Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 27 - 64)

Thí nghiệm được bố trí trong 30 ngăn bể xi măng, trong đó có 3 ngăn bể nuôi đối chứng, mỗi ngăn bể có thể tích 0,5m3, mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Mật độ thả là 300con/ngăn, thí nghiệm bố trí theo bảng 1.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 19

Bảng 1: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu

Liều lượng Thời gian sử lý 3 mg/kg TA 5 mg/kg TA 7 mg/kg TA 25 ngày CT 1.1 CT 2.1 CT 3.1 30 ngày CT 1.2 CT 2.2 CT 3.2 35 ngày CT 1.3 CT 2.3 CT 3.3 3.3.2. Quản lý và chăm sóc

Đối với giai đoạn ương từ cá cá bột lên hương: khẩu phần ăn là 10% khối lượng cá/ngày và ngày cho ăn 5 lần vào thời điểm 6h, 9h, 12h, 15h và 18h. Giai đoạn ương nuôi sau khi xử lý hóc môn, cá được cho ăn khẩu phần là 6% khối lượng cá/ ngày, ngày cho ăn 4 lần vào thời điểm 6h, 10h,14h và18h. Cá thí nghiệm được kiểm tra khối lượng sau mỗi thời gian kết thúc theo dõi thí nghiệm thức ăn và thời gian.

Nước được cấp liên tục vào bể, mỗi bể đều được bố trí sục khí, hàng ngày si phông đáy bể để loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa.

Định kì tắm muối cho cá để phòng bệnh kí sinh trùng cho cá.

3.3.3. Thu và phân tích số liệu

- Thu các thông số môi trường:

+ Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thủy ngân 2 lần/ngày: 7h sáng và 14h chiều

+ PH: Đo bằng pH metter 2 lần/ tuần

+ Oxy hòa tan được đo ngày 2 lần cùng thời điểm đo nhiệt độ - Kiểm tra tỷ lệ giới tính:

+ Sau khoảng 5 tháng nuôi, tiến hành mổ kiếm tra tỷ kệ giới tính trong quần đàn cá. Số lượng mẫu kiểm tra trên mỗi nghiệm thức là 30 cá thể.

+ Kiểm tra tỷ lệ dị hình ở các quần đàn.

- Thí nghiệm đối chứng là cá được ương nuôi bình thường không sử dụng hormone 17 MT để trộn vào thức ăn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20

- Số liệu tăng trưởng:

+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (g/ngày) W = (W2-W1)/T

Trong đó: W1,2: Khối lượng cá giữa 2 lần kiểm tra (g). T: Thời gian nuôi (ngày)

+ Tỷ lệ sống : Tỷ lệ sống (%) = (tổng số cá thu hoạch *100)/tổng số cá thả

- Phân tích và xử lý số liệu

+ Tỷ lệ đực cái ở từng lô thí nghiệm được phân tích và theo dõi.

+ Phân tích ANOVA được áp dụng để đánh giá, so sánh các chỉ số tỷ lệ chuyển đổi giới tính, tăng trưởng, tỷ lệ sống … giữa các lô thí nghiệm (LSD0,5).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 21

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tăng trưởng của cá hồi ở các giai đoạn theo dõi khác nhau

Sau 5 tháng nuôi tiến hành thu toàn bộ số cá trong các nghiệm thức để đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ giới tính. Theo dõi quá trình thí nghiệm được thể hiện trong hình 2. Tăng trưởng khối lượng và chiều dài cá được thể hiện trong bảng 2, bảng 3 và bảng 4.

Trứng cá hồi vân 15 ngày tuổi Cá hồi vân mới nở

Cá hồi vân 1 tháng tuổi Cá hồi vân 4 tháng tuổi

Hình 2: Quá trình phát triển của cá hồi vân

Sau khi kết thúc thí nghiệm ở các giai đoạn 25, 30 và 35 ngày tuổi, khối lượng và và chiều dài cá theo dõi được thể hiện trong bảng 2. Kết quả cho thấy, khối lượng cá trung bình nằm trong khoảng 0,08 g/con ở 25 ngày tuổi đến 2,38 g/con ở lô thí nghiệm kéo dài đến 35 ngày tuổi. Tương tự, chiều dài

