1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo

107 1,6K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 745,44 KB

Nội dung

Sử dụng công cụ phái sinh để ph òngngừa rủi ro tài chính: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… cho cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo.- Đề xuất một số giải pháp v à kiến nghị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-TRẦN HOÀNG NGÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU GẠO

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP.H Ồ CHÍ MINH - N Ă M 2 1

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC CÁC BẢNG 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 9

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO. 1.1.Tổng quan về rủi ro 10

1.1.1 Khái niệm 10

1.1.2 Phân loại rủi ro 10

1.2 Các rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu 11

1.2.1 Rủi ro tỷ giá 11

1.2.2 Rủi ro giá cả hàng hóa 11

1.2.3 Rủi ro lãi suất 12

1.2.4 Rủi ro cạnh tranh trên thị tường 12

1.2.5 Rủi ro về công nghệ, chất l ượng sản phẩm 13

1.2.6 Rủi ro thanh toán xuất nhập khẩu, khách h àng không trả nợ, thời gian trả nợ kéo dài 14

1.2.7 Rủi ro tuân thủ 14

1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 15

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro 15

1.3.2 Nguồn rủi ro 15

1.3.2.1 Môi trường vật chất: 15

1.3.2.2 Môi trường xã hội: 16

1.3.2.3 Môi trường chính trị 16

1.3.2.4 Môi trường luật pháp 16

1.3.2.5 Môi trường hoạt động 17

1.3.2.6 Môi trường kinh tế 17

1.3.2.7 Vấn đề nhận thức 18

1.3.3 Nhận diện rủi ro 18

Trang 3

1.3.4 Đánh giá chi phí c ủa hoạt động quản trị rủi ro tr ên phương diện chi

phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro 19

1.3.5 Sử dụng phương thức đánh giá để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro 20

1.3.6 Chương trình quản trị rủi ro không nên dựa vào quan điểm thị trường của bạn 20

1.3.7 Nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro 21

1.3.8 Kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rủi ro 21

1.3.8.1 Các biện pháp né tránh rủi ro 21

1.3.8.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất 22

1.3.8.3 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất 22

1.3.8.4 Tài trợ rủi ro 22

1.3.9 Quản trị rủi ro tài chính 22

1.3.9.1 Hợp đồng kỳ hạn 23

1.3.9.2 Hợp đồng giao sau 24

1.3.9.3 Quyền chọn 26

1.3.9.4 Hoán đổi 27

1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Thái Lan v à bài học cho Việt Nam 29

1.4.1 Thái Lan phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo 29

1.4.2 Bài học đối với Việt Nam 32

Kết luận chương 1 34

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về tổng quan về ng ành gạo và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian qua 35

2.1.1 Đối với hợp đồng không tập trung 36

2.1.2 Đối với hợp đồng tập trung 36

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo 37

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 37

2.2.2 Sản xuất 38

Trang 4

2.2.3 Giống lúa 40

2.3 Thực trạng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong thời gian qua 42

2.3.1 Quá trình thu gom và xây xát, đấu trộn gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu 42 2.3.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu 45

2.3.3 Thị trường xuất khẩu 46

2.4 Thực trạng quản trị rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam 48

2.4.1 Thực trạng quản trị rủi ro xảy ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Việt Nam 48

2.4.1.1 Rủi ro giá cả nguyên liệu 48

2.4.1.2 Rủi ro bảo quản, kho, chất l ượng 50

2.4.1.3 Rủi ro giá cả xuất khẩu 51

2.4.1.4 Rủi ro lãi suất ngân hàng 57

2.4.1.5 Rủi ro biến động tỷ giá 58

2.4.1.6 Rủi ro tuân thủ, pháp lý 60

2.4.1.7 Các rủi ro khác 62

2.4.2 Vai trò của chính phủ, ngành nông nghiệp, Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam trong việc điều hành xuất khẩu gạo 64

2.4.3 Công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam 66 2.4.4 Thực trạng ứng dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam 71

2.4.5 Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam li ên quan đến công cụ tài chính phái sinh hiện nay 73

Kết luận chương 2 75

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM 3.1 Đối với chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngân hàng, ngành nông nghiệp 76

3.1.1 Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý về các công cụ phái sinh, chiến lược hỗ trợ ngành gạo và các quy định về xuất khẩu gạo 76

3.1.2 Hỗ trợ từ phía Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam dự báo sự biến động của thị trường gạo, tỷ giá, để lựa chọn tham gia v ào thị trường giao sau, phát huy hiệu quả về giá đối với các hợp đồng kỳ hạn 78

Trang 5

3.1.3 Đưa ra mức phí hợp lý và sản phẩm phái sinh hiệu quả cho các

sản phẩm phái sinh để doa nh nghiệp có thể thưc hiện được 80

3.1.4 Xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo phục vụ tạm trữ v à xuất khẩu 82

3.1.5 Nghiên cứu lai tạo giống lúa có chất l ượng năng suất cao v à đáp ứng biến đổi khí hậu, ph ù hợp nhu cầu gạo xuất khẩu 83

3.1.6 Hỗ trợ từ Nhà nước, ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại bằng các giải pháp về t ài chính và phòng ngừa rủi ro 85

3.1.7 Phát triển hình thức bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân 86

3.2 Đối với bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nông dân 87

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thu mua, chế biến, kho dự trữ gạo, tại các nơi có nguồn nguyên liệu lớn 87

3.2.2 Xây dựng, đào tạo đội ngũ có trình độ kiến thức chuyên môn để phân tích dự báo và quản trị có hiệu quả rủi ro 89

3.2.3 Nâng cao công tác dự báo về nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước, biến động giá gạo thế giới 90

3.2.4 Doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng mô h ình quản trị rủi ro 91

3.2.5 Nâng cao chất lượng gạo, cải tiến kỹ thuật canh tác, nghi ên cứu tìm ra các giống lúa tốt 94

3.2.6 Doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh tìm thị trường, quảng cáo tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại 96

3.2.7 Xác định rõ mục tiêu và lợi ích của phòng ngừa rủi ro 97

Kết luận chương 3 98

Kết luận chung 99

Danh mục tài liệu tham khảo 100 Phụ lục

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều sản phẩm xuất khẩu mũi nhọnnhư gạo, cà phê, thủy sản, cao su, tơ sợi,…Cùng với chính sách mở cửa, hội nhậpvới kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đẩy mạnh đ ược quan hệ ngoại thương pháttriển, tuy nhiên các nhà sản xuất, nhà kinh doanh ở nước ta phải phải đối mặt vớinhiều rủi ro xảy ra hơn Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải b ước vàomột sân chơi mới trong bối cảnh thế giới đầy biến động, bất ổn, khó có thể dự báo.Điều này là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có h ướng đi phù hợp.Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanhnghiệp trong nước ngày càng trở nên sôi động Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008 (trong đó có thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường địa ốc đã pháttriển trên cơ sở nhu cầu ảo, nhu cầu đ ược quyết định bởi các nh à đầu cơ) đã ảnhhưởng rất lớn đến nền kinh tế Với sự bất ổn về giá cả h àng hóa, tỷ giá, lãi suất gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp xuất nh ập khẩu Việt Nam Hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu gạo cũng không nằm ngo ài ảnh hưởng đó

Cuối tháng 4 năm 2008, giá gạo xuất khẩu cao kỷ lục 1200 USD/tấn trongvòng 25 năm qua làm giá gạo Việt Nam sốt cao Năm 2009, nhu cầu gạo th ươngmại giảm so với năm t rước, nguyên nhân là do các nư ớc đã mua gạo dự trữ khánhiều làm giá mua giảm xuống Năm nay nhiều n ước được mùa, nên nhu cầu gạogiảm, giá gạo xuất khẩu giảm Tỷ giá USD biến động đáng kể, thị tr ường chợ đenlên đến 20.000đ, tăng xa so với mức trần của nh à nước công bố, lãi suất cho vaytăng cao gần 21%,….đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, cho thấy sựbất ổn của giá cả hàng hóa, thị trường tài chính

Những điều trên cho thấy có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinhdoanh xuất khẩu gạo hiện nay Do đó, việc quản trị hiệu quả rủi ro trong kinh doanhxuất khẩu gạo là điều kiện tiên quyết cho cho sự phát triển bền vững của ng ành gạo

để có thể thích nghi với nền kinh tế thị tr ường, đứng vững và phát triển trong sự bất

ổn của nền kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống lại lý thuyết c ơ bản rủi ro, quản trị rủi ro

Trang 7

- Phân tích Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩugạo, xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó Sử dụng công cụ phái sinh để ph òngngừa rủi ro tài chính: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… cho cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo.

- Đề xuất một số giải pháp v à kiến nghị để nhà nước,doanh nghiệp, nông dânthực hiện có hiệu quả công tác quản trị rủi ro cho ng ành gạo trước thềm hội nhậpquốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Thực trạng quản trị rủi ro, ứng dụng các công cụ phái sinh ở ng ành xuất khẩugạo ở Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Do sự giới hạn trong khuôn khổ đề t ài nghiên cứu, đềtài này không đi sâu vào các k ỹ thuật định giá các công cụ phái sinh m à chỉ nghiên

về cách thức lựa chọn v à thiết kế chương trình quản trị rủi ro tốt nhất cho doanhnghiệp xuất khẩu gạo và hạn chế các rủi ro xảy ra cho ng ành lương thực, doanhnghiệp xuất khẩu gạo, nông dân

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: theo hình thức hỏi và trả lời trực tiếp, để nhận dạngcác rủi ro, tìm ra nguyên nhân, tác gi ả gởi phiếu điều tra tới các doanh nghiệp đangxuất khẩu gạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau

- Các phương pháp định tính, phương pháp định lượng, Phương pháp thống kê

- Nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí chuy ên ngành,các trang web chuyên ngành và tài chính …)

- Nguồn dữ liệu cơ bản từ doanh nghiệp đang công tác

Trang 8

BIDV : Ngân hàng đầu tư phát triển

VCB : Ngân hàng TMCP ngo ại thương Việt Nam

AGRIB : Ngân hàng nông nghi ệp và phát triển nông thônICB : Ngân hàng Công thương Vi ệt Nam

ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu

Citibank : Ngân hàng Citibank Vi ệt Nam

ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐBSH : Đồng Bằng Sông Hồng

NN- PTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn

OM : Giống lúa mới có năng suất c ao, chống chịu sâu bệnhGATT : Hiệp ước chung về thuế quan v à mậu dịch

NIC : Nước Công nghiệp mới

AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

FRA :Thoản thuận lãi suất kỳ hạn

EUR : Đồng tiền chung Châu Âu

LSTT : Lãi suất thoản thuận

LSCB : Lãi suất cơ bản

FOB : Giá giao ngay tại cảng

UNDP :Chương trình hỗ trợ phát triển của Li ên Hiệp QuốcD/A : Nhờ thu nhập khẩu

ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.4 Thống kê thăm dò ảnh hưởng yếu tố kho, máy móc thiết bị kỹ

thuật

51

Bảng 2.8 Thống kê thăm dò ảnh hưởng bởi thay đổi chính sách của nh à

nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo

62

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.9 Biểu đồ Giá xuất khẩu gạo b ình quân theo tháng c ủa Việt Nam

Trang 11

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO.

