3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến khả
năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng
Gồm các công thức như sau:
Bảng 2.2. Một số phƣơng thức giữ ẩm cho chuối Tiêu Hồng
Công thức Một số phƣơng thức giữ ẩm
T1(Đ/C) Không tủ gốc (đối chứng).
T2 Tủ gốc bằng vật liệu sẵn có (rơm rạ) sau khi trồng. T3 Che phủ màng PE khi trồng.
T4 Sử dụng hạt giữ ẩm Gel lúc trồng chuối.
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng.
Bảng 2.3. Các mật độ trồng cho chuối Tiêu Hồng
Công thức Khoảng cách trồng (m) Mật độ trồng (cây/ha)
M1 1,8 x 1,8 3.086
M2 1,8 x 2 2.778
M3(Đ/C) 2 x 2 2.500
M4 2 x 2,2 2.273
M5 2,2 x 2,2 2.066
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tất cả các thí nghiệm đều nhắc lại 3 lần và bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Các thí nghiệm đều triển khai vào vụ xuân (tháng 2 năm 2012), không kể thí nghiệm nghiên cứu mật độ trồng, các thí nghiệm khác trồng theo mật độ 2.500 cây/ha.
2.5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.5.2.1. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp bón cho chuối Tiêu Hồng SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Công thức Ký hiệu Mô tả 1 P1 Tổ hợp phân bón (180 N:45 P2O5:360 K2O) 2 P2 (Đ/C) Tổ hợp phân bón (200 N:50 P2O5:400 K2O) (Đối chứng) 3 P3 Tổ hợp phân bón (220 N:55 P2O5:440 K2O) 4 P4 Tổ hợp phân bón (240 N:60 P2O5:480 K2O) 5 P5 Tổ hợp phân bón (260 N:65 P2O5:520 K2O) Dải bảo vệ 3 1 4 1 5 2 2 3 1 5 4 5 4 2 3 NL1 NL2 NL3
2.5.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Ghi chú: T: Công thức có tủ gốc, đỗ; T0: Không tủ gốc.
Công
thức Ký hiệu Mô tả
1 T1(Đ/C) Không tủ gốc (đối chứng).
2 T2 Phương thức giữ ẩm bằng phương pháp tủ gốc (rơm rạ) 3 T3 Phương thức giữ ẩm bằng che phủ màng PE khi trồng. 4 T4 Phương thức giữ ẩm bằng sử dụng hạt giữ ẩm Gel.
NL1 NL2 Dải bảo vệ 2 1 4 3 2 1 4 4 3 1 3 2 NL1 NL2 NL3
2.5.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Công thức Ký hiệu Mô tả
1 M1 Mật độ trồng (3.086 cây/ha) 2 M2 Mật độ trồng (2.778 cây/ha)
3 M3(Đ/C) Mật độ trồng (2.500 cây/ha) (Đối chứng) 4 M4 Mật độ trồng (2.273 cây/ha)
5 M5 Mật độ trồng (2.066 cây/ha)
2.5.3. Điều kiện thí nghiệm
- Diện tích triển khai thí nghiệm là trên đất bãi bồi ven sông Hồng, diện tích
đất tập trung, bằng phẳng, độ đồng đều cao, màu mỡ và thuận tiện giao thông.
- Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch chuối được áp dụng theo
quy trình của Viện rau quả: Lượng phân bón hữu cơ là 10 kg/cây. Không kể Dải bảo vệ 2 5 1 3 2 5 4 1 3 5 3 4 1 4 2 NL1 NL2 NL3
thí nghiệm phân bón, các thí nghiệm khác bón ở mức 200 gam N, 50 gam P2O5, 400 gam K2O. Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón thúc 4 lần vào các thời điểm sau trồng 10, 30, 90 và 180 ngày. Lần 1 bón 10 %, các lần bón 2, 3, 4 mỗi lần bón 30% tổng số phân đạm và kaly.
Che phủ đất bằng màng phủ nông nghiệp sau trồng 1 tháng khi cây đã ra 2-3 lá mới. Sử dụng hạt giữ ẩm Gel được bón lót cùng với phân chuồng, phân lân và trộn đều. Hạt giữ ẩm Gel có tác dụng giữ ẩm và điều hòa độ ẩm trong đất do Trung tâm đánh giá không phá hủy –NDE thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp, hạt giữ ẩm Gel đã được sử dụng rộng rãi trên Thế giới và ở Việt Nam, trên nhiều loại đối tượng cây trồng và thu được kết quả cao. Lượng bón trong thí nghiệm là 200 gam/gốc.
