1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa

64 502 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VŨ HUY HOÀNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ HÀM LƯỢNG HORMONE 17α Methyltestosterone ĐẾN TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI ĐỰC GIẢ XX C

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

VŨ HUY HOÀNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ HÀM

LƯỢNG HORMONE 17α Methyltestosterone ĐẾN TỶ LỆ

CHUYỂN ĐỔI ĐỰC GIẢ (XX) CÁ HỒI VÂN TẠI SAPA

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Mã số : 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ĐÌNH LUÂN

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2012

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts Trần Đình Luân

Trang 3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Vũ Huy Hoàng

Trang 4

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… ii

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Đình Luân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh, Thác Bạc, Sapa, Lào Cai đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này

Lời cám ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống

Bắc Ninh, tháng 03 năm 2012

Vũ Huy Hoàng

Trang 5

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FAO Tổ chức nông lương của các quốc gia thế giới

SE Sai số chuẩn

FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn

MT 17α - Methyltestosterone

TA Thức ăn

W Khối lượng thân

CDTB Chiều dài trung bình

TB Trung bình

Trang 6

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… iv

MỤC LỤC Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục hình vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Mục tiêu chung: 2

Mục tiêu cụ thể: 2

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Một số đăc điểm sinh học của cá hồi vân 3

2.1.1 Tên gọi và vị trí phân loại 3

2.1.2 Phân bố 3

2.1.3 Đặc điểm hình thái 4

2.1.4 Nhiệt độ 5

2.1.5 Oxy hoà tan 5

2.1.6 PH 6

2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng 6

2.1.8 Đặc điểm sinh trưởng 8

2.1.9 Đặc điểm sinh sản 8

2.2 Tình hình nuôi cá hồi vân trên thế giới 9

2.3 Một số công trình nghiên cứu trên cá hồi vân 10

2.3.1 Nghiên cứu sản xuất cá hồi vân toàn cái 11

2.3.2 Nghiên cứu tạo cá hồi đa bội 13

2.3.3 Các phương pháp chuyển đổi giới tính đối tương thủy sản đang được áp dụng trên thế giới 13

2.3.4 Những công trình nghiên cứu ở Viêt Nam 16

Trang 7

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… v

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Vật liệu nghiên cứu: 18

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu 18

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 18

3.3.2 Quản lý và chăm sóc 19

3.3.3 Thu và phân tích số liệu 19

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Tăng trưởng của cá hồi ở các giai đoạn theo dõi khác nhau 21

4.2 Tỷ lệ di hình của các đàn cá hồi 25

4.3 Tỷ lệ chuyển đổi giới tính 27

4.4 Tỷ lệ sống của cá hồi vân đến 5 tháng tuổi 30

4.5 Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 31

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34

5.1 Kết luận 34

5.2 Đề xuất 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Tài liệu tiếng việt 35

Tài liệu tiếng Anh 36

PHỤ LỤC 39

Trang 8

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… vi

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu 19

Bảng 2: Kích thước và tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm xử lý ở các hàm lượng hormone và thời gian xử lý khác nhau 22

Bảng 3: Tăng trưởng khối lượng theo ngày của các đàn cá hồi sau 5 tháng tuổi 24

Bảng 4 :Tăng trưởng chiều dài của cá hồi vân thí nghiệm sau 5 tháng tuổi 25

Bảng 5 : Tỷ lệ dị hình (%±se) của cá hồi vân trong các lô thí nghiệm 26

Bảng 6: Chuyển đổi giới tính (%) của cá hồi vân trong các nghiệm thức 28

Bảng 7 : Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 32

Trang 9

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… vii

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2: Quá trình phát triển của cá hồi vân 21

Hình 3: Tỷ lệ dị hình của các đàn cá hồi trong các nghiệm thức 27

Hình 4: Sự khác nhau giữa cá hồi vân bình thường và cá dị hình 27

Hình 5: Mổ cá và lấy tuyến sinh dục kiểm tra giới tính 29

Hình 6: Trứng và tinh sào cá hồi vân sau 5 tháng tuổi 29

Hình 7: Tỷ lệ chuyển đổi cá giả đực trong các nghiệm thức 30

Hình 8 : Tỷ lệ sống của các đàn cá hồi vân 31

Trang 10

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là một trong những loài cá nước

lạnh có giá trị kinh tế và được nuôi phổ biến trong nước ngọt Đây là loài cá được nuôi nhiều ở các nước thuộc khu vực khí hậu lạnh như Phần Lan, Anh, NaUy, Thụy Điển…, và hiện nay chúng đã được di nhập và nuôi phát triển ở nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam Sản lượng cá hồi vân trên thế giới đạt trên 600 ngàn tấn và không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây (FAO, 2008)

Cá Hồi vân (O mykiss) được di nhập lần đầu vào Việt Nam năm 2005

trong khuôn khổ dự án hợp tác, hỗ trợ của Chính Phủ Phần Lan “Nhập công nghệ sản xuất giống cá hồi vân” Kết quả thuần hoá cá hồi vân trong điều kiện khí hậu Sapa-Lào Cai cho thấy, cá phát triển tốt trong dải nhiệt độ từ 16 đến

tại một số tỉnh trong cả nước như: Lào Cai; Sơn La; Tuyên Quang; Hà Giang; Yên Bái; Bắc Cạn; Lâm Đồng; Gia Lai Nguồn cá giống cung cấp cho người nuôi hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ một số nước Năm 2008, viên nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã bước đầu thành công trong sinh sản nhân tạo loài cá này và hiện đang triển khai chương trình nghiên cứu sản xuất giống cá Hồi vân toàn cái

Đối với nghề nuôi cá hồi vân thì cá giống toàn cái đang được người nuôi

sử dụng nhiều vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi cá hỗn hợp giới tính Qua nghiên cứu cho thấy nuôi cá hồi vân toàn cái có những ưu điểm sau đây: Cá cái thành thục muộn hơn cá đực do đó kéo dài thời gian nuôi và kích thước cá thương phẩm lớn hơn (Billard và ctv., 1977; Benfey, 1996; Sheehan

và ctv.,1999) Trong thời gian nuôi cá chưa thành thục thì chất lượng, mầu sắc thịt cá cao hơn trong nuôi cá thương phẩm thì đây là những yếu tố quan trọng Cá Hồi thành thục sẽ dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống và khả năng chống chịu