1.1 Tổng quan về rủi ro

1.1.1 Khái niệm

Ngày nay có rất nhiều khái niệm về rủi ro, cụ thể một số khái niệm c ơ bản sau:Theo Frank Knight, học giả Mỹ cho rằng rủi ro l à sự bất trắc có thể đo l ườngđược; theo Malurin Hart McCorty th ì rủi ro là 1 tình trạng trong đó các biến cố xảy

ra trong tương lai có th ể xác định được Trong khi đó, theo tổ chức ti êu chuẩn hóathế giới (ISO) rủi ro là sự kết hợp giữa các xác suất xảy ra một sự kiện v à nhữnghậu quả tiêu cực của sự kiện đó

Theo quan điểm của hai trường phái lớn:

• Trường phái truyền thống cho rằng rủi ro l à những thiệt hại, mất mát, nguyhiểm hoặc những điều không chắc chắn có thể xả y ra cho con người

• Trường phái trung hòa lại cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.Allan Willett cụ thể rủi ro là sự bất trắc có thể li ên quan đến việc xuất hiện nhữngbiến cố không mong đợi

Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu l à những rủi ro có thể đo lường được,

nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc l àm mất đi những cơ hộisinh lời

1.1.2 Phân loại rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều loại rủi ro v à ngày càng xuất hiệnthêm nhiều loại rủi ro mới với mức độ phức tạp hơn Căn cứ rủi ro trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các nhóm chính sau:

- Rủi ro tài chính: là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra đốivới thị trường tài chính do sự thay đổi của các biến số t ài chính: giá cả, lãi suất, tỷgiá hối đoái

- Rủi ro trong kinh doanh: l à tất cả những yếu tố rủi ro phát sinh từ môi tr ườngkinh doanh bên ngoài doanh nghi ệp: chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, nh àcung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

Trang 12

- Rủi ro trong hoạt động: là các rủi ro về vi phạm quy định chính sách nội bộcủa công ty hoặc các hoạt động gian lận nh ư: tham ô, mất mát, lãng phí, hư hỏng,lạm dụng, phá hoại, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát t ài chính, hệ thống thôngtin…

- Rủi ro nguy hiểm/Rủi ro tuân thủ: là các rủi ro liên quan đến pháp luật đóchính là những việc vi phạm các văn bản pháp luật của nh à nước

1.2 Các rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu

1.2.1 Rủi ro tỷ giá

Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên thếgiới cũng như các doanh nghiệp trong nước rơi vào lao đao và cũng là nguyên nhândẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ ph òng chống rủi ro ngoại hối Biến động tỷgiá có thể tác động đến doanh nghiệp theo nhiều cách v à được đo lường bằng độnhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá Nguy c ơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất m à cácdoanh nghiệp xuất khẩu gặp phải nh ư:

+ Xuất khẩu hàng hóa thu về ngoại tệ

+ Các khoản vay bằng ngoại tệ

+ Các khoản đầu tư nước ngoài

Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối cóthể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nguy c ơ rủi ro này có thể địnhlượng được và do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó

1.2.2 Rủi ro giá cả hàng hóa

Giá cả các mặt hàng nông hải sản xuất khẩu sẽ bị tá c động mạnh do biến độngbất ổn của giá cả thế giới, trong thời gian qua th ường xuyên rơi vào cảnh được mùathì mất giá, được giá thì mất mùa

Việc giá nông, hải sản xuất khẩu sụt giảm tr ên thị trường thế giới trong nhữngnăm sắp đến là điều hoàn toàn có thể xảy ra, một phần do kinh tế thế giới có xuhướng chững lại, phần khác giá các mặt h àng này còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu

tố không thể kiểm soát đ ược như thời tiết chẳng hạn

Trang 13

Công tác dự báo giá còn hạn chế nên việc các doanh nghiệp ký hợp đồng kỳhạn gặp không ít rủi ro nh ư: khi doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu th ì chỉ dự tính

cơ bản giá nguồn nguyên liệu đầu vào và giá xuất khẩu, nhưng khi thực hiện hợpđồng thì giá nguyên liệu trong nước tăng gây thua lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu.Việc rủi ro xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu v ào tăng gây ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Biến động giá cả h ànghóa ngày càng trở nên khó lường mà nguyên nhân của nó ngày càng khó xác địnhkhông chỉ ở bản thân hàng hóa đó mà còn ảnh hưởng rất lớn từ các hàng hóa khác

1.2.3 Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những biến động của l ãi suất dẫn đến nhữngtác động bất lợi cho các hoạt động kinh doanh Gây ảnh h ưởng đến nguồn tài trợcủa doanh nghiệp, việc huy độ ng vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn Việc biếnđộng của lãi suất có thể tạo ra áp lực l àm tăng chi phí của các doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi l ãi suất tăng lên và cóthể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính

Trong những năm qua việc chạy đua l ãi suất của các ngân hàng thương mạinhiều lúc không tuân theo một qui luật n ào cả Việc chạy đua lãi suất giữa các ngânhàng thương mại đã tạo không ít rủi ro cho các doanh nghiệp

Nguồn vốn kinh doanh các doanh nghiệ p xuất khẩu gạo chủ yếu từ nguồn vốnvay ngân hàng, nên vi ệc biến động lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.2.4 Rủi ro cạnh tranh trên thị tường

Trong xuất khẩu luôn phải cạnh tranh với các n ước cùng xuất về năng suất,chất lượng và giá thành.Thế giới được mùa mà tiêu thụ chậm lại nên các nước xuấtkhẩu gạo sẽ phải cạnh tranh gay gắt để ti êu thụ được số gạo dôi dư ở nước mình Sựcạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo Thái Lan, Ấn và cả Trung Quốc về giá cả,chất lượng ngày càng gay gắt

Mặt hàng gạo Việt Nam đang có nguy c ơ giảm dần các lợi thế cạnh tranh do tỷ

lệ tổn thất sau thu hoạch cao, công nghệ chế biến thấp, đồng thời ch ưa xây dựngđược thương hiệu xứng tầm (ví dụ ở Thái Lan, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉkhoảng 7-10%, còn ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm tới 13-16%) Phẩm cấp thấp và sự

Trang 14

kém đa dạng về chủng loại cũng l à một bất lợi lớn của gạo Việt Nam Theo số liệunghiên cứu của Vụ Xuất nhập khẩu, trong khi gạo chất lượng cao (5-10% tấm) củaViệt Nam được đánh giá là đã tăng đáng kể từ 14,2% năm 1990 l ên hơn 40% vàonăm 2000 thì ở Thái Lan, tỷ lệ này thường xuyên chiếm trên 70% tổng lượng xuấtkhẩu và tiếp tục tăng do các nh à sản xuất nước này đang nghiên cứu để cho ra đờinhững giống mới có chất l ượng cao hơn.

Không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức

ép cạnh tranh ngay trong n ước; nhất là tại các thành phố lớn, vẫn có mặt gạo TháiLan Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá tr ình tăngtrưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế Do đó, b ên cạnh các yếu tố về đảm bảochất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối cần phải xây dựng th ương hiệu chohạt gạo Việt Nam

1.2.5 Rủi ro về công nghệ, chất l ượng sản phẩm

Thu hoạch và bảo quản là một trong những khâu quan trọng góp phần nângcao sản lượng và chất lượng lúa trong một mùa vụ của những người nông dân Từtrước tới nay, việc thu hoạch v à bảo quản lúa của nông dân n ước ta phần lớn phụthuộc vào phương pháp thủ công Lúa được làm khô chủ yếu nhờ ánh nắng mặt trờinên người nông dân chỉ có thể cất giữ đ ược trong một thời gian nhất định.Ở quy môlớn hơn, tuy lúa được cất giữ trong những nh à kho nhưng chất lượng của thóc gạocũng sẽ không cao bởi điều k iện bảo quản còn quá đơn giản Với một lượng gạoxuất khẩu hằng năm khá cao, Việt Nam cần có những quy tr ình cải tiến trong bảoquản sản phẩm lương thực Khi thực hiện bảo quản tốt sẽ góp phần quan trọng trongviệc lựa chọn thời điểm xuất khẩu để có đ ược giá cao nhằm đảm bảo lợi ích chongười nông dân

Công nghệ chế biến sau gạo, phần lớn công nghệ n ày ở Việt Nam chỉ đạt tr ình

độ thủ công sản xuất gạo thô phục vụ trong n ước Trong khi ở Thái Lan, ngo ài phục

vụ một lượng đông đảo khách du lịch n ước ngoài cũng như xuất khẩu gạo nguyênhạt chất lượng cao thì hằng năm, quốc gia này còn xuất khẩu khoảng 150 ngh ìn tấnsản phẩm chế biến từ gạo, thu về khoảng 78 triệu USD, t ương đương giá trị của 0,5triệu tấn gạo xuất khẩu Mặc d ù các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam

có công nghệ và thiết bị ở trình độ tương đương với Thái Lan, song 80% l ượng thóccủa Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân

Trang 15

không được trang bị đồng bộ về ph ơi sấy và kho chứa nên chất lượng gạo chế biếngiảm đi rất nhiều.

Chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị tr ường xuất khẩu thấp, đặcbiệt là gạo của Việt Nam luôn bán thấp h ơn gạo Thái Lan xuất khẩu c ùng loại từ 30-

40 USD/tấn; gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp

1.2.6 Rủi ro thanh toán xuất nhập khẩu, khách h àng không trả nợ, thời gian trả nợ kéo dài

Rủi ro này phát sinh do nhà nh ập khẩu, các ngân h àng đại lý tham gia vào hoạtđộng thanh toán xuất nhập khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ của m ình, thể hiệnqua các hình thức như: gian lận thương mại, người mua chậm thanh toán, thanhtoán không đủ hoặc từ chối thanh toán d ù đã cung ứng hàng hóa, người mua mấtkhả năng chi trả, vỡ nợ, phá sản, bất đồng về xử lý nghiệp vụ giữa các ngân h àngđại lý, sự yếu kém về công tác quản lý khách h àng của ngân hàng phục vụ nhà nhậpkhẩu cộng với tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản của ngân h àng này.Đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của n ước ta thị trường chủ yếu là cácnước nghèo, thời hạn các thanh toán d ài đến 540 ngày Nên rủi ro thanh toán xảy ra

là điều khó tránh khỏi

1.2.7 Rủi ro tuân thủ

Việc tác động của nh à nước lên một một số ngành xuất khẩu đặc biệt bằng cáchình thức như các hàng rào thuế và phi thuế quan, chính sách thắt chặt tiền tệ, phápluật hoặc bằng một số c ơ chế điều hành thông qua bộ, ban, ngành, hiệp hội đã ảnhhưởng tới vốn trong kinh doanh của các nh à sản xuất, nông dân

Nhà nước có thể tác động trực tiếp v ào thị trường bên ngoài thông qua đi ều tiếtnguồn cung và điều tiết tiến độ xuất khẩu Đối với những mặt h àng mà Việt Namgiữ thị phần lớn trên thị trường quốc tế (như gạo, cà phê, hạt tiêu…), Nhà nước cóthể tăng cường áp dụng các biện pháp nh ư thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềmchế tốc độ bán ra, tham gia các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong đi ềukiện cụ thể… để tác động v ào thị trường và giá cả theo hướng có lợi Các quyếtđịnh về tạm trữ lúa gạo, tạm trữ c à phê trong thời gian qua là thí dụ điển hình củabiện pháp này

Trang 16

Ngoài ra, Nhà nước còn có thể trợ giúp trực tiếp cho các hoạt động xuất khẩ uthông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia triễn lãm, hội chợ, cửđoàn đi nước ngoài tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, thu thập v à cung cấpthông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp về luật lệ, ti êu chuẩn, mẫu mã mà thị trườngđòi hỏi…

1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro

Khái niệm quản trị rủi ro có nhiều quan niệm khác nhau, có quan niệm đ ơngiản cho rằng, quản trị rủi ro đ ơn thuần là hoạt động mua bảo hiểm, tức l à cácdoanh nghiệp chuyển một phần gánh nặng rủi ro m à mình có thể sẽ mắc phải chocác doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý nhằm hạnchế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức Một cách tổng quát, đấy l à quá trình xem xéttoàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy c ơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra cácnguy cơ đó Từ đó có sự chuẩn bị những h ành động thích hợp để hạn chế các rủi ro

đó ở mức thấp nhất

Ngày nay trên thế giới có rất nhiều bất ổn diễn ra đặc biệt l à những bất ổntrong giá cả hàng hóa và các biến số tài chính ngày càng thay đ ổi theo những chiềuhướng khó có thể dự báo đ ược, những bất ổn đó tác động đến kết quả sản suất kinhdoanh của các công ty Do bất ổn ng ày càng tăng lên đã làm xuất hiện nhu cầu tìm

ra phương pháp quản lý rủi ro chủ động h ơn thay vì chỉ là tìm cách dự báo chínhxác những thay đổi đó

1.3.2 Nguồn rủi ro

1.3.2.1 Môi trường vật chấtMột trong những nguồn rủi ro c ơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh

ta Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẫn đến tổn thất Ở Đồng bằng sông CửuLong, bảo lũ là mối đe dọa thường xuyên với người cũng như các doanh nghiệp.Chúng ta đang ngày càng tr ở nên bất lực hơn khi chưa hiểu hết về môi trường sống,các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó, cũng nh ư nó đối với chúng ta Đây chính l ànguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro n ày

Trang 17

Môi trường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳnghạn như đối với nông nghiệp, du lịch, đầu t ư bất động sản

1.3.2.2 Môi trường xã hội

Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các địnhchế …là nguồn rủi ro thứ hai Ở Mỹ có nhiều ng ành kinh tế phát triển nhưng tại saolại không thể phát triển ở Việt Nam, điều n ày có thể lý giải là do môi trường xã hội,các phong tục tập quán cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh

1.3.2.3 Môi trường chính trị

Trong một đất nước môi trường chính trị cũng có thể l à nguồn rủi ro quantrọng Chính sách của một tổng thống có thể ảnh h ưởng nghiêm trọng lên các tổchức (cắt giảm ngân sách địa phương, ban hành quy định mới về xử lý chất thải độchại ) Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn Khôngphải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều h ành, nhiều nơi có những chínhsách rất khác nhau trong kinh doanh Một số nước, chính sách thuế thay đổi li ên tụchay tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu

Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an to àn chodoanh nghiệp, người dân Một quốc gia th ường xuyên thay đổi chính sách, thườngxuyên có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, b ãi công đìnhcông, thường xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực v ào thị trường, chính sách bịcác nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng đềugây nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mấtđộng lực đầu tư gây hại cho cả nền kinh tế, x ã hội

Môi trường chính trị cũng có thể có tác động tích cực đến những chính sách t àichính và tiền tệ, luật pháp, giáo dục ha y thuế

1.3.2.4 Môi trường luật pháp

Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật Luật pháp không phải chỉ đề racác chuẩn mực và biện pháp trừng phạt, vấn đề l à bản thân xã hội có thể xem xétđược hết các chuẩn mực n ày hay không Môi trư ờng luật pháp của Việt Nam còn có

Trang 18

đặc điểm là không ổn định, có nhiều sơ hở và không nhất quán Đây là nguồn rủi roquan trọng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam v à làm cho chúng ta ít thu hút đư ợcnguồn đầu tư nước ngoài so với các nước khác trong khu vực Ở mức độ quốc tếcòn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều, mỗi n ơi cónhững hệ thống luật khác nhau Môi tr ường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tíchcực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền của ng ười dân.

1.3.2.5 Môi trường hoạt độngQuá trình hoạt động của tổ chức có thể l àm phát sinh rủi ro, các chương trìnhkhuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân vi ên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý

Quá trình sản suất có thể đưa công nhân đến thiệt hại về vật chất Các hoạtđộng của tổ chức cũng có thể gây tổn hại cho môi tr ường Trong môi trường kinhdoanh quốc tế có thể gặp các rủi ro do hệ thống vận chuyển không tin cậy… Vềkhía cạnh rủi ro suy đoán th ì môi trường hoạt động cuối c ùng sẽ đưa ra một sảnphẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại

1.3.2.6 Môi trường kinh tế

Sự phát triển rộng lớn của thị tr ường toàn cầu đã tạo ra môi trường bao trùmtất cả các nước, môi trường kinh tế thường được quyết định do môi tr ường chính trị.Tình trạng lạm phát, suy thoái, đ ình đốn hiện nay là các yếu tố của hệ thống kinh tế

mà không quốc gia nào có thể kiểm soát nổi Kinh tế của Mỹ tr ì trệ gây xáo trộn chonền kinh tế các nước khác thông qua việc điều chỉnh l ãi suất của Quỹ dự trữ li ênbang

Một nền kinh tế khoẻ l à một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giảiquyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo h ướng minh bạch, chi phí thấp, tính bềnvững cao Một môi tr ường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm pháttriền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ g iá thay đổi chóng mặt, hàng hóadịch vụ khan hiếm (thật v à giả), độc quyền không kiểm soát đ ược, cạnh tranh côngbằng chỉ nằm trên giấy là những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp Ngo ài ra, xét từmột góc độ khác, các thách thức đến từ một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sựthay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin cũng sẽ l à nhữngrủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thích ứng với đổi mới

Trang 19

1.3.2.7 Vấn đề nhận thức

Trong kinh doanh cần phải được sự nhất trí của nhiều ng ười thuộc nhiều lĩnhvực khác nhau Chẳng hạn một hội đồng gồm tr ưởng phòng kinh doanh, trưởngphòng kỹ thuật và kế toán trưởng họp để thông qua một sản phẩm mới Sản phẩm

có thể có nhiều hứa hẹn nh ưng do mỗi người nhìn vấn đề theo một góc độ chuy ênmôn của mình nên không nhất trí được Rủi ro đó xuất phát từ nhận thức Năng lựccủa nhà quản trị rủi ro trong việc hiểu, xem xét, đo l ường, đánh giá không phải lúcnào cũng hoàn hảo Việc nhận thức về rủi ro v à thực tế là hai mặt hoàn toàn khácnhau Vấn đề nhận thức là câu hỏi quan trọng nhất trong việc nhận diện v à phân tíchrủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi nh ư: “Làm sao hiểu đượcnhững ảnh hưởng lên tổ chức?” hay “Làm sao biết được cái mình nhận thức là đúngvới thực tế”

Các yếu tố mạo hiểm và hiểm họa phát sinh từ nguồn rủi ro n ày nhiều vô kể

Có cái có thể tưởng tượng được, có cái không Một v ài hiểm họa có thể phát sinh từhơn một nguồn rủi ro, lửa chẳng hạn, có thể phát sinh từ môi tr ường vật chất (sự nẹtlửa) hay môi trường xã hội (sự đốt phá)

1.3.3 Nhận diện rủi ro

Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận diện đ ược tất cả các rủi ro mà doanhnghiệp có thể gặp phải Những rủi ro n ày thường nằm trong 2 nhóm: rủi ro kinhdoanh và rủi ro tài chính

