Thái Lan phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 30 - 33)

Trong thời gian qua Thái Lan đã chứng tỏ cơ chế xuất khẩu gạo của họ rất hiệu quả: Mua lúa cho nông dân giá cao, bằng cách ấn định giá bán gạo xuất khẩu ở mức cao. Vào mùa giáp hạt, gạo lên giá, cục dự trữ sẽ bán cho dân với giá thấp để tránh tình trạng giá gạo tăng quá cao. Số gạo bán ra n ày được cục dự trữ mua đúng dịp thu hoạch, lúc đó giá sẽ thấp. Sự tham gia của cục dự trữ nh ư vậy, sẽ đóng vai trò cơ quan điều phối chịu trách nhiệm đưa ra một mức giá mang tính dẫn dắt thị trường. Chính phủ Thái Lan quản lý tốt số lượng gạo dự trữ trong n ước, lượng gạo này được phân ra từng loại, đồng nhất về chất l ượng rồi bán cho doanh nghiệp nào có nhu cầu xuất khẩu. Gạo xuất khẩu ở Thái Lan được cơ quan chính phủ tổ chức bán đấu giá theo nhiều ph ương thức cho doanh nghiệp xuất khẩu và đưa ra thị trường một cách từ từ chứ không phải tung ra thị tr ường một cách ồ ạt.

Nếu giá gạo thị trường thấp chính phủ có thể mua luôn lúa vụ hè thu của nông dân cho vào kho để giữ giá, mà không cần phải xuất khẩu gạo với giá thấp. Với c ơ chế xuất khẩu gạo mới này nông dân không còn phải lo sợ điệp khúc “trúng mùa mất giá”, “giá lúa giảm do nông dân thu hoạch rộ” “giá lúa giảm do ngừng xuất khẩu”, mà sẽ an tâm sản xuất, vì biết chắc quyền lợi của mình đã được Chính phủ quan tâm chăm sóc. Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích nông dân trồng lúa mua bảo hiểm vụ mùa để giảm thiểu rủi ro của thiên tai và phòng chống nghèo đói do

các thảm họa tự nhiên gây ra.

Thái Lan xây dựng chiến lược riêng đối với gạo nhằm mục ti êu tăng sản lượng

gạo có chất lượng cao từ 80 lên 90% theo yêu cầu của thị trường và giảm lượng gạo

có chất lượng thấp; tổ chức sản xuất gạo có hiệu quả; tăng khả năng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Thái Lan cũng sẽ tích cực cạnh tranh để xuất khẩu gạo có chất lượng và giá trị cao hơn. Chiến lược xuất khẩu gạo của Thái Lan thay đổi xuất phát

Nông dân Nhà máy gạo

Hội Nông dân

Các địa lý chủ chính phủ Thương nhân địa phương Chủ máy xay Các địa lý chủ chính phủ Người môi giới

Nhà phân phối Cửa hàng bán lẻ

Người tiêu dùng

Nhà XK Nhà NK

từ dự đoán sản lượng gạo của thế giới. 5 chiến lược cơ bản mà Thái Lan đã sử dụng

là:

+ Chính sách tỷgiá

+ Chính sách phát triển sản phẩm

+ Chính sách phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị tr ường thế giới + Đảm bảo nghề trồng lúa thực sự mang lại lợi ích cho ng ười nông dân + Chính sách bình ổn giá

Để đạt được mục tiêu theo tinh thần chiến lược mới nói trên, Bộ Thương mại Thái Lan đã thành lập 4 tiểu ban chuyên trách, gồm Tiểu ban về tiêu chí thóc gạo; Tiểu ban quảng bá và thúc đẩy tiếp thị; Tiểu ban thông tin về gạo và Tiểu ban chiến lược thị trường.

