Trong thời gian qua chúng ta thực sự ch ưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu và phát triển giống lúa chất lượng cao và chưa có ngành công ngh ệ hạt giống, giống lúa chủ yếu do ng ười dân tự lưu chuyển từ vụ trước sang vụ sau nên chỉ trong thời gian giống lúa sẽ bị thoái hóa. Hạt giống ch ưa được quan tâm đúng mức nên việc phát triển và duy trì các giống lúa tốt rất hạn chế. Việc trồng lúa không theo nhu cầu của thị trường mà chủ yếu quan tâm đến sản l ượng lúa, thâm canh tăng vụ, chưa được quy hoạch cụ thể và chắc chắn. Giống lúa phân thành các nhóm sau:
- Nhóm giống lúa thơm, gần như đặc sản, cơm ngon, dẻo và thơm như: Lúa Nàng Hương (được trồng chủ yếu tại Long An, An Giang, và một ít ở Sóc Trăng), Nàng thơm chợ đào(được trồng trên xã Mỹ Lệ, tỉnh Long An), Hoa Lài (hiện trồng ít tại xã Long An, Huyện Long Thành, Đồng Nai), Nàng Nhen thơm (huy ện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Jasmine 85…Ngoài ra còn có các giống lúa mới triển vọng, vừa có năng suất cao, vừa kháng sâu bệnh t ốt, vừa có phẩm chất tốt: MTL 499, OM 5981, OM 4088, OM 4218, OM 5472, OM 5930. Các giống đặc sản, thơm nhẹ, chống chịu được bệnh vàng lùn như: OM 3536, ST3, ST5, Jasmine 85, OM 4900, OM 6162.
- Nhóm giống lúa gạo hạt dài, chất lượng cao: các giống lúa này đạt một số chỉ tiêu cơ bản về phẩm chất gạo nh ư: Các giống cũ chống chịu đ ược rầy nâu và bệnh vàng lùn : AS 996, OM 4498, OM 2395, OMCS 2000, MTL 384, VN 95 -20, HD1. Các giống lúa mới, năng suất cao, chống chịu đ ược rầy nâu và bệnh vàng lùn : OM 6073, OM 6071, OM 4900, OM 6561, OM 6297, OM 5981, OM 4059, OM 5453, OM 5199, OM 5464, OM 5490, OM 4101, OM 5756, OM 6162, VN 121, VN 24 -4, MTL 499 được trồng chủ yếu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với sản lượng lúa chiếm 50% của cả n ước, trong đó, lúa dùng cho xuất khẩu chiếm đến 90%.
- Nhóm giống chất lượng gạo trung bình - khá: các giống lúa này chủ yếu để sản xuất loại gạo 25% tấm, n ên thường có hạt gạo ngắn h ơn, hàm lượng amylose cao, khô cơm như: IR50404, OM576…Th ị trường tiêu thụ các loại gạo này chủ yếu tại các nước nghèo, giá bán thấp; các giống này thường nhiễm sâu bệnh do bị thoái hóa.
Giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất l ượng sản phẩm gạo. Hiện giống lúa và hệ thống cung cấp giống lúa vẫn là thách thức lớn cho sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hệ thống chính thống nh ư các viện, trường, trung tâm, công ty Nh à nước chỉ đảm bảo 10-15% lượng giống cung cấp cho sản xuất; các tổ, HTX giống v à tư nhân sản xuất đáp ứng 10-15%. Như vậy,còn khoảng70% hạt lúa sản xuất vẫn chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia.
2.3 Thực trạng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời
gian qua
2.3.1 Quá trình thu gom và xây xát, đấu trộn gạo theo tiêu chuẩn
xuất khẩu
Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 205 doanh nghiệp (Theo số liệu thống kê của
Hiệp hội Lương thực Việt Nam), có đủ điều kiện xuất khẩu gạo với h ơn 5.000 nhà máy chế biến xay xát trên cả nước, trong đó chỉ có 11 doanh nghiệp xuất khẩu lớn (chiếm 69% khối lượng xuất khẩu trung bình cả nước), 82 doanh nghiệp đạ t năng lực xuất khẩu dưới 1.000 tấn/năm, 71 doanh nghiệp còn lại xuất khẩu với số l ượng ít (Trong khi đó, Thái Lan luôn là nư ớc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, song nước này chỉ có khoảng 12 – 15 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu).
Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu tập trung vào thu mua gạo nguyên liệu từ thương lái, nhà máy xay xát,.. nên ch ất lượng không đồng đều, không có th ương hiệu nên giá trị thấp. Ít có doanh nghiệp tập trung đầu t ư vào sản xuất, bảo quản, chế biến và xây dựng thương hiệu.
Theo số liệu khảo sát 26 doanh nghiệp xuất khẩu từ Đà Nẵng đến Cà Mau,
có đến 24/26 doanh nghiệp không mua trực tiếp từ nông dân mà chủ yếu mua từ
nhà máy xay xát, doanh nghiệp, thương lái.
(Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2009, Các doanh nghiệp được khảo sát đóng góp khoảng 3 triệu tấn xuất khẩu chiếm 50% l ượng xuất khẩu, đạt kim ngạch 1,25 tỷ USD chiếm 51,3 % kim ngạch xuất khẩu của cả n ước )
Trong bảng kết quả khảo sát trên tác giả đãđưa ra khoảng 12 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, đánh giá mức độ quan ngại từ mức 1 đến mức 5 (ít quan ngại nhất là mức 1, quan ngại nhất l à điểm 5). Số ý kiến đồng ý sẽ nhân với số điểm t ương ứng, cộng lại và chia trung bình cho tổng số người tham gia trả lời câu hỏi này.
Kết quả khảo sát trên cho thấy rủi ro do ảnh hưởng từ thay đổi chính sách nhà nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo có đến 4,12 điểm; Tiếp đến là yếu sự bất ổn định của giá gạo thế giới 3,96 điểm.
Các yếu tố ít ảnh hưởng nhất là : tỷ giá, số lượng cung ứng( sản lượng), việc dự báo, phân tích, đánh giá v ề giá gạo không chính xác.
Hình 2.2 Mức quan ngại các loại rủi ro của các DN xuất khẩu
- Trục tung: điểm số chỉ mức quan ngại rủi ro;
- Trục hoành: loại rủi ro
1. Thay đổi chính sách của nhà nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo
2. Sự bất ổn định của giá gạo thế giới
3. Giá cả
4. Lãi suất ngân hàng
5. Điều kiện tự nhiên: lũ lụt, thiên tai,…
6. Cạnh tranh giá gạo của các nước xuất khẩu gạo h àng đầu thế giới(Thái Lan, Ấn Độ…) 7. Cơ chế phân phối, quản lý hợp đồng xuất khẩu gạo của Hiệp Hội Lương Thực và chính phủ
8. Chất lượng gạo
9. Hệ thống kho, máy móc thiết bị, kỹ thuật bảo quản hạn chế
10. Tỷ giá hối đoái
11. Việc dự báo, phân tích, đánh giá về giá gạo không chính xác
12. Số lượng cung ứng
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo
- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nguồn: Do tác giả tổng hợp khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp
Đối với kênh thị trường nội địa, qua các khâu từ ng ười sản xuất (chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; trang trại, hợp tác xã) qua các nấc trung gian là thương lái, doanh nghiệp kinh doanh chế biến, đến ng ười tiêu dùng qua các kênh như ch ợ, siêu thị…
Hệ thống kho chứa gạo (silo) có công suất chứa gần 2 triệu tấn (nh ưng chỉ mang tính tạm thời, không thể tồn trữ, bảo quản thời gian dài). Tuy nhiên, hầu hết các kho chứa hiện không được sử dụng hoặc sử dụng không hợp lý, nguyên nhân là
do tập quán kinh doanh lúa gạo hiện nay: các nhà xuất khẩu chủ yếu mua gạo lức từ các nhà máy xay xát, đ ể xát trắng lại và xuất khẩu, nên họ không cần kho chứa, nếu có chỉ là chứa tạm.