2.6. và phƣơng pháp
2.6 theo dõi
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Chiều cao thân giả (cm): Đo từ mặt đất đến giao điểm của 2 lá cuối. - Chu vi thân giả (cm): Đo cách mặt đất 40 cm.
- Chiều dài phiến lá (cm): Đo từ điểm đầu thân giả đến điểm mút lá. - Chiều rộng phiến lá (cm): Đo tại vị trí rộng nhất của phiến lá.
- Tốc độ ra lá qua các tháng trồng (lá/tháng): Đánh dấu và đếm số lá mới ra các tháng
- Tổng số lá đến khi trỗ (lá): Đánh dấu và đếm số lá đến khi trỗ
- Số lá hoạt động khi trỗ buồng; đồng thời tính diện tích lá tại thời điểm kể trên.
- Thời gian sinh trưởng + Từ trồng đến nhú hoa + Từ nhú hoa đến trỗ hết
+ Từ trỗ hết đến thu hoạch (ngày).
- Tỷ lệ cây trỗ (%)
- Tỷ lệ cây cho thu hoạch (%) - Số nải/buồng
- Số quả/nải, trên buồng
- Số quả nải thứ 3 và thứ 6 (quả)
- Số đo chiều dài và đường kính quả nải 3, nải 6 (cm) - Tỷ lệ % chiều dài, chiều rộng nải 6/nải 3
- Chênh lệch chiều dài, chiều rộng giữa nải 6 và nải 3 (%) - Khối lượng buồng tươi (kg)
- Khối lượng quả (gam) - Năng suất (tấn/ha).
Cắt bỏ sát cuống buồng phía nải gốc và 15 cm trên nải đầu.
* Điều kiện khí hậu thời tiết. Lượng mưa hàng tháng, nhiệt độ trung bình tháng, gió bão, các điều kiện thời tiết đặc biệt khác (Thu thập số liệu tại Trạm khí tượng thuỷ văn của tỉnh).
* Đánh giá mức độ nhiễm bệnh: Thống kê thành phần sâu bệnh, tỷ lệ gây hại của các loại sâu bệnh trên các công thức thí nghiệm
2.6.2. Phương pháp theo dõi và xử lý số liệu
Các chỉ tiêu về tỷ lệ và thời gian theo dõi trên toàn thí nghiệm. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất theo dõi 5 cây cố định cho mỗi thí nghiệm.
Tính diện tích lá, chiều dài quả, đường kính quả:
+ Diện tích lá (S) = số đo chiều dài lá x số đo chiều rộng lá x 0,74. + Chiều dài quả chuối
d1 + d2 d: Là chiều dài quả cần theo dõi.
d = d1: Số đo chiều dài mặt trong quả chuối. 2 d2: Số đo chiều dài mặt ngoài quả chuối.
Đường kính quả: Lấy số đo lớn nhất
+ Năng suất quy đổi ra ha (tấn/ha) được tính như sau: Y = H x P x M
Trong đó: Y: Là năng suất cho 1 ha (tấn/ha) P: Là khối lượng buồng tươi (kg)
H: Là tỷ lệ cây cho thu hoạch trong diện tích thí nghiệm M: Là mật độ cây trên 1 ha
Các số liệu sau khi được tập hợp được xử lý thống kê theo những phương pháp thông dụng. Số liệu của một số chỉ tiêu được xử lý thống kê trên máy tính với phần mềm IRRISTAT 5.0 và MICROSOFT EXCEL
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu tại vùng nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm
Trong thí nghiệm này, chuối được trồng vào tháng 3 năm 2012, trỗ vào tháng 10, 11 và chín vào tháng 01 – 02 năm 2013. Vì vậy, từ tháng 3 đến tháng 9, vùng có nhiệt độ trung bình 26,30C, lượng mưa từ 1.831,4 mm, độ ẩm không khí 85,8 % và số giờ chiếu sáng cao, nên rất thuận lợi cho cây chuối sinh trưởng thân lá.
Từ tháng 10-11, có nhiệt độ trung bình từ 23,40C, rất thích hợp cho phát triển quả. Đặc biệt vào tháng 1 - 2 nhiệt độ thấp dưới 200C và ẩm độ không khí thấp, là điều kiện rất tốt cho quả chín có mùi thơm, màu sắc quả đẹp (có Phụ lục 01: Diễn biến thời tiết khí hậu qua các tháng kèm theo báo cáo).
