Nâng cao chất lượng gạo, cải tiến kỹ thuật canh tác, nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 95 - 107)

ra các giống lúa tốt

Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt với các nước như Thái Lan, Pakistan, Bangladesh và Myanmar về giá, chất lượng gạo. Trong suốt thời gian qua

chúng ta liên tục tăng về lượng xuất khẩu, nhưng đến lúc phải tập trung chuyển sang cạnh tranh về chất lượng mới đảm bảo được thị phần và nguồn thu từ xuất khẩu. Vấn đề về “chất lượng nông sản” là một vấn đề nóng bỏng v à được nhiều người quan tâm. Trong các mậu dịch gạo quốc tế, cũng giống n hư những mặt hàng khác, thì chất lượng gạo luôn gắn liền với hiệu quả xuất khẩu và cũng là công cụ cạnh tranh hàng đầu hiện nay, đặc biệt khi xuất khẩu sang các n ước phát triển và các nướcNIC thì đòi hỏi chất lượng phải đạt tiêu chuẩn như: hình dáng và kích cỡ hạt gạo, dinh dưỡng cao, mùi vị, màu sắc, tỷ lệ hạt bạc bụng…Nh ưng hiện nay, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị tr ường bên ngoài vẫn còn giá trị thấp và kém chất lượng. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng kém đó là do sự ảnh hưởng của công đoạn trong khâu canh tác và thu hoạch lúa như: thời điểm thu hoạch, cắt, tách hạt, vận chuyển, phơi sấy, chế biến…từ đó đã dẫn đến thất thoát và giảm chất lượng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần đ ược mở rộng và phát triển nhanh hơn khi bước vào thị trường thế giới trong thời kì hội nhập hiện nay.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa là một yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất l ượng sản phẩm, trong đó nông dân đứng dưới dạng là thành viên công ty. Công ty và nông dân sản xuất đều hưởng lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp cung cấp ph ương tiện, vật tư sản xuất, bảo quản sau thu hoạch…khi đó nông dân sản xuất lúa đúng kỹ thuật v à yêu cầu của doanh nghiệp. Một khi đã thực hiện đúng khâu này, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn hàng, gạo đạt chất lượng theo yêu cầu của đối tác, còn nông dân giảm chi phí đầu tư sản xuất, không bị thương lái ép giá khi thu ho ạch rộ.

Để nâng cao phẩm chất và giảm thất thoát trong khâu canh tác, thu hoạch và sau thu hoạch, trước hết các nhà máy chế biến lúa gạo nên lắp đặt thêm máy sấy để chất lượng gạo được nâng lên nhờ khâu sấy lúa. Thiết lập thêm các hệ thống kho bảo quản đúng tiêu chuẩn để chủ động phân phối và giữ được chất lượng sản phẩm trong thời giandự trữ. Thêm đó, ta cần áp dụng các biện pháp sinh học nhằm tạo ra các loại giống cho năng xuất cao và chống sâu bệnh tốt. Trong đó ta cần chú trọng các giống lúa đặc sản truyền thống của địa ph ương (Nàng Nhen, Jasmine85…), nhanh chóng hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cho xuất khẩu và các hệ

thống nhân giống lúa thích hợp từ đó đảm bảo tốt giống thuần, khắc phục đ ược tình trạng giống lai tạp, xuống cấp.

Các doanh nghiệp xuất khẩu liên kết các đơn vị nghiên cứu khoa học như

Viện/Trường để ứng dụng nhanh các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo

giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao, ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng

sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và thích nghi điều kiện

tiểu vùng sinh thái và thay đ ổi khí hậu toàn cầu.Hỗ trợ chuyển giao các giải pháp

kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng

các tiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao,

phẩm chất tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân.

3.2.6 Các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh tìm thị trường, quảng cáo

tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại

Trong thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam chỉ chú trọng đến thị trường giá

thấp. Sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống khiến gạo xuất khẩu của Việt

Nam luôn có mức giá thấp vàchưa có vai trò điều tiết thị trường.Các doanh nghiệp

xuất khẩu gạo chỉ quan tâm nhiều đến th ương vụ nên chưa quan tâm đến việc đầu tư

xây dựng thương hiệu, cơ sở hạ tầng, nguồn hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới cho ngành gạo bằng việc

quảng bá thương hiệu gạo Việt từ đó nâng cao đ ược giá trị hạt gạo, giúp tăng thu

nhập cho người nông dân và giúp nông dân, nhà kinh doanh lúa gạo, nhà nước định hướng, qui hoạch trong việc đầu t ư và triển khai các giống lúa ở các vùng tập trung

phù với điều kiện sản xuất lúa xuất khẩu. Qua đó khi thành lập thương hiệu cũng

giúp các nhà khoa học nghiên cứu không ngừng tìm ra những giống tốt phù hợp với

thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nư ớc và ứng dụng khoa học công nghệ

vào khâu chế biến, bảo quản đúng qui cách, tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thăm dò sở thích thói quen, nhu cầu sử dụng gạo trong n ước và nước ngoài,

thông qua đó thành l ập nhiều thương hiệu đặc sản trong nước: Nàng Nhen, thơm

Chợ Đào, Tám Xoan, Jasmine…ti ếp theo đó trở thành thương hiệu quốc tế. Đồng

thời phải có những chiến l ược quảng bá sản phẩm thông qua các khâu đóng gói,

mẩu mã của bao bì, khâu thu hoạch.

Liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh, nâng cao giá trị chất lượng và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trong xu hướng hội nhập. Việc xây dựng

thương hiệu, tên thương hiệu, định vị thương hiệu, logo cũng như hình thức, kiểu

người Việt Nam cũng nh ư tính độc quyền thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác truyền thông cũng góp phần quảng bá th ương hiệu gạo Việt Nam trên

trường quốc tế..

Bên cạnh đó việc doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh không chỉ đảm bảo sản xuất mà đáp ứng yêu cầu về chất lượng và xây dựng thương

hiệu riêng. Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng c ường quan hệ với khách

hàng truyền thống cũng như thiết lập quan hệ khách hàng mới trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tr ên cơ sở đảm bảo giá bán phù hợp, không ép giá và cạnh tranh phá giá. Để thực hiện có kết qu ả các mục tiêu đề ra, trước hết các doanh nghiệp phải thống nhất, đoàn kết dưới sự điều phối của Hiệp

Hội Lương Thực Việt Nam và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ vì lợi ích chung,

tạo sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là trong thời kỳ hội nhập

ngày càng sâu rộng. Kiên quyết đấu tranh với hiện t ượng tiêu cực, gian lận, bán phá

giá gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người sản xuất nói riêng và lợi ích quốc gia

nói chung.

Giá gạo thị trường thế giới biến động từng giờ, từng ng ày, do đó doanh nghiệp

không ngừng cập nhật thông tin thị tr ường để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing và định vị thương hiệu

cho gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Hỗ trợ về nguồn giống tốt, kỹ thuật từ các

nhà khoa học, doanh nghiệp thu mua lúa từ nông dân,đồng thời có sự hỗ trợ từ phía nhà nước từ đó nông dân yên tâm sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng

phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu Gạo Việt.

3.2.7 Xácđịnh rõ mục tiêu và lợi ích của phòng ngừa rủi ro

Các doanh nghiệp xuất khẩu khi thực cần phân biệt rõ giữa đầu cơ và phòng ngừa rủi ro, nếu không xác định đ ược mục tiêu và lợi ích thực sự từ việc phòng ngừa rủi ro thì dễ dẫn đến đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ. Nếu lạm dụng

quá nhiều công cụ phái sinh thì dễ dẫn đến rủi ro nếu dự báo sai. Chính vì vậy các

doanh nghiệp xuấtkhẩu cần có phương án để phòng ngừa vì các công cụ phái sinh

là hàng hóa bậc cao của thị trường tiền tệ và chứng khoán, do vậy đi đôi với việc

từng bước nghiên cứu để khai thác lợi ích của các công cụ phái sinh này trong phòng chống rủi ro cho doanh nghiệp thì cũng phải tính đến việc chính những công

cụ này cũng có nguy cơ làm phát sinh rủi ro, từng nhà quản trị doanh nghiệp cần

phải hiểu rõ về bản chất và những rủi ro gia tăng từ công cụ tài chính phái sinh. Tùy thuộc vào mục đích, tiềm lực tài chính, trạng thái kinh doanh hiện có và nhận dạng được các dạng rủi ro phát sinh tiềm ẩn đối với hoạt động của doanh

nghiệp để thiết kế chương trình quản trị rủi ro riêng cho doanh nghiệp bằng việc sử

dụngcông cụ tài chính phái sinh để tránh những nảy sinh rủi ro không đáng có.

Doanh nghiệp có thể sửdụngcông cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro với các mục đích như phòng ngừa rủi ro tài chính; đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ s ở tạo trạng thái mở về lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa,... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận, trên cơ sở đó các doanh nghiệp không phải đối mặtvới rủi ro xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ phá sản.

Việc sửdụngcác các công cụ phái sinh hay các giải pháp để phòng ngừa rủi ro

của doanh nghiệp không chỉ nhằm mục tiêu là giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

mà còn hạn chế bớt rủi ro biến động giá cả ảnh h ưởng đến đời sống nông dân, an

ninh lương thực vàổn định nền kinh tế trong n ước./.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích từ thực tiễn những nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro và quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghi ệp xuất khẩu, người nông dân... Bên cạnh đó tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, chính phủ, các tổ chức tín dụng...về những vấn đề cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng để phòng ngừa cho bản thân doanh nghiệp và người nông dân, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phát triển bền vững, ổn định trong nền kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua, tôi thấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam rất nhạy cảm với giá gạo của Thế Giới, mặc dù xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, nhưng tỷ trọng gạo chất lượng cao còn thấp, giá xuất khẩu không cao, ch