Những công trình nghiên cứu ở Viêt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 25 - 27)

Áp dụng công nghệ chuyển đổi giới tính đã được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 thực hiện trong nhiều năm qua. Công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng 17 MT đã được Viện ứng dụng thành công từ năm 1997, sau đó công nghệ đã được chuyển giao cho khoảng trên 20 địa phương trong cả nước (Nguyễn Dương Dũng, 2007). Hiện nay công nghệ này vẫn đang được áp rộng rãi và cho tỷ lệ cá đực trong quần đàn đạt trên 95% và ổn định. Tuy nhiên để có được kết quả đó thì những khâu kỹ thuật như chất lượng thức ăn, hình thức phối trộn, làm khô, bảo quản và bổ sung thêm Vitamin C đóng vai trò quan trọng quyết định đến tỷ lệ cá đực và tỷ lệ sống của cá ương chuyển đổi. Ngoài ra sử dụng hormone sinh dục cái để tạo cá đực giả cái ở rô

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 17

phi để từ đây có sở cho nghiên cứu cá rô phi siêu đực phục vụ sản xuất cũng đã được Viện nghiên cứu áp dụng (Phạm Anh Tuấn, 1998). Với nhiệt độ được xác định trong khoảng 27-28˚C, việc ngâm cá rô phi non ở thời điểm 13-14- 15 DPH với các mức nồng độ MT 1,2; 1,8 và 2,4 mg/L trong thời gian 3; 4; và 5 giờ đã thu được trung bình 94,12% cá đực (trong đó tỉ lệ đực hóa 87,79%), tỷ lệ sống 98,39%, hiệu suất đực hóa là 0,86. Việc sử dụng phương pháp cho ăn MT, lượng MT sẽ khó phân bố đều đến từng cá thể, qua nhiều công đoạn chắc chắn sẽ làm hao hụt một lượng lớn MT, không quản lý được lượng MT thừa. Đối với phương pháp ngâm, lượng MT được sử dụng một cách chính xác, lượng MT sẽ đi vào bên trong cơ thể cá theo nguyên lý thẩm thấu qua da, mang và các bộ phận khác một cách đồng đều giữa các cá thể. Lượng MT còn thừa trong dung dịch ngâm sẽ được thu lại và xử lý để không có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bên ngoài.

Với mục đích phát triển nghề nuôi cá hồi vân, chủ động trong sản xuất giống. Cuối năm 2007 đầu 2008 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã thực hiện đề tài : “Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá Hồi vân” (Trần Đình luân, 2008). Bước đầu đề tài đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá hồi vân trong điều kiện của nước ta làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng cá hồi vân.

Hiện nay, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đang áp dụng công nghệ sản xuất giống cá hồi vân toàn cái trong điều kiện của Sapa (Trần Đình Luân, 2010). Sự thành công của các nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc mở rộng sản xuất và nuôi cá hồi ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 18

CHƯƠNG III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 25 - 27)