Hoàn thiện hệ thống thu mua, chế biến, kho dự trữ gạo, tại các

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 89 - 90)

nơi có nguồn nguyên liệu lớn

Doanh nghiệp tổ chức lại lực lượng hàng xáo và xem họ là cầu nối không thể thiếu giữa nông dân với doanh nghiệp, có vai trò trung gian trong khâu kiểm phẩm, xử lý độ ẩm, xay xát, vận chuyển, bốc xếp, thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ lúa của nông dân, nhất là ở vùng sâu, ở những nơi người trồng lúa không thể tiếp cận các kho của Doanh nghệp. Bên cạnh đó cần có sự ủng hộ Ủy Ban Nhân dân các tỉnh và chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức lại lực lượng hàng xáo và lực lượng nhà máy, đồng thời doanh nghiệp sẽ thỏa thuận và hướng dẫn họ cách thu mua lúa, gạo.

Khi hàng xáo, nhà máy đăng ký mua lúa cho doanh nghiệp, sẽ đặt ra một số quy định lực lượng này cần tuân theo như:

+ Lực lượng hàng xáo phải nộp danh sách mua lúa cho doanh nghiệp ghi rõđã muaởhộ nào, xã nào, số lượng bao nhiêu, để khi cần sẽ đột xuất kiểm tra xem mua có đúng giá không, có ép giá nông dân?

+ Nếu hàng xáo, nhà máy nào làm tốt, cuối vụ sẽ có hình thức khen thưởng. Xuất khẩu phải gắn kết với nông dân, các th ương lái, các cơ s ở xay xát lau bóng gạo vệ tinh, nếu không gắn kết thì xây kho xong chỉ bỏ không, lại phải xuất khẩu theo kiểu cũ, tức có hợp đồng thì mới lo đi gom hàng, rồi lại chịu thiệt khi giá gạo thế giới biến động bất th ường.

+ Xây dựng đội ngũ thương lái thu mua lúa gạo (hay còn gọi là lực lượng hàng xáo): Cần có sự phối hợp chỉ đạo của Ủy Ban nhân dân các tỉnh và sở công thương tại địa phương phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức lại lực l ượng hàng xáo và lực lượng nhà máy, doanh nghiệp sẽthỏa thuận, hướng dẫn họ cách thu mua lúa, gạo.

+ Khi hàng xáo, nhà máy đăng ký mua lúa cho doanh nghiệp, sẽ đặt ra một số quy định lực lượng này cần tuân theo. Cụ thể “nếu giá gạo xuống thấp h ơn giá thị trường, doanh nghiệp vẫn mua vào với giá đã báo. Ngược lại, nếu giá lúa lên doanh nghiệp sẽ mua theo giá thị tr ường bằng hình thức đăng ký số lượng lúa, gạo trong một chuyến đi, thời gian bao nhiêu ngày/chuyến và doanh nghiệp sẽ thông báo giá với họ”.

Để tránh bị thua thiệt, tr ước khi đặt bút ký hợp đồng, doanh nghiệp phải có ít nhất 70 – 80% chân hàng trong kho. Khi nắm trong tay phân nửa số hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng chủ động đàm phán giá. Đến thời điểm giao hàng, giá gạo có biến động thì mức độ rủi ro, thua thiệt sẽ giảm đáng kể.

Tổ chức thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dânở các vùng trồng lúa.

Để chủ động lượng gạo phục vụ cho xuất khẩu v à đầu tư xây dựng kho, bãi và các trang thiết bị khác sau thu hoạch để chủ động trong chiến l ược kinh doanh xuất khẩu gạo. Vì hiện nay thì hệ thống kho chứa ch ưa đáp ứng khả năng dự trữ của cả nước. Tiếp tục thực hiện đề án của Bộ NN- PTNT về việc xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo với sức chứa 4 triệu tấn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long triển khai từ tháng 11/2009 và theo đ ề án này các doanh nghiệp tham gia đầu tư được ưu đãi vay vốn lãi suất 6,5%/năm và vay mức ưu đãi 0% để mua các loại máy móc hiện đại nhập khẩu. Đối với chính sách đất đai, doanh nghiệpxây dựng kho trữ lúa gạo đ ược miễn tiền thuê đất trong vòng 5 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 89 - 90)