Tỷ lệ chuyển đổi giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 36 - 39)

Trong quá trình chuyển đổi giới tính của cá Hồi vân, ta không thể kiểm tra được giới tính được ngay mà phải nuôi một thời gian khi tuyến sinh dục của cá có thể phân biệt được rõ ràng chúng ta mới tiến hành mổ và kiểm tra

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28

được. Trong thí nghiệm này cá sau khi xử lý tiếp tục nuôi sau 5 tháng mới tiến hành mổ và kiểm tra giới tính. Kết quả kiểm tra giới tính được thể hiện trong bảng 6, hình 5 và hình 6.

Bảng 6: Chuyển đổi giới tính (%) của cá hồi vân trong các nghiệm thức

Liều lượng hormone (mg)/kg thức ăn

3 5 7 Thời gian (ngày) TL ♂ (%) TL♀ (%) TL ♂♀ (%) TL ♂ (%) TL♀ (%) TL ♂♀ (%) TL ♂ (%) TL♀ (%) TL ♂♀ (%) 25 100.0 0.0 0.0 90.0 3.3 6.7 90.0 6.7 3.3 30 100.0 0.0 0.0 86.7 10.0 3.3 80.0 10.0 10.0 35 96.7 0.0 3.3 80.0 10.0 10.0 83.3 10.0 6.7 ĐC ♂(0%) ♀(100%)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cá chuyển đổi giới tính cái giả đực trong các nghiệm thức là tương đối cao (từ 80 đến 100%). Trong đó, với thức ăn trộn homone với lượng 3 mg/kg thức ăn ở cho tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt tỷ lệ từ 96,7 đến 100%, trong đó ở thời gian 25 và 30 ngày cho 100%, với thời gian xử lý 35 ngày thì tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt 96,7% (bảng 6). Với hàm lượng hormone 5 mg/kg thức ăn thì tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt 93,3% ở thời gian chăm sóc là 35 ngày, trong khi đó tỷ lệ này là 90% ở 25 ngày và 86,7% ở 30 ngày xử lý. Ở nồng độ homone phối trộn là 7mg/kg thức ăn, tỷ lệ chuyển đổi giới tính đạt cao nhất là 90% ở 25 ngày cho ăn, thấp hơn (đạt 83,3%) ở 35 ngày và thấp nhất ở 30 ngày xử lý (80,0%). Kết quả thu được cao hơn so với Đặng Xuân Trường khi nghiên cứu chuyển đổi cá giả đực tại Sapa năm 2010, tỷ lệ chuyển đổi giới tính cao nhất đạt 66,67% và xử lý bằng 2 phương pháp ngâm và cho ăn, tuy nhiên với hàm lượng hormone nằm gần với khoảng nghiên cứu ở đây.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

Hình 5: Mổ cá và lấy tuyến sinh dục kiểm tra giới tính

Hình 6: Trứng và tinh sào cá hồi vân sau 5 tháng tuổi

Kết quả kiểm tra tỷ lệ cái giả đực trong quần đàn và phân tích để đánh giá sự sai khác về tỷ lệ chuyển đổi giới tính giữa các nghiệm thức được minh họa trong hình 7. Qua hình này cho thấy đối với hàm lượng hormone là 3 mg/kg thức ăn sẽ là công thức phối trộn phù hợp để chuyển đổi đàn cá toàn cái sang cá cái giả đực để phục vụ sản xuất giống cá hồi vân toàn cái.

Tuyến sinh dục đực (XX) Tuyến sinh dục cái

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30

Hình 7: Tỷ lệ chuyển đổi cá giả đực trong các nghiệm thức

Như vậy đề tài lại mở ra một hướng mới đó là phương pháp ngâm hay cho ăn thì hiệu quả sử dụng homone sẽ cao hơn, do thời gian có hạn nên trong nghiên cứu nay chưa đề cập đến. Từ kết quả đạt được trong thí nghiệm bước đầu cho thấy được kết quả của việc sử dụng hormone trong chuyển đổi giới tính từ cái cái sang cá giản đực trên cá hồi vân. Kết quả này sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ về chuyển đổi giới tính trên đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và hàm lượng hormone 17 α methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi đực giả (XX) cá hồi vân tại sapa (Trang 36 - 39)