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22

cá sau khi kết thúc thí nghiệm cũng nằm trong khoảng 3,17 cm (với thời gian 25 ngày) đến 5,90 cm (đối với thời gian xử lý 35 ngày). Đối với thời gian xử lý khác nhau sẽ thu được kết quả khác nhau, tuy nhiên với cùng thời gian 35 ngày thì cá đối chứng không được cho ăn thức ăn có trộn hormone thì tốc độ sinh trưởng trung bình (1,90 g/con và 5,5 cm/con) có thấp hơn so với cá thí nghiệm đạt khối lượng trung bình trên 2,2 g/con và chiều trên 5,7 cm. Tỷ lệ sống ở các lô thí nghiệm đều đạt trên 71%. Điều này có thể bước đầu nhận định ảnh hưởng của thức ăn có trộn hormone, bổ sung thêm vitamin c đã cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cao hơn. Tốc độ tăng trưởng đạt theo yêu cầu kỹ thuật ương cá hồi vân.

Bảng 2: Kích thước và tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm xử lý ở các hàm lượng hormone và thời gian xử lý khác nhau

KLTB CDTB TL sống

Thời gian sử lý Liều lượng (g/con) cm %

3 mg/kg TA 0.80 3.17 82.0 5 mg/kg TA 0.82 3.33 78.0 25 ngày 7 mg/kg TA 0.81 3.40 78.3 3 mg/kg TA 1.18 4.73 73.0 5 mg/kg TA 1.17 4.60 70.6 30 ngày 7 mg/kg TA 1.23 4.60 71.7 3 mg/kg TA 2.17 5.67 68.6 5 mg/kg TA 2.22 5.77 68.0 35 ngày 7 mg/kg TA 2.38 5.90 70.4 ĐC (không xử lý bằng Hormone) 1.9 5.5 72.1

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23

Qua bảng 3 cho thấy tăng trưởng của cá sau khoảng 5 tháng thí nuôi theo dõi trước khi mổ kiểm tra giới tính cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng đạt trung bình từ 95,90 g/con đến 137,00 g/con. Mặc dù ở các thời điểm kết thức thí nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung hormone khác nhau, nhưng khi kết thúc thí nghiệm sau 5 tháng nuôi sự sai khác về khối lượng khi kiểm tra không có sự chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức và cũng tương đồng với cá đối chứng. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê đánh giá được ở công thức cho ăn 5mg/kg thức ăn và thời gian xử lý là 25 ngày so với các công thức còn lại (p<0,05). Các công thức còn lại sai khác về khối lượng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (bảng 3). Tốc độ tăng trưởng bình quân theo ngày của đàn cá hồi vân trong nghiệm thức xử lý hormon với liều lượng 3mg/kg thức ăn, thời gian 30 ngày là cao nhất (0,98±0,01), tiếp đến là 35 ngày và thấp nhất là 25 ngày và sự khác biệt có ý nghĩa ngày giữa 30 ngày so với hai thời gian còn lại (p<0,005). Tuy nhiên đối với hàm lượng hormone 5mg/kg thức ăn, sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa các thời gian xử lý khác nhau (p>0,05) (bảng 3). Ở hàm lượng hormone 7 mg/kg thức ăn, tăng trưởng theo ngày đạt cao nhất ở thời gian xử lý 35 ngày, tiếp đến là 25 ngày và thấp nhất ở 30 ngày. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thời gian xử lý 30 ngày so với 2 thời gian theo dõi còn lại (p<0,05). Đánh giá chung, mặc dù có một số sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng theo ngày giữa các nghiệm thức, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều, có lẽ chủ yếu do tác động của các yếu tố môi trường hơn là ảnh hưởng của thức ăn đến sự khác biệt này.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

Bảng 3: Tăng trưởng khối lượng theo ngày của các đàn cá hồi sau 5 tháng tuổi

Liều lượng hormone (mg) sử dụng cho 1 kg thức ăn

Chỉ tiêu theo dõi Thời gian xử lý (ngày) 3 5 7 25 111,43±6,44ab 95,90±8,02a 125,90±4,15b 30 112,70±8,87a 119,10±5,01b 118,40±5,10b 35 119,30±5,41b 128,10±7,88b 137,00±7,46b Khối lượng cá

khi thu (g±se)

ĐC 120,75±3,97b

25 0,74±0,001ab 0,68±0,003a 0,83±0,004b 30 0,98±0,010b 0,78±0,003a 0,77±0,006a Khối lượng tăng

trưởng theo ngày

(g±se/ngày) 35 0,79±0,002a

0,74±0,001a 0,90±0,003b

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng chỉ tiêu theo dõi giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả phân tích tăng trưởng trung bình chiều dài cá thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4. Chiều dài trung bình của cá đạt từ 19,28 cm trở lên và so sánh giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng không có sự sai khác (p>0,05). Tương tự, tăng trưởng bình quân theo ngày về chiều dài của cá đạt trên 0,11 cm/ngày và cũng không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05) (bảng 4).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25