Trang 11

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 2

môi trường giảm Nuôi quần đàn cá toàn cái sẽ giảm hệ số thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng và nâng cao tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn nuôi thương phẩm Quần đàn cá hồi vân toàn cái sẽ giúp sản xuất được số lượng lớn trứng cá để làm caviar (Sheehan và ctv., 1999) Ngoài ra việc tạo ra các quần đàn cá toàn cái còn giúp hạn chế tạp giao giữa các quần đàn, thiết lập và quản lý các quần đàn cá bố mẹ

Để xây dựng công nghệ sản xuất giống cá hồi vân toàn cái, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đang nghiên cứu tạo quần đàn cá cái giả đực thông qua hormone sinh dục đực (17α- Methyltestosterone) ứng dụng trên đàn cá giống toàn cái được nhập vào nước ta từ Phần Lan Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài và góp phần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá

Hồi vân toàn cái Tôi thực hiện đề tài ״Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian

và hàm lượng hormone 17α- Methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) tại SaPa” Đề tài sẽ góp phần

hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá hồi vân toàn cái ở nước ta

Mục tiêu chung:

Góp phần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá hồi vân toàn cái cung cấp cho người nuôi

Mục tiêu cụ thể:

Xác định liều lượng và thời gian tối ưu sử dụng hormon 17α-

Methyltestosterone để tạo cá hồi vân giả đực XX

Trang 12

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 3

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số đăc điểm sinh học của cá hồi vân

2.1.1 Tên gọi và vị trí phân loại

Cá hồi vân được nuôi tại Thác Bạc - SaPa - Lào Cai - Việt Nam có tên

tiếng Anh là Rainbow trout và tên khoa học - Oncorhynchus mykiss Đây là

một trong những loài nằm trong họ cá hồi Mặc dù cá hồi có nhiều loài khác nhau có thể nuôi trong nước ngọt như Brow trout, Brook trout, Lake trout nhưng hiện nay các trang trại sản xuất giống và nuôi cá hồi vân ở khu vực Châu Á và trên thế giới chủ yếu tập trung vào loài cá hồi vân (Rainbow trout) này

Về phân loại cá hồi vân Rainbow trout - Oncorhynchus mykiss thuộc Bộ: Salmoniformes

Họ: Salmonidae

Giống: Oncorhynchus

Loài: Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1972

2.1.2 Phân bố

Cá hồi vân (O mykiss) có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương khu

vực Bắc Mỹ Loài cá này đã được di nhập và nuôi ở nhiều nước châu Âu từ những năm 1890 (Stevenson, 1987; Boujard và ctv, 2002) Cá hồi bao gồm nhiều loài có đặc điểm sinh sống, phân bố và chu kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau Nhìn chung cá hồi vân bao gồm 2 nhóm chính, nhóm sinh sống và khép kín vòng đời ngoài biển và nhóm sinh sống trong các thuỷ vực nước ngọt Cá hồi vân là loài được thuần hóa, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm nhất để nuôi trong các thuỷ vực nước ngọt và được thị trường ưa chuộng (Sedwick, 1990) Loài cá này được đưa vào nuôi từ những năm 1874 Tuy nhiên, đến những năm 1950 sau khi thành công trong sinh sản nhân tạo và sản

Trang 13

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 4

xuất được thức ăn cho từng giai đoạn sinh trưởng của cá thì loài cá này mới bắt đầu được phát triển nuôi mạnh mẽ (Sedwick, 1990)

Do cá có giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi và được thị trường ưa chuộng nên đã trở thành nuôi ưu tiên tại nhiều nước trên thế giới Hiện nay, cá hồi

nuôi đối tượng này ngày càng cao

2.1.3 Đặc điểm hình thái

Cá hồi vân có hình dáng thon dài, trên thân cá có các chấm đen hình cánh sao ở lưng, và đầu Giai đoạn cá thành thục xuất hiện các vân màu hồng dọc 2 bên thân Đặc biệt, màu hồng này đặc trưng đối với cá đực trong mùa sinh sản (Stevenson, 1987; Russell và ctv, 1991) Một số đặc điểm hình thái bên ngoài như màu sắc, độ lấp lánh… còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường nước (độ đục, cường độ chiếu sáng, thành phần một số nguyên liệu sử dụng trong thức ăn), tuổi, giới tính và mức độ thành thục ( Delaney, 1994)

Hình 1: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)

Trang 14

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 5

2.1.4 Nhiệt độ

Nhiệt độ cho sự sinh trưởng và phát triển của cá hồi vân dao động trong

nhiên, cá hồi vân chỉ có thể sống trong thời gian ngắn khi nhiệt độ tăng cao

triển và tỷ lệ nở của trứng cá hồi vân (Hokanson và ctv,1974; Leitritz và Lewis, 1976)

Các công trình nghiên cứu đều cho thấy cá hồi Vân sinh trưởng tốt trong

ctv, 1993 ; Stevenson, 1987, Colt và ctv, 2001)

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng cũng như các quá trình phát triển sinh dục của cá Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm cá ngừng các hoạt động bắt mồi và phát triển Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng thức ăn của cá Ở nhiệt độ dưới 30C, tần suất bắt mồi của cá

cá hồi Vân (Steffens, 1989)

2.1.5 Oxy hoà tan

Nói chung, Cá hồi vân có nhu cầu cao về oxy hòa tan trong nước Segdwick (1988) đã xác định hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho cá hồi vân sinh trưởng và phát triển từ 5 - 10 mg/l và thích hợp nhất là ≥ 7mg/l Tuy nhiên, khi hàm lượng oxy hoà tan giảm xuống 5mg/l cá sẽ giảm ăn và nếu kéo dài sẽ gây chết cá (Cho và Cowey, 2000) Khi lượng oxy hoà tan giảm xuống dưới 3mg/l cá chết hàng loạt (Stevenson, 1987) Oxy hoà tan có mối quan hệ mật thiết với nhiệt độ nước, nhiệt độ nước càng thấp khả năng hoà tan oxy trong nước càng cao (Segdwick,1988; Steffens, 1989) Do vậy, khi nuôi ở các

Trang 15

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 6

suối nước có nhiệt độ thấp thường có hàm lượng oxy hoà tan đủ để đảm bảo cho quá trình phát triển của cá

2.1.6 PH

pH thích hợp cho cá hồi vân dao động từ 6,7 - 8,5 (Klontz,1991; Cho

và Cowey, 2000) pH thích hợp nhất cho cá hồi vân sinh trưởng là 7,5(Segdwick,1988) Cá hương, cá giống và cá trưởng thành có thể sống khi