Đối với hầu hết các tổ chức phi tài chính thì rủi ro kinh doanh liên quan đếncác hoạt động sản xuất và bán hàng Nhìn chung nh ững rủi ro kinh doanh th ườngkhông thể phòng ngừa được bởi chúng “không mua đi bán lại đ ược” Đối với rủi rotài chính (hay rủi ro kiệt quệ tài chính) là loại rủi ro mà một doanh nghiệp gặp phải

do đối mặt với những độ nhạy cảm từ các nhân tố thị tr ường như lãi suất, tỷ giá, giá

cả hàng hóa và chứng khoán Hầu hết các rủi ro t ài chính có thể quản trị rủi ro đượcbởi có nhiều thị trường lớn và một thị trường hiệu quả mà thông qua đó những rủi

ro này có thể được trao đổi cho nhau

Trang 20

Khi xác định những rủi ro nhà quản trị rủi ro cần xác định những rủi ro n ào cóthể phòng ngừa và những rủi ro nào doanh nghiệp “được trả tiền” để có đ ược rủi ronhư: phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing v à những rủi ro nào “không được đềnbù” để gánh lấy nó Hầu hết các doanh nghiệp thấy rằng họ xứng đáng đ ược bù đắpcho việc gánh chịu những rủi ro li ên quan đến các hoạt động kinh doanh chủ yếucủa mình như phát triển sản phẩm, sản xuất , và marketing Tuy nhiên, h ầu hết cáccông ty cũng thấy rằng họ không đ ược bù đắp cho việc gánh chịu những rủi rokhông phải là trọng tâm đối với công việc kinh doanh nh ư: lãi suất, tỷ giá, giá cảhàng hóa.

Việc xác định những rủi ro n ào cần được quản trị rủi ro là tính trọng yếu củakhoản lỗ tiềm năng có thể xảy ra đối với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp khôngphòng ngừa đối với rủi ro Để quản trị rủi ro tối ưu của doanh nghiệp phải đ ược cânnhắc giữa lợi ích so với chi phí quản trị rủi ro

1.3.4 Đánh giá chi phí của hoạt động quản trị rủi ro tr ên phương diện chi phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro

Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro đôi khi khiến nh à quản trị lưỡng lự khiquyết định thực hiện quản trị rủi ro v ì chiến lược quản trị rủi ro thực sự là rất tốnkém, nhưng cũng phải xét đến mặt khác của chiến l ược này

Để đánh giá chính xác chi phí quản trị rủi ro, nh à quản trị rủi ro phải xem xétchúng trên phương di ện chi phí tiềm ẩn của quyết định không thực hiện quản trị rủi

ro Trong hầu hết các trường hợp, chi phí tiểm ẩn n ày là tổn thất tiềm năng màdoanh nghiệp phải gánh chịu hết các yếu tố thị tr ường như lãi suất, tỷ giá hối đoái,dao động theo chiều hướng xấu Trường hợp này thì chi phí quản trị rủi ro phảiđược đánh giá giống như phương thức đánh giá chi phí của một hợp đồng bảo hiểm,tức là so với khoản tổn thất tiềm năng.Trong những tr ường hợp khác, các giao dịchphái sinh là những thay thế cho việc thực hiện một chiến l ược tài chính theo kiểu sửdụng phương pháp truyền thống Trong hầu hết các trường hợp khi các chiến l ượcphái sinh được sử dụng thay thế cho các giao dịch truyền thống th ì đó là bởi vì chiphí rẻ hơn

Trang 21

1.3.5 Sử dụng phương thức đánh giá để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro

Một trong những yếu tố là nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp đ ưa ra để khôngthực hiện quản trị rủi ro l à ngại phải báo cáo những khoản lỗ về giao dịch phái sinh.Những lo ngại này phản ánh sự nhầm lẫn về chuẩn mực thích hợp đ ược sử dụng đểđánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp quản trị rủi ro

Chìa khóa để đánh giá một cách chính xác hiệu quả của tất cả các giao dịchphái sinh, kể cả quản trị rủi ro, nằm ở chỗ thiết lập mục ti êu hợp lý ngay từ ban đầu.Thí dụ: một nghiệp vụ hoán đổi theo l ãi suất cố định được thay thế cho pháthành trái phiếu có lãi cố định có lãi cố định Cho dù điều kiện thị trường nào, thì cáclưu chuyển tiền tệ theo nghiệp vụ hoán đổi sẽ phản ánh l ưu chuyển tiền tệ của tráiphiếu Do vậy bất kỳ khoản tiền n ào bị mất do nghiệp vụ hoán đổi cũng sẽ bị mất đinếu doanh nghiệp thay vào đó bằng cách phát hành trái phiếu Chỉ khi nào hiệu quảcủa nghiệp vụ hoán đổi đ ược đánh giá trên phương diện mục tiêu ban đầu của banquản trị (tức là lặp lại các lưu chuyển tiền tệ của trái phiếu) th ì chúng ta mới có thểxác định một cách chính xác nghiệp vụ hoán đổi l à có thành công hay không

1.3.6 Chương trình quản trị rủi ro không n ên dựa vào quan điểm thị trường của bạn

Nhiều nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp cố gắng xây dựng các nghiệp vụ quảntrị rủi ro dựa trên quan điểm của họ về lãi suất, tỷ giá hối đoái, hay một số nhân tốthị trường khác Tuy nhiên, chỉ có thể có được quyết định quản trị rủi ro hiệu quảnhất khi các nhà quản trị rủi ro thừa nhận rằng những chuyển động của thị tr ường làkhông thể dự đoán trước được Nghiệp vụ quản trị rủi ro là tìm cách giảm thiểu rủi

ro, chứ không nên thực hiện một canh bạc theo h ướng chuyển động của giá trị thịtrường

Việc ứng dụng các công cụ quản trị rủi ro một cách thích hợp cho từng mụcđích cụ thể và lựa chọn thời điểm quản trị rủi ro thích hợp Một nhà quản trị khôngthích rủi ro thì họ cũng cần đưa ra quan điểm của thị trường (về tỷ giá, diễn biến giá

cả theo quản điểm của công ty) để ra quyết định khi n ào thực hiện nghiệp vụ quảntrị rủi ro

Trang 22

1.3.7 Nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro

Yếu tố cuối cùng cản trở nhiều nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp không thựchiện quản trị rủi ro là việc thiếu hiểu biết về sản phẩm phái sinh Một số nhà quảntrị cho rằng các sản phẩm phái sinh l à những công cụ quá phức tạp để t ìm hiểu.Thực tế là hầu hết các giải pháp giao dịch phái sinh đ ược xây dựng từ hai công cụ

cơ bản: hợp đồng kỳ hạn v à quyền chọn, mà cấu thành nên là những khối cơ bảnsau

Thoản thuận lãi suất kỳ hạn(FRA) Quyền chọn bán

Quyền chọn hoán đổi

Nhà quản trị nào nắm được những nghiệp vụ n ày đều thấy rằng thực chất chỉ

sự kết hợp một cách không quá phức tạp lắm giữa hai công cụ c ơ bản

1.3.8 Kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rủi ro

Cũng như tất cả các hoạt động t ài chính khác, chương tr ình quản trị rủi ro cần

có hệ thống các chính sách nội bộ, các quy tr ình và công cụ kiểm soát để đảm bảo

chúng được sử dụng một cách hiệu quả

Việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật,công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặcgiảm thiểu những tổn thất, những ảnh h ưởng không mong đợi có thể đến với tổchức Các biện pháp c ơ bản để kiểm soát rủi ro gồm c ó:

1.3.8.1 Các biện pháp né tránh rủi ro

Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguy ên nhân làm phát sinh t ổnthất, mất mát có thể có Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp:chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, né tránh bằng cách loại bỏ những nguyênnhân gây ra rủi ro

Trang 23

1.3.8.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất

Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặcgiảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất baogồm: tập trung tác động vào chính mối nguy cơ để ngăn ngừa tổn thất, tác động vàomôi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro

1.3.8.3 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:

Đây là biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại,bao gồm: cứu vớt những t ài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng v à thựchiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng, phân tán rủi ro

1.3.8.4 Tài trợ rủi roNhằm bù đắp những thiệt hại mất mát khi có tổn thất xảy ra Các biện pháp t àitrợ gồm có:

- Tự khắc phục rủi ro: l à phương pháp ngư ời, tổ chức bị rủi ro tự m ình thanhtoán các tổn thất Nguồn bù đắp rủi ro là vốn tự có của chính tổ chức đó v à cáckhoản đi vay

- Chuyển giao rủi ro bằng cách chuyển t ài sản hoặc hoạt động có rủi ro đếncho người, tổ chức khác và thông qua con đư ờng ký hợp đồng với ng ười, tổ chứckhác trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro không chuyển giao t ài sản cho ngườinhận rủi ro (mua bảo hiểm) hoặc đa dạng hóa rủi ro

1.3.9 Quản trị rủi ro tài chính

Quản trị rủi ro tài chính là việc quản trị rủi ro kinh doanh v à rủi ro tài chính.Nhìn chung những rủi ro kinh doanh th ường không thể phòng ngừa được bởi chúng

“không mua đi bán lại được” nên hầu hết các doanh nghiệp đều quen với việc chấpnhận rủi ro kinh doanh; c òn hầu hết các rủi ro tài chính có thể quản trị rủi ro đượcbởi vì có sự tồn tại của nhiều thị tr ường lớn và một thị trường hiệu quả mà thôngqua đó những rủi ro này có thể được trao đổi cho nhau

Những biến động không thể dự đoán tr ước của tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóakhông những có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp m à còn có thể địnhđoạt liệu công ty có thể tồn tại hay không, d ù một công ty đang điều h ành tốt cũng

có khả năng rơi vào tình trạng phá sản

Trang 24

Những thay đổi trong tỷ giá có thể tạo ra những đối thủ mạnh mới, hay nhữngthay đổi bất thường của giá cả hàng hóa có thể làm người tiêu dùng chuyển hướngsang sử dụng các sản phẩm thay thế Biến động l ãi suất cũng tạo ra áp lực l àm tăngchi phí của doanh nghiệp hoặc có thể lâm v ào tình trạng kiệt quệ tài chính.

