sự tăng trưởng về chiều cao thân giả, đường kính thân giả khi trỗ buồng 54

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến số lá và diện tích lá hoạt động khi trỗ buồng 55

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất 56

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến kích thước quả 57

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến tỷ lệ cây trỗ và cây cho thu hoạch 58

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến năng suất 58

Bảng 3.20 Hiệu quả kinh tế của các phương thức giữ ẩm 60

Bảng 3.21 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng 61

Bảng 3.22 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá 62

Bảng 3.23 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao và đường kính thân giả 64

Bảng 3.24 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá và diện tích lá 65

hoạt động khi trỗ buồng 65

Bảng 3.25 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất 67

Bảng 3.26 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước quả 68

Bảng 3.27 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch 69

Bảng 3.28 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả 70

Bảng 3.29 Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng 71

Trang 10

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Động thái ra lá qua các tháng của các tổ hợp phân bón 41 Hình 3.2 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số lá và diện tích lá khi trỗ buồng 44 Hình 3.3 Năng suất ở một số tổ hợp phân bón 49 Hình 3.4 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến ra lá qua các tháng 53 Hình 3.5 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến số lá và diện

tích lá hoạt động khi trỗ buồng 55 Hình 3.6 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến năng suất 59 Hình 3.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá 63 Hình 3.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá và diện tích lá hoạt động

khi trỗ buồng 65 Hình 3.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch 70

Trang 11

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chuối là cây ăn quả quan trọng ở nước ta, dễ trồng, thích nghi rộng, dễ

sử dụng, có tiềm năng xuất khẩu, năng suất và hiệu quả kinh tế cao Năm

2011, Viện nghiên cứu rau quả đã tuyển chọn được giống chuối Tiêu Hồng, giống địa phương, có nguồn gốc từ huyện Lý Nhân tỉnh Nam Hà và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử Giống chuối này sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt trong cả mùa lạnh

và mùa nóng, thích hợp trồng ở nhiều vùng khác nhau, nhất là trên các giải đất phù sa, dọc các con sông lớn

Yên Bái là một tỉnh miền núi có tiềm năng phát triển chuối không chỉ cho tiêu dùng nội tỉnh mà còn hướng sản phẩm ra các tỉnh ngoài và xuất khẩu Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012, cả nước có 122.800 ha chuối, sản lượng đạt gần 1,8 triệu tấn Cũng trong năm 2012, diện tích trồng chuối của tỉnh Yên Bái là 1.179 ha, sản lượng đạt trên 11,6 nghìn tấn, năng suất chuối bình quân trên toàn tỉnh chỉ đạt 10,37 tấn/ha, kém xa so với tiềm năng vốn có của giống là 40 – 45 tấn/ha và chỉ bằng 61,81% năng suất chuối trung bình của cả nước (16,51 tấn/ha) Kỹ thuật thâm canh chưa hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, trong đó: chế độ dinh dưỡng, ẩm độ đất, sâu bệnh hại được xem là các yếu tố có tác động mạnh đến quá trình hình thành năng suất chuối ở hầu khắp các vùng trồng chuối trong cả nước

Vì những yêu cầu của xã hội chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu

một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối Tiêu Hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái"

2 Mục tiêu của đề tài

Trang 12

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để xác định tổ hợp phân bón, phương thức giữ ẩm và mật độ thích hợp đến sinh trưởng, phát triển của giống chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tế bào tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc giống chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tế bào tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Xác định được tổ hợp phân bón, phương thức giữ ẩm và mật độ trồng thích hợp cho cây chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Trang 13

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường chuối trên thế giới

1.1.1 Sản xuất chuối trên thế giới

Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (2011) [30] được trình bày ở bảng dưới đây: Sản lượng chuối trên thế giới năm 2011 khoảng 107,142 triệu tấn Trong đó dẫn đầu là Ấn Độ 29,666 triệu tấn, tiếp đến là Trung Quốc 10,705 triệu tấn, Philippin 9,165 triệu tấn, Ecuador 7,427 triệu tấn, Brazil 7.329 triệu tấn v.v… Việt Nam xếp thứ 16 về sản lượng với 1.523 triệu tấn

Bảng 1.1 Sản lượng chuối thế giới năm 2011

Trang 14

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: FAOSTAT (2013)[30], Số liệu thống kê năm 2013[20]

Trang 15

1.1.2 Tiêu thụ chuối tươi trên thế giới

Theo Hoàng Bằng An và cs (2010) [2], hầu hết chuối xuất khẩu trên thị trường là các giống chuối thuộc nhóm Cavendish, được sản xuất trong các trang trại nhỏ và các đồn điền lớn Có tới 26% sản lượng chuối Cavendish dùng cho xuất khẩu Các nước xuất khẩu chuối chính ở Châu Mỹ Latinh gồm

có Ecuado, Costa Rica và Colombia Châu Á có các nước xuất khẩu chuối chủ yếu là Philipin, Trung Quốc và Ấn Độ Trong khi đó, xuất khẩu chuối chính ở Châu Phi là các nước Camơrun, Cote d’ivoire và ở vùng Caribe là Dominic và Windward Islands

Bảng 1.2 Một số nước nhập khẩu chuối chủ yếu

Nguồn: FAOSTAT (2013)[30], Số liệu thống kê năm 2013[20]

Hiện tại Pêru được đánh giá là nước có tiềm năng về xuất khẩu chuối với các vùng chuối an toàn như Tumbes, Piura và Lambayeque Có tới gần 100% lượng chuối xuất khẩu của Pêru là chuối an toàn Riêng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu chuối an toàn là 27 tỷ USD Trong đó có tới 98% là chuối tươi và 2% là chuối sấy khô Năm 2007, chuối tươi xuất khẩu của Pêru chủ yếu sang các thị trường truyền thống là Hà Lan và Mỹ, đạt trị giá khoảng 26,54 tỷ USD

và chiếm trên 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu chuối của Pêru Giá xuất khẩu

Trang 16

chuối trung bình của Pêru là 8,43 USD/thùng cao hơn mức giá trung bình của Ecuado chỉ là 6,5 USD/thùng [26]

Giai đoạn 2005-2008 các nước nhập khẩu chuối lớn trên thế giới là Vương quốc Bỉ, Mỹ, Đức… Có khoảng 17 nước nhập khẩu chuối đạt trị giá trên 100 triệu USD/năm [26]

Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại rau quả toàn cầu Theo số liệu của FAO, hàng năm toàn thế giới sản xuất trên 70-80 triệu tấn chuối Trong

đó, sản lượng chuối ở các nước đang phát triển chiếm tới 98% và chủ yếu được xuất khẩu sang các nước phát triển Tuy nhiên việc sản xuất cũng như xuất khẩu chuối thường tập trung vào một số nước nhất định Năm 2005, có 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản lượng chuối thế giới Chỉ riêng Ấn Độ, Ecuado, Brazin và Trung Quốc đã chiếm một nửa sản lượng chuối toàn thế giới Nếu những năm 1980, các nước Mỹ Latinh và khu vực Caribê là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì hiện nay khu vực Châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là Châu Phi

Xuất khẩu chuối thế giới tập trung cao ở các nước đang phát triển với khối lượng lớn Chỉ riêng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê cung cấp khoảng 70% tổng số chuối xuất khẩu của thế giới Bốn quốc gia đứng đầu xuất khẩu chuối vào năm 2004 là Ecuado, Costa Rica, Philippin và Colombia chiếm khoảng 63% lượng chuối xuất khẩu thế giới Riêng Ecuado cung cấp trên 30% lượng chuối xuất khẩu toàn cầu Tuy nhiên, lượng chuối xuất khẩu của các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê có xu hướng giảm từ sau những năm

90 của thế kỷ XX Trong khi đó, lượng chuối xuất khẩu của các nước Châu Á lại có xu hướng tăng lên [26]

Nhập khẩu chuối nhiều nhất là Liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 67% khối lượng chuối nhập khẩu của thế giới vào năm 2004 Trong khoảng thời gian này có 10 nước đứng đầu, chiếm trên 80% chuối nhập

Trang 17

khẩu của thế giới Một số các thị trường tiêu thụ mới nổi lên như Nga, Trung Quốc và các nước Đông Âu [26]

Chính sách nhập khẩu ở các nước rất khác nhau Trong giai đoạn

1985-2000, ở Mỹ không có biểu giá, không có hạn ngạch nhập khẩu và không có kiểm dịch thực vật đối với nhập khẩu chuối Nhưng ngược lại ở Châu Âu lại

có những thay đổi về chính sách nhập khẩu trong giai đoạn này Trong giai đoạn 1985- 1992 các nước trong cộng đồng Châu Âu đã có những thay đổi hệ thống quản trị, có sự ưu đãi đối với các lãnh thổ thuộc địa trước đây cho tự do nhập vào Mặc dù vậy, khi có thị trường riêng vào năm 1993, đã có sự thay đổi

về chế độ cho hài hoà hơn và theo quy chế hội đồng (EEC) 404/93 của Liên minh Châu Âu, đã đặt ra một tổ chức thị trường chung cho chuối [2]