Bảng 4 :Tăng trưởng chiều dài của cá hồi vân thí nghiệm sau 5 tháng tuổi

Liều lượng hormone (mg) sử dụng cho 1 kg thức ăn

Chỉ tiêu theo dõi Thời gian xử lý (ngày)

3 5 7

25 19,68±0,49 19,52±0,72 20,39±0,30 30 19,28±0,66 19,52±0,51 19,85±0,46 35 19,88±0,59 20,39±7,66 20,72±0,59 Chiều dài cá khi

thu (cm±se)

ĐC 20,15±0,30

25 0,13±0,0003 0,11±0,0002 0,12±0,0002 30 0,13±0,0005 0,12±0,0004 0,13±0,0010 Chiều dài tăng

trưởng theo ngày

(cm±se/ngày) 35

0,13±0,0004 0,13±0,0010 0,13±0,0006

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng chỉ tiêu theo dõi giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Đánh giá chung, tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng là tương đồng nhau. Kết quả này phản ảnh quá trình phát triển bình thường của cá thí nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung hàm lượng hormone. Qua đó cho thấy hormone không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá thí nghiệm.

4.2. Tỷ lệ di hình của các đàn cá hồi

Trong quá trình xử lý hormone để chuyển đổi giới tính của cá hồi vân thông qua trộn vào thức ăn có thể ảnh hưởng đến hình dạng bên ngoài của cá. Tuy nhiên sự khác biệt nhiều hay ít còn phụ thuộc và liều lượng hooc môn 17 α –MT và thời gian xử lý hay các yếu tố môi trưởng khác. Trong phạm vi nghiên cứu được tiến hành với 3 liều lượng hormone (3mg/kg thức ăn,5mg/kg, 7mg/kg) và trong 3 khoảng thời gian (25 ngày, 30 ngày, 35 ngày). Đánh giá tỷ lệ dị hình sau 5 tháng nuôi được thể hiện trong bảng 5. Tỷ lệ di

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26

hình của cá hồi vân cao nhất trong nghiệm thức xử lý hooc môn với liều lượng 7mg/kg và trong thời gian 35 ngày (0,36%) và có sự khác biệt so với nghiệm thức 3mg/kg trong thời gian 30 ngày (0,17%) và công thức đối chứng (p<0,05). Trong các nghiệm thức còn lại cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ dị hình tuy nhiên sự sai khác này không rõ ràng (p>0,05) (bảng 5).

Bảng 5 : Tỷ lệ dị hình (%±se) của cá hồi vân trong các lô thí nghiệm

Liều lượng hormone (mg) sử dụng cho 1 kg thức ăn Thời gian xử lý 3 5 7 25 ngày 2,0±0,004ab 2,5±0,002ab 2,9±0,007ab 30 ngày 1,7±0,004a 2,5±0,0001ab 2,3±0,059ab 35 ngày 2,4±0,003ab 2,4±0,0003ab 3,6±0,010b ĐC 1,3±0,0001a

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng chỉ tiêu theo dõi giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Qua kết quả sơ bộ có thể thấy ở thời gian xử lý kéo dài, hàm lượng hormme cao có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ dị hình của cá. Tuy nhiên đánh giá chung, tỷ lệ dị hình của cá nằm trong ngưỡng cho phép so với những nghiên cứu khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng hormone đến tỷ lệ dị hình cần được tiếp tục theo dõi ở các thí nghiệm khác và có kết hợp với theo dõi các yếu tố môi trường nhất là nhiệt độ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27

Hình 3: Tỷ lệ dị hình của các đàn cá hồi trong các nghiệm thức

Hình 4: Sự khác nhau giữa cá hồi vân bình thường và cá dị hình

4.3. Tỷ lệ chuyển đổi giới tính

Trong quá trình chuyển đổi giới tính của cá Hồi vân, ta không thể kiểm tra được giới tính được ngay mà phải nuôi một thời gian khi tuyến sinh dục của cá có thể phân biệt được rõ ràng chúng ta mới tiến hành mổ và kiểm tra

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28

được. Trong thí nghiệm này cá sau khi xử lý tiếp tục nuôi sau 5 tháng mới tiến hành mổ và kiểm tra giới tính. Kết quả kiểm tra giới tính được thể hiện trong bảng 6, hình 5 và hình 6.