Bên canh đó, Thái Lan xây dựng hệ thống kho chứa lúa gạo và chính phủtrực tiếp điều hành xuất khẩu gạo.Sức chứadự trữ lúa gạo của Thái Lan khoảng10 triệu tấn, với thời gian giữ được 3 năm (ở Việt Nam chỉ giữ đ ược khoảng một vụ, khoảng 3-6 tháng)

Ngoài ra, Thái Lan vẫn duy trì những chương trình để trợ cấp đối với một số thành phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến, trong đó bao gồm trợ cấp thuế, cung cấp tín dụng thấp hơn mức lãi suất thị trường đối với chương trình mua bán gạo giữa chính phủ Thái Lan và chính phủ các nước khác, ưu đãi đối với các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, và những ưu đãi về tài chính cho nhà xuất khẩu

Hình 1.1 Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo ở Thái Lan

Hệ thống phân phối ở cấp địa phương của Thái Lan có 5 chủ thể: người nông dân, thương nhân địa phương, người môi giới, hiệp hội nông dân v à các đại lý của chính phủ. Một số nông dân bán thóc trực tiếp cho chủ máy xay, đây là những chủ máy nhỏ. Những thương nhân địa phương thu mua thóc t ừ người nông dân hay trên thị trường địa phương rồi bán chúng cho chủ máy xay. Những nh à buôn này thường sở hữu một cửa hàng thóc ở trong làng, cũng có khi họ chính l à người nông dân. Những người biết mua từng loại thóc ở đâu th ường ký hợp đồng với các chủ máy lớn hoặc trung bình rồi thu mua loại thóc theo hợp đồng và bán cho họ.

+ Chính phủ Thái cũng tham gia vào quá trình phân phối gạo ở địa phương. Đại lý của chính phủ mua thóc trực tiếp từ nông dân v à đảm bảo mức giá mua thấp nhất luôn lớn hơn giá bán trên thị trường

+ Hầu hết các chủ máy liên kết với người môi giới để tìm muađược đủ lượng thóc đúng chất lượng mà nhà buôn và nhà xuất khẩu cần. Ở cấp địa ph ương, người môi giới mua thóc từ phía ng ười nông dân rồi bán cho cả chủ máy xay v à thương nhân địa phương. Tuy nhiên, vai trò của cá nhân các nhà buôn địa phương ngày càng giảmdo sự xuất hiện của các thị tr ường tập trung.

+ Ở những khu vực sản xuất chính, các đại lý của chính phủ hay thậm chí l à của tư nhân hình thành nên một chợ thóc tập trung. Bộ Th ương mại, nơi diễn ra các cuộc họp giữa đại biểu quốc hội, t hương nhân và chủ máy xay, chính là cơ quan giám sát hoạt động của thị trường này. Các thị trường có quy mô khác nhau thì cung cấp các trang thiết bị và dịch vụ khác nhau. Th ường thì thị trường cung cấp nhân lực, máy sấy thóc, máy đo độ ẩm, hệ thống kho ch ứa, và đôi khi thị trường cũng cung cấp vốn vay. Những ng ười chủ khu chợ kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ và trang thiết bịmà không tham gia vào hoạt động buôn bán thóc.

- Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở Thái lan:

Sau khủng hoảng tài chính châu Á, cải cách tài chính trở thành ưu tiên hàng

đầu của Thái Lan sau khi đã phục hồi và ổn định tài chính vào những năm đầu thế

kỷ 21, với việc tập trung vào các quy chế thận trọng và quản lý rủi ro hiệu quả. Hiện

tại ở Thái Lan đã thành công trong việc thành lập Sở giao dịch kỳ hạn nông sản

Thái Lan (AFET)) và đã liên thông với sàn quốc tế.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan, khi có nhu cầu xuất khẩu gạo tham gia đấu thầu khi Chính phủ để mở kho tạm trữ, bán đấu giá cho các doanh nghiệp kinh

cạnh đó doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan có thể phòng ngừa rủi ro biến động

giá thông qua Sở giao dịch kỳ hạn nông sản Thái Lan.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 30 - 33)