Rủi ro tuân thủ, pháp lý

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 61 - 63)

Gạo là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh l ương thực và tình hình kinh tế chính trị của quốc gia, đ ể tham gia xuất kh ẩu gạo thì các doanh nghiệp phải thoả

mãn cácđiều kiện do Hiệp hội L ương thực Việt Nam quy định và phải là thành viên của hiệp hội và đáp ứng các điều kiện do hiệp hội quy định.

Bên cạnh đó Việc kinh doanh xuất khẩu tại các doanh nghiệp ở ViệtNam phải

gánh 2 vai trò là kinh doanh và dự trữ (vừa tạo ra lợi nhuận, vừa chịu trách nhiệm an ninh lương thực).

Ví dụ ngày 17/03/2008, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã thông báo chỉ đạo

các doanh nghiệp hội viên của mình tạm ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo có thời

hạn giao hàng trong tháng 3.

Nhà nước đánh thuế mặt hàng gạo nhằm hạn chế xuất khẩu ảnh h ưởng đến an

ninh lương thực. Ví dụ ngày 21/07/2008 Thủ Tướng ban hành quyết định số

104/2008/QĐ-TTg về việc ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với mặt

hàng gạo và phân bón. Cụ thể, mặt hàng gạo chịu tám mức thuế tuyệt đối, đ ược tính

dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có

bảo hiểm): gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến d ưới 700 USD/tấn chịu thuế 500.000

đồng/tấn, từ 700 USD/tấn đến dưới 800 USD/tấn chịu thuế 600.000 đồng/tấn... sau

đó Bộ Tài chính có công văn gửi các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện việc ngưng đánh thuế xuất khẩu gạo. Kể từ ngày 19/12/2008, VN không áp dụng các

mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng gạo xuất khẩu.Mức thuế tuyệt đối này sẽ tăng

lũy tiến theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo.

Đến ngày 23/12, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ d ưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để

đảm bảo được yêu cầu quản lý ngoại hối của Nh à nước.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam dễ gặp rủi ro pháp lý do các nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất là do chính lãnh đạo doanh nghiệp hiểu biết ch ưa đầy đủ về hệ

thống pháp luật và chính sách của nước ngoài, về pháp luật và thông lệ quốc tế...

+ Thứ hai, không thẩm định t ư cách pháp lý, tài chính của đối tác nước ngoài, tính xác thực, chân thật của những giấy tờ m à đối tác cung cấp.

+ Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều doanh nghiệp nhiều khi ch ưa

tốt.

+ Thứ tư, chưa có thói quen s ử dụng dịch vụ pháp lý, do thiếu kinh nghiệm

nên rất dễ bị “mắc bẫy” của đối tác trong các điều khoản hợp đồng, cụ thể:

Công ty Vinafood II năm 1995 phải đền 5 triệu USD do không thực

Vietnam Airlines thua kiện luật sư Liberaty vìđã không dự phiên tòa sơ

thẩm năm 1995 tại Roma.

Cty Centrimex năm 2000 thua ki ện và mất trắng 1,45 triệu USD vìđã từ

chối không nhận lô phân bón Đức.

Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) phải nộp phạt 200.000 USD do huỷ hợp

đồng thuê huấn luyện viên Christian Letard

Bảng 2.8 Thống kê thăm dò ảnh hưởng bởi thay đổi chính sách của nh à nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo

Thang điểm và số ý kiến đồng ý

Các tiêu chí

1 2 3 4 5

Điểm

TB

Ảnh hưởng bởi thay đổi chính sách của nhà nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo.

1 2 2 9 12 4.12

Nguồn: Do tác giả tổng hợp khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp

Kết quả trên cho thấy thực trạng là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chịu ảnh hưởng rất lớn từ thay đổi chính sách điều hành xuất khẩu gạo. Thang điểm trung bình 4,12 điểm, trong đó có đến 12 doanh nghiệp chọn mức ảnh h ưởng là mức 5.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)