Giá bán lẻ ở thị trường Mỹ thấp hơn đáng kể so với các thị trường khác, chủ yếu do thuế thấp hoặc do không áp dụng hạn ngạch đối với chuối nhập khẩu vào thị trường Mỹ và do chi phí vận chuyển thấp do vùng cung cấp gần Giá bán lẻ chuối ở Châu Âu cao chủ yếu là do các nước này đều có quy định về hạn ngạch nhập khẩu Điều này chỉ có ở thị trường EU Ở Nhật Bản giá bán chuối còn cao hơn do mức thuế nhập khẩu cao hơn cho dù chuối ở nước này còn

rẻ hơn so với nhiều loại quả khác

Tiêu chuẩn nhập khẩu chuối trên thế giới cũng rất khác nhau Yêu cầu chung là sản phẩm chuối có chất lượng cao, hương vị, kích thước và bề ngoài hấp dẫn An toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề quan trọng Người tiêu dùng

ở Châu Âu rất quan tâm đến nguồn gốc, nhãn mác và thương hiệu của thực phẩm Chất lượng chuối được xác định bởi chiều dài và độ săn chắc của quả Yêu cầu chất lượng tối thiểu cho chuối theo 3 loại sau, theo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu [2]:

* Loại chuối “Extra”: Đây là loại chuối có chất lượng thượng hạng, có

những đặc trưng nổi trội là vỏ rất mỏng, không có dấu hiệu nhiễm bệnh Loại chuối này có chất lượng và giữ được chất lượng kể cả trong quá trình bảo quản trong bao bì

Trang 18

* Chuối loại 1: loại chuối này bắt buộc phải có chất lượng tốt, có các đặc

trưng về giống, các dấu vết trên vỏ nhỏ không đáng kể, không ảnh hưởng tới

bề ngoài của sản phẩm Loại chuối này cũng có chất lượng và giữ được chất lượng kể cả trong quá trình bảo quản trong bao bì

- Có hình dạng và màu sắc đẹp

- Các khiếm khuyết trên vỏ ít, dấu vết khiếm khuyết không quá 2cm 2 toàn

bộ vỏ chuối Trong bất cứ trường hợp nào không được làm ảnh hưởng tới phần thịt quả

* Chuối loại 2: loại chuối này không có chất lượng cao như những loại

trên nhưng vẫn phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu tối thiểu, các khiếm khuyết phải ở ngưỡng cho phép và giữ lại được những đặc trưng thông thường của chuối liên quan đến chất lượng và phẩm cấp:

- Hình dáng và màu sắc giữ được những nét đặc trưng thông thường của quả chuối

- Các vết xước, vảy, vết cọ xát, vết bẩn dưới 4 cm 2 trên toàn bộ diện tích

vỏ quả chuối Trong bất cứ trường hợp nào không được làm ảnh hưởng tới phần thịt quả

Tóm lại

- Trên thế giới sản xuất chuối ngày càng phát triển, chất lượng chuối ngày càng nâng cao Đáng chú ý là cho đến nay đã có một số nước như Pêru sản xuất chuối theo quy trình an toàn với những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao và khắt khe của các nước thuộc cộng đồng Châu Âu

- Các nước xuất khẩu chuối chủ yếu thuộc khu vực Châu Á

- Các nước nhập khẩu chuối chủ yếu là các nước phát triển nhất là các nước thuộc cộng đồng Châu Âu, Mỹ và các nước Trung Đông

1.1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

* Nghiên cứu chọn tạo giống chuối

Các loại chuối ăn được hiện nay bắt nguồn từ loài Musa acuminata mang

Trang 19

kiểu gen A hoặc từ loài Musa balbisiana mang kiểu gen B hoặc từ cả hai

Nhiều giống chuối nhị bội thể, tam bội thể hoặc tứ bội thể đã được tạo ra do quá trình lai tạo giữa những genome A và genome B và còn rất nhiều giống được tạo nên từ biến dị soma Các giống có genome B có tính chống chịu tốt hơn Simmon và Shepherd (1955) [42] đã đưa ra 15 chỉ tiêu về hình thái và thang điểm để phân loại chuối ăn được theo các nhóm AA, AB, AAA, AAB, ABB, ABBB Các giống chuối ăn tươi thuộc genome AA hoặc AAA

Chuối tiêu thuộc nhóm phụ Cavendish mang kiểu gen AAA Đây là nhóm phụ cực kỳ quan trọng trong giao dịch thương mại chuối cho cả nhu cầu xuất khẩu hoặc nội tiêu Chiều cao của các giống trong nhóm này biến động rất lớn trong khoảng từ 1,8 -5m nên được chia ra 4 loại như sau:

- Loại Dwarf Cavendish hay còn gọi là tiêu lùn

Dwarf Cavendish còn có tên gọi khác là Canary, Dwarf Chinese, Basrai, Governor và Enano Các giống thuộc loại này có chiều cao khoảng 1,5

- 2,0 m trong chu kỳ đầu Nếu tiếp tục giữ chồi để thu hoạch trong các chu kỳ 2,3,4 thì chiều cao càng cao có thể lên đến 2,2-2,4m Tuy nhiên, chu vi thân giả hầu như không đổi, biến động từ 0,8-1,0 m Các giống chuối tiêu lùn được phát triển rất rộng và chu kỳ kinh doanh ngắn nhất, năng suất cao, chịu được gió bão Tuy nhiên Dwarf Cavendish thường bị bệnh sinh lý “nghẽn cổ” (choke throat) nên đã và đang được thay bằng giống cao hơn là chuối tiêu vừa như Williams, Grand Nain Đặc điểm chung quan trọng của những giống này

là không bị bệnh sinh lý “nghẽn cổ” và năng suất, chất lượng cao hơn Ở vùng á nhiệt đới, ngoại trừ Israel, những giống chuối này thường bị nhiễm

bệnh héo vàng Fusarium nòi (race) 4, nên đang dần được thay bằng giống đột biến AAA chịu đựng được Fusarium nòi 4 như giống Tai Chiao no.1 của Đài

Loan ở những vùng nhiễm bệnh nặng [33]

- Loại Giant Cavendish (tiêu vừa)

Dòng vô tính chính của loại này là Mons Mari ở Queensland, Williams ở New South Wales - Úc và Nam Phi; Chinese Cavendish ở Nam Phi; Grand

Trang 20

Nain ở Trung Mỹ, Israel, Quần đảo Canary và Nam Phi; và Giant Governor ở Tây Ấn Các giống thuộc loại này không quá cao, nhưng gọi Giant Cavendish

để phân biệt với loại Dwarf Cavendish (tiêu lùn), và chiều cao cây giữa các giống cũng chênh lệch nhau Chiều cao cây chu kỳ đầu khoảng 2,3-2,5 m, các chu kỳ sau có thể cao đến 3,0 – 3,2 m Grand Nain là giống chuối xuất khẩu chính, nhưng chỉ trồng được ở những vùng không có nguồn bệnh héo vàng

Fusarium nòi (race) 4 và hiện đang được trồng nhiều ở các nước vùng Trung

Mỹ để xuất khẩu [39]

- Loại Robusta

Dòng vô tính chính của Robusta là Tall Mons Mari ở Úc; Poyo ở Tây Ấn

và Tây Phi; Valery ở Châu Mỹ La tinh, và Americani ở Reunion Những giống thuộc loại này cao khoảng 2,7-3,0 m ở chu kỳ đầu và lên khoảng 3,2 - 4,2 m vào các chu kỳ 2,3,4 Trong đó giống Poyo có chiều cao cao nhất Valery cũng là giống chuối xuất khẩu chính của khu vực Châu Mỹ, nhưng hiện nay giống này cũng bị nhiễm bệnh Fusarium nòi 4 [33]

- Loại Lacatan

Lacatan còn có tên gọi khác là Pisang Masak Hijau ở Malaysia, Monte Cristo ở Puerto Rico và Giant Fig ở Tây Ấn Vì các giống thuộc loại này có thân giả quá cao nên hạn chế trong sản xuất thương mại, chỉ trồng nhiều ở Jamaica và Tây Ấn [37] Chu vi thân giả giữa 4 loại này hơn kém nhau không đáng kể, biến động từ 0,8 – 1,0 m

