Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 49 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng

Kết quả thu được cho thấy các mức phân bón cao có xu hướng làm rút ngắn thời gian từ trồng đến trỗ buồng. Trong thí nghiệm, những mức phân bón thấp là công thức P1 và P2 có thời gian từ trồng đến trỗ kéo dài nhất là từ 205 – 211 ngày và không có sự sai khác.

Trong khi đó đối với mức phân bón ở công thức P3, P4 và P5 thời gian từ trồng đến trỗ là 192– 197ngày và cả ba mức bón phân này đều có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức P1. Tuy nhiên, so với đối chứng (P2) thì chỉ có công thức P4 là có sự sai khác.

Vì vậy, Kết quả thu được cho thấy các mức bón phân cao đã giúp cây chuôi sinh trưởng khoẻ hơn và ra lá nhanh hơn về thời gian sinh trưởng từ trồng đến trỗ.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trƣởng Công thức Trồng đến trỗ buồng (ngày) Trỗ buồng - thu hoạch (ngày) Tổng số (ngày) P1 211 113 324 P2(Đ/C) 205 112 317 P3 197* 111 306 P4 192* 109 301 P5 193* 107 299* CV% 3,2 5,5 1,9 LSD0.05 12,1 ns 11,1

Kết quả thu được cũng chỉ ra rằng giữa các tổ hợp phân bón không có sự khác biệt về thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch, khoảng thời gian này chỉ dao động từ 107– 113 ngày.

Do không có sự sai khác về thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch, thời gian sinh trưởng của chuối Tiêu Hồng phụ thuộc chủ yếu vào thời gian từ khi trồng đến trỗ buồng. Trong điều kiện thí nghiệm, mức phân bón càng cao, thời gian sinh trưởng càng ngắn và ngược lại. Đối với những tổ hợp phân bón thấp nhất là công thức P1 đến công thức đối chứng P2 thời gian sinh trưởng kéo dài từ 317– 324 ngày. Trong khi đó đối với tổ hợp phân bón P3, P4 và P5

có thời gian sinh trưởng là 299 - 308ngày. Ba công thức này có sự sai khác biệt có ý nghĩa so với công thức P1. So với đối chứng (P2) thì công thức P4, P5

là sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy, các mức bón phân cao đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây chuối sinh trưởng phát triển nhanh, thời gian trỗ buồng sớm do đó đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tế bào.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)