Trong một chừng mực nhất định, các công cụ t ài chính hiện nay cho phépchuyển giao trực tiếp rủi ro t ài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó.Chẳng hạn như với việc phát triển các sản phẩm phái sinh, một nh à xuất khẩu ViệtNam có thể chuyển giao rủi ro tỷ giá của m ình cho một công ty có mức dễ bị tổnthương theo chiều ngược lại hoặc cho một ngân h àng nào đó Nhờ vậy Công ty xuấtkhẩu có thể chuyên tâm vào công việc kinh doanh của mình

Việc quản trị rủi ro tài chính được thực hiện bằng cách sử dụng các giao dịchtrên bảng cân đối kế toán nh ư: quản trị độ nhạy cảm của tỷ giá, vốn bằng các h ìnhthức sử dụng nguồn tài trợ ở nước của đối thủ cạnh tranh, chuyển việc sản suất kinhdoanh ra nước ngoài nhưng thực hiện quản trị rủi ro n hư vậy thì rất tốn kém Thayvào đó, rủi ro tài chính có thể quản trị bằng cách sử dụng các công cụ ngo ài bảngcân đối kế toán như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, quyền chọn, hoán đổi gọi chung là công cụ phái sinh, nó có lợi nhuận phát sinh từ lợi nhuận chính bảnthân các công cụ này hoặc bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, các công ty v à

cá nhân có thể chuyển bất cứ rủi ro n ào mà họ không mong muốn cho ng ười kháchoặc là các rủi ro bù đắp hoặc là muốn thừa nhận rủi ro đó

1.3.9.1 Hợp đồng kỳ hạn

Là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lí do đó mà nó ít phức tạp nhất Hợp đồng

kỳ hạn là hợp đồng giữa hai – người mua và người bán để mua hoặc bán tài sản vàomột ngày trong tương lai v ới giá đã thỏa thuận ngày hôm nay Hai bên ký h ợp đồng

kỳ hạn phải đồng ý thực hiện nghĩa vụ với nhau, nếu v ào ngày đáo hạn giá thực tếcao hơn giá thực hiện thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm đ ược lợi nhuận ngược lạinếu giá thấp hơn sẽ chịu một khoản lỗ

Thứ 1: nếu giá thực tế v ào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi

ro vốn có của công ty sẽ l àm giảm giá trị công ty nh ưng sự sụt giảm này sẽ đượcđền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn V ì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp mộtcách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo

Trang 25

Thứ 2, rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng Rủi

ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc l à người nhận được hoặc là ngườichi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của t ài sản cơ sở

Thứ 3, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ đ ược giao nhận vào ngày nào đáo hạncủa hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặctrong thời hạn của hợp đồng Vậy n ên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứanhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh

Mặc dù thị trường kỳ hạn tồn tại đ ã lâu đời nhưng chúng cũng chưa được quenthuộc với mọi người Không giống như thị trường quyền chọn, chúng không cóphương tiện thực sự phục vụ cho giao dịch v à không có một nơi nào hoặc một công

ty nào tổ chức riêng như một thị trường Các hợp đồng kỳ hạn hoàn toàn được giaodịch trên thị trường OTC Thị trường kỳ hạn là một thị trường lớn và rộng khắp trêntoàn thế giới Những thành viên của thị trường là các ngân hàng, các công ty và cácchính phủ Hai bên ký hợp đồng kỳ hạn phải đồng ý thực hiện nghĩa vụ với nhau,tức mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của b ên kia

1.3.9.2 Hợp đồng giao sau

Hợp đồng giao sau cũng l à hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, đểmua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay.Các hợp đồng giao sau ng ày được giao dịch trên sàn giao sau và ch ịu quá trìnhthanh toán hằng ngày Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn n ên cónhững điểm giống với hợp đồng kỳ hạn Về bản chất, chúng giống tính thanh khoảncủa hợp đồng kỳ hạn

Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồ ng giao sau cũng có rủi ro hai chiều, rủi rotín dụng, tức người sở hữu hợp đồng hoặc l à người được nhận hoặc là người phảichi trả Nhưng khác biệt rõ nhất với thị trường kỳ hạn là thị trường giao sau sử dụng

2 công cụ để loại bỏ rủi ro này

Hợp đồng giao sau rất giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn Tuynhiên, hợp đồng giao sau và một danh mục các hợp đồng kỳ hạn chỉ giống nhau khilãi suất là có thể xác định trước, tức là biết được một cách chắc chắn V ào lúc đóngcửa mỗi ngày, các hợp đồng giao sau mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ đ ược thanhtoán cũng như 1 hợp đồng mới được ký kết Tính chất thanh toán h àng ngày kết hợp

Trang 26

với yêu cầu ký quỹ cho phép hợp đồng giao sau giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụngvốn có của hợp đồng kỳ hạn.

- So sánh sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn/giao ngay v à hợp đồng giao sau

HỢP ĐỒNG KỲ HẠN/GIAO NGAY HỢP ĐỒNG GIAO SAU

- Người mua và người bán giao dịch

trên cơ sở thỏa thuận cá nhân

- Định giá theo giá thị tr ường

- Hợp đồng được Sở giao dịch bảo đảm

- Mục đích của người kinh doanh khi tham gia v ào thị trường giao sau

+ Phòng ngừa rủi ro biến động giá : Những người tham gia vào thị trường

giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá có mong muốn mua hoặcbán hàng hoá thực, nhưng lo lắng về việc giá hàng hoá sẽ thay đổi trước khi muahoặc bán hàng hoá đó trên thị trường

+ Đầu cơ để kiếm lời: Những người tham gia vào thị trường giao sau với

mục đích đầu cơ để kiếm lời cố gắng kiếm lợi nhuận từ việc mua hoặc bán các hợpđồng giao sau bằng việc dự đoán biến động giá cả trong t ương lai

Khi tham gia thị trường giao sau với tư cách là nhà đầu cơ, nhà đầu cơ chấpnhận rủi ro giá cả và làm tăng thanh kho ản của thị trường giao sau

Chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng việc sử dụng hợp đồng giaosau là một công cụ hữu dụng trong ngắn hạn v à trung hạn để bảo vệ thu nhập chonhà sản xuất và kinh doanh Nó cũng cũng chứng minh giá trị đối với nhiều nh à sảnxuất và kinh doanh các loại hàng Nguyên tắc phòng ngừa rủi ro biến động giá rấtđơn giản, nhưng đòi hỏi những kiến thức v à thực hành để sử dụng thành công cácchiến lược này

Trang 27

1.3.9.3 Quyền chọn

Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho ng ười muaquyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một t ài sản nào đó vào ngàytrong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay Ngư ời mua quyền chọn trả chongười bán một số tiền gọi l à phí quyền chọn Người bán quyền chọn sẵn s àng bánhoặc tiếp tục nắm giữ t ài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu ng ười mua muốnthế Một quyền chọn để mua t ài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quyền chọnbán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put) Mặc d ù các quyền chọn được giao dịchtrong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn đ ượcquản lý riêng rẽ giữa hai bên Những người này tự tìm đến với nhau, loại thị tr ườngnày gọi là thị trường OTC, đây chính l à loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầutiên Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm l à mua bán các loại tài sản tài chínhchẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loạithoả thuận tài chính khác như h ạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, v à bảo hiểmcũng là một hình thức khác của quyền chọn Ngo ài ra, bản thân cổ phiếu cũng l àquyền chọn trên tài sản công ty Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợpđồng kỳ hạn nhưng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch c òn người

sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch Hai b ên trong hợp đồng

kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua v à bán hàng hoá, nhưng ngư ời nắm giữ quyền chọn cóthể quyết định mua hoặc bán t ài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi

- Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm l à mua bán các loại tài sản tàichính chẳng hạn như tiền tệ, hàng hóa, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu… v à nhiều loạitài sản khác Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại thoả thuận t ài chínhkhác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, v à bảo hiểm cũng là một hình thứckhác của quyền chọn

- Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nh ưng quyềnchọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạnbắt buộc phải thực hiện giao dịch Hai b ên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phảimua và bán hàng hoá, nhưng ngư ời nắm giữ quyền chọn có thể quyết định muahoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi

- Bên mua quyền chọn (mua quyền chọn mua, hoặc mua quyền chọn bán ) phảitrả cho bên bán quyền chọn một khoản tiền gọi l à phí quyền chọn hay giá quyềnchọn (option premium ).Thông th ường, bên mua quyền chọn được xem là nhà đầu

Trang 28

tư có vị thế dài hạn trên hợp đồng quyền chọn ( long -term position ); bên bánquyền chọn ở vị thế ngắn hạn (short -term position) Lợi nhuận của nhà đầu tư làkhoản lỗ của nhà phát hành và ngược lại.

- Vai trò của Quyền chọn

+ Vai trò định giá : Nếu như hợp đồng giao sau (Future) phản ánh giá của thịtrường về giá giao ngay trong t ương lai thì giá hợp đồng quyền chọn phản ánh sựbiến động giá của tài sản cơ sở tức là phản ánh độ rủi ro gắn liền với mỗi mặt h àng

cơ sở

+ Quản lý rủi ro giá cả: Quyền chọn cung cấp một c ơ chế hiệu quả cho phépphòng tránh rủi ro và cho phép chuyển dịch rủi ro từ những ng ười không thích rủi rosang những người chấp nhận nó

+ Góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển : Thị trường giao dịchquyền chọn cho phép các nh à đầu tư đạt được một tỷ suất sinh lợi cao, chính điềunày hấp dẫn các nguồn vốn đầu t ư mạo hiểm, góp phần huy động th êm nguồn lựctài chính còn nhàn rỗi trong xã hội Bên cạnh đó, việc tham gia thị tr ường không đòihỏi chi phí quá lớn cho phép nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia cũng như rút luikhỏi thị trường làm cho thị trường sôi động hơn

+ Là công cụ bảo hiểm cho các khoản lỗ từ hoạt động t ài chính tiềm ẩn chodoanh nghiệp

- Tính hai mặt của Hợp đồng quyền chọn

Mặc dù có những ưu điểm giúp các cá nhân v à các doanh nghiệp có thể phòngngừa rủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh v à tài chính nhưng hợp đồngphái sinh nói chung và h ợp đồng quyền chọn nói ri êng còn có thể được sử dụng chocác mục đích bất chính nh ư: trốn thuế, làm sai lệch các báo cáo tài chính, luồn lách

để né tránh các chuẩn mực kế toán hoặc các quy chế giám sát t ài chính của Chínhphủ Chúng còn được cho là những nguyên nhân dẫn đến hành vi đầu cơ, lừa đảo, viphạm đạo đức chứng khoán v à làm tăng thêm những bất ổn trên thị trường tài chínhnói chung và thị trường chứng khoán nói ri êng

Trang 29

hai bên đồng ý thanh toán cho b ên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong mộtkhoảng thời gian xác định.