Rất khó để phân biệt giữa các giống trong nhóm phụ Cavendish Có khi cùng một giống nhưng mỗi địa phương lại có những tên gọi khác nhau hoặc các giống khác nhau nhưng lại trùng tên gọi Có những giống chỉ cần dựa vào một số đặc điểm hình thái đã có thể phân biệt được ngay như giữa Dwarf Cavendish với Lacactan hoặc với Williams Khó phân biệt nhất là giữa các giống đột biến Thực tế, những dòng vô tính hoặc giống Cavendish đều có nguồn gốc từ đột biến của dòng vô tính gốc Cavendish Qua nhiều thế hệ đã tạo ra những khác biệt về hình thái và tạo thành từng nhóm Tỷ lệ đột biến

Trang 21

trong tự nhiên có thể lên đến 2 phần triệu, tỷ lệ này cũng có thể cao hơn vì chưa phát hiện hoặc không được ghi nhận

Để bảo tồn cũng như tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống mới, theo R.V.Valmayor (2002) [40], ở mỗi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe, Châu Phi và các khu vực khác đều đã thu thập và lưu giữ trên 2000 mẫu giống chuối Các vườn tập đoàn giống chuối lớn nhất là Papua New Guine gồm trên 500 mẫu giống Tại Honduras, Guadeloup, Philippines và Jamaica đều lưu giữ khoảng 400 mẫu giống mỗi vùng Việc sử dụng, khai thác nguồn gen phong phú này vào mục đích tuyển chọn giống tốt là một hướng đi phổ biến và hiệu quả ở nhiều nước Ở Đài Loan năm 2006 Trung tâm Tài nguyên Gen Cây trồng Quốc gia (PGRC) đã

thu thập và bảo tồn in vitro 123 giống chuối (Musa sapientum), bảo tồn ngoài

đồng 214 mẫu, trong đó có 98 mẫu genome AAA, 36 AAB, 27 ABB, 19 AA, 2

AB, 1 BB, 1 AAAA, 1 AABB và các mẫu khác Trong số mẫu giống thu thập đã

chọn lọc được giống chuối bản địa Musa formosana (Warb.) có khả năng kháng bệnh héo vàng lá do nấm Fusarium oxysporum f sp cubense gây hại [33]

Cùng với việc quản lý đất và dinh dưỡng, Thái Lan còn rất quan tâm nhập nội và khảo nghiệm giống nhằm chọn tạo ra những giống chuối có thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, đạt năng suất, chất lượng cao hơn và nhất là kháng một số bệnh hại nguy hiểm như héo rũ Fusarium, Sigatoka và tuyến trùng (1998) [41]

Theo Agustin B.Molina, V.N Roa and M.A.G Maghuop (2000) [26], một trong những phương pháp chủ yếu tạo giống mới là lai hữu tính Tạo đột biến soma có tỷ lệ đột biến trong phòng thí nghiệm lên đến 5-10%, trong khi trong tự nhiên tỷ lệ đó chỉ khoảng 1-2 phần triệu Nuôi cấy tế bào trần hoặc callus và chuyển gen cũng có khả năng tạo ra tế bào lai soma Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt giống chuối tam bội, tứ bội mới đã được tạo ra như FHIA 01, FHIA 02 FHIA 03, FHIA-23, SH-3436-9, Udhayam, H1, H, H59,

Trang 22

H65, H1009 kháng hoặc chịu được bệnh sọc đen Sigatoka [29] [30] Các giống chuối của Đài Loan nổi tiếng về kháng bệnh Fusarium nòi (race) 4 như Hshien Jinchao, Tai Chiao no.1 (GCTCV 215-1) đã được tạo ra nhờ chọn lọc

từ hàng triệu cây đột biến soma được trồng hàng năm tại vùng chuối bị bệnh, tuy năng suất thấp hơn giống Grant Cavendish 10% [34] Tương tự, ở Úc có giống Novaria đột biến từ giống Grand Nain Còn các giống chuối thương mại đang được sản xuất quy mô lớn tại Malaysia và Philippin như Pingsan Baragan và Pingsan Mas đều có nguồn gốc từ Indonesia [36]

Các giống chuối đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt nổi tiếng được chọn tạo thuộc nhóm AAA, nhóm phụ Cavendish sử dụng cho ăn tươi đã được tổ chức Tiêu chuẩn CODEX thừa nhận cho phép giao dịch thương mại trên thế giới gồm: Dwarf Cavendish, Giant Cavendish, Lacatan, Robusta (Poyo), Williams, Americani, Valery và Arvis [2]

* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối

Các biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối truyền thống như nhân bằng củ

và bằng chồi có nhiều hạn chế về thời gian nhân giống, hệ số nhân, độ đồng đều và chất lượng cây giống nên chủ yếu được áp dụng ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ phục vụ nội tiêu Đối với sản xuất quy mô lớn và nhằm vào mục đích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, cây giống nhất thiết phải được nhân bằng nuôi cấy mô tế bào Trong công tác giống cây trồng, nuôi cấy mô tế bào thực vật được ứng dụng để:

- Làm phong phú vật liệu di truyền cho công tác chọn giống

- Nhân nhanh và duy trì các giống và cá thể có ý nghĩa khoa học, có giá trị kinh tế cao

- Làm sạch virus phục tráng giống bị thoái hoá vì bệnh

Trong các ứng dụng trên thì việc ứng dụng trong nhân nhanh vô tính

giống cây trồng là lĩnh vực được quan tâm hơn cả Kỹ thuật nhân giống in vitro là một biện pháp nhân nhanh hữu hiệu nhất trong các phương pháp nhân

Trang 23

giống vô tính Kỹ thuật này cho phép tạo ra một quần thể cây con đồng đều, giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ, có hệ số nhân giống cao, sớm phát huy được hiệu quả kinh tế, không tốn diện tích cho nhân giống, dễ chăm sóc, dễ dàng khắc phục những điều kiện bất lợi

Từ những ưu điểm nêu trên cho thấy kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đem lại lợi ích không nhỏ trong việc sản xuất giống cây trồng

Chuối là đối tượng cây ăn quả có hình thức sinh sản vô tính với phương thức nhân giống truyền thống sử dụng chồi nách làm giống trồng các thế hệ kế tiếp Việc sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để nhân giống chuối đã được nghiên cứu, ứng dụng từ rất lâu tại nhiều nước trên thế giới Theo Agustin

B.Molina (2002) [28], kỹ thuật nuôi cấy in vitro có một số ưu điểm như sau:

- Nhân được số lượng lớn cây giống từ số ít cây ban đầu trong một thời gian ngắn

- Cây giống hoàn toàn sạch bệnh, tránh được sâu bệnh hại lan truyền qua nguồn đất, tiết kiệm được hoá chất xử lý đất trồng

- Trồng cây giống nuôi cấy mô đạt tỷ lệ cây sống cao trên 98%, sinh trưởng nhanh hơn chồi nách nên thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn

- Cây chuối nuôi cấy mô thích hợp với thâm canh cao, ra hoa đồng loạt

và có thể điều khiển thời gian thu hoạch

- Giá thành cây giống in vitro rẻ hơn so với cây chồi nách, dễ nhân giống

và vận chuyển

Theo Hwang SC và Chao CP (2010) [33], tại Viện nghiên cứu chuối Đài Loan đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô chuối trên quy mô lớn để sản xuất cây thương mại từ năm 1983 Sau 10 năm đã có khoảng 15 triệu cây được sản

xuất bằng phương pháp nuôi cấy in vitro cung cấp cho sản xuất Cũng nhờ

ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, một lượng rất lớn cây giống sạch các bệnh nguy hiểm như BBTV (Banana Bunchy Top Virus), Fusarium wilt, Black Sigatoka đã được nhân nhanh, góp phần khôi phục nhiều vùng trồng chuối có nguy cơ tàn lụi ở Australia

Trang 24

* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất chuối

Theo Inge Van den Bergh and Agustin B.Molina (2007) [34], thời vụ trồng chuối rất khác nhau tùy thuộc vào các vùng trồng nhưng được xác định

là thích hợp nhất từ cuối mùa khô đến đầu mùa mưa Ở Puertorico và một số vùng trồng lý tưởng có thể trồng chuối quanh năm Trong khi đó, ở những vùng khác thời vụ trồng cần phải sắp xếp sao cho tránh được nắng gắt đầu vụ

và nhất là tránh rét khi trỗ buồng Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định thời vụ trồng khác nhau ảnh hưởng nhiều đến thời gian từ trồng đến thu hoạch, năng suất và chất lượng quả