7-pH ở mức dưới 5 Tuy nhiên, ở mức 7-pH thấp thì sẽ không tốt cho sự phát triển của phôi và cá bột Với mức pH 4,5 - 5,5 tỷ lệ nở của trứng giảm và pH ở mức ≤ 4,3 phôi cũng như cá bột sẽ bị chết Khi pH > 9 cá Hồi có thể chết, đặc biệt là ở giai đoạn phôi phát triển và cá bột (Monoly, 2001) Nếu độ pH ở mức cao, sẽ làm hàm lượng amoniac trong nước cao hơn và có thể sẽ gây độc cho cá (Segdwick, 1988) Trong các ao nuôi cá Hồi vân, pH có thể thấp tới 5, nhưng trong sinh sản nhân tạo với pH này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi, tỷ lệ nở của trứng và sự phát triển của ấu trùng và cá bột (Brett, 2001)

Khi chỉ số pH tăng cao, sẽ làm hàm lượng amoniac trong nước tăng cao hơn và có thể sẽ gây độc cho cá (Segdwick,1988) Khi pH trên 9 và pH dưới 5

sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi, tỷ lệ nở của trứng và sự sinh trưởng của cá bột (Brett, 2001)

2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá hồi vân là loài cá ăn động vật và có thể gây ảnh hưởng đến các loài thủy sản khác trong thủy vực Giai đoạn cá con chúng ăn sinh vật phù du, khi trưởng thành chuyển sang ăn các loài côn trùng, giáp xác và cá con (Cho và Colin Cowey, 1991; Hardy và ctv, 2000) Khi nghiên cứu về thức ăn cho cá hồi vân, Hardy và ctv, (2000) đã xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá hồi vân giai đoạn trưởng thành : protein là 45%, mỡ 16-17% và khoáng chất 12%

Trang 16

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 7

Đối với cá hồi vân giai đoạn cá hương, nhu cầu protein từ 45-50% (Hinshaw, 1999) Nhu cầu protein giai đoạn cá giống từ 42-48% (Barrow và Hardy, 2001 ; Webster và Lim, 2002) Steffens(1989) cho biết sau 6-8 tuần nuôi cá hồi vân nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn giảm từ 50% xuống 40% Đối với thức ăn giàu cacbonhydrat thì cần có hàm lượng protein thô là 40%, trong khi đó với thức ăn mà chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu thì hàm lượng protein chỉ cần 30-35% sẽ cho sinh trưởng của cá ở mức tối đa (Steffens1989) Trong thức ăn có hàm lượng protein từ 30 - 45%, có thể được thay thế 5% protein bằng 5% chất béo mà không làm tăng hệ số thức ăn (Gropp và ctv, 1982)

Hiện nay, việc sản xuất cá hồi vân giống hầu hết sử dụng thức ăn tổng hợp dạng viên kích thước 0,5mm để ương cá hồi vân (Hardy và ctv, 2000) Khi nuôi thử nghiệm trên cá hồi vân quy cỡ 4,5g và trên 25g/con, Hecht và McEwan (2008) đã xác định được nhu cầu về protein của cá hồi vân là 40%

và Lipit dao động trong khoảng 20-30% trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 180C đến 220C

Thức ăn có chứa 15-20% lipit sẽ làm tăng cho tốc độ sinh trưởng đối với giai đoạn cá hương và giống (Hinshaw, 1999) Hiện nay, thức ăn sử dụng nuôi cá hồi vân (cá giống và cá thương phẩm) thường có hàm lượng lipit từ

16 - 24% (Hardy, 2002)

Trong sản xuất thức ăn cho cá Hồi vân, việc bổ sung các axit béo không

no (HUFA) là rất cần thiết, nhu cầu đối với axit béo thường từ 0,5 đến 1% (Bureau và Cho, 2004) Axit béo không no được sử dụng hỗn hợp nhiều họ ω3, ω6 sẽ cho kết quả tốt Theo Steffens (1989), tỷ lệ ω3:ω6 trong thức ăn của

cá hồi vân là 0,5 - 3:1 Ngoài ra, trong khẩu phần có hỗn hợp 2 axit 20:5ω3 và 22:6ω3 được dùng theo tỷ lệ 1:1 thì tốc độ sinh trưởng của cá tốt hơn khi sử dụng một loại axit béo

Trang 17

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 8

2.1.8 Đặc điểm sinh trưởng

Tỷ lệ sống của cá hồi vân khi ương, nuôi đạt cao hơn so với các loài cá hồi khác Trong điều kiện nuôi với cỡ giống thả 30g/con, cá có thể đạt khối lượng bình quân 250 - 300 g/con sau 8 tháng nuôi, 600 - 1000 g/con sau 2 năm nuôi và đạt 2000 g/con sau 3 năm nuôi Thời gian đạt kích thước thương phẩm này là từ 1,5 - 2,0 năm trong điều kiện dùng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao 35 - 40%, hệ số thức ăn sử dụng (FCR) là 1,5 - 1,8 (George và ctv, 1991) Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cá hồi vân phụ thuộc nhiều vào chất lượng thức ăn, môi trường sống và chất lượng di truyền Bên cạnh đó, hệ số thức ăn còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và điều kiện môi trường sống

Trong điều kiện sống tự nhiên tại hồ Kooteney-British Columbia, cá hồi vân đạt kích thước 17-23kg trong thời gian 5-6 năm Tuy nhiên, trong các suối cá chỉ đạt khối lượng 100g sau 1 năm tuổi và 300-450g sau 3 năm tuổi (Hardy và ctv, 2000)

2.1.9 Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục của cá thường là 2 - 3 tuổi tuỳ theo nhiệt độ môi trường nước và thức ăn sử dụng, ở các vùng khác nhau có thể tuổi thành thục khác nhau (Steven, 2002) Trong tự nhiên, các nghiên cứu cho thấy cá hồi vân có thể sinh sản ở lứa tuổi: cá đực 2 - 3 tuổi, cá cái 3 tuổi Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu nuôi vỗ ở nước ta, cá có thể thành thục và tham gia sinh sản ở tuổi

các thuỷ vực nước lạnh, đến mùa sinh sản chúng thường ngược dòng lên thượng nguồn các sông nơi có thác nước chảy tương đối mạnh để đẻ (Brown, 2004; FAO, 2008) Trứng trôi theo dòng nước và phát triển thành cá bột ở phía hạ lưu Ngư dân có thể vớt cá giống này về nuôi Trong điều kiện nuôi hiện nay, người ta đã cho loài cá này sinh sản nhân tạo thành công Một con

