Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 55 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4.Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất

3.2.4.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

Mọi cây trồng nói chung và cây chuối nói riêng, cũng như mục đính sử dụng thì năng suất là yếu tố quan trọng nhất. Nó được quyết định bởi các yếu tố cấu thành năng suất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của chuối Tiêu Hồng, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

Công thức Số nải/ buồng Số quả/ nải Khối lƣợng quả (gam/quả) Số quả/ buồng P1 8,9 15,3 126,9 136,1 P2(Đ/C) 9,1 15,5 132,6 140,1 P3 9,2 15,2 140,1* 140,3 P4 9,2 15,3 144,9* 141,5 P5 9,2 15,4 143,2* 142,8 CV% 7,9 6,6 2,6 10,2 LSD0.05 ns ns 6,7 ns

Từ kết quả thí nghiệm trên cho thấy các tổ hợp phân bón khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng về thân lá và thời gian sinh trưởng của chuối Tiêu Hồng. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng trên khi bón các tổ hợp phân bón cho thấy số nải/buồng biến động từ 8,9 – 9,2 nải/buồng, số quả/nải từ 15,2 – 15,5 quả/nải, số quả/buồng từ 136,1 - 142,8 quả. Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa. Do vậy, có thể khẳng định rằng các mức bón phân khác nhau không ảnh hưởng đến số nải/buồng, số quả/nải, cũng như số quả/buồng, các yếu tố này là do giống quy định và ít bị tác động của môi trường cũng như các biện pháp kỹ thuật.

Khối lượng quả biến động từ 126,9 – 144,9 gam/quả. Ở công thức P3,P4,P5 có khối lượng quả cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức P1 khối lượng quả chỉ đạt là 126,9 gam/quả tương đương với công thức đối chứng. Ở các mức phân bón tăng, khối lượng quả cao dần và đạt cao nhất ở tổ hợp phân bón P4 là 144,9 gam/quả.Vượt quá mức bón (P4) khối lượng quả có xu hướng giảm.

3.2.4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến kích thước quả

Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến kích thước quả chuối Tiêu Hồng cho thấy: Cả chiều dài cũng như đường kính quả đều tăng tỷ lệ thuận với các mức phân bón. Mức bón càng thấp thì quả càng nhỏ và ngược lại.

Chiều dài quả nải 3 dao động từ 18,6- 19,2cm các công thức P3, P4, P5

có chiều dài quả cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức P1 có chiều dài quả tương đương với đối chứng. Nải 6 chiều dài quả biến động từ 15,2- 18,6cm. Trong đó, công thức P4 có chiều dài quả cao hơn đối chứng. Các công thức còn lại có chiều dài quả tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Kết quả thí nghiệm thu được cho thấy các mức bón phân không làm thay đổi lớn về đường kính quả nải 3. Tuy nhiên, đường kính quả nải 6 ở công thức

P3, P4, P5 chỉ khi so sánh với công thức bón thấp nhất là P1 là có sự sai khác có ý nghĩa, còn giữa các mức bón phân cao có sự sai khác là không rõ ràng.

Kết quả ở bảng dưới đây cũng cho thấy các tổ hợp phân bón tăng dần kích thước quả có xu hướng tăng dần và đạt cao nhất tại công thức P4 quả nải 3 đạt tới chiều dài 19,2 cm, đường kính quả là 4 cm và quả nải 6 đạt chiều dài là 18,6 cm, đường kính quả 3,8 cm. Tuy nhiên vượt quá mức bón công thức trên thì đường kính quả, chiều dài quả có xu hướng giảm dần nhưng sự khác biệt này không rõ dệt.

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón đến độ lớn của quả Công

thức

Chiều dài quả (cm) Đƣờng kính quả (cm) Nải 3 Nải 6 Nải 6/nải3

(%) Nải 3 Nải 6 Nải 6/nải 3

(%) P1 17,0 15,2 89,3 3,5 3,2 90,6 P2(Đ/C) 17,2 15,9 92,3 3,6 3,3 91,0 P3 18,6* 17,9* 96,2 3,8 3,7* 95,7 P4 19,2* 18,6* 97,1 4,0 3,8* 95,8 P5 18,8* 17,7* 94,3 3,9 3,7* 94,7 CV% 3,9 6,4 6 6,3 7 4,6 LSD0.05 1,3 2,1 10,5 0,4 0,5 8,1

Sự sai khác về chỉ tiêu độ lớn của quả ở cả nải 3 và nải 6 giữa các tổ hợp phân bón là có ý nghĩa và thể hiện rõ nhất khi so sánh giữa các tổ hợp phân bón cao với mức bón thấp. Tuy nhiên giữa các mức bón cao không có sự sai khác.

Kết quả trong thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nải6/nải3 về chiều dài và đường kính quả sự sai khác chưa có ý nghĩa rõ ràng, chiều dài quả giữa các tổ hợp phân bón dao động từ 89,3 – 97,1% và đường kính quả là từ 90,6 – 95,8%.

3.2.4.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ cây trỗ và cây cho thu hoạch

Tỷ lệ cây trỗ và cây cho thu hoạch là các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất chuối Tiêu Hồng. Vì vậy, chúng tôi đã thống kê chỉ tiêu này trên diện tích của các công thức thí nghiệm, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ cây trỗ và cây cho thu hoạch

Công thức Tỷ lệ cây Trỗ (%) Thu hoạch (%) P1 91,1 88,9 P2(Đ/C) 95,6 93,3 P3 95,6 93,3 P4 97,8 95,6 P5 95,6 91,1 CV% 4,2 4,7 LSD0.05 7,4 8,2

Kết quả cho thấy các tổ hợp phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ cây trỗ và cây cho thu hoạch.

3.2.4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất quả chuối Tiêu Hồng được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến năng suất Công thức Khối lƣợng buồng (kg) Năng suất (kg/ha)

P1 17,3 38.316,7 P2(Đ/C) 18,6 43.299,6 P3 21,2 49.283,2 P4 21,6 51.676,2* P5 20,9 47.718,1 CV% 12,0 13,6 LSD0.05 4,5 11.835,7

0,00 10.000,00 20.000,00 30.000,00 40.000,00 50.000,00 60.000,00 P1 P2 P3 P4 P5 Công thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất (kg/ha)

Hình 3.3. Năng suất ở một số tổ hợp phân bón

Giống như khối lượng quả, khối lượng buồng cũng có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với mức phân bón. Khối lượng buồng dao động từ 17,3 – 21,6 kg/buồng. Dựa vào kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa.

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, năng suất tăng tỷ lệ thuận với phân bón, dao động từ 38.316,7 - 51.676,2 kg/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy năng suất của các công thức đều tương đương với đối chứng ở mức độ tin cây 95%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 55 - 59)