Tăng trưởng của cá hồi ở các giai đoạn theo dõi khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 30 - 34)

Sau 5 tháng nuôi tiến hành thu toàn bộ số cá trong các nghiệm thức để đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ giới tính. Theo dõi quá trình thí nghiệm được thể hiện trong hình 2. Tăng trưởng khối lượng và chiều dài cá được thể hiện trong bảng 2, bảng 3 và bảng 4.

Trứng cá hồi vân 15 ngày tuổi Cá hồi vân mới nở

Cá hồi vân 1 tháng tuổi Cá hồi vân 4 tháng tuổi

Hình 2: Quá trình phát triển của cá hồi vân

Sau khi kết thúc thí nghiệm ở các giai đoạn 25, 30 và 35 ngày tuổi, khối lượng và và chiều dài cá theo dõi được thể hiện trong bảng 2. Kết quả cho thấy, khối lượng cá trung bình nằm trong khoảng 0,08 g/con ở 25 ngày tuổi đến 2,38 g/con ở lô thí nghiệm kéo dài đến 35 ngày tuổi. Tương tự, chiều dài

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22

cá sau khi kết thúc thí nghiệm cũng nằm trong khoảng 3,17 cm (với thời gian 25 ngày) đến 5,90 cm (đối với thời gian xử lý 35 ngày). Đối với thời gian xử lý khác nhau sẽ thu được kết quả khác nhau, tuy nhiên với cùng thời gian 35 ngày thì cá đối chứng không được cho ăn thức ăn có trộn hormone thì tốc độ sinh trưởng trung bình (1,90 g/con và 5,5 cm/con) có thấp hơn so với cá thí nghiệm đạt khối lượng trung bình trên 2,2 g/con và chiều trên 5,7 cm. Tỷ lệ sống ở các lô thí nghiệm đều đạt trên 71%. Điều này có thể bước đầu nhận định ảnh hưởng của thức ăn có trộn hormone, bổ sung thêm vitamin c đã cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cao hơn. Tốc độ tăng trưởng đạt theo yêu cầu kỹ thuật ương cá hồi vân.

Bảng 2: Kích thước và tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm xử lý ở các hàm lượng hormone và thời gian xử lý khác nhau

KLTB CDTB TL sống

Thời gian sử lý Liều lượng (g/con) cm %

3 mg/kg TA 0.80 3.17 82.0 5 mg/kg TA 0.82 3.33 78.0 25 ngày 7 mg/kg TA 0.81 3.40 78.3 3 mg/kg TA 1.18 4.73 73.0 5 mg/kg TA 1.17 4.60 70.6 30 ngày 7 mg/kg TA 1.23 4.60 71.7 3 mg/kg TA 2.17 5.67 68.6 5 mg/kg TA 2.22 5.77 68.0 35 ngày 7 mg/kg TA 2.38 5.90 70.4 ĐC (không xử lý bằng Hormone) 1.9 5.5 72.1

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23

Qua bảng 3 cho thấy tăng trưởng của cá sau khoảng 5 tháng thí nuôi theo dõi trước khi mổ kiểm tra giới tính cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng đạt trung bình từ 95,90 g/con đến 137,00 g/con. Mặc dù ở các thời điểm kết thức thí nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung hormone khác nhau, nhưng khi kết thúc thí nghiệm sau 5 tháng nuôi sự sai khác về khối lượng khi kiểm tra không có sự chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức và cũng tương đồng với cá đối chứng. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê đánh giá được ở công thức cho ăn 5mg/kg thức ăn và thời gian xử lý là 25 ngày so với các công thức còn lại (p<0,05). Các công thức còn lại sai khác về khối lượng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (bảng 3). Tốc độ tăng trưởng bình quân theo ngày của đàn cá hồi vân trong nghiệm thức xử lý hormon với liều lượng 3mg/kg thức ăn, thời gian 30 ngày là cao nhất (0,98±0,01), tiếp đến là 35 ngày và thấp nhất là 25 ngày và sự khác biệt có ý nghĩa ngày giữa 30 ngày so với hai thời gian còn lại (p<0,005). Tuy nhiên đối với hàm lượng hormone 5mg/kg thức ăn, sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa các thời gian xử lý khác nhau (p>0,05) (bảng 3). Ở hàm lượng hormone 7 mg/kg thức ăn, tăng trưởng theo ngày đạt cao nhất ở thời gian xử lý 35 ngày, tiếp đến là 25 ngày và thấp nhất ở 30 ngày. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thời gian xử lý 30 ngày so với 2 thời gian theo dõi còn lại (p<0,05). Đánh giá chung, mặc dù có một số sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng theo ngày giữa các nghiệm thức, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều, có lẽ chủ yếu do tác động của các yếu tố môi trường hơn là ảnh hưởng của thức ăn đến sự khác biệt này.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

Bảng 3: Tăng trưởng khối lượng theo ngày của các đàn cá hồi sau 5 tháng tuổi

Liều lượng hormone (mg) sử dụng cho 1 kg thức ăn

Chỉ tiêu theo dõi Thời gian xử lý (ngày) 3 5 7 25 111,43±6,44ab 95,90±8,02a 125,90±4,15b 30 112,70±8,87a 119,10±5,01b 118,40±5,10b 35 119,30±5,41b 128,10±7,88b 137,00±7,46b Khối lượng cá

khi thu (g±se)

ĐC 120,75±3,97b

25 0,74±0,001ab 0,68±0,003a 0,83±0,004b 30 0,98±0,010b 0,78±0,003a 0,77±0,006a Khối lượng tăng

trưởng theo ngày

(g±se/ngày) 35 0,79±0,002a

0,74±0,001a 0,90±0,003b

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng chỉ tiêu theo dõi giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả phân tích tăng trưởng trung bình chiều dài cá thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4. Chiều dài trung bình của cá đạt từ 19,28 cm trở lên và so sánh giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng không có sự sai khác (p>0,05). Tương tự, tăng trưởng bình quân theo ngày về chiều dài của cá đạt trên 0,11 cm/ngày và cũng không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05) (bảng 4).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25

Bảng 4 :Tăng trưởng chiều dài của cá hồi vân thí nghiệm sau 5 tháng tuổi

Liều lượng hormone (mg) sử dụng cho 1 kg thức ăn

Chỉ tiêu theo dõi Thời gian xử lý (ngày)

3 5 7

25 19,68±0,49 19,52±0,72 20,39±0,30 30 19,28±0,66 19,52±0,51 19,85±0,46 35 19,88±0,59 20,39±7,66 20,72±0,59 Chiều dài cá khi

thu (cm±se)

ĐC 20,15±0,30

25 0,13±0,0003 0,11±0,0002 0,12±0,0002 30 0,13±0,0005 0,12±0,0004 0,13±0,0010 Chiều dài tăng

trưởng theo ngày

(cm±se/ngày) 35

0,13±0,0004 0,13±0,0010 0,13±0,0006

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng chỉ tiêu theo dõi giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Đánh giá chung, tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng là tương đồng nhau. Kết quả này phản ảnh quá trình phát triển bình thường của cá thí nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung hàm lượng hormone. Qua đó cho thấy hormone không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 30 - 34)