Mật độ và khoảng cách trồng thay đổi giữa các giống, tùy thuộc độ màu

mỡ của đất trồng và nhiều yếu tố khác Trồng dày giúp vườn chuối tăng khả năng chống gió bão nhưng hạn chế ra chồi và chỉ đạt lợi nhuận cao ở vụ đầu Những vụ sau, quả nhỏ dần, hay bị chín ép và thịt quả nhão Mật độ trồng phổ biến ở các nước vùng Trung Mỹ và Nam Phi là 1.235 cây/ha Trồng dày đến 1.976 cây/ha, năng suất tăng 4 tấn/ha Tuy nhiên, nếu tăng mật độ đến 3.212 cây/ha năng suất có chiều hướng giảm Mật độ trồng ở Surinam biến động rất lớn trong khoảng từ 600- 4.400 cây/ha nhưng mật độ 2.000-2.500 cây/ha được xác định là thích hợp nhất [32]

Các kết quả nghiên cứu ở Ecuador đã xác định với lượng bón N – P2O5– K2O tính cho 1 ha là 600 – 100 – 600 kg, năng suất quả vụ 1 chỉ đạt 30 tấn ở mật độ trồng 1.500 cây/ha nhưng lại đạt tới 55 tấn nếu trồng dày đến 3.000 cây/ha Năng suất quả vụ 2 cao hơn với các giá trị tương ứng là 47 tấn và 65 tấn Không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu chất lượng quả giữa các mật độ trồng kể trên Để duy trì năng suất cao ở những vụ tiếp theo thì cần chú trọng đánh tỉa chồi và đối với mật độ trồng dày hơn thì lượng phân bón phải nhiều hơn Tuy nhiên, mật độ trồng quá dày thì lợi nhuận có xu hướng giảm Những năm gần đây, ở Philippine, Australia, Đài Loan và nhiều nước trồng chuối xuất khẩu bắt đầu chú trọng thiết kế vườn chuối theo kiểu trồng

Trang 25

hàng kép gồm 2- 4 hàng đơn và để đường đi rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển [26]

Việc xác định liều lượng và phương pháp bón phân đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng cây chuối rất phàm ăn và nhấn mạnh sự cần thiết phải bón phân cân đối Ở Puertorico, lượng bón phổ biến 1 ha là 250 – 325 kg đạm 125 –

163 kg lân và 500 – 650 kg kali Tuy nhiên, lượng bón thích hợp đối với mỗi vùng phải qua nghiên cứu mới xác định được do tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm giống, loại đất và mật độ trồng … Vì vậy, liều lượng và phương pháp bón thích hợp ở vùng này đôi khi lại không đạt hiệu quả cao ở nhiều vùng khác Mặc dù vậy, tỷ lệ bón NPK được khuyến cáo ở nhiều nước là 8:10:8 Các loại phân vô cơ đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện bón cân đối kết hợp với bón phân hữu cơ và tưới nước [35]

Nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh chuối khác đã được xác định có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng quả như bón phân vi sinh, phun chất điều tiết sinh trưởng Che phủ nilon đen kết hợp với tưới nước đã làm tăng nhiệt độ của đất trong mùa đông lên 2 – 3 0 C và có tác dụng làm cho một số giống chuối thuộc nhóm phụ Cavendish ra hoa sớm hơn 16 ngày [26]

* Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại chuối

Chuối tiêu thuộc nhóm phụ Cavendish (AAA), bị rất nhiều sâu, bệnh hại

Ở mỗi nước lại có đối tượng gây hại chính khác nhau Theo kết quả tổng hợp tình hình sâu bệnh hại chuối của Sing HP (2010 [43] những đối tượng sâu, bệnh sau đây thường xuyên xuất hiện và gây hại nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Philippin…

- Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)

- Sâu gặm quả non (Colaspis hypochlora)

- Bệnh chùn ngọn (BBTV)

- Bệnh héo vàng lá FOC (Fusarium oxysporium f.sp Cubense)

- Bệnh đốm đen lá ( Mycosphaerella musicola)

Trang 26

Bệnh được phát hiện sớm vào năm 1889 ở Fiji, năm 1890 ở Đài Loan,

năm 1901 ở Ai Cập và năm 1913 ở Australia Rệp Pentalonia nigronervora là

môi giới truyền bệnh Cây bị bệnh biểu hiện triệu chứng ngay từ khi cây còn non Lá mới mọc ra ngắn lại, lá sau thường ngắn hơn lá trước, cuống lá xếp xít Cây con bị bệnh lụi dần, không cho buồng Cây lớn bị bệnh không trỗ buồng thoát hoặc trỗ được buồng bị biến dạng, quả nhỏ, ăn không ngon Buồng có thể trỗ ngang thân giả Một trong những biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả là cây giống phải được lấy từ nơi không có nguồn bệnh

* Bệnh héo vàng lá (FOC)

Bệnh làm vàng từ lá già lên lá non, vàng từ mép lá lan vào gân lá Lá bệnh héo, cuống bị gãy và treo trên thân giả, đôi khi gãy ở giữa phiến lá Cắt ngang thân giả bó mạch đổi màu nâu vàng, cắt ngang củ bó mạch màu đỏ nâu

và bốc mùi hôi Nấm tồn tại trong đất và các cây bệnh trong thời gian dài, lây sang cây chuối con, xâm nhập phần chóp rễ qua vết thương Tốc độ phát triển của bệnh tăng mạnh theo cấp số nhân Sau 4 năm tỷ lệ cây bị bệnh chiếm tới 32,2% Tác nhân gây bệnh lan truyền qua nước tưới, tiêu Biện pháp canh tác

và hóa học không ngăn chặn tốc độ lây lan của bệnh Chế phẩm sinh học Trichoderma sử dụng tốt trong phòng thí nghiệm nhưng chưa có hiệu quả ngoài đồng ruộng

Trang 27

giá thành sản phẩm Vì vậy việc dự báo bệnh tốt dựa vào triệu chứng bệnh, phát sinh, phát triển bệnh và thông tin dự báo thời tiết đem lại hiệu quả cho việc phun thuốc thì kiểm soát bệnh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn Nấm phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và việc sử dụng thuốc hóa học là không thể thiếu được Phun các loại thuốc hoá học như Tilt, Benomyl, Carbendazim, Mancozeb theo định kỳ 14 ngày phun thuốc 1 lần và phun 3 lần liên tục đạt hiệu quả phòng trừ cao

* Nghiên cứu bảo quản và chế biến chuối

Theo kết quả tổng hợp tình hình bảo quản và chế biến chuối trên thế giới của Đào Công Khanh (2010) [10], các phương pháp bảo quản chuối phổ biến bao gồm: Bảo quản ở nhiệt độ thấp, bảo quản trong khí quyển điều chỉnh (CA), bảo quản trong khí quyển cải biến (MA) Ngoài ra còn có các phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ, áp suất thấp và hoá chất

+ Bảo quản ở nhiệt độ thấp

Bảo quản ở nhiệt độ thấp được coi là một phương pháp truyền thống trong bảo quản rau quả tươi và cũng được áp dụng sớm nhất trong bảo quản chuối Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở dưới 11 0 C cảm lạnh sẽ xảy ra ở tất cả các vườn chuối, nhựa chuối sẽ bị đông lại gây ra các hỗn loạn về sinh lý và vật lý của chuối Đa số chuối bị hư hại lạnh khi ở dưới 13 0 C trong một vài giờ đến một vài ngày phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt, độ thuần thục của quả và nhiệt độ trong giai đoạn cận thu hoạch Triệu chứng hư hại lạnh là bề mặt bị mất màu, đục hoặc màu khói, những vệt nâu đen ở mô tế bào biểu bì và trong một vài trường hợp biến nâu thịt quả

+ Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh (CA)

Phương pháp bảo quản trong môi trường không khí được điều chỉnh (CA) là phương pháp mà thành phần vi khí hậu được duy trì không đổi trong suốt quá trình bảo quản Bảo quản trong môi trường không khí được điều chỉnh ức chế sự sản sinh etylen và làm chậm tốc độ chín của chuối

Trang 28

Chuối xanh thuần thục có thể tồn trữ 4 - 6 tuần trong điều kiện CA ở

14 0 C Ở điều kiện dưới 1% O 2 hoặc trên 7% CO 2 làm trạng thái và hương vị của chuối giảm Khi sử dụng phương pháp bảo quản bằng CA thì có thể thu hoạch chuối ở độ chín thuần thục tròn đầy

Phương pháp bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh kéo dài được thời gian tồn trữ và duy trì được chất lượng chuối tốt sau khi chín Tuy nhiên, do giá thành cao và vận hành phức tạp nên phương pháp này khó áp dụng trong thực

tế sản xuất

+ Bảo quản trong khí quyển cải biến (MA)

Phương pháp bảo quản trong môi trường không khí cải biến (MA) là phương pháp mà thành phần vi khí hậu có sự thay đổi thích hợp trong quá trình bảo quản Bao gói quả trong khí quyển biến đổi trong túi polyetylen thường được sử dụng trong vận chuyển chuối