Ví dụ, một bên đối tác đang nhận được một dòng tiền từ một khoản đầu tư,nhưng lại thích một loại đầu t ư khác với dòng tiền mà mình đang thị hưởng Bên đốitác này sẽ liên lạc với một dealer hoán đổi, th ường là một công ty hoạt động tr ênOTC, và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch Tuỳ thuộc v ào lãi suấthay giá sau đó thay đổi như thế nào mà 1 bên sẽ thu được lợi nhuận hay là bị lỗ Lãicủa bên này chính là lỗ của bên kia

Dựa trên trạng thái của hàng hóa cơ sở có 4 loại hoán đổi c ơ bản:

- Hoán đổi tiền tệ: các bên giao dịch thực hiện thanh toán theo l ãi suất cố địnhhoặc thả nổi cho bên còn lại trên những đồng tiền khác nhau Có thể có hoặc không

có việc thanh toán số tiền gốc

- Hoán đổi lãi suất: Hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán tiềnlãi cho bên còn lại, cả hai khoản thanh toán đều c ùng trên một đồng tiền Một bênthanh toán theo lãi suất thả nổi, bên còn lại thanh toán theo lãi suất thả nổi hoặc cốđịnh, số tiền gốc làm cơ sở cho việc thanh toán sẽ không đ ược hoán đổi

- Hoán đổi chứng khoán : Tối thiểu một trong hai phía thực hiện thanh toándựa trên giá của chứng khoán, giá trị của danh mục chứng khoán hoặc chỉ số chứngkhoán Phía còn lại thanh toán dựa tr ên một chứng khoán, danh mục chứng khoánhoặc chỉ số chứng khoán khác hoặc l à một lãi suất nào đó hoặc kế quả thanh toánđược cố định

- Hoán đổi hàng hoá: tối thiểu một khoản thanh toán phải đ ược dựa vào giácủa hàng hóa chẳng hạn như dầu lửa hoặc vàng Khoản thanh toán còn lại thườngđược cố định nhưng cũng không có lý do gì mà nó không thể được xác định dựatrên một vài loại tài sản có giá biến động

Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ronếu một bên bị vỡ nợ Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn.Đây là sự giống nhau quan trọng nh ưng nó chỉ đúng với các hoán đổi bao h àm cáckhoản thanh toán cố định (điểm giống nhau chỉ mang tính bộ phận) Đối với cáchoán đổi với các khoản thanh toán thả nổi th ì điểm giống nhau ở trên sẽ khôngđúng.Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp h ơn mộtdanh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng cóphần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có c ùng kỳ hạn Hoán đổi

Trang 30

giống như hợp đồng kỳ hạn cho n ên cũng giống với các hợp đồng giao sau, h ơn nữacũng giống với một tập hợp các quyền chọn.

Chúng ta đã biết, công cụ phái sinh th ường chứa dựng một đ òn bẩy cao, khi sửdụng không đúng cách chúng có thể gia tăng rủi ro một cách đáng kể, thậm chí đôikhi lại đẩy công ty vào những nguy cơ khôn lường

1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Thái Lan và bài học cho Việt Nam

1.4.1 Thái Lan phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo

Trong thời gian qua Thái Lan đã chứng tỏ cơ chế xuất khẩu gạo của họ rất hiệuquả: Mua lúa cho nông dân giá cao, bằng cách ấn định giá bán gạo xuất khẩu ở mứccao Vào mùa giáp hạt, gạo lên giá, cục dự trữ sẽ bán cho dân với giá thấp để tránhtình trạng giá gạo tăng quá cao Số gạo bán ra n ày được cục dự trữ mua đúng dịpthu hoạch, lúc đó giá sẽ thấp Sự tham gia của cục dự trữ nh ư vậy, sẽ đóng vai trò

cơ quan điều phối chịu trách nhiệm đưa ra một mức giá mang tính dẫn dắt thịtrường Chính phủ Thái Lan quản lý tốt số lượng gạo dự trữ trong n ước, lượng gạonày được phân ra từng loại, đồng nhất về chất l ượng rồi bán cho doanh nghiệp n ào

có nhu cầu xuất khẩu Gạo xuất khẩu ở Thái Lan được cơ quan chính phủ tổ chứcbán đấu giá theo nhiều ph ương thức cho doanh nghiệp xuất khẩu v à đưa ra thịtrường một cách từ từ chứ không phải tung ra thị tr ường một cách ồ ạt

Nếu giá gạo thị trường thấp chính phủ có thể mua luôn lúa vụ h è thu của nôngdân cho vào kho để giữ giá, mà không cần phải xuất khẩu gạo với giá thấp Với c ơchế xuất khẩu gạo mới n ày nông dân không còn ph ải lo sợ điệp khúc “trúng m ùamất giá”, “giá lúa giảm do nông dân thu hoạch rộ” “giá lúa giảm do ngừng xuấtkhẩu”, mà sẽ an tâm sản xuất, v ì biết chắc quyền lợi của m ình đã được Chính phủquan tâm chăm sóc Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích nông dân trồng lúa muabảo hiểm vụ mùa để giảm thiểu rủi ro của thi ên tai và phòng chống nghèo đói docác thảm họa tự nhiên gây ra

Thái Lan xây dựng chiến lược riêng đối với gạo nhằm mục ti êu tăng sản lượnggạo có chất lượng cao từ 80 lên 90% theo yêu cầu của thị trường và giảm lượng gạo

có chất lượng thấp; tổ chức sản xuất gạo có hiệu quả; tăng khả năng xuất khẩu gạotrong thời gian tới Thái Lan cũng sẽ tích cực cạnh tranh để xuất khẩu gạo có chấtlượng và giá trị cao hơn Chiến lược xuất khẩu gạo của Thái Lan thay đổi xuất phát

Trang 31

Nông dân Nhà máy gạo

Hội Nông dân

Các địa lý chủ

chính phủ

Thương nhân địa phương

Chủ máy xay

Các địa lý chủ chính phủ

Người môi giới

+ Chính sách phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị tr ường thế giới

+ Đảm bảo nghề trồng lúa thực sự mang lại lợi ích cho ng ười nông dân

+ Chính sách bình ổn giá

Để đạt được mục tiêu theo tinh thần chiến lược mới nói trên, Bộ Thương mạiThái Lan đã thành lập 4 tiểu ban chuyên trách, gồm Tiểu ban về tiêu chí thóc gạo;Tiểu ban quảng bá và thúc đẩy tiếp thị; Tiểu ban thông tin về gạo v à Tiểu ban chiếnlược thị trường

Bên canh đó, Thái Lan xây dựng hệ thống kho chứa lúa gạo và chính phủ trựctiếp điều hành xuất khẩu gạo Sức chứa dự trữ lúa gạo của Thái Lan khoảng 10 triệutấn, với thời gian giữ được 3 năm (ở Việt Nam chỉ giữ đ ược khoảng một vụ, khoảng3-6 tháng)

Ngoài ra, Thái Lan vẫn duy trì những chương trình để trợ cấp đối với một sốthành phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến, trong đó bao gồm trợ cấp thuế,cung cấp tín dụng thấp hơn mức lãi suất thị trường đối với chương trình mua bángạo giữa chính phủ Thái Lan v à chính phủ các nước khác, ưu đãi đối với các đầuvào cho sản xuất nông nghiệp, v à những ưu đãi về tài chính cho nhà xuất khẩu

Hình 1.1 Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo ở Thái Lan

Nguồn:Bộ Nông Nghiệp Thái Lan

Trang 32

Hệ thống phân phối ở cấp địa phương của Thái Lan có 5 chủ thể: người nôngdân, thương nhân địa phương, người môi giới, hiệp hội nông dân v à các đại lý củachính phủ Một số nông dân bán thóc trực tiếp cho chủ máy xay, đây l à những chủmáy nhỏ Những thương nhân địa phương thu mua thóc t ừ người nông dân hay trênthị trường địa phương rồi bán chúng cho chủ máy xay Những nh à buôn này thường

sở hữu một cửa hàng thóc ở trong làng, cũng có khi họ chính l à người nông dân.Những người biết mua từng loại thóc ở đâu th ường ký hợp đồng với các chủ máylớn hoặc trung bình rồi thu mua loại thóc theo hợp đồn g và bán cho họ

+ Chính phủ Thái cũng tham gia v ào quá trình phân ph ối gạo ở địa phương.Đại lý của chính phủ mua thóc trực tiếp từ nông dân v à đảm bảo mức giá mua thấpnhất luôn lớn hơn giá bán trên thị trường

+ Hầu hết các chủ máy li ên kết với người môi giới để tìm mua được đủ lượngthóc đúng chất lượng mà nhà buôn và nhà xu ất khẩu cần Ở cấp địa ph ương, ngườimôi giới mua thóc từ phía ng ười nông dân rồi bán cho cả chủ máy xay v à thươngnhân địa phương Tuy nhiên, vai tr ò của cá nhân các nhà buôn địa phương ngàycàng giảm do sự xuất hiện của các thị tr ường tập trung

+ Ở những khu vực sản xuất chính, các đại lý của chính phủ hay thậm chí l àcủa tư nhân hình thành nên một chợ thóc tập trung Bộ Th ương mại, nơi diễn ra cáccuộc họp giữa đại biểu quốc hội, t hương nhân và chủ máy xay, chính là cơ quangiám sát hoạt động của thị trường này Các thị trường có quy mô khác nhau th ì cungcấp các trang thiết bị v à dịch vụ khác nhau Th ường thì thị trường cung cấp nhânlực, máy sấy thóc, máy đo độ ẩm, hệ thống kho ch ứa, và đôi khi thị trường cũngcung cấp vốn vay Những ng ười chủ khu chợ kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch

vụ và trang thiết bị mà không tham gia vào ho ạt động buôn bán thóc

- Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở Thái lan:

Sau khủng hoảng tài chính châu Á, cải cách tài chính trở thành ưu tiên hàng

đầu của Thái Lan sau khi đ ã phục hồi và ổn định tài chính vào những năm đầu thế

kỷ 21, với việc tập trung v ào các quy chế thận trọng và quản lý rủi ro hiệu quả Hiệntại ở Thái Lan đã thành công trong vi ệc thành lập Sở giao dịch kỳ hạn nông sản

Thái Lan (AFET)) và đ ã liên thông với sàn quốc tế

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan, khi có nhu cầu xuất khẩu gạo tham gia

đấu thầu khi Chính phủ để mở kho tạm trữ, bán đấu giá cho các doanh nghiệp kinh

doanh, xuất khẩu gạo Chính vì vậy giá gạo nguyên liệu đầu vào đã xác định Bên

Trang 33

cạnh đó doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan có thể ph òng ngừa rủi ro biến độnggiá thông qua Sở giao dịch kỳ hạn nông sản Thái Lan.

