Tình hình sản xuất và thị trường chuối

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 29 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1.Tình hình sản xuất và thị trường chuối

Các loại cây ăn quả có diện tích và sản lượng lớn của Việt Nam bao gồm chuối, dứa, cam, bưởi, xoài, nhãn và vải ... Trong đó, chuối là cây ăn quả có quy mô sản xuất lớn nhất. Số liệu trình bày ở bảng dưới đây cho thấy năm 2011, sản xuất chuối đạt tổng diện tích 122.600 ha và tổng sản lượng 1.743.300 tấn, cao hơn nhiều so với các loại cây ăn quả khác [20].

Bảng 1.3. Diện tích và sản lƣợng các loại quả năm 2011

Số TT Loại quả Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)

1 Chuối 122.600 1.743.300 2 Dứa 40.500 532.700 3 Xoài 86.400 686.600 4 Cam quýt 68.900 702.100 8 Khác 514.300 - Tổng số 832.700 -

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)[20], Bộ Nông nghiệp và PTNT [3]

Từ năm 2001 đến nay, diện tích trồng chuối của cả nước tăng trưởng khá, đạt cao nhất là 122,6 ngàn ha vào năm 2011 và có xu hướng ổn định trong khoảng từ 105-110 ngàn ha. Năng suất chuối trung bình năm 2001 rất thấp, chỉ đạt 11,7 tấn/ha. Từ năm 2007 đến năm 2011, năng suất chuối tăng đáng kể, dao động từ 15,2-16,4 tấn/ha. Năng suất chuối đạt cao nhất vào năm 2011 là 16,4 tấn/ha. Diễn biến tổng sản lượng chuối tương tự như đối với diễn biến về năng suất. Số liệu trình bày ở bảng dưới đây cho thấy các năm đạt tổng sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn. Năm 2011 đạt sản lượng cao nhất là 1,7 triệu tấn [20].

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất chuối giai đoạn 2001-2011

Tình hình sản xuất Năm

2001 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích (1.000ha) 101,1 109,7 111,7 116,2 119,5 122,6 Năng suất (tấn/ha) 11,7 15.1 16.5 15.9 15.7 16.4 Sản lượng (1.000tấn) 1.080 1.485,8 1.602,5 1.611,8 1.660,8 1.743,2

Nguồn: Tổng cuc thống kê (2013)[20]. Bộ Nông nghiệp và PTNT [3]

Theo Nguyễn Văn Nghiêm (2008) [14] [35], cây chuối được trồng phổ biến, rải rác ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước, phân bổ ở cả 8 vùng sinh thái nông nghiệp bao gồm Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng có diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ.

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất chuối ở các vùng trồng năm 2011

Stt Phân bố theo vùng Diện tích

(1.000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1.000 tấn) 1 Đồng bằng Sông Hồng 17,8 261,7 430,6

2 Trung du và Miền núi phía Bắc 16,7 134,1 188,4 3 Bắc Trung bộ và Duyên hải

miền Trung 33,1 149,1 401,9

4 Tây nguyên 4,8 187,8 78,9

5 Đông Nam Bộ 10,6 148,2 152,6

6 Đồng bằng sông Cửu Long 39,6 141,8 490,8

Tổng cộng 122,6 163,6 1.743,2

Nguồn: Tổng cuc thống kê (2013)[20]. Bộ Nông nghiệp và PTNT [3]

Năng suất chuối đã được cải thiện đáng kể nhưng còn thấp, chỉ đạt 16,4 tấn/ha. Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt năng suất cao nhất là 26,2 tấn/ha. Tổng sản lượng chuối năm 2011 của cả nước khoảng 1,7 triệu tấn. Hai vùng

trồng trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lần lượt đạt 430.600 tấn và 490.800 tấn.

Theo Hoàng Bằng An và (2010) [2], phần lớn diện tích chuối ở nước ta trồng phân tán, không thành vùng tập trung. Với đặc điểm là cây ăn quả ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích, nên chuối được trồng như một cây tận dụng đất trong các vườn cây ăn quả của các hộ gia đình. Hiện tại, một số tỉnh ở miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An. Khánh Hoà và ở miền Nam như Đồng Nai, Sóc Trăng và Cà Mau có diện tích chuối từ 3.000- 8.000 ha. Trong khi đó các tỉnh trồng nhiều chuối ở miền Bắc như Hải Phòng, Nam Định và Phú Thọ có diện tích chuối chưa đạt 3.000 ha.

Công tác bảo quản chế biến chuối rất hạn chế. Tổng cộng công suất các nhà máy chế biến hiện nay đạt khoảng 300.000 tấn/năm nhưng các sản phẩm cây ăn quả nói chung và chuối nói riêng được đưa vào sản xuất chế biến rất ít. Sản phẩm chế biến cho đến nay vẫn chủ yếu là sấy khô. Bao bì, nhãn mác kém tính cạnh tranh.

Khối lượng chuối xuất khẩu của Việt Nam rất thấp, đạt khoảng 100.000 tấn/năm, chưa tương xứng với tiềm năng và tổng sản lượng chuối. Chuối của Việt Nam xuất khẩu sang một số nước như Ôxtraylia, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Đức, Mông Cổ, New Zealand và Mỹ... Trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ rau quả nói chung và quả chuối nói riêng ở Việt Nam quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong cả quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch và chế biến. Xúc tiến thương mại kém, chưa khai thác được lợi thế so sánh để chuyển sang thành lợi thế cạnh tranh của ngành hàng chuối ở Việt Nam nên sản xuất không phát triển mạnh và bền vững, thua kém nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Tóm lại

- Chuối là cây ăn quả chiếm diện tích và sản lượng lớn của nước ta. Trong thời gian qua, sản xuất chuối trong nước có xu hướng phát triển nhưng mức độ tăng không nhiều.

- Xúc tiến thương mại còn yếu, do vậy xuất khẩu chuối chưa được đẩy mạnh, chủ yếu tập trung vào thị trường truyền thống là Trung Quốc và Nga.

- Với thực trạng sản xuất và xuất nhập khẩu chuối trên thế giới ngày nay. Việt Nam muốn sản xuất chuối xuất khẩu nên tập trung vào sản xuất chuối Cavendish với quy mô lớn và sản xuất theo hướng GAP nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Đồng thời, phải xây dựng được các thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam trong xuất khẩu chuối là Philipin, Trung Quốc, Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 29 - 32)