Nhiều triệu chứng hư hại do nồng độ CO 2 quá cao được quan sát khi mức

độ CO 2 trong khoảng 5-14% Hư hại có đặc điểm đen vỏ, thịt quả bên ngoài mềm, trong thì cứng và se lại Thường có những vòng màu nâu đen riêng biệt trong mô tế bảo

Chuối được chế biến thành nhiều sản phẩm như chuối sấy hoặc chuối bột thô, bột mịn, chíp, nước quả, Pure, mứt v.v… Chuối nghiền và pure chuối hiện nay là sản phẩm chiếm sản lượng lớn nhất Trong những năm 1980 sản phẩm chuối sấy và sản phẩm ướt (nước quả, mứt, puree) hầu hết là pure chuối được sản xuất ở Honduras, Brazil, Ecuador, Mexico, Iserael, Philippin… Ngoài ra có nước hỗn hợp, bánh chuối, chuối lát, chiên ròn, sữa chua hương chuối và kem chuối Sản lượng nước chuối chưa cao mặc dù ở thị trường Mỹ giá của sản phẩm này lên đến 1.500 USD/tấn, đắt hơn so với táo chỉ đạt 1.200

USD/tấn Philipin là nước xuất khẩu chủ yếu sản phẩm chíp chuối vào thị

trường Mỹ Chíp được chiên bằng dầu dừa nên có giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ vì vậy nó được so sánh với chíp khoai tây Sản phẩm chuối miếng trong xi rô loãng được sản xuất ở Honduras Philippines và Thái Lan

Trang 29

với số lượng nhỏ Sản phẩm tinh bột chuối được sử dụng như tinh bột sắn ở vùng Nam Mỹ và là thức ăn chính của người tây Samoa và nhiều nơi khác như ở Puerto Rico Hàng năm nhu cầu chuối của thế giới khá lớn Hàng chục triệu tấn chuối được dùng để ăn tươi, xuất khẩu và chế biến các sản phẩm khác

1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường chuối của Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và thị trường chuối

Các loại cây ăn quả có diện tích và sản lượng lớn của Việt Nam bao gồm chuối, dứa, cam, bưởi, xoài, nhãn và vải Trong đó, chuối là cây ăn quả có quy mô sản xuất lớn nhất Số liệu trình bày ở bảng dưới đây cho thấy năm

2011, sản xuất chuối đạt tổng diện tích 122.600 ha và tổng sản lượng 1.743.300 tấn, cao hơn nhiều so với các loại cây ăn quả khác [20]

Bảng 1.3 Diện tích và sản lượng các loại quả năm 2011

Số TT Loại quả Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)[20], Bộ Nông nghiệp và PTNT [3]

Từ năm 2001 đến nay, diện tích trồng chuối của cả nước tăng trưởng khá, đạt cao nhất là 122,6 ngàn ha vào năm 2011 và có xu hướng ổn định trong khoảng từ 105-110 ngàn ha Năng suất chuối trung bình năm 2001 rất thấp, chỉ đạt 11,7 tấn/ha Từ năm 2007 đến năm 2011, năng suất chuối tăng đáng kể, dao động từ 15,2-16,4 tấn/ha Năng suất chuối đạt cao nhất vào năm 2011 là 16,4 tấn/ha Diễn biến tổng sản lượng chuối tương tự như đối với diễn biến về năng suất Số liệu trình bày ở bảng dưới đây cho thấy các năm đạt tổng sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn Năm 2011 đạt sản lượng cao nhất là 1,7 triệu tấn [20]

Trang 30

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất chuối giai đoạn 2001-2011

2001 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích (1.000ha) 101,1 109,7 111,7 116,2 119,5 122,6 Năng suất (tấn/ha) 11,7 15.1 16.5 15.9 15.7 16.4 Sản lượng (1.000tấn) 1.080 1.485,8 1.602,5 1.611,8 1.660,8 1.743,2

Nguồn: Tổng cuc thống kê (2013)[20] Bộ Nông nghiệp và PTNT [3]

Theo Nguyễn Văn Nghiêm (2008) [14] [35], cây chuối được trồng phổ biến, rải rác ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước, phân bổ ở cả 8 vùng sinh thái nông nghiệp bao gồm Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Các vùng trồng có diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ

Bảng 1.5 Tình hình sản xuất chuối ở các vùng trồng năm 2011

Stt Phân bố theo vùng Diện tích

(1.000ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (1.000 tấn)

2 Trung du và Miền núi phía Bắc 16,7 134,1 188,4

3 Bắc Trung bộ và Duyên hải

Nguồn: Tổng cuc thống kê (2013)[20] Bộ Nông nghiệp và PTNT [3]

Năng suất chuối đã được cải thiện đáng kể nhưng còn thấp, chỉ đạt 16,4 tấn/ha Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt năng suất cao nhất là 26,2 tấn/ha Tổng sản lượng chuối năm 2011 của cả nước khoảng 1,7 triệu tấn Hai vùng

Trang 31

trồng trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lần lượt đạt 430.600 tấn và 490.800 tấn

Theo Hoàng Bằng An và (2010) [2], phần lớn diện tích chuối ở nước ta trồng phân tán, không thành vùng tập trung Với đặc điểm là cây ăn quả ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích, nên chuối được trồng như một cây tận dụng đất trong các vườn cây ăn quả của các hộ gia đình Hiện tại, một số tỉnh ở miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An Khánh Hoà và ở miền Nam như Đồng Nai, Sóc Trăng và Cà Mau có diện tích chuối từ 3.000- 8.000 ha Trong khi đó các tỉnh trồng nhiều chuối ở miền Bắc như Hải Phòng, Nam Định và Phú Thọ có diện tích chuối chưa đạt 3.000 ha

Công tác bảo quản chế biến chuối rất hạn chế Tổng cộng công suất các nhà máy chế biến hiện nay đạt khoảng 300.000 tấn/năm nhưng các sản phẩm cây ăn quả nói chung và chuối nói riêng được đưa vào sản xuất chế biến rất ít Sản phẩm chế biến cho đến nay vẫn chủ yếu là sấy khô Bao bì, nhãn mác kém tính cạnh tranh

Khối lượng chuối xuất khẩu của Việt Nam rất thấp, đạt khoảng 100.000 tấn/năm, chưa tương xứng với tiềm năng và tổng sản lượng chuối Chuối của Việt Nam xuất khẩu sang một số nước như Ôxtraylia, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Đức, Mông Cổ, New Zealand và Mỹ Trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và Nga Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ rau quả nói chung và quả chuối nói riêng ở Việt Nam quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong cả quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch và chế biến Xúc tiến thương mại kém, chưa khai thác được lợi thế so sánh để chuyển sang thành lợi thế cạnh tranh của ngành hàng chuối ở Việt Nam nên sản xuất không phát triển mạnh và bền vững, thua kém nhiều nước trên thế giới và khu vực

Tóm lại

- Chuối là cây ăn quả chiếm diện tích và sản lượng lớn của nước ta Trong thời gian qua, sản xuất chuối trong nước có xu hướng phát triển nhưng mức độ tăng không nhiều

Trang 32

- Xúc tiến thương mại còn yếu, do vậy xuất khẩu chuối chưa được đẩy mạnh, chủ yếu tập trung vào thị trường truyền thống là Trung Quốc và Nga

- Với thực trạng sản xuất và xuất nhập khẩu chuối trên thế giới ngày nay Việt Nam muốn sản xuất chuối xuất khẩu nên tập trung vào sản xuất chuối Cavendish với quy mô lớn và sản xuất theo hướng GAP nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu Đồng thời, phải xây dựng được các thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc

tế Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam trong xuất khẩu chuối là Philipin, Trung Quốc, Ấn Độ Thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

là Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ

1.2.2 Tình hình nghiên cứu chuối

* Nghiên cứu tuyển chọn giống chuối

Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh và là nơi có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây chuối Theo Trần Thế Tục (1995) [22], ở nước ta các vùng đều trồng được chuối Trồng chuối sau 1 năm

đã được thu hoạch, cần ít vốn đầu tư, thâm canh thì hiệu quả kinh tế rất cao Các giống chuối trồng bao gồm chuối tiêu, chuối tây, chuối ngốp và chuối ngự

Theo Nguyễn Văn Nghiêm và cs (2010) [15], vườn tập đoàn giống chuối quốc gia hiện lưu giữ 120 mẫu giống bao gồm 74 mẫu giống trong nước

và 46 mẫu giống nhập nội Đáng chú ý là ở nước ta có đủ cả đại diện của 8 nhóm giống chuối trồng ăn được với các kiểu gen AA, AAA, AAB, AB, ABB, ABBB, BBB và BB Dưới đây giới thiệu một số giống đang được trồng phổ biến trong sản xuất