Như vậy, khi so sánh với các yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối, thì các điều kiện thời tiết, khí hậu của nơi tiến hành thí nghiệm tương đối thích hợp.
3.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp cho chuối Tiêu Hồng
Chuối là cây ăn quả ngắn ngày, phàm ăn và có năng suất sinh khối cao. Vì vậy, tổ hợp phân bón được xác định là một biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chuối. Cây chuối nuôi cấy mô khác cây tách chồi ở cả phương pháp nhân giống, tình trạng và độ lớn của cây giống khi trồng ra ruộng sản xuất.
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống
Các cây giống thử nghiệm của đề tài được mua từ cơ quan nghiên cứu, cây giống có độ đồng đều cao, chiều cao trung bình 25 – 30 cm, có từ 5 – 6 lá, cây không bị sâu bệnh, bầu không dập nát. Tỷ lệ sống của giống chuối Tiêu Hồng sau trồng 1 tháng đều đạt 100%. Trong quá trình chăm sóc, sau 10 tháng trồng tỷ lệ cây sống vẫn đạt trên 90%. Tỷ lệ cây sống của giống chuối Tiêu Hồng được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống Công thức Tỷ lệ sống sau trồng 1 tháng (%) 10 tháng (%) P1 100 100 P2(Đ/C) 100 93 P3 100 93 P4 100 100 P5 100 100
3.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng
Kết quả thu được cho thấy các mức phân bón cao có xu hướng làm rút ngắn thời gian từ trồng đến trỗ buồng. Trong thí nghiệm, những mức phân bón thấp là công thức P1 và P2 có thời gian từ trồng đến trỗ kéo dài nhất là từ 205 – 211 ngày và không có sự sai khác.
Trong khi đó đối với mức phân bón ở công thức P3, P4 và P5 thời gian từ trồng đến trỗ là 192– 197ngày và cả ba mức bón phân này đều có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức P1. Tuy nhiên, so với đối chứng (P2) thì chỉ có công thức P4 là có sự sai khác.
Vì vậy, Kết quả thu được cho thấy các mức bón phân cao đã giúp cây chuôi sinh trưởng khoẻ hơn và ra lá nhanh hơn về thời gian sinh trưởng từ trồng đến trỗ.
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trƣởng Công thức Trồng đến trỗ buồng (ngày) Trỗ buồng - thu hoạch (ngày) Tổng số (ngày) P1 211 113 324 P2(Đ/C) 205 112 317 P3 197* 111 306 P4 192* 109 301 P5 193* 107 299* CV% 3,2 5,5 1,9 LSD0.05 12,1 ns 11,1
Kết quả thu được cũng chỉ ra rằng giữa các tổ hợp phân bón không có sự khác biệt về thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch, khoảng thời gian này chỉ dao động từ 107– 113 ngày.
Do không có sự sai khác về thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch, thời gian sinh trưởng của chuối Tiêu Hồng phụ thuộc chủ yếu vào thời gian từ khi trồng đến trỗ buồng. Trong điều kiện thí nghiệm, mức phân bón càng cao, thời gian sinh trưởng càng ngắn và ngược lại. Đối với những tổ hợp phân bón thấp nhất là công thức P1 đến công thức đối chứng P2 thời gian sinh trưởng kéo dài từ 317– 324 ngày. Trong khi đó đối với tổ hợp phân bón P3, P4 và P5
có thời gian sinh trưởng là 299 - 308ngày. Ba công thức này có sự sai khác biệt có ý nghĩa so với công thức P1. So với đối chứng (P2) thì công thức P4, P5
là sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Như vậy, các mức bón phân cao đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây chuối sinh trưởng phát triển nhanh, thời gian trỗ buồng sớm do đó đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tế bào.
3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái cây
3.2.3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến động thái ra lá
Sự tăng trưởng của thân lá, quyết định lượng vật chất hữu cơ được tạo ra và là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Do đó, các tổ hợp phân bón khác nhau sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sinh trưởng, đây là tiền đề cho việc hình thành hoa, quả và tạo năng suất ở giai đoạn sau.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của giống chuối trên các nền tổ hợp phân bón khác nhau. Động thái ra lá và tốc độ tăng diện tích lá càng cao thì diện tích lá quang hợp càng lớn dẫn đến khả năng đồng hóa và tích lũy vật chất vào trong cây càng nhiều, đó là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này.