1.4.2 Bài học đối với Việt Nam

- Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo

Ngay từ khi mới thực hiện chiến l ược hướng về xuất khẩu, Thái Lan đ ã rất chútrọng xây dựng chiến lược xuất khẩu cho ngành gạo Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳluôn có các kế hoạch, mục tiêu cụ thể, chi tiết về xuất khẩu gạo c ùng những “đònbẩy” để củng cố vị trí của hạt gạo Thái trên thị trường quốc tế như:

Sự kết hợp đồng bộ giữa chính sách trợ cấp, chính sách tỷ giá, tạo sức hấp dẫnđối với ngành xuất khẩu gạo, đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài,… đã vàđang mang lại vị thế đứng đầu cho gạo Thái Có thể khẳng định rằng, nếu không cóchiến lược tốt, xuất khẩu gạo Thái Lan đ ã không thể có vị trí như ngày hôm nay.Cách đây 60 năm, Vương quốc Thái đã ý thức về tầm quan trọng sống c òn củahạt gạo đối với đất n ước Ba yếu tố cơ bản được đầu tư để hạt gạo Thái bay xa,

mang ngoại tệ về cho đất nước là: chất lượng - thương hiệu - thị trường Nếu như

khoảng một thập niên trước, tại một số vùng nông thôn Thái Lan, nông dân cònnghĩ đơn giản: trồng lúa để ăn thì bây giờ, từ Chiang Rai, Chiang Mai, Surin,Suphan Buri , đâu đâu ngư ời dân cũng nuôi ý nghĩ đồng nhất: “Tất cả cho xuấtkhẩu Để bán được nhiều, gạo phải thật ngon!”

Ở Thái Lan, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo do Chính phủ, kết hợpchặt chẽ với Bộ Nông Nghiệp c ùng sự tham gia đóng góp ý kiến của hiệp hội xuấtkhẩu gạo Thái Lan, Hiệp hội xay xát lúa gạo Thái v à Hội nông dân Thái nhằm đ ưa

ra một chiến lược thích hợp nhất cho từng giai đoạn, từng thời kỳ Sự kết hợp chặtchẽ giữa các bộ phận ra chính sách n ày giúp đưa ra những chính sách hợp lý v àđược sự đồng thuận cao giữa ng ười ra chính sách và thực thi chính sách

Ở Việt Nam, Chính phủ (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng là cơquan thông qua các mục tiêu xuất khẩu gạo Tuy nhi ên, chúng ta chưa xây d ựngđược một chiến lược xuất khẩu gạo theo đúng nghĩa Việc ra quyết định th ường ápđặt từ trên xuống, mục tiêu cũng chung chung và khái quát, thậm chí, các chínhsách đôi khi còn chưa tạo được sự đồng thuận từ phía nông dân nên chưa t ạo ra sựđột phá trong lĩnh vực xuất khẩu gạo

- Xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu

Trang 34

Để người tiêu dùng thế giới biết đến sản phẩm của m ình thì yếu tố thương hiệuđóng vai trò vô cùng quan trọng Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi m à các yêucầu về nhãn mác, bao bì, và các tiêu chu ẩn kỹ thuật ngày một khắt khe Để gia tăngxuất khẩu và tiếp cận được những thị trường lớn, không có con đ ường nào khác làphải xây dựng được thương hiệu gạo mạnh cho Việt Nam Đây cũng chính là điểmbộc lộ những yếu kém của xuất khẩu gạo Việt Nam Nhắc đến gạo Thái Lan, ng ườitiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới biết đến gạo H ương lài (Jasmine), g ạo Cao sảnHom Mali, gạo Fancy and White 100% -5%, trong khi các thương hi ệu Kim Kê,Nàng Thơm, Chợ Đào, Sohafarm, Khẩu Mang vẫn chưa đủ sức tạo nên thươnghiệu quốc tế cho gạo Việt Thái Lan có hẳn chiến lược xuất khẩu gạo cụ thể, n ên họchủ động xây dựng được thương hiệu cho gạo xuất khẩu Gạo Việt Nam m ình ngonkhông thua Thái Lan nhưng g ạo của chúng ta chưa có thương hiệu.

- Xâm nhập thị trường nước ngoài

Trong khi Việt Nam bị đánh giá là kém năng động và nhạy bén trong khâuphân phối, tiếp thị sản phẩm ra thị tr ường thế giới dẫn đến mặc d ù chất lượng gạothì không kém nhưng lại lép vế người Thái thì Thái Lan thực sự là một điển hình đểhọc tập Gạo Thái Lan có mặt hầu hết tr ên các sạp hàng gần 100 quốc gia toàn thếgiới, kể cả Việt Nam Mô hình phân phối gạo của Thái Lan rất đáng để học hỏi v ì ởViệt Nam, việc thu mua gạo chủ yếu thực hiện thông qua các lái buôn v à đầu mối.Những lực lượng này nhiều khi vì mục tiêu lợi nhuận mà đầu cơ tích trữ hoặcmua gạo giá thấp, chèn ép người nông dân làm ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu

- Chiến lược phải thực sự vì lợi ích của người nông dân

Nông dân là lực lượng trực tiếp làm ra gạo để xuất khẩu Sản xuất hay không

là do họ quyết định Do vậy, nếu không đảm bảo được lợi ích cho họ thì không thể

có một thành tích xuất khẩu gạo tốt Thực tế tr ường hợp của Thái Lan cũng đ ã chothấy rằng, khi các chiến l ược đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của nông dân Thái, họ

sẽ toàn tâm toàn ý với công việc của mình Còn nếu xây dựng chiến lược với nhữngđộng cơ chính trị thì sớm muộn cũng vấp phải sự không đồng t ình của nông dân.Đây cũng là bài học cho Việt Nam bởi năm 2008 d ư luận đánh giá việc điều h ànhxuất khẩu gạo mà Chính phủ giao cho Hiệp hội l ương thực Việt Nam thực hiện là đingược lại với lợi ích của nông dân

Trang 35

phương thức quản trị rủi ro và các công cụ tài chính phái sinh giúp các doanh

nghiệp xuất khẩu quản trị đ ược rủi ro của mình.

Bên cạnh đó phân tích cụ thể tr ường hợp Thái Lan nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã phòng ngừa rủi ro như thế nào? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Các vấn đề nêu trên sẽ tiếp tục được đối chiếu, so sánh với Thực trạng quản trị rủi ro và quản trị rủi ro trong ng ành xuất khẩu gạo ở Việt Nam được trình bày

ở chương 2 của luận văn.

Trang 36

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu tổng quan về ng ành gạo và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian qua

Từ năm 1989, Việt Nam đ ã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thịtrường gạo thế giới Giai đoạn từ năm 1989 -2008, Việt Nam xuất khẩu b ình quânhàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quố c gia, đạt mức 5,2 triệu tấn v ào năm

2005 Đặc biệt, năm 2009, Việt Nam có một kỷ lục mới về sản l ượng xuất khẩu hơn

6 triệu tấn gạo Các thị tr ường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập trung ởkhu vực châu Á (chiếm 76,58%), phần c òn lại là châu Phi (14,32%) và châu M ỹ(5,9%)

Quá trình điều hành xuất khẩu trong thời gian qua có sự tham gia điều tiết củachính phủ để đạt các mục tiêu vừa đảm bảo sản xuất lúa gạo, nâng cao hiệu quả sảnxuất của nông dân, vừa không tạo sức ép cho doanh nghiệp, đảm bảo an ninh lươngthực và nâng cao vị thế thương hiệu gạo Việt Nam Cụ thể Bộ Th ương mại phối hợpvới Bộ Nông nghiệp v à Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh có sảnlượng lúa lớn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, điều h ành xuất khẩu gạo hàngnăm theo nguyên tắc: bảo đảm về an ninh l ương thực; tiêu thụ hết lúa hàng hóa vàbảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân, đồng thời ph ù hợp mặt bằng giá cả h àng hoátrong nước; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý khi các nguy ên tắcnày không được bảo đảm hài hoà

Với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam vớiChính phủ nước ngoài (hợp đồng Chính phủ), Bộ Th ương mại trao đổi với Hiệp hộiLương thực Việt Nam (VFA) để Hiệp hội thống nhất việc tổ chức giao dịch, ký kếthợp đồng và giao hàng

Thương nhân (doanh nghi ệp xuất khẩu) muốn xuất khẩu phải thực hiện theoquy chế “Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo” ban h ành kèm theo Quyết định số13/QĐ/HHLTVN ngày 30/07/2009 c ủa Chủ tịch Hiệp hội L ương thực Việt Nam

Trang 37

2.1.1 Đối với hợp đồng không t ập trung

Thương nhân Việt Nam thuộc các th ành phần kinh tế đều được tham gia đăng

ký hợp đồng xuất khẩu nh ưng không đăng ký hợp đồng thương mại bán cho cácthương nhân đã ký các hợp đồng tập trung với Việt Nam hoặc bán cho th ương nhânnước ngoài để thương nhân nước ngoài bán vào thị trường tập trung, điều khoản n àyphải ghi vào hợp đồng bán gạo của th ương nhân