Chuối tiêu (AAA)

Chuối tiêu là danh từ chung để chỉ các giống thuộc nhóm phụ Cavendish, bao gồm các giống tiêu lùn (1,5-2,0 m), tiêu nhỡ (2,0-2,8 m) và tiêu cao (2,8-4,0 m) Ở miền Bắc có các giống chủ lực là Tiêu Hồng, Tiêu Lào Cai, Tiêu Phú Thọ Trong khi đó, ở miền Nam có các giống nổi tiếng như Già

Trang 33

hương, Già cui, Già lùn và Ba la Các giống chuối tiêu được trồng để tiêu thụ trong nước và chủ yếu cho xuất khẩu quả tươi sang Trung Quốc, Hàn Quốc và trước đây là Liên Xô cũ Đây là nhóm giống sinh trưởng khỏe, năng suất quả

từ trung bình đến rất cao; phẩm chất thơm ngon nhất là ở những vùng miền có mùa đông lạnh Qua nghiên cứu đã xác định một số giống chuối tiêu vừa có nhiều triển vọng như Tiêu hồng, Tiêu vừa Lào Cai, Tiêu Bến Tre, Tiêu Đài Loan và đã tuyển chọn được giống chuối Tiêu vừa Phú Thọ được Bộ NN

và PTNT công nhận giống chính thức

Chuối tây (ABB)

Chuối tây còn có các tên gọi khác như chuối Xiêm, chuối sứ, bao gồm các giống chuối Tây, Tây hồng, Tây phấn, Tây sứ được trồng phổ biến ở nhiều nơi Cây cao 3-4 m, sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn, nóng và khả năng chịu rét khá song dễ bị héo rụi (vàng lá Panama), quả to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với các giống khác

Chuối bom (AAB)

Đây là giống chuối có khả năng chịu hạn khá, được trồng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ Khối lượng buồng thấp, chỉ đạt từ 6-8 kg/buồng Do thời gian sinh trưởng ngắn cho nên có hệ số sản xuất cao, 5 buồng trong 20 tháng/gốc và có thể trồng dày từ 1.200-1.500 cây/ha nên năng suất có thể đạt 25-40 tấn/ha Quả được dùng để ăn tươi, làm chuối sấy

Chuối ngự (AA)

Bao gồm các giống chuối ngự tiến, chuối ngự mắn Cây cao 2,5-3,0 m, quả nhỏ, màu vỏ sáng, đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt, nhưng năng suất thấp Vùng trồng chính bao gồm Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định

Ngoài ra còn các giống chuối mắn, chuối lá, chuối hột, chuối ngốp … Tuy nhiên, các giống này có diện tích trồng ít, rải rác và giá trị kinh tế thấp Theo Trần Thế Tục (1995)[24], Nguyễn Văn Nghiêm và Trịnh Khắc Quang (2010)[36], Phạm Quang Tú (2000)[22], nước ta có nguồn gen cây chuối

Trang 34

rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, chỉ có rất ít giống đạt tiêu chuẩn sản xuất xuất khẩu Hướng khắc phục là đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn giống thông qua điều tra phát hiện giống tốt địa phương và nhập nội giống tốt thích hợp

* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối

Các nghiên cứu về nhân giống chuối trước đây chỉ chú trọng các biện pháp kỹ thuật nhân bằng củ và tách chồi Những kỹ thuật này hiện còn được

áp dụng khá phổ biến ở nhiều vùng miền và nhất là ở quy mô sản xuất nhỏ

Quy trình nhân giống chuối in vitro đầu tiên ở nước ta do tác giả Trần

Văn Minh và Nguyễn Văn Uyển (1993) [12] đề xuất, bao gồm 6 công đoạn chính sau: Đưa mẫu vào nuôi cấy; tạo và nhân nhanh chồi chuối; tạo rễ cây; ươm chuối trong vườn ươm; bầu chuối và trồng ra ruộng sản xuất

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Vũ Ngọc Hoa và cs (2005) [8] thì trong môi trường nuôi cấy MS có bổ sung Thianin 0,4 mg/l, BAP 4 mg/l và IAA 0,5 mg/l số chồi tái sinh đạt 131 chồi/cây Môi trường nhân chồi tốt nhất đạt hệ

số nhân 6,78 là MS có bổ sung Thianin 0,4 mg/l, BAP 5 mg/l, Adenin 80 mg/l

và IAA 0,5 mg/l Môi trường vươn chồi, tạo rễ là MS có bổ sung Thianin 0,4 mg/l, BAP 2 mg/l, AC 0,10-0,15% Trong môi trường này, tỷ lệ ra rễ 90,00- 95,56% sau cấy 7 ngày và tỷ lệ chồi >5 cm đạt đến 81,95-84,42% Nghiên cứu trên giống chuối chà bột, các tác giả Tô Việt Diễm Ca và cs (2006) [4] cũng thu được kết quả tương tự

Các bước chính trong nhân giống in vitro là:

- Chọn lọc cây mẹ và giám định bệnh

- Tạo chồi ban đầu và nhân chồi in vitro

- Tái sinh cây hoàn chỉnh

- Ra ngôi cây trong nhà lưới

Theo Trịnh Thị Nhất Chung (2010) [6], sản xuất cây chuối thương phẩm sạch bệnh gồm 4 bước: 1 Tái sinh chồi; 2 Nhân cụm chồi; 3 Tái sinh cây hoàn chỉnh; 4 Ra ngôi cây trong nhà lưới Thời gian cần cho 3 giai đoạn đầu

Trang 35

(1,2,3) là 5-6 tháng, giai đoạn 4 cần 2 tháng, tổng cộng là 8 tháng; đó là khoảng thời gian nhà vườn trồng chuối thương phẩm dự tính trong kế hoạch đặt nhà sản xuất giống chuối sạch bệnh cho mình

Quy trình nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô đã và đang được nhiều cơ

sở sản xuất cây giống chuối ứng dụng Tuy nhiên, ở quy mô sản xuất hàng hoá thì còn gặp phải một số vấn đề cần nghiên cứu khắc phục như: Hệ số nhân giống chưa thực sự cao, thời gian cấy chuyển còn dài, chất lượng và tiêu chuẩn cây giống sau khi đưa ra vườn ươm thấp Vì vậy, những nghiên cứu về ảnh hưởng của một số chất hữu cơ đến hệ số nhân và chất lượng cây giống cũng như là những biện pháp kỹ thuật giai đoạn vườn ươm như giá thể vườn ươm 1, giá thể đóng bầu, chế độ dinh dưỡng và phòng trừ sâu, bệnh được thấy

là rất cần thiết, lại hiệu quả cao

Hồ Hữu Nhị (2000) [37] đã xác định ở Việt Nam có 17 loại sâu, bệnh hại chuối chủ yếu Chuối tiêu bị một số sâu, bệnh hại chính như sâu đục thân, sâu

gặm vỏ quả do Basilepta, bệnh chùn ngọn, bệnh thán thư quả, bệnh đốm đen

và đốm vàng lá Nguyên nhân gây hại trùng với kết quả công bố của Inge Van

Den Bergh là do 3 loài tuyến trùng ở rễ: Meloidogyne spp, Pratylenchus coffeae, Helicotylenchus multicinctus và chúng gây ảnh hưởng đáng kể về

sinh trưởng và năng suất

Theo Trần Thị Liên (2010) [11], ở các vùng sản xuất chuối tiêu tập trung quy mô lớn như Lâm Thao - Phú Thọ, Khoái Châu - Hưng Yên, A Lưới - Thừa Thiên Huế đều bị bệnh thán thư và sâu gặm vỏ quả gây hại nặng

* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất chuối

Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ có 2 thời vụ trồng chính là vụ xuân,

từ tháng 2-4 và vụ thu, từ tháng 8-10 Trồng vào vụ xuân cây rất dễ sống nhưng đến khi trổ buồng thì gặp rét nên vụ thu hiện đang là thời vụ trồng phổ biến Ở các vùng khác, thời vụ trồng chính là đầu mùa mưa [17] [35]

Trang 36

Mật độ trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất quả chuối Ở nước ta, chuối được trồng nhiều trong vườn hộ, xen với nhiều loại cây trồng

và cây ăn quả khác nên mật độ trồng rất tùy tiện, thưa hoặc dày quá và chủ yếu được xác định theo kinh nghiệm của người dân Ở quy mô sản xuất hàng hóa, mật độ trồng chuối khác nhau tùy theo giống và điều kiện canh tác Theo Trần Thế Tục và (1998) [25], mật độ trồng phổ biến đối với chuối tiêu và chuối tây từ 2.000-2.500 cây/ha, đối với chuối bom từ 3.000-3.500 cây/ha Theo Vũ Công Hậu (1999) [8], lượng phân bón thích hợp tính cho 1 gốc chuối vụ 1 là 50-60 g đạm, 30-40 g lân và 70-80 g kali Cũng theo các nghiên cứu của Trần Thế Tục và cs (1998) [25], lượng phân bón tính cho 1 gốc chuối trong 1 chu kỳ là 100-200 g đạm, 20-40 g lân và 250 - 300 g kali