Từ hạt lúa thu hoạch trên ruộng đến khi thành gạo xuất khẩu phải qua nhiều công đoạn. Đó là thu mua lúa, vận chuyển về các nhà máy xay lúa; xay xát, cung ứng gạo nguyên liệu cho các nhà máy đánh bóng; đánh bóng g ạo nguyện liệu trở thành gạo thành phẩm, vận chuyển gạo thành phẩm đến cảng(cụ thể: th ương lái nhỏ hay còn gọi là “hàng xáo” -> chủ vựa lúa -> nhà máy xay xát nguyên liệu -> nhà máy lau bóng -> doanh nghiệp xuất khẩu).
Hình 2.3 Sơ đồ sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ VFA và AGROINFO
Hình thức giao dịch nông sản phổ biến hiện nay là mua bán tự do giao hàng ngay và không có hợp đồng giữa nông dân với những ng ười thu gom (thương lái); mua bán thông qua ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, giao dịch qua chợ đầu mối, trung tâm giao dịch nông sản rất hạn chế, mà chủ yếu là thông qua thương lái, các nhà máy xay xát.
Mạng lưới thu mua, vận chuyển, công nghệ chế biến lúa hàng hóa vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có s ự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực nhà nước. Bên cạnh đó cũng có hạn chế là đẩy giá lúa, gạo tăng lên, trong khi giá mua tại ruộng của nông dân không cao, đôi khi người nông dân bán lúa trong tình trạng lỗ lã vì không có kho bãiđể dự trữ. Thực tếcho thấy nông dân
Nông dân, Người trồng lúa Thương lái, Hàng xáo Nhà máy xay xát tại địa phương Nhà máy, DN cung ứng gạo xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu VFA, tổ điều hành xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, khách hàng
làngười trực tiếp sản xuất ra lúa gạo nh ưng chưa quyết định được giábán, bên cạnh đó yếu tố vốn để sản suất mùa vụ tiếp theo không có, cụ thể nh ư đất (tiền cày xới, làm mặt bằng và cả tiền thuê đất), tưới - tiêu, giống, phân, thuốc, chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, tiền công (thuê nhân công bên ngoài và công của gia đình), lãi vay... nên ngay khi thu hoạch xong nông dân lại bán ngay để chuẩn bị cho vụ tiếp theo, nên chuyện được mùa mất giá là khó tránh.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo còn lạc hậu hiện vẫn còn đang sử dụng. Thương lái mua lúa tươi, quy trình sấy khô không đảm bảo kỹ thuật càng khiến cho chất lượng hạt gạo xuống thấp h ơn nữa, một nguyên nhân nữa là thương lái nhỏ lẻ, mua nhỏ lẻ, mua nhiều loại lúa, trộn lẫn với nhau và xay ra chủ yếu gạo phẩm cấp thấp.
2.3.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu
Nhờ chủ động được nguồn cung trong n ước và cơ hội thuận lợi từ thị tr ường thế giới, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 đã đạt được thành tựu đáng kể. Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo năm 2009 đã đạt 6.006.000 tấn, mức cao kỷ lục từ tr ước tới nay và bỏ xa kỷ lục đạt được ở năm 2005.
Bảng 2.2Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu từ năm2000-2009
Năm Sản lượng
(triệu tấn)
Kim ngạch xuất
khẩu( Triệu USD)
Giá bình quân(USD/tấn) 2000 3.477 667 192 2001 3.729 625 168 2002 3.241 726 224 2003 3.813 720 189 2004 4.060 859 212 2005 5.200 1,279 246 2006 4.640 1,276 275 2007 4.680 1,490 318 2008 4.830 2,663 551 2009 6.006 2,437 406
Theo đó, xuất khẩu gạo năm 2009 đã tăng 13,6% tương đương 708 ngàn t ấn, so với mức 5,2 triệu tấn của năm 2005 và lập kỷ lục mới về khối l ượng gạo xuất khẩu. So với năm 2008, xuất khẩu gạo tăng 24,34% về l ượng tương đương 1,176 triệu tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại giảm 10 ,13% tương đương 270 tri ệu USD, do giá xuất khẩu năm nay thấp h ơn so với năm 2008 nhưng giá trị xuất khẩu gạo năm 2009 vẫn cao hơn 34,6% so với mức giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn
2006-2008.
Theo số liệu thống kê, Philippines, Malaysia và Singapore vẫn tiếp là 3 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009. Philippines - nước
nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của
Việt Nam hiện nay.