Trang 18

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 9

cá cái có thể đẻ từ 700 - 4.000 trứng tuỳ thuộc vào khối lượng của chúng (Sedgwick, 1990) Nhiệt độ nước thích hợp cho cá hồi vân sinh sản từ 2 -

ao, bể cá hồi vân bố mẹ có thể thành thục nhưng chúng không có khả năng đẻ

tự nhiên Do vậy để sản xuất cá giống ta có thể cho cá đẻ nhân tạo hoặc thụ trứng ngoài tự nhiên về ấp nở Thời gian ấp nở tùy thuộc vào nhiệt độ nước

khi được thụ tinh và tính từ khi phôi có điểm mắt thì thời gian ấp nở chỉ mất 4

điểm cho cá Hồi vân sinh sản nhân tạo tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi vỗ và thời tiết của mỗi nước

2.2 Tình hình nuôi cá hồi vân trên thế giới

Cá hồi vân (O mykiss) là một trong những loài cá nuôi nước ngọt có

giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở các khu vực nước lạnh trên thế giới Đầu tiên, loài cá này được nuôi ở các nước như: Anh, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển… Tuy nhiên, trước giá trị kinh tế và khai thác có hiệu quả nguồn nước lạnh ở các khu vực có địa hình cao thì loài cá hồi vân đã được di nhập ra nuôi ở nhiều nước khác trên thế giới Hiện nay, các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nê Pan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Israel, Đài Loan, Việt Nam… đều di nhập và phát triển loài cá này có hiệu quả Ngoài ra, các vùng khác như Bắc Mỹ, Canada hay Úc đều nuôi cá hồi vân trong các thuỷ vực nước ngọt cho hiệu quả kinh tế cao (Sedwick, 1990) Cá hồi vân được điều tra, giới thiệu vào các thuỷ vực nuôi từ những năm 1874, nhưng đến những năm 1950 sau khi công nghệ sinh sản và sản xuất thức ăn nhân tạo thành công thì loài cá này mới bắt đầu được phát triển nuôi mạnh mẽ (Sedwick, 1990) Theo thống kê của FAO, năm 2002, có 64 quốc gia triển khai nuôi loài cá này

và hiện nay, số quốc gia nuôi cá hồi vân đã tăng hơn nhiều, đứng đầu là các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản và Úc (FAO, 2006)

Trang 19

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 10

Theo kết quả phân tích, tổng hợp của FAO (2006) sản lượng cá hồi vân trên thế giới giai đoạn 1950 - 1970 rất thấp và chủ yếu là khai thác tự nhiên, thì đến năm 2008, cũng theo thống kê của FAO, sản lượng cá hồi vân trên thế giới đạt trên 600 ngàn tấn và không ngừng tăng nhanh

Phần Lan là một trong những quốc gia đã thành công trong việc gia hoá

và phát triển nuôi cá hồi vân rất sớm từ những năm 1960 Cho đến những năm

1990, sản lượng cá hồi vân ở nước này đã đạt khoảng 18.000 tấn Tuy nhiên, sản lượng này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 12.000 tấn năm 1999 Hiện nay, Phần Lan vẫn là một trong những nước có nhiều công trình nghiên cứu và phát triển sản xuất cá hồi vân, sản lượng trung bình hàng năm hiện khoảng 10.000 tấn (Abbors, 2002)

Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên phát triển nuôi cá hồi vân ở châu Á, bắt đầu từ năm 1959 và phát triển mạnh mẽ ở những năm 1970

Ở Trung Quốc, tính đến năm 1994 đã có khoảng 50 trại nuôi cá hồi vân tại 10 tỉnh trong cả nước, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là các trang trại quy mô nhỏ Tổng sản phẩm từ các trang trại sản xuất năm 1993 chỉ vào khoảng 1.000 tấn (Zhao, 1994) Cho đến năm 1998, sản lượng cá hồi vân nuôi của Trung Quốc đạt hơn 4.000 tấn, đến năm 2000, sản lượng hàng năm đạt mức 10.000 tấn (Zhaoming) Bên cạnh đó nước có sản lượng cá hồi vân lớn còn phải kể đến như Nepal, Iran, Nhật Bản

2.3 Một số công trình nghiên cứu trên cá hồi vân

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong việc điều khiển giới tính các loài thuỷ sản đã được áp dụng từ rất sớm Padao (1937) là nhà khoa học đầu tiên sử dụng hormone sinh dục để chuyển đổi giới tính cá Việc sử dụng steroid, đặc biệt là androgen không những cho phép điều khiển giới tính mong muốn mà còn giúp cho việc nâng cao năng suất cho nghề nuôi thủy sản (Donaldson và ctv, 1979; Rao, 1983) Một trong những lý do để các nhà khoa

Trang 20

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 11

học tập trung nghiên cứu, điều khiển giới tính các loài cá, tôm là do có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng ở hai giới tính khác nhau ví dụ như tôm càng xanh toàn đực, cá mè vinh toàn cái, cá bống tượng toàn đực, cá rô phi toàn đực Hay sử dụng hormone để tạo cá đực phục vụ sản xuất giống như cá song Ngoài ra điều khiển giới tính để có mầu sắc như mong muốn cũng được áp dụng rộng rãi trên cá cảnh; sử dụng hormone sinh dục đực hay cái để tạo cá

bố mẹ giả cái hay giả đực cũng được áp dụng nhiều, điển hình có thể kể đến

quá trình tạo cá đực giả cái ở rô phi để tạo cá bố siêu đực (YY)

2.3.1 Nghiên cứu sản xuất cá hồi vân toàn cái

Billard và ctv (1977); Benfey (1996); Sheehan và ctv(1999) khi tạo cá hồi vân toàn cái đã nâng cao lợi nhuận cho nghề nuôi cá hồi thông qua việc nâng cao năng xuất trứng thu được Ngoài ra, cá cái có thời gian thành thục muộn hơn nên kích thước cá thương phẩm lớn hơn Cá cái thành thục muộn hơn cá đực do đó kéo dài thời gian nuôi và kích thước cá thương phẩm lớn hơn Trong giới hạn nuôi cá chưa thành thục thì chất lượng, mầu sắc thịt cá cao hơn đó là những yếu tố quan trọng trong nuôi cá thương phẩm Cá hồi vân thành thục sẽ dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống và khả năng chống chịu môi trường giảm Giảm hệ số thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng và nâng cao tốc độ sinh trưởng Ngoài ra quần đàn cá hồi vân toàn cái sẽ giúp sản xuất số lượng lớn trứng cá để làm trứng cá muối (Sheehan và ctv, 1999) Ngoài ra việc tạo ra các quần đàn cá toàn cái còn giúp hạn chế tạp giao giữa các quần đàn và thiết lập các quần đàn cá bố mẹ Do vậy nuôi cá hồi vân toàn cái đang được áp dụng rộng rãi