Theo Phạm Quang Tú (2000) [22], cây chuối đuôi chiên và cây chuối nhân giống bằng nuôi cấy mô đều là thực liệu trồng tốt Tuy nhiên, cây giống nuôi cấy mô dễ chăm sóc, trỗ buồng đều và ít sâu bệnh hơn Trên đất phù sa sông Hồng vùng Phú Thọ, lượng phân bón tính cho 1 gốc chuối là 200 g đạm, 40

g lân và 480 g kali đạt hiệu quả kinh tế và năng suất cao nhất, 16 kg/buồng Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân cho chuối già nuôi cấy

mô trên đất xám miền Đông Nam bộ, các tác giả Hồ Thành Nam và cs (2006) [13] đã xác định liều lượng bón NPK thích hợp từ 300N - 200P 2 O 5 - 300K 2 O đến 350N - 300P 2 O 5 - 400K 2 O g/cây/năm giúp cho cây chuối già nuôi cấy mô sinh trưởng phát triển tốt hơn, năng suất và chất lượng chuối gia tăng về kích thước quả và tỷ lệ buồng đạt loại A (>18 kg/buồng)

Theo Trần Thị Liên (2010) [11], bệnh thán thư hại chuối tiêu là do nấm

Colletotrichum musae Giống chuối Tiêu Hồng bị bệnh nhẹ hơn các giống

chuối tiêu khác Các loại thuốc Topsin M 70WP, Anvil 5SC, Bavistin 50FL ở nồng độ 0,05%-0,15% đạt hiệu lực phòng trừ cao

Sâu gặm vỏ quả chuối có tên khoa học là Basilepta balyi Harold Sâu hại

thuộc biến thái hoàn toàn, có đầy đủ 4 pha phát dục Pha trưởng thành gây hại

Trang 37

là chính trên lá và vỏ quả non Thời gian trưởng thành xuất hiện gây hại trên ruộng sản xuất vào tháng 3 Mật độ tăng trong các tháng tiếp theo và giảm dần tháng 11,12 Tháng 1,2 không thấy trưởng thành trên vườn chuối Các loại thuốc đạt hiệu quả phòng trừ cao là Trebon 10 EC nồng độ 0,20% hoặc Antafot 100 EC nồng độ 0,15% có pha HPC nồng độ 0,15% Bao buồng bằng ống PE màu xanh nhạt kết hợp với phun thuốc Trebon 10EC sau trỗ bắp được

20 ngày đạt hiệu quả nhất

Nguyễn Duy Trang và Lê Đình Danh (1988)[21] đã xác định sâu đục thân

chuối có tên khoa học là Cosmopolites sordidus thuộc họ Curculionidae bộ cánh cứng coleoptera Phòng trừ bằng bẫy thân giả, vệ sinh đồng ruộng triệt để

kết hợp với luân canh cây trồng để hạn chế Sigatoka vàng và đen hại lá

Như vậy, ở Việt Nam sâu đục thân, sâu gặm vỏ quả, bệnh chùn ngọn, bệnh thán thư quả, bệnh đốm đen và đốm vàng lá được xác định là những đối

tượng sâu, bệnh hại chính Trong đó sâu gặm vỏ quả do Basilepta và bệnh thán thư do Colletotrichum musae đều gây hại trực tiếp trên quả làm mã quả

xấu, giảm giá trị thương phẩm, gây thiệt hại đáng kể cho người trồng chuối cũng như các nhà kinh doanh Một số nơi có tới trên 70% số buồng và trên

60% số quả/buồng bị hại do Basilepta nhưng chưa có biện pháp phòng trừ

phù hợp Một số tác giả đã đề cập đến 2 đối tượng sâu, bệnh này nhưng chưa nghiên cứu 1 cách hệ thống về đặc điểm sinh học, sinh thái và sự phát sinh, phát triển của chúng trên đồng ruộng cũng như là biện pháp phòng trừ

* Nghiên cứu bảo quản và chế biến chuối

Theo Quách Đĩnh và cs (1996) [7], xử lý chuối xanh bằng dung dịch Topsin-M nồng độ 0,1- 0,2% thì phần lớn nấm mốc của chuối bị tiêu diệt hoặc bị ức chế Để hạn chế sử dụng hoá chất diệt nấm ở nồng độ cao cho thực phẩm, các tác giả đã dùng nồng độ 0,1% và dư lượng Topsin-M còn lại trên trái cây sau tồn trữ là 0,002mg/kg, chỉ bằng 1/10 liều lượng cho phép của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) Nếu coi hư hỏng 10-15% là chuẩn số khả

Trang 38

năng tồn trữ của chuối thì thời hạn tồn trữ của chuối không xử lý trong mùa

hè là không quá 5 ngày và trong mùa đông không quá 15 ngày Trong khi đó chuối được xử lý 0,1% Topsin-M thì sau 15 ngày mùa hè chuối còn tốt 88,5%

và sau 30 ngày mùa đông còn tốt 91,5%

Theo Lê Thị Bích Thu và Nguyễn Thị Xuân Hiền (2003) [19], việc xử lý bằng hoá chất Topsin tuy có tác dụng diệt vi sinh vật tốt nhưng ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên đã bị các nước phát triển hạn chế sử dụng

Do vậy, áp dụng biện pháp xử lý bằng nước nóng đã và đang được khuyến cáo

sử dụng Đây là biện pháp xử lý dễ thực hiện, an toàn và có hiệu quả kinh tế cao Xử lý ở điều kiện nhiệt độ 47 0 C trong thời gian 15 phút là tốt nhất

Chu Doãn Thành và cs (2006) [18] đã nghiên cứu qui trình công nghệ hoàn chỉnh từ xử lý cận thu hoạch đến thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản và giấm chín Theo đó, chuối tiêu có thể bảo quản được trên 42 ngày với tỷ lệ hư hao 4,9%

Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam Từ quả, hoa và thân chuối,

có thể chế biến ra nhiều món ăn như chuối khô, chuối sấy, mứt chuối, rượu chuối, nước cốt chuối, bột chuối v.v

Từ năm 1986-1990 Việt Nam đã xuất khẩu sang Liên Xô cũ gần 40.000 tấn chuối tươi và 20.000 tấn chuối sấy Năm 2000 lượng nguyên liệu chuối tươi cho sấy là 21.000 tấn, chủ yếu là chuối bom Song song với việc xuất khẩu chuối tươi, nước ta còn xuất khẩu chuối sấy Theo dự kiến của Tổng công ty rau quả Việt Nam VEGETEXCO, hiện nay sản phẩm chuối của nước

ta không những hướng tới thị trường Liên Bang Nga, mà còn đến các nước khác như Nhật Bản, Mỹ v.v

Tuy nhiên, hiện nay công nghệ và thiết bị sấy chuối ở nước ta chưa đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng cao Theo kết quả điều tra, khảo sát của VEGETEXCO thì ở miền Nam - nơi sản xuất và xuất khẩu khoảng 90% chuối sấy của cả nước, có rất nhiều lò sấy nhưng đều là sấy thô: lò sấy than, sấy gas,

Trang 39

sấy điện có các nhược điểm: Dễ nhiễm bụi khói, khó điều chỉnh nhiệt độ, thoát ẩm chậm, hiệu suất thấp, sản phẩm không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm Ở miền Bắc, sản xuất chuối khô đã đáp ứng một phần của nhu cầu thị trường hiện nay nhưng hầu hết sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu Còn ở các hộ gia đình hầu hết sử dụng phơi nắng tự nhiên, gác góc bếp hoặc sấy trực tiếp bằng khói lò làm chất lượng thấp

Ở các lò sấy truyền thống của nước ta đều được thiết kế để sấy ở nhiệt độ cao nhất xấp xỉ 100 0 C, chênh lệch nhiệt độ khá lớn (35÷37 0 C) Theo Quách Đĩnh và cs (1996) [7], để sản phẩm có chất lượng cao chuối cần được sấy theo 3 giai đoạn: Đầu tiên sấy ở 95 ÷ 100 0

C trong 1- 2 giờ để ức chế hoạt động của Enzyme, sau đó hạ xuống 80-85 0 C đến giai đoạn vận tốc sấy không đổi, cuối cùng sấy ở 60÷65 0

C

Trang 40

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các tổ hợp phân bón và một số phương thức giữ ẩm, mật độ trồng khác nhau để chăm sóc chuôi Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tế bào