Bảng 6: Chuyển đổi giới tính (%) của cá hồi vân trong các nghiệm thức

Liều lượng hormone (mg)/kg thức ăn

3 5 7 Thời gian (ngày) TL ♂ (%) TL♀ (%) TL ♂♀ (%) TL ♂ (%) TL♀ (%) TL ♂♀ (%) TL ♂ (%) TL♀ (%) TL ♂♀ (%) 25 100.0 0.0 0.0 90.0 3.3 6.7 90.0 6.7 3.3 30 100.0 0.0 0.0 86.7 10.0 3.3 80.0 10.0 10.0 35 96.7 0.0 3.3 80.0 10.0 10.0 83.3 10.0 6.7 ĐC ♂(0%) ♀(100%)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cá chuyển đổi giới tính cái giả đực trong các nghiệm thức là tương đối cao (từ 80 đến 100%). Trong đó, với thức ăn trộn homone với lượng 3 mg/kg thức ăn ở cho tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt tỷ lệ từ 96,7 đến 100%, trong đó ở thời gian 25 và 30 ngày cho 100%, với thời gian xử lý 35 ngày thì tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt 96,7% (bảng 6). Với hàm lượng hormone 5 mg/kg thức ăn thì tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt 93,3% ở thời gian chăm sóc là 35 ngày, trong khi đó tỷ lệ này là 90% ở 25 ngày và 86,7% ở 30 ngày xử lý. Ở nồng độ homone phối trộn là 7mg/kg thức ăn, tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt cao nhất là 90% ở 25 ngày cho ăn, thấp hơn (đạt 83,3%) ở 35 ngày và thấp nhất ở 30 ngày xử lý (80,0%). Kết quả thu được cao hơn so với Đặng Xuân Trường khi nghiên cứu chuyển đổi cá giả đực tại Sapa năm 2010, tỷ lệ chuyển đổi giới tính cao nhất đạt 66,67% và xử lý bằng 2 phương pháp ngâm và cho ăn, tuy nhiên với hàm lượng hormone nằm gần với khoảng nghiên cứu ở đây.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

Hình 5: Mổ cá và lấy tuyến sinh dục kiểm tra giới tính

Hình 6: Trứng và tinh sào cá hồi vân sau 5 tháng tuổi

Kết quả kiểm tra tỷ lệ cái giả đực trong quần đàn và phân tích để đánh giá sự sai khác về tỷ lệ chuyển đổi giới tính giữa các nghiệm thức được minh họa trong hình 7. Qua hình này cho thấy đối với hàm lượng hormone là 3 mg/kg thức ăn sẽ là công thức phối trộn phù hợp để chuyển đổi đàn cá toàn cái sang cá cái giả đực để phục vụ sản xuất giống cá hồi vân toàn cái.

Tuyến sinh dục đực (XX) Tuyến sinh dục cái

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30

Hình 7: Tỷ lệ chuyển đổi cá giả đực trong các nghiệm thức

Như vậy đề tài lại mở ra một hướng mới đó là phương pháp ngâm hay cho ăn thì hiệu quả sử dụng homone sẽ cao hơn, do thời gian có hạn nên trong nghiên cứu nay chưa đề cập đến. Từ kết quả đạt được trong thí nghiệm bước đầu cho thấy được kết quả của việc sử dụng hormone trong chuyển đổi giới tính từ cái cái sang cá giản đực trên cá hồi vân. Kết quả này sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ về chuyển đổi giới tính trên đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao này.

4.4. Tỷ lệ sống của cá hồi vân đến 5 tháng tuổi

Tỷ lệ sống của các đàn cá hồi vân cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dung hormon trộn trong thức ăn. Sau 5 tháng nuôi thu hoạch và đánh giá tỷ lệ sống của các đàn cá hồi cho thấy tỷ lệ sống của các lô thí nghiệm đạt khoảng trên 70% (Hình 8). Trong đó công thức cho tỷ lệ sống thấp nhất khi xử lý chuyển giới tính trong thời gian 35 ngày ở cả 3 liều lượng. Tỷ lệ sống đạt cao nhất trong nghiệm thức xử lý liều lượng 3mg/kg trong thời gian 30 ngày(trên 90%). Qua kết quả cho thấy nếu xử lý

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 27 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)