Johnstone và ctv(1978) đã sử dụng Estradiol (Hóc môn sinh dục cái)

để chuyển đổi giới tính tạo quần đàn cá Hồi vân toàn cái đạt tỷ lệ cái 89%

với thức ăn và cho cá hồi ăn khi cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài và kết

Trang 21

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 12

quả chuyển đổi giới tính cái đạt 97% (Guzzel và ctv,2008 ; Gullu và ctv, 2005) Khi sử dụng hormone 17 β-estradol với liều lượng 20 mg/kg thức ăn,

tỷ lệ cá cái trong quần đàn đạt 99% Guzzel và ctv,2008 ; Gullu và ctv, 2005) Goetz và ctv(1979) sử dụng liệu lượng hóc môn 17 β-estradol thấp hơn (10 mg/kg thức ăn), kết quả chuyển giới tính cái chỉ đạt 54,2%

Một số nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của thời gian

sử dụng hóc môn với phương thức cho ăn hoặc ngâm 2 loại hormone sinh dục cái Estradiol Valerate và 17 β-estradol Trong hình thức trộn thức ăn với liều lượng 20 mg 17 β-estradol cho 1kg thức ăn, cho ăn 8 tuần và ngâm với liều lượng 400 µg 17 β-estradol trong 1 lít nước trong thời gian 2h với tần suất 2 lần/tuần kéo dài 4 tuần liên tục, kết quả của 2 hình thức sử dụng trên đều đạt

tỷ lệ cá cái 100% (Gullu và ctv, 2005) Một số tác giả cho rằng cá đơn tính cái thông qua sử dụng hormone có tốc độ sinh trưởng giảm so với cá bình thường

ở giai đoạn cá hương và cá giống Guzel và ctv (2008) cho rằng không có sự khác biệt về tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa cá toàn cái và cá hỗn hợp giới tính

Tạo quần đàn cá giả đực có bộ NST giới tính (XX) sau đó cho sinh sản với cá cái (XX) bình thường để tạo ra thế hệ con toàn cái: Đối với phương pháp này thì ta cần phải tạo ra được quần đàn cá giả đực mang bộ NST giới tính (XX) Công nghệ tạo quần đàn cá giả đực được áp dụng rộng rãi và cho kết quả tốt tại Mỹ (Solar và Donaldson, 1985) Châu Á có các nước phát triển đang sử dụng rộng rãi như Hàn Quốc (Goerge,1991), hay ở Iran (Johari và ctv,2007) Nghiên cứu so sánh thế hệ con toàn cái được sản xuất từ cá giả đực cho kết quả tốt Nghiên cứu của Johari và ctv (2007) lại cho thấy đàn cá toàn cái có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cá hỗn hợp giới tính Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự (Schmelzing và Gall,2006; Bye và Lincoln,1986)

Trang 22

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 13

2.3.2 Nghiên cứu tạo cá hồi đa bội

Một trong những khâu quan trọng ban đầu tạo cá hồi đa bội thể là khi ta

đã có cá cái giả đực, sau khi cho thụ tinh với cá cái bình thường rồi mới tiến hành sốc nhiệt tạo tam bội (Solar và ctv,1984; Chourout, 1984;

Wagner,2001) Phương pháp tạo đa bội thể trên một số loài cá hồi (O mykiss,

O gorbuscha, O kisutch, O tshawytscha) là sử dụng sốc nhiệt ở nhiệt độ

từ 5-10 phút) đã thu được 58 – 100% cá hồi tam bội (Solar và ctv,1984) Chourrout (1984) đã sử dụng phương pháp tạo áp xuất (7000psi trong vòng 4 phút ở thời điểm sau thụ tinh là 40 phút và 5 giờ 50 phút tương ứng) trên cá hồi (O mykiss) thu được 100% cá hồi vân tam và tứ bội Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của cá gây đa bội thường thấp hơn so với cá cá lưỡng bội (Ojolick và ctv, 1999) Tốc độ tăng trưởng không có sự khác biệt so với cá lưỡng bội, Tuy nhiên một số nghiên cứu tạo cá hồi vân tam bội cho thấy cá con có tốc độ tăng trưởng cao hơn, kích thước thương phẩm lớn hơn so với cá lưỡng bội và đang được áp dụng rộng rãi trên nước Mỹ (Wagner, 2001)

2.3.3 Các phương pháp chuyển đổi giới tính đối tương thủy sản đang được

áp dụng trên thế giới

Đối với công nghệ nuôi cá Hồi vân thì cá giống toàn cái đang được người nuôi sử dụng nhiều vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi cá hỗn hợp giới tính Các nghiên cứu của Billard và ctv., (1977); Benfey, (1996); Sheehan và ctv., (1999) cho thấy nuôi cá Hồi vân toàn cái có những ưu điểm sau đây: Cá cái thành thục muộn hơn cá đực do đó kéo dài thời gian nuôi trước khi thành thục và kích thước cá thịt khi thu hoạch lớn hơn cá đực Trong thời gian nuôi cá chưa thành thục, chất lượng, mầu sắc thịt cá cao hơn so với

cá đã thành thục Đó là những yếu tố quan trọng trong nuôi cá thương phẩm

Cá Hồi vân thành thục sẽ dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống và khả năng đề kháng

Trang 23

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 14

giảm Việc nuôi cá Hồi vân toàn cái còn cho phép giảm hệ số thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng và nâng cao tốc độ sinh trưởng Ngoài ra, đàn cá Hồi vân toàn cái có thể giúp sản xuất một lượng lớn trứng

cá để làm trứng cá muối Ngoài ra, việc tạo ra các đàn cá toàn cái còn giúp hạn chế tạp giao giữa các quần thể và thiết lập các đàn cá bố mẹ cho hiệu quả sinh sản cao

Hiện nay các nước trên thế giới đã nghiên cứu ra công nghệ tạo đàn cá Hồi vân toàn cái khá ổn định trong đó có 2 phương pháp được sử dụng phổ

biến hiện nay: Sử dụng trực tiếp hormon sinh dục cái (estradiol) để trộn vào

thức ăn và tạo cá đực XX sau đó cho phối với cá cái bình thường XX để tạo ra thế hệ con toàn cái XX Dưới đây là phương thức tiến hành và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các phương pháp này

