Nâng cao công tác dự báo về nguồn cung cấp nguyên liệu trong

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 91 - 107)

nước, biến động giá gạo thế giới

-Tăng cường công tác dự báo cung cầu gạo trong n ước

Công tác dự báo về sản lượng và nhu cầu lương thực để đáp ứng chỉ tiêu về an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. Xuất khẩu chiếm khoảng 20% sản l ượng sản suất toàn quốc, chính vì vậy An ninh lương thực ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, xã hội. Để đảmbảo công tác dự báo về nguồn cung l ương thực, an ninh lương thực thực và đáp ứng xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Hỗ trợ đào tạo huấn luyện nông dân để nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất lương thực; tăng cường đào tạo nghề để giúp các hộ dân mất đất chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở vùng lúa.

- Tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các thông tin về thị tr ường xuất khẩu gạo

và dự báo biến động giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới là một thị trường luôn luôn biến động và rất nhạy cảm. Do vậy để đạt được lợi nhuận và hiệu quả cao nhất trong sản xuất cũng nh ư trong xuất khẩu ta cần nắm bắt rõ các vấn đề về thị trường để thích ứng nhanh với những nhu cầu mới nhất của thị tr ường (như tìm hiểu các kênh thông tin ở địa phương, ở báo chí, tivi, radio, Internet …).

Bên cạnh đó ta cần mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, nhất l à phương thức xuất khẩu trực tiếp nh ư là tranh thủ các cơ hội giao tiếp quốc tế với quy mô lớn nh ư Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ, Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới, các hội thảo quốc tế để nhằm tuyên truyền giới thiệu gạo xuất khẩu Việt Nam và tìm kiếm nhiều hơn những khách hàng mới.

3.2.4 Doanh nghiệpxuất khẩu gạoxây dựng mô hình quản trị rủi ro

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu

Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nguồn thu chủ yếu là ngoại tệ và tập trung ở các doanh nghiệp nh à nước. Nguồn ngoại tệ không những ảnh h ưởng đến kết quả hoạt động kinh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chính sách điều hành tỷ giá của giá nhà nước. Bộ phận phân tích, quản trị rủi ro của doanh nghiệp cần có những dự báo về xu h ướng biến động của tỷ giá càng chính xác càng tốt giúp cho các doanh nghiệp vận dụng các giao dịch hối đoái phái sinh một cách hiệu quả.

Bên cạnh cần phối hợp với ngân h àng để được tư vấn doanh nghiệp hiện đang nắm giữ ngoại tệ hoặc sắp có nguồn ngoại tệ trong việc lựa chọn sử dụng giao dịch ngoại hối phái sinh nào là có lợi nhất cho doanh nghiệp khi có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Ngoài ra doanh nghiệp tìm hiểu những ưu nhược điểm của từng loại giao dịch và những yêu cầu khi sử dụng loại giao dịch đó để khách h àng có cơ sở lựa chọn

Với những nguồn thông tin trên doanh nghiệp dựa trên các thông tin diễn biến thị trường tiền tệ trên thế giới, dự báo xu hướng các đồng tiền mạnh, lãi suất để bổ sung cho thông tin cần thiết để thực hiện giao dịch phòng ngừa.

Cần cân đối nguồn vốn để quản lý có hiệu quả ngoại tệ hiện có bằng các h ình thức: gởi tiết kiệm, bán kỳ hạn ngoại tệ, quyền chọn. Giúp doanh nghiệp cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ (sử dụng công cụ hoán đổi) và giảm bớt các chi phí trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị tr ường tiền tệ. Bên cạnh đó, với tính đa dạng vốn có, chúng cũng có thể đ ược thiết kế phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi doanh nghiệp.

Ngoài việc phòng ngừa rủi ro ngoại tệ từ nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay ngoại tệ bằng là sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai, các hợp đồng hoán đổi chéo giữa các đồng tiền để phòng ngừa biến động tỷ giá và lãi suất. Vì lãi suất vay ngoại tệ thấp h ơn lãi suất vay bằng tiền đồng giảm đ ược

chi phí trong bối cảnh giá hàng hóa nguyên liệu đầu vào cho sản xuất có chiều hướng gia tăng. Nhưng cũng tiền ẩn rủi ro lớn cho doanh nghiệp là sự biến động tỷ giá sau khi vay, do đó doanh nghi ệp phải cân nhắc, tính toán thiệt h ơn ở từng thời điểm để đưa ra quyết định vay tiền đồng hay ngoại tệ( USD), nhằm phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng chương trình quản trị có hiệu quả nguồn vốn, đặc biệt là vốn

vay, lãi suất

Đa phần các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu theo ph ương thức D/A với thời gian trả chậm 240-270 ngày chiếm tỷ lệ trên 70% giá trị xuất khẩu. Để phòng ngừa rủi to trong việc thu tiền hàng trả chậm, tăng nhanh vòng quay vốn, giảm chi phí tài chính các doanh nghiệp cần thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.

Thực hiện hoán đổi lãi suất thả nổi sang cố định giúp doanh nghiệp xác định chi phí vay vốn và phòng ngừa rủi ro nếu diễn biến lãi suất bất lợi.

Xây dựng cơ cấu vốn vay hợp lý: vay bằng ngoại tệ hay nội tệ nhằm đạt mục tiêu chí phí sử dụng vốn thấp nhất. Doanh nghiệp nên sáng suốt hơn trong việc chọn vay loại ngoại tệ nào, trong thời điểm nào, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có nguồn thu chủ yếu là ngoại tệ nên việc vay ngoại tệ được quan tâm nhiều nhất, đồng thời doanh nghiệp nên bỏ thêm chi phí để mua “bảo hiểm” qua việc dùng các công cụ phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn. Bên cạnh tác dụng là bảo hiểm rủi ro tỷ giá, thì việc sử dụng công cụ phái sinh cũng là hình thức đầu cơ mang lại lợi nhuận không nhỏ. Doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ ký một hợp đồng với ngân hàng để mua ngoại tệ với mức giá thích hợp vào thời điểm trả nợ để đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính:

+ Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh: th ường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, kiểm soát các chi phí quản lý. Xây dựng c ơ chế thưởng phạt liên quan đến khâu thu mua nguyên liệu (kiểm phẩm), sản xuất, nâng cao công tác tiết kiệm chống lãng phíđối với nhân viên.

+ Kiểm soát đánh giá đối với các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghi ệp (trái với ngành nghề kinhdoanh chính);

+ Có kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu vốn phục vụ sản suất kinh doanh chính tránh trư ờng hợp thừa hoặc thiếu vốn;

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn để phát triển sản phẩm, thị trường tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng; Lập kế hoạch tài chính định kỳ đầy đủ nhằm định h ướng cho công tác quản trị t ài chính đảm bảo có hiệu quả;

+ Phát triển đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính, phân tích dự báo; - Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát vững mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ góp phần gia tăng mức độ tin cậy về thông tin từ số liệu kế toán và báo cáo tài chính, sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm bớt nguy c ơ xảy ra rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an toàn vốn chủ sở hữu, tuân thủ chính sách hoạch định của doanh nghiệp.

Nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo phá sản: đây là vấn đề rất ít các doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm xác định đó chính là công cụ nhậndiện tình trạng kiệt quệ tài chính đang ở mức độ nào và dự báo rủi ro phá sản, có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp sử dụng vay tài trợ hoạt động kinh doanh, cụ thể cần thực hiện các bước sau:

+ Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu tính theo giá thị trường về khả năng sinh lời và khả năng thanh toán cũng nh ư mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này.

+ Xây dựng tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu đã lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xác định giá trị của các chỉ tiêu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

+ Tiến hành phân tích, đánh giá và rút ra k ết luận về tình trạng kiệt quệ tài chínhở cấp độ nào,mức độ nào và mức độ tiềm ẩn xuất hiện rủi ro phá sản.

+ Kiến nghị các biện pháp cải thiện hay tiếp tục duy trì tình trạng tài chính hiện tại và phát huy trong tương lai c ủa doanh nghiệp.

-Ứng dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa biến động tỷ giá, lãi suất

và giá cả hàng hoá

Các doanh nghiệp cần phối hợp các chính sách và quy trình với nhau, doanh nghiệp phải xem xét cẩn thận 4 vấn đề: Nhận dạng rủi ro và định lượng độ nhạy cảm, phân tích rủi ro, xác định triết lý quản trị rủi ro, định giá và kiểm soát.

+ Nhận diện rủi ro: Để ứng dụng có hiệu quả các công cụ phái sinh thì đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nguồn lực có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn về rủi ro và xác định được nhũng rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàn gánh

chịu, những rủi ro cần đ ược chuyển đổi thông qua các nghiệp vụ quản trị rủi ro. Việc nhận diện rủi ro cần đ ược tiến hành liên tục trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, phương án kinh doanh c ủa doanh nghiệp. Rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối diện thường không hoàn toàn giống nhau về loại hình và mức độ tác động, như các yếu tố: Về nguồn tài chính cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Các yếu tố đầu vào: giá cả nguyên liệu, chi phí sản xuất kinh doanh ...; Công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản...; Nhân sự; Thị trường: cạnh tranh của các n ước xuất khẩu; biến động lãi suất; tỷ giá;

+ Phân tích rủi ro: việc phân tích rủi ro góp phần giúp doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.Doanh nghiệp phân tích rủi ro tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đ ưa ra quyết định đúng đắn về giải pháp để giảm thiểu những ảnh h ưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đánh giá chi phí hoạt động quản trị rủi ro tr ên phương diện chi phí

phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro và xác định triết lý

quản trị rủi ro, Nhà quản trị rủi ro phải xem xét chúng tr ên phương diện chi phí tiềm ẩn của quyết định không thực hiện quản trị rủi ro . Để xác định được chi phí tiềm ẩn các doanh nghiệp cần xác định được các loại rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của doanh nghiệp, chi phí đó phải đ ược đánh giá như chi phí của hợp đồng bảo hiểm so với khoản tổn thất tìm năng.

Sửdụng phương thức đúng đắn giúp đánh giá hiệu quảcác hoạt động quản trị rủi ro. Việc thực hiện quản trị rủi ro cần luôn luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro, chứ không thực hiện một canh bạc theo h ướng chuyển động của giá cả thị tr ường. Để thực hiện quản trị có hiệu quả các rủi ro doanh nghiệp cần nắm rõ các công cụ quả trị rủi ro hiện có trên thị trường.

+ Thiết lập hệ thống kiểm soát : Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống

chính sách nội bộ, các quy trình và công cụ kiểm soát để đảm bảo chúng đ ược sử dụng một cách hiệu quả.

3.2.5 Nâng cao chất lượng gạo, cải tiến kỹ thuật canh tác, nghiên cứu tìmra các giống lúa tốt ra các giống lúa tốt

Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt với các nước như Thái Lan, Pakistan, Bangladesh và Myanmar về giá, chất lượng gạo. Trong suốt thời gian qua

chúng ta liên tục tăng về lượng xuất khẩu, nhưng đến lúc phải tập trung chuyển sang cạnh tranh về chất lượng mới đảm bảo được thị phần và nguồn thu từ xuất khẩu. Vấn đề về “chất lượng nông sản” là một vấn đề nóng bỏng v à được nhiều người quan tâm. Trong các mậu dịch gạo quốc tế, cũng giống n hư những mặt hàng khác, thì chất lượng gạo luôn gắn liền với hiệu quả xuất khẩu và cũng là công cụ cạnh tranh hàng đầu hiện nay, đặc biệt khi xuất khẩu sang các n ước phát triển và các nướcNIC thì đòi hỏi chất lượng phải đạt tiêu chuẩn như: hình dáng và kích cỡ hạt gạo, dinh dưỡng cao, mùi vị, màu sắc, tỷ lệ hạt bạc bụng…Nh ưng hiện nay, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị tr ường bên ngoài vẫn còn giá trị thấp và kém chất lượng. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng kém đó là do sự ảnh hưởng của công đoạn trong khâu canh tác và thu hoạch lúa như: thời điểm thu hoạch, cắt, tách hạt, vận chuyển, phơi sấy, chế biến…từ đó đã dẫn đến thất thoát và giảm chất lượng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần đ ược mở rộng và phát triển nhanh hơn khi bước vào thị trường thế giới trong thời kì hội nhập hiện nay.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa là một yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất l ượng sản phẩm, trong đó nông dân đứng dưới dạng là thành viên công ty. Công ty và nông dân sản xuất đều hưởng lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp cung cấp ph ương tiện, vật tư sản xuất, bảo quản sau thu hoạch…khi đó nông dân sản xuất lúa đúng kỹ thuật v à yêu cầu của doanh nghiệp. Một khi đã thực hiện đúng khâu này, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn hàng, gạo đạt chất lượng theo yêu cầu của đối tác, còn nông dân giảm chi phí đầu tư sản xuất, không bị thương lái ép giá khi thu ho ạch rộ.

Để nâng cao phẩm chất và giảm thất thoát trong khâu canh tác, thu hoạch và sau thu hoạch, trước hết các nhà máy chế biến lúa gạo nên lắp đặt thêm máy sấy để chất lượng gạo được nâng lên nhờ khâu sấy lúa. Thiết lập thêm các hệ thống kho bảo quản đúng tiêu chuẩn để chủ động phân phối và giữ được chất lượng sản phẩm trong thời giandự trữ. Thêm đó, ta cần áp dụng các biện pháp sinh học nhằm tạo ra các loại giống cho năng xuất cao và chống sâu bệnh tốt. Trong đó ta cần chú trọng các giống lúa đặc sản truyền thống của địa ph ương (Nàng Nhen, Jasmine85…), nhanh chóng hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cho xuất khẩu và các hệ

thống nhân giống lúa thích hợp từ đó đảm bảo tốt giống thuần, khắc phục đ ược tình trạng giống lai tạp, xuống cấp.

Các doanh nghiệp xuất khẩu liên kết các đơn vị nghiên cứu khoa học như

Viện/Trường để ứng dụng nhanh các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo

giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao, ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng

sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và thích nghi điều kiện

tiểu vùng sinh thái và thay đ ổi khí hậu toàn cầu.Hỗ trợ chuyển giao các giải pháp

kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng

các tiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao,

phẩm chất tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân.

3.2.6 Các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh tìm thị trường, quảng cáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại

Trong thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam chỉ chú trọng đến thị trường giá

thấp. Sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống khiến gạo xuất khẩu của Việt

Nam luôn có mức giá thấp vàchưa có vai trò điều tiết thị trường.Các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 91 - 107)