Động thái ra lá của giống chuối Tiêu Hồng qua các tháng sau trồng được chúng tôi trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến động thái ra lá Công thức Số tháng sau khi trồng Tổng số lá (lá) 1T 2T 3T 4T 5T 6T 7T 8T P1 1,8 2,3 2,4 3,3 4,4 4,3 2,1 0,0 20,5 P2(Đ/C) 1,8 2,4 2,5 3,4 4,4 4,3 1,9 0,0 20,8 P3 1,9 2,7 2,6 3,6 4,6 4,5 1,6* 0,0 21,5 P4 1,9 2,8 2,7 3,8 4,9 5,0* 1,0* 0,0 22,2* P5 2,0 2,7 2,7 3,6 4,6 4,4 0,9* 0,0 20,9 CV% 5,9 9,1 9,9 8,8 7,2 6,1 13,4 0 2,9 LSD0.05 0,2 0,4 0,5 0,6 0,6 0,5 0,4 0 1,1 Số lá (lá) 0 1 2 3 4 5 6 1T 2T 3T 4T 5T 6T 7T 8T Tháng P1 P2 P3 P4 P5
Hình 3.1. Động thái ra lá qua các tháng của các tổ hợp phân bón
Từ kết quả thu được cho thấy các tổ hợp phân bón đều ảnh hưởng đến động thái ra lá và xu hướng đều tăng tỷ lệ thuận với mức phân bón tăng dần từ công thức P1 đến công thức P4. Tuy nhiên, vượt qua mức phân bón P4 thì động thái ra lá có chiều hướng chậm lại.
Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm so với đối chứng và giữa các công thức cho thấy không có sự sai khác từ tháng 1 đến tháng 5.
Sang đến tháng 6 động thái ra lá đạt cao nhất ở công thức P4 là 5 lá/tháng và có sự khác biệt rõ rệt so với công thức đối chứng (P2) và công thức P1 ở mức độ tin cậy 95%.
Sang đến tháng thứ 7 động thái ra lá của công thức P4, P5 đều giảm mạnh so với đối chứng và công thức P1 tốc độ ra lá dao động từ 0,9 – 1,0 lá/tháng, trong khi đó ở công thức đối chứng và tổ hợp phân bón mức thấp nhất thì động thái ra lá dao động từ 1,9 – 2,1 lá/tháng. Sang tháng thứ 8 thì toàn bộ các công thức thí nghiệm đều ngừng hẳn ra lá mới.
Tổng số lá mới ra giữa các tổ hợp phân bón dao động từ 20,5 – 22,2 lá/cây. Tổng số lá mới ra có xu hướng tăng theo tỷ lệ thuận với các mức phân bón và đạt cao nhất là mức phân bón P4 là 22,2 lá so với 4 công thức còn lại ở độ tin cây 95%, vượt qua mức phân bón này thì tốc độ ra lá giảm.
Điều này có thể lý giải mức bón phân cao đã thúc đẩy cây chuối Tiêu Hồng sinh trưởng nhanh, ra lá tập trung hơn và thời gian ra lá kết thúc sớm hơn so với các mức bón phân thấp. Động thái ra lá nhanh và tập trung, số lá nhiều là công thức P4, tuy nhiên tổ hợp phân bón quá cao (P5) thì số lá có xu hướng giảm xuống, kết quả này cho thấy bón phân quá cao đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến chiều cao cây, đường kính thân khi trỗ buồng
Một trong những chỉ tiêu sinh trưởng khá quan trong là chiều cao thân giả và đường kính thân. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến chiều cao thân giả, đường kính thân giả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân giả, đƣờng kính thân giả khi trỗ buồng
Công thức Chiều cao thân giả (cm) Đƣờng kính thân giả (cm)
P1 218,2 18,2 P2(Đ/C) 224,8 18,4 P3 238,8* 19,6 P4 238,7* 19,9 P5 237,3* 19,3 CV% 3,0 5,0 LSD0.05 13,2 1,7
Chiều cao thân giả và đường kính thân giả có xu hướng tăng với các mức phân bón tăng trong khoảng từ công thức P1 đến P4. Ở công thức P5 thì chiều cao thân giả và đường kính thân lại có xu hướng giảm.
Chiều cao thân giả ở các tổ hợp phân bón P3, P4, P5 có sự sai khác rõ rệt với công thức bón phân thấp nhất (P1) chỉ đạt là 218,2 cm, so với đối chứng