* Tạo đàn cá Hồi vân toàn cái bằng hormon sinh dục cái

Sử dụng hormon để chuyển đổi giới tính đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giống thuỷ sản Tùy theo nhu cầu đối với các giới tính khác nhau mà có thể chuyển theo hướng đực hay cái Trong nghiên cứu đã có nhiều

trộn vào thức ăn cho cá Hồi từ khi cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài (Guzzel và ctv., 2008 ; Gullu và ctv., 2005) kết quả chuyển đổi thành cá cái

đạt 97% Nghiên cứu trước đó (Johnstone và ctv, 1978) sử dụng Estradiol

cũng cho kết quả là tỷ lệ cái trong đàn con là 89%, 9% cá đực và 2% không rõ

giới tính Cũng tác giả này sử dụng loại 17 β-estradiol với lượng 20 mg/kg

thức ăn thì được tỷ lệ cá cái trong đàn con là 99% (Goetz và ctv, 1979) cũng

sử dụng 17 β-estradiol với lượng10 mg/kg thức ăn thì lại cho kết quả có

54,2% cá cái còn 18,1% cá đực và 17,7% không phân biệt được giới tính Các nghiên cứu tập trung vào đánh giá phương thức áp dụng như cho ăn hay ngâm cũng được các tác giả nghiên cứu Tuy nhiên một số vấn đề được đặt ra đối

Trang 24

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 15

với cá Trong một thí nghiệm Estradiol Valerate và 17 β-estradiol ở liều sử

dụng trộn thức ăn là 20 mg/kg thức ăn, cho ăn 8 tuần và ngâm với liều 400 µg/lít trong vòng 2h, ngâm 2 lần trên tuần và ngâm trong 4 tuần liên tục Kết quả cho thấy tỷ lệ cá cái trong đàn đạt 100% [28] Một số vấn đề khác cần chú

ý như giá hormon sinh dục cái rất đắt (1 lọ 5 mg của hãng Sigma hiện có giá khoảng 120 – 130 USD) do đó để sản xuất thì giá thành con giống sẽ tăng Ngoài ra theo điều khoản cấm của các tổ chức quốc tế, không được phép sử dụng các hoá chất này trên các sản phẩm mà con người ăn trực tiếp do tồn dư các độc tố có thể gây ung thư Do đó phương pháp này chỉ áp dụng trong phòng thí nghiệm chứ không được sử dụng trong sản xuất ở giai đoạn hiện nay [14]

* Sản xuất cá đực có nhiễm sắc thể giới tính XX

Đây là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không bị ràng buộc bởi các hàng rào pháp lý đang được áp dụng trên thế giới Song song với công tác chọn giống thì Phần Lan là nước có đàn cá đực XX với số lượng lớn đủ để sản xuất đến vài chục triệu trứng điểm mắt, cung cấp cho nhiều nước trên thế giới (thông tin trực tiếp từ Tapia, FGFRI) [14], công nghệ này được áp dụng rỗng rãi và cho kết quả tốt tại Mỹ Châu Á có các nước phát triển đang sử dụng rộng rãi như Hàn Quốc (Goerge, 1991) hay Iran (Johari và ctv., 2007) Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng MT sử dụng với liều 1 mg/kg thức

ăn và nhiệt độ trong thời gian xử lý là 750 độ ngày và 0,5 mg/kg thức ăn với tổng nhiệt là 938 độ ngày thì cho kết quả tương tự như 3 mg/kg thức ăn với tổng nhiệt là 450 độ ngày Điều đó cho thấy tăng nhiệt độ hay kéo dài thời gian xử lý có thể giảm lượng MT trộn trong thức ăn

Tuy nhiên trong nghiên cứu của mình Hunter và Donaldson cho thấy có thể sử dụng hàm lượng MT là 3 mg/kg thức ăn cho cá ăn trong vòng 30 ngày (tương đương 700 – 750 độ ngày) Kết quả nghiên cứu (Solar và Donaldson,

1985) cho thấy cùng với lượng MT sử dụng là 3 mg/kg thức ăn thì thời gian

Trang 25

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 16

xử lý phải kéo dài từ 90 đến 120 ngày Hai báo cáo trên đều cho kết quả tỷ lệ đực XX trong đàn con là 100% Ngoài ra, thời gian ương xử lý cũng có sự khác biệt giữa các tác giả và thường nằm trong khoảng 4-8 tuần

Nghiên cứu biện pháp ngâm với các nồng độ và thời gian khác nhau cho thấy với nồng độ ngâm khoảng 400 µg/lít và thực hiện trong vòng 4 tuần cũng cho kết quả Tuy nhiên phương pháp ngâm có thể được áp dụng khi 50%

cá nở chứ không cần đợi đến khi cá bắt đầu ăn mồi bên ngoài

Cũng có một số nghiên cứu (không được công bố) với các nồng độ ngâm MT 0,8 mg/l và 1,0 mg/l trong thời gian 2 – 4 giờ khi cá nở được 3 – 5 ngày tuổi cho tỷ lệ chuyển đổi thành cá đực XX trong đàn con đạt 100% Việc xử lý bằng phương pháp ngâm MT với nồng độ cao thích hợp sẽ cho thời gian xử lý ngắn hơn vì vậy hiệu suất đực hóa cao hơn biện pháp ngâm nồng độ thấp trong khoảng thời gian kéo dài

Nghiên cứu so sánh thế hệ con toàn cái được sản xuất từ cá đực XX cho kết quả tốt và đáp ứng được mong đợi của người nuôi Nghiên cứu của Johari

và ctv, (2007) cho thấy đàn cá toàn cái có tốc độ tăng trưởng, khối lượng tăng thêm cao hơn so với đàn cá hỗn hợp cá đực và cá cái Ngoài ra nhóm tác giả không thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa 2 công thức thí nghiệm

2.3.4 Những công trình nghiên cứu ở Viêt Nam

Áp dụng công nghệ chuyển đổi giới tính đã được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 thực hiện trong nhiều năm qua Công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng 17 MT đã được Viện ứng dụng thành công từ năm 1997, sau đó công nghệ đã được chuyển giao cho khoảng trên 20 địa phương trong

cả nước (Nguyễn Dương Dũng, 2007) Hiện nay công nghệ này vẫn đang được áp rộng rãi và cho tỷ lệ cá đực trong quần đàn đạt trên 95% và ổn định Tuy nhiên để có được kết quả đó thì những khâu kỹ thuật như chất lượng thức

ăn, hình thức phối trộn, làm khô, bảo quản và bổ sung thêm Vitamin C đóng vai trò quan trọng quyết định đến tỷ lệ cá đực và tỷ lệ sống của cá ương chuyển đổi Ngoài ra sử dụng hormone sinh dục cái để tạo cá đực giả cái ở rô

Trang 26

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 17

phi để từ đây có sở cho nghiên cứu cá rô phi siêu đực phục vụ sản xuất cũng

đã được Viện nghiên cứu áp dụng (Phạm Anh Tuấn, 1998) Với nhiệt độ được

xác định trong khoảng 27-28˚C, việc ngâm cá rô phi non ở thời điểm

13-14-15 DPH với các mức nồng độ MT 1,2; 1,8 và 2,4 mg/L trong thời gian 3; 4;

và 5 giờ đã thu được trung bình 94,12% cá đực (trong đó tỉ lệ đực hóa 87,79%), tỷ lệ sống 98,39%, hiệu suất đực hóa là 0,86 Việc sử dụng phương pháp cho ăn MT, lượng MT sẽ khó phân bố đều đến từng cá thể, qua nhiều công đoạn chắc chắn sẽ làm hao hụt một lượng lớn MT, không quản lý được lượng MT thừa Đối với phương pháp ngâm, lượng MT được sử dụng một cách chính xác, lượng MT sẽ đi vào bên trong cơ thể cá theo nguyên lý thẩm thấu qua da, mang và các bộ phận khác một cách đồng đều giữa các cá thể Lượng MT còn thừa trong dung dịch ngâm sẽ được thu lại và xử lý để không

có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bên ngoài

Với mục đích phát triển nghề nuôi cá hồi vân, chủ động trong sản xuất giống Cuối năm 2007 đầu 2008 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã thực hiện đề tài : “Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá Hồi vân” (Trần Đình luân, 2008) Bước đầu đề tài đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá hồi vân trong điều kiện của nước ta làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng cá hồi vân

Hiện nay, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đang áp dụng công nghệ sản xuất giống cá hồi vân toàn cái trong điều kiện của Sapa (Trần Đình Luân, 2010) Sự thành công của các nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc mở rộng sản xuất và nuôi cá hồi ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 27

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 18

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Cá hồi vân bột toàn cái được ấp tại Sa Pa từ nguồn trứng đã thụ tinh nhập từ Phần Lan

- Phương pháp cho ăn thức ăn có trộn MT Thức ăn sử dụng cho cá hồi

bột được nhập từ Phần Lan có hàm lượng protein 52%, lipit 20%, thức

ăn có trộn hormone sinh dục đực 17 MT theo bố trí thí nghiệm nghiên cứu (với 3 hàm lượng khác nhau 3; 5; 7 mg sau khi đã được hòa tan trong 240 ml cồn 95% và 10g vitamin C thú y cho mỗi kg thức ăn , sau khi trộn đều thức ăn với hoormone và phơi trong khu vực thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp cho tới khi cồn bay hơi ), sau đó cho ăn trong thời gian 25;30;35 ngày

- Đối với cá hồi vân giống thì sử dụng thức ăn có hàm lượng protein là 46% và lipit là 26% (thức ăn nuôi thường) Kích thước viên thức ăn 0,3

- 0,5mm cho giai đoạn cá bột và cá hương và 1,0 mm cho giai đoạn cá giống

- Các trang thiết bị cần thiết: Máy đo các yếu tố môi trường, hệ thống sục khí, máy bơm, cân điện tử, kính hiển vi,thuốc nhuộm kiểm tra giới tính

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh, Sa Pa, Lào Cai

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong 30 ngăn bể xi măng, trong đó có 3 ngăn

3 lần Mật độ thả là 300con/ngăn, thí nghiệm bố trí theo bảng 1

Trang 28

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 19

Bảng 1: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu

là 6% khối lượng cá/ ngày, ngày cho ăn 4 lần vào thời điểm 6h, 10h,14h và18h Cá thí nghiệm được kiểm tra khối lượng sau mỗi thời gian kết thúc theo dõi thí nghiệm thức ăn và thời gian

Nước được cấp liên tục vào bể, mỗi bể đều được bố trí sục khí, hàng ngày si phông đáy bể để loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa

Định kì tắm muối cho cá để phòng bệnh kí sinh trùng cho cá

3.3.3 Thu và phân tích số liệu

- Thu các thông số môi trường:

+ Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thủy ngân 2 lần/ngày: 7h sáng và 14h chiều

+ PH: Đo bằng pH metter 2 lần/ tuần

+ Oxy hòa tan được đo ngày 2 lần cùng thời điểm đo nhiệt độ

- Kiểm tra tỷ lệ giới tính:

+ Sau khoảng 5 tháng nuôi, tiến hành mổ kiếm tra tỷ kệ giới tính trong quần đàn cá Số lượng mẫu kiểm tra trên mỗi nghiệm thức là 30 cá thể

+ Kiểm tra tỷ lệ dị hình ở các quần đàn

- Thí nghiệm đối chứng là cá được ương nuôi bình thường không sử dụng hormone 17 MT để trộn vào thức ăn

Trang 29

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 20

- Số liệu tăng trưởng:

+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (g/ngày)

W = (W2-W1)/T Trong đó: W1,2: Khối lượng cá giữa 2 lần kiểm tra (g)

T: Thời gian nuôi (ngày) + Tỷ lệ sống : Tỷ lệ sống (%) = (tổng số cá thu hoạch *100)/tổng số cá thả

- Phân tích và xử lý số liệu

+ Tỷ lệ đực cái ở từng lô thí nghiệm được phân tích và theo dõi

+ Phân tích ANOVA được áp dụng để đánh giá, so sánh các chỉ số tỷ lệ chuyển đổi giới tính, tăng trưởng, tỷ lệ sống … giữa các lô thí nghiệm (LSD0,5)

+ Phần mềm Excel và SPSS để phân tích số liệu nghiên cứu

Trang 30

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 21

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tăng trưởng của cá hồi ở các giai đoạn theo dõi khác nhau

Sau 5 tháng nuôi tiến hành thu toàn bộ số cá trong các nghiệm thức để đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ giới tính Theo dõi quá trình thí nghiệm được thể hiện trong hình 2 Tăng trưởng khối lượng và chiều dài cá được thể hiện trong bảng 2, bảng 3 và bảng 4

Trứng cá hồi vân 15 ngày tuổi Cá hồi vân mới nở

Cá hồi vân 1 tháng tuổi Cá hồi vân 4 tháng tuổi

Hình 2: Quá trình phát triển của cá hồi vân

Sau khi kết thúc thí nghiệm ở các giai đoạn 25, 30 và 35 ngày tuổi, khối lượng và và chiều dài cá theo dõi được thể hiện trong bảng 2 Kết quả cho thấy, khối lượng cá trung bình nằm trong khoảng 0,08 g/con ở 25 ngày tuổi đến 2,38 g/con ở lô thí nghiệm kéo dài đến 35 ngày tuổi Tương tự, chiều dài

Trang 31

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 22

cá sau khi kết thúc thí nghiệm cũng nằm trong khoảng 3,17 cm (với thời gian

25 ngày) đến 5,90 cm (đối với thời gian xử lý 35 ngày) Đối với thời gian xử

lý khác nhau sẽ thu được kết quả khác nhau, tuy nhiên với cùng thời gian 35 ngày thì cá đối chứng không được cho ăn thức ăn có trộn hormone thì tốc độ sinh trưởng trung bình (1,90 g/con và 5,5 cm/con) có thấp hơn so với cá thí nghiệm đạt khối lượng trung bình trên 2,2 g/con và chiều trên 5,7 cm Tỷ lệ sống ở các lô thí nghiệm đều đạt trên 71% Điều này có thể bước đầu nhận định ảnh hưởng của thức ăn có trộn hormone, bổ sung thêm vitamin c đã cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cao hơn Tốc độ tăng trưởng đạt theo yêu cầu kỹ thuật ương cá hồi vân

Bảng 2: Kích thước và tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm xử lý

ở các hàm lượng hormone và thời gian xử lý khác nhau

Trang 32

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 23

Qua bảng 3 cho thấy tăng trưởng của cá sau khoảng 5 tháng thí nuôi theo dõi trước khi mổ kiểm tra giới tính cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng đạt trung bình từ 95,90 g/con đến 137,00 g/con Mặc dù ở các thời điểm kết thức thí nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung hormone khác nhau, nhưng khi kết thúc thí nghiệm sau 5 tháng nuôi sự sai khác về khối lượng khi kiểm tra không có sự chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức và cũng tương đồng với

cá đối chứng Sự sai khác có ý nghĩa thống kê đánh giá được ở công thức cho

ăn 5mg/kg thức ăn và thời gian xử lý là 25 ngày so với các công thức còn lại (p<0,05) Các công thức còn lại sai khác về khối lượng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (bảng 3) Tốc độ tăng trưởng bình quân theo ngày của đàn

cá hồi vân trong nghiệm thức xử lý hormon với liều lượng 3mg/kg thức ăn, thời gian 30 ngày là cao nhất (0,98±0,01), tiếp đến là 35 ngày và thấp nhất là

25 ngày và sự khác biệt có ý nghĩa ngày giữa 30 ngày so với hai thời gian còn lại (p<0,005) Tuy nhiên đối với hàm lượng hormone 5mg/kg thức ăn, sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa các thời gian xử lý khác nhau (p>0,05) (bảng 3) Ở hàm lượng hormone 7 mg/kg thức ăn, tăng trưởng theo ngày đạt cao nhất ở thời gian xử lý 35 ngày, tiếp đến là 25 ngày và thấp nhất ở 30 ngày Sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thời gian xử lý 30 ngày so với 2 thời gian theo dõi còn lại (p<0,05) Đánh giá chung, mặc dù có một số

sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng theo ngày giữa các nghiệm thức, tuy nhiên

sự khác biệt này không nhiều, có lẽ chủ yếu do tác động của các yếu tố môi trường hơn là ảnh hưởng của thức ăn đến sự khác biệt này

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1:  Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 1 Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) (Trang 13)
Bảng 1: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Bảng 1 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu (Trang 28)
Hình 2: Quá trình phát triển của cá hồi vân - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 2 Quá trình phát triển của cá hồi vân (Trang 30)
Bảng 2: Kích thước và tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm xử lý - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Bảng 2 Kích thước và tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm xử lý (Trang 31)
Bảng 3: Tăng trưởng khối lượng theo ngày của các đàn cá hồi sau 5 - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Bảng 3 Tăng trưởng khối lượng theo ngày của các đàn cá hồi sau 5 (Trang 33)
Hình 3: Tỷ lệ dị hình của các đàn cá hồi trong các nghiệm thức - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 3 Tỷ lệ dị hình của các đàn cá hồi trong các nghiệm thức (Trang 36)
Hình 4: Sự khác nhau giữa cá hồi vân bình thường và cá dị hình - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 4 Sự khác nhau giữa cá hồi vân bình thường và cá dị hình (Trang 36)
Hình 5: Mổ cá và lấy tuyến sinh dục kiểm tra giới tính - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 5 Mổ cá và lấy tuyến sinh dục kiểm tra giới tính (Trang 38)
Hình 6: Trứng và tinh sào cá hồi vân sau 5 tháng tuổi - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 6 Trứng và tinh sào cá hồi vân sau 5 tháng tuổi (Trang 38)
Hình 7: Tỷ lệ chuyển đổi cá giả đực trong các nghiệm thức - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 7 Tỷ lệ chuyển đổi cá giả đực trong các nghiệm thức (Trang 39)
Hình 8 : Tỷ lệ sống của các đàn cá hồi vân  4.5. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 8 Tỷ lệ sống của các đàn cá hồi vân 4.5. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm (Trang 40)
Bảng 7 : Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Bảng 7 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm (Trang 41)
Hình 1: Ấp trứng cá hồi toán cái - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 1 Ấp trứng cá hồi toán cái (Trang 60)
Hình 4: Bể bố trí thí nghiệm   Hình 3: Trứng cá Hồi vân đang nở - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 4 Bể bố trí thí nghiệm Hình 3: Trứng cá Hồi vân đang nở (Trang 60)
Hình 2: Thức ăn trộn hoormone  chuyển cá giả đực - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 2 Thức ăn trộn hoormone chuyển cá giả đực (Trang 60)
Hình ảnh 7: Các giai đoạn phát triển của cá thí nghiệm - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
nh ảnh 7: Các giai đoạn phát triển của cá thí nghiệm (Trang 61)
Hình ảnh 8: Cá thể dị hình - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
nh ảnh 8: Cá thể dị hình (Trang 61)
Hình ảnh 12,13,14,15: Mổ kiểm tra tuyến sinh dục cá thí - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
nh ảnh 12,13,14,15: Mổ kiểm tra tuyến sinh dục cá thí (Trang 63)
Hình 16: Tuyến sinh dục của 3 cá  thể đực, cái và lưỡng tính - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 16 Tuyến sinh dục của 3 cá thể đực, cái và lưỡng tính (Trang 63)
Hình 20: Tế bào của tuyến sinh dục cá lưỡng tính - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa
Hình 20 Tế bào của tuyến sinh dục cá lưỡng tính (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w