Giống chuối Tiêu Hồng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy

mô tế bào thực vật thuộc nhóm chuối tiêu vừa Giống Tiêu Hồng đã được các

cơ quan nghiên cứu tuyển chọn có năng suất cao, quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, khả năng thích nghi rộng… cây giống được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Viện nghiên cứu Rau quả Giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận và cho phép sản xuất trên diện rộng theo hướng hàng hóa tập trung Cây nuôi cấy mô cao 25 – 30 cm, có 5 – 6 lá thật

- Về giống: Sử dụng giống chuối Tiêu Hồng do Viện Nghiên cứu rau quả tuyển chọn, phục tráng và nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy

mô tế bào Là giống cho năng suất cao, trung bình đạt 40-45 tấn/ha

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

2.3 Thời gian thực hiện

Tháng 2/2012 đến 2/2013

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp bón cho chuối Tiêu Hồng

Bảng 2.1 Các tổ hợp phân bón áp dụng cho chuối Tiêu Hồng

Ngày đăng: 22/11/2014, 12:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Nhân Ái, Đặng Văn Cung, Nguyễn Thành Luân (2010), Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp khoa học công nghệ phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu vùng Bắc Trung bộ, Báo cáo tổng kết đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước “ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam”, mã số KC06.12/06-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp khoa học công nghệ phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu vùng Bắc Trung bộ", Báo cáo tổng kết đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước “ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam
Tác giả: Đoàn Nhân Ái, Đặng Văn Cung, Nguyễn Thành Luân
Năm: 2010
2. Hoàng Bằng An, Nguyễn Văn Nghiêm, Hoàng Việt Anh, Lê Như Thịnh, Nguyễn Hoàng Yến (2010), “Kết quả bước đầu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (3), Hà Nội. ISSN 0866-7020, tr. 205-210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam”, "Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Hoàng Bằng An, Nguyễn Văn Nghiêm, Hoàng Việt Anh, Lê Như Thịnh, Nguyễn Hoàng Yến
Năm: 2010
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2007
4. Tô Việt Diễm Ca, Mai Văn Trị, Nguyễn Thị Xuân Hạnh, Nguyễn Thanh Bình và Bùi Xuân Khôi (2006), “Bước đầu nghiên cứu nhân giống nuôi cấy mô chuối chà bột bình tuyển”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam2004-2005, NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, tr 23-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu nhân giống nuôi cấy mô chuối chà bột bình tuyển”, "Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam2004-2005
Tác giả: Tô Việt Diễm Ca, Mai Văn Trị, Nguyễn Thị Xuân Hạnh, Nguyễn Thanh Bình và Bùi Xuân Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
5. Champion Jean (1963), Cây chuối, (Đỗ Ngọc An, Nguyễn Định, Trần văn Phú, Nguyễn Văn Trung và Trần Thanh Vân dịch), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr 25-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây chuối
Tác giả: Champion Jean
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1963
6. Trịnh Thị Nhất Chung và CS (2010), Kết quả nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô để nhân nhanh các giống chuối tiêu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới được tuyển chọn, Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô để nhân nhanh các giống chuối tiêu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới được tuyển chọn
Tác giả: Trịnh Thị Nhất Chung và CS
Năm: 2010
7. Quách Đĩnh, Nguyễn Vân Tiếp, Nguyễn Văn Thoa (1996), Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả
Tác giả: Quách Đĩnh, Nguyễn Vân Tiếp, Nguyễn Văn Thoa
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1996
9. Lê Vũ Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Diệu Hiền, Bùi Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thanh Bình và Lê Thị Thu Hồng (2005), “Kết quả nghiên cứu quy trình nhân nhanh cây chuối già sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam2003-2004, NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, tr 17-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu quy trình nhân nhanh cây chuối già sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô”, "Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam2003-2004
Tác giả: Lê Vũ Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Diệu Hiền, Bùi Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thanh Bình và Lê Thị Thu Hồng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
10. Đào Công Khanh và CS (2010), Kết quả nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản chuối tiêu xuất khẩu, Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản chuối tiêu xuất khẩu
Tác giả: Đào Công Khanh và CS
Năm: 2010
11. Trần Thị Liên và CS (2010), Kết quả nghiên cứu phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư và sâu gặm vỏ quả chuối, Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư và sâu gặm vỏ quả chuối
Tác giả: Trần Thị Liên và CS
Năm: 2010
12. Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển (1993), “Công nghệ sinh học - Những bước tiến mới về cải thiện giống chuối”, Tạp chí Khoa học và công nghệ (32), 4/1993. tr 35-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sinh học - Những bước tiến mới về cải thiện giống chuối”, "Tạp chí Khoa học và công nghệ
Tác giả: Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển
Năm: 1993
13. Hồ Thành Nam, Nguyễn Thị Xuân Hạnh, Mai Văn Trị và Bùi Xuân Khôi (2006), “Ảnh hưởng của mức bón NPK đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng chuối già trên đất xám miền Đông Nam bộ”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam 2004- 2005, NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, tr 111-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của mức bón NPK đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng chuối già trên đất xám miền Đông Nam bộ”, "Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam 2004- 2005
Tác giả: Hồ Thành Nam, Nguyễn Thị Xuân Hạnh, Mai Văn Trị và Bùi Xuân Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
14. Nguyễn Văn Nghiêm (2008), “Hiện trạng và giải pháp Khoa học công nghệ chủ yếu phát triển sản xuất chuối ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học Chương trình KC.06/06-10 với sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, Hà Nội, tháng 12/2008, tr 139-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và giải pháp Khoa học công nghệ chủ yếu phát triển sản xuất chuối ở Việt Nam”, "Hội thảo khoa học Chương trình KC.06/06-10 với sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu
Tác giả: Nguyễn Văn Nghiêm
Năm: 2008
15. Nguyễn Văn Nghiêm, Phạm Quang Tú, Đoàn Nhân Ái và CS (2010), “Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống chuối Tiêu hồng”, Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam 2006-2008, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 348-352 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống chuối Tiêu hồng”, "Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam 2006-2008
Tác giả: Nguyễn Văn Nghiêm, Phạm Quang Tú, Đoàn Nhân Ái và CS
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Sản lƣợng chuối thế giới năm 2011 - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 1.1. Sản lƣợng chuối thế giới năm 2011 (Trang 13)
Bảng 1.2. Một số nước nhập khẩu chuối chủ yếu - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 1.2. Một số nước nhập khẩu chuối chủ yếu (Trang 15)
2.5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
2.5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 42)
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM (Trang 42)
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM (Trang 43)
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM (Trang 44)
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống (Trang 49)
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng  Công thức  Trồng đến trỗ buồng - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng Công thức Trồng đến trỗ buồng (Trang 49)
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến động thái ra lá   Công - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến động thái ra lá Công (Trang 51)
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân giả, đường  kính thân giả khi trỗ buồng - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân giả, đường kính thân giả khi trỗ buồng (Trang 53)
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số lá và diện tích   lá khi trỗ buồng - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số lá và diện tích lá khi trỗ buồng (Trang 54)
Hình 3.3. Năng suất ở một số tổ hợp phân bón - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Hình 3.3. Năng suất ở một số tổ hợp phân bón (Trang 59)
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số phương thức đến tỉ lệ sống  Công thức - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số phương thức đến tỉ lệ sống Công thức (Trang 61)
Hình 3.4. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến ra lá qua các tháng - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Hình 3.4. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến ra lá qua các tháng (Trang 63)
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến số lá   và diện tích lá hoạt động khi trỗ buồng - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến số lá và diện tích lá hoạt động khi trỗ buồng (Trang 65)
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến các yếu tố   cấu thành năng suất - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất (Trang 66)
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến kích thước  quả - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến kích thước quả (Trang 67)
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến tỷ lệ cây trỗ   và cây cho thu hoạch - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến tỷ lệ cây trỗ và cây cho thu hoạch (Trang 68)
Hình 3.6. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến năng suất - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Hình 3.6. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến năng suất (Trang 69)
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các phương thức giữ ẩm - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các phương thức giữ ẩm (Trang 70)
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng (Trang 71)
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá   Công - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá Công (Trang 72)
Hình 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Hình 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá (Trang 73)
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao và đường kính  thân giả - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao và đường kính thân giả (Trang 74)
Hình 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá và diện tích lá hoạt động   khi trỗ buồng - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Hình 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá và diện tích lá hoạt động khi trỗ buồng (Trang 75)
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất (Trang 77)
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch (Trang 79)
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả   Công thức  Trọng lƣợng buồng (kg)  Năng suất (kg/ha) - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả Công thức Trọng lƣợng buồng (kg) Năng suất (kg/ha) (Trang 80)
Hình 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch - nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái
Hình 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w