Giá gạo xuất khẩu trong hợp đồng phải ph ù hợp với giá công bố của Hiệp hộiLương thực Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng Thời hạn giao h àng không quá 2tháng kể từ ngày ký hợp đồng (Thương nhân xuất khẩu gạo trong 6 tháng cuối năm

2009 chỉ được ký hợp đồng có thời hạn giao h àng không quá hai tháng)

Khi đăng ký hợp đồng các thương nhân phải nộp hợp đồng bản chính v à kèmbáo cáo tồn kho và phải có số gạo tồn kho (thuộc sở hữu của th ương nhân) tối thiểu50% số lượng của hợp đồng đăng ký (không áp dụng đối với hợp đồng tập trung) v àhợp đồng hợp lệ, không bị nghi vấn, có t ên người mua - bán, chủng loại hàng, thờihạn giao, cảng bốc xếp, h àng trong kho v.v ) thì mới được duyệt

2.1.2 Đối với hợp đồng tập trung

Việc lựa chọn thương nhân dự thầu, giao dịch ký kết hợp đồng tập trung đ ượcthực hiện theo nguyên tắc dân chủ công khai Th ường trực Hội đồng quản trị Hiệphội họp với các thương nhân có nhu cầu xuất khẩu gạo vào thị trường tập trung,thống nhất tiêu chí lựa chọn thương nhân có năng l ực về tài chính, năng lực về tổchức xuất khẩu gạo, có uy tín trong kinh doanh v à đáp ứng các điều kiện theo quyđịnh của tổ chức nhập khẩu để quyết định cử th ương nhân tham gia dự thầu hoặcgiao dịch ký kết hợp đồng Giá xuất khẩu gạo của các hợp đồng tập trung phải đảmbảo chấp hành theo giá hướng dẫn của VFA

Thương nhân được cử tham gia dự thầu v à trúng thầu hoặc được chỉ định để

ký hợp đồng tập trung sẽ đ ược xuất khẩu trực tiếp 20% số l ượng hàng hóa của hợp

Trang 38

đồng đã ký, 80% số lượng hàng hóa còn lại của hợp đồng Hiệp hội sẽ phân giaocho các thương nhân thành viên có năng l ực khác ủy thác xuất khẩu.

Các tiêu chí để xét phân chia hợp đồng xuất khẩu gạo tập tru ng cho các thươngnhân là:

• Năng lực sản xuất chế biến gạo xuất khẩu

• Sức chứa của hệ thống kho của th ương nhân

• Số lượng lúa, gạo tồn kho (ngay tại kho của chính th ương nhân), đặc biệt làtồn kho do mua theo chỉ đạo của Chính phủ

• Kết luận đủ điều kiện của Ban Kiểm tra đối với Hội vi ên được kiểm tra

• Các tiêu chí khác (kh ả năng về vốn, uy tín th ương mại và các điều kiện đểđảm bảo thực hiện hợp đồng)

Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện việc cân đối xuất khẩu, tránh biếnđộng giá lúa, gạo ở thị trường trong nước và bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực,Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ tham vấn Bộ Công Th ương và Tổ Điều hành xuấtkhẩu gạo của Chính phủ quyết định thời điểm thích hợp để công bố số l ượng phân

bổ xuất khẩu ủy thác cho các th ương nhân

Hợp đồng tập trung phần lớn ký kết theo thỏa thuận cấp cao giữa chính phủ hainước có nhu cầu xuất v à nhập khẩu Thị trường gạo tập trung của Việt Nam l àPhilippines, Indonesia, Malaysia, Cuba… Sau khi ký k ết, số lượng hợp đồng gạo sẽđược phân bổ cho các doanh nghiệp thuộc VFA tùy theo năng lực Còn hợp đồngthương mại là các hợp đồng do doanh nghiệp tự t ìm kiếm được, tập trung tại một sốnước châu Á, châu Phi…

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á và Bắc Bán Cầu, khí hậu nhiệt đớigió mùa, cùng với với hệ thống sông ng òi chằn chịt với một mặt giáp biển Đôngthuận lợi cho việc trồng trọt v à vận chuyển giao thương với các nước rất thuận lợicho việc phát triển nghề trồng lúa D o vậy, cây lúa là cây lương thực truyền thống,

Trang 39

nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho biết Việt Nam l à một trong những cái nôicủa nền văn minh lúa n ước xa xưa Người Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinhnghiệm canh tác lúa, làm nền tảng cho việc trồng l úa hướng xuất khẩu Việt Namcũng là một trong những nước tham gia xuất khẩu gạo t ương đối sớm so với nhiềunước xuất khẩu khác trên thế giới.

Về diện tích: Giai đoạn từ năm 1975 diện tích trồng lúa khoảng 4,9 triệu ha,tăng mạnh giai đoạn 1985- 1999 đến năm 2001 diện tích khoảng 7,4 triệu ha, năm

2007 diện tích có giảm còn 7,21 triệu ha, sang năm 2008 -2009 diện tích tăng trở lạikhoảng 7,44 triệu ha, sản l ượng lúa đạt 38,9 triệu tấn

Nước ta có 2 vùng lúa lớn nhất cả nước(Đồng Bằng sông Cửu Long và ĐồngBằng sông Hồng) chiếm đến 67% diện tích gieo trồng v à 70% sản lượng lúa cảnước, trong đó: Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long chiếm 52% diện tích gieo trồng

và 53% sản lượng; ĐBSH chiếm 15% diện tích gieo trồng v à 17% sản lượng lúa cảnước

Trang 40

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng từ năm 1990-2009

Lúa hè thu

Lúa mùa

Tổng số

Lúa đông xuân

Lúa

hè thu

Lúa mùa

Tính trên các khu vực, diện tích lúa năm 2009 tăng chủ yếu nhờ tăng diện tích

vụ Đông Xuân và vụ Mùa ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích lúa

Ngày đăng: 21/11/2014, 13:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng từ năm 1990-2009 39 Bảng 2.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu từ năm2000-2009 45 Bảng 2.3  Thống kê thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo 49 Bảng  2.4  Thống  kê  thăm  dò ảnh  hưởng  yếu  tố  kho,  máy  mó - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng từ năm 1990-2009 39 Bảng 2.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu từ năm2000-2009 45 Bảng 2.3 Thống kê thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo 49 Bảng 2.4 Thống kê thăm dò ảnh hưởng yếu tố kho, máy mó (Trang 9)
Hình 1.1 Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo ở Thái Lan - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 1.1 Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo ở Thái Lan (Trang 31)
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng từ năm 1990-2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng từ năm 1990-2009 (Trang 40)
Hình 2.1 Diện tích và sản lượng từ năm 1990 – 2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.1 Diện tích và sản lượng từ năm 1990 – 2009 (Trang 41)
Hình 2.2 Mức quan ngại các loại rủi ro của các DN xuất khẩu - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.2 Mức quan ngại các loại rủi ro của các DN xuất khẩu (Trang 44)
Hình 2.3 Sơ đồ sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.3 Sơ đồ sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam (Trang 45)
Bảng 2.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu từ năm 2000-2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu từ năm 2000-2009 (Trang 46)
Hình 2.4 Xuất khẩu gạo của Việt Nam 2000-2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.4 Xuất khẩu gạo của Việt Nam 2000-2009 (Trang 47)
Hình 2.5 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Vi ệt Nam, 2008 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.5 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Vi ệt Nam, 2008 (Trang 48)
Hình 2.6 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.6 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2009 (Trang 49)
Hình 2.7 Biểu đồ biến động giá cả nguy ên liệu trong nước năm 2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.7 Biểu đồ biến động giá cả nguy ên liệu trong nước năm 2009 (Trang 50)
Bảng 2.3  Thống kê thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.3 Thống kê thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo (Trang 50)
Bảng 2.4 Thống kê thăm dò ảnh hưởng yếu tố kho, máy móc thiết bị kỹ thuật - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.4 Thống kê thăm dò ảnh hưởng yếu tố kho, máy móc thiết bị kỹ thuật (Trang 52)
Hình 2.8 Biểu đồ biến động giá gạo thế giới từ năm 2002 -2010 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.8 Biểu đồ biến động giá gạo thế giới từ năm 2002 -2010 (Trang 54)
Hình 2.9 Biểu đồ Giá xuất khẩu gạo b ình quân theo tháng của Việt Nam năm 2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.9 Biểu đồ Giá xuất khẩu gạo b ình quân theo tháng của Việt Nam năm 2009 (Trang 55)
Hình 2.10 Biểu đồ biến động giá chào bán gạo của một số nước chính từ năm 2002-2008 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.10 Biểu đồ biến động giá chào bán gạo của một số nước chính từ năm 2002-2008 (Trang 56)
Bảng 2.5   Thống kê thăm do ảnh hưởng từ giá gạo thế giới - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.5 Thống kê thăm do ảnh hưởng từ giá gạo thế giới (Trang 57)
Hình 2.12 Biểu đồ diễn biến lãi suất cơ bản từ năm 2000-2010 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.12 Biểu đồ diễn biến lãi suất cơ bản từ năm 2000-2010 (Trang 58)
Bảng 2.6 Thống kê thăm dò ảnh hưởng tỷ giá , lãi suất - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.6 Thống kê thăm dò ảnh hưởng tỷ giá , lãi suất (Trang 59)
Hình 2.13 Biểu đồ Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Hình 2.13 Biểu đồ Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 (Trang 60)
Bảng 2.7 Biên độ tỷ giá từ ngày 01/01/2002 đến T11/2009 - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.7 Biên độ tỷ giá từ ngày 01/01/2002 đến T11/2009 (Trang 61)
Bảng 2.8  Thống kê thăm dò ảnh hưởng bởi  thay đổi chính sách của nh à nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.8 Thống kê thăm dò ảnh hưởng bởi thay đổi chính sách của nh à nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo (Trang 63)
Bảng 2.9  Thống kê thông báo giá hướng dẫn xuất khẩu: - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
Bảng 2.9 Thống kê thông báo giá hướng dẫn xuất khẩu: (Trang 70)
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT - Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w