Theo VFA, xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 đạt 5,393 triệu tấn gạo các loại,
trị giá FOB đạt 2,280 tỉ USD - tăng 8,51% về số lượng và tăng 12,9% về trị giá
FOB so với năm 2009. Giá xuất khẩu bình quân FOB đạt 422,67 USD/tấn - tăng
16,43 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, hợp đồng tập trung đạt 2,202
triệu tấngạo các loại- chiếm 40,83% so với số l ượng xuất khẩu, giảm 3,46% so với
cùng kỳ năm 2009. Hợp đồng th ương mại đạt 3,191 triệu tấn gạo các loại - chiếm
59,17% so với số lượng gạo xuất khẩu, tăng 18,67% so với cùng kỳ năm 2009.
Hình 2.4 Xuất khẩu gạo của Việt Nam 2000-2009
3.477 3.729 3.241 3.813 4.060 5.200 4.640 4.680 4.830 6.006 667 625 726 720 859 1,279 1,276 1,490 2,437 2,663 0 1 2 3 4 5 6 7 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000
Sản lượng (triệu tấn) Kim ngạch xuất khẩu( Triệu USD)
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA)
2.3.3 Thị trường xuất khẩu
Gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị tr ường chính nhưng chủ yếu là sang châu
Á như các nước Philippines, Malaysia, Cu Ba, Singapore. Hợp đồng tập trung phần
khẩu. Sau khi ký kết, số l ượng hợp đồng gạo sẽ đ ược phân bổ cho các doanh nghiệp
thuộc VFA tùy theo năng lực. Còn hợp đồng thương mại là các hợp đồng do doanh
nghiệp tự xoay xở tìm kiếm được.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc
biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị tr ường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là th ị trường xuất khẩu gạo lớn của
Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm
mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm h ơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do có thể
tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị tr ường trong nước, vì lượng dự trữ trong nước
cao và mở rộng sản xuất.
Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng vị trí số một, chiếm gần 40% tổng l ượng gạo
xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007
Hình 2.5 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Vi ệt Nam, 2008
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Năm 2009 xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu
USD, chiếm 34,43% kim ngạch; tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt
272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm
Hình 2.6 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2009 917,1 272,2 133,6 81,6 37,1 191,0 20,2 15,7 16,4 7,2 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Phili ppin es Mala ysia Sing apor e Nga Cu B a Ucra ina Nam Phi Indo nesi a 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
Khối lượng (1000 tấn) Kim ngạch (Triệu USD)
1000 tấn Triệu USD
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
2.4. Thực trạng quản trị rủi ro đối với hoạt động xuất kh ẩu gạo tại việt
nam
2.4.1 Thực trạng quản trị rủi ro xảy ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu
gạotại việt nam
2.4.1.1 Rủi ro giá cả nguyên liệu
Do đặc điểm của xuất khẩu gạo là theo thời vụ, số lượng gạo cung cấp trên thị trường không đều vào mỗi thời điểm trong năm, điều này phụ thuộc vào thời gian
gieo trồng và thời gian lưu kho gạo không cao; dễ bị kém, mất phẩm chất.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là ký hợp đồng trước sau đó
mới mua vào, khi đó ảnh hưởng rất lớn nếu giá nguyên liệu tăng thì dễ dẫn đến
doanh nghiệp bị lỗ khi thực hiện hợp đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt
Nam ký hợp đồng kỳ hạn từ 2 tháng đến 9 tháng bằng hình thức chào thầu, giá xuất
khẩu sẽ dựa trên: giá hiệp hội làm tiêu chuẩn và giá nguyên liệu tồn kho nên sau khi
thực hiện ký hợp đồng hoặc do Hiệp Hội L ương Thực Việt Nam giao chỉ tiêu xuất
khẩu thì các doanh nghiệp thực hiện thu mua lại từ các doanh nghiệp khác không có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tư thương, trong khi các doanh nghi ệp không có trong tay nguồn dự trữ gạo.
Các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khi ký tr ước hợp đồng mua gạo để
xuất khẩu thì phải ứng trước từ 70-90% ngay khi ký hợp đồng, việc này gây ảnh
bởi quy chế hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải kiểm tra chân hàng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ứng tr ước với khoản vốn lớn rủi ro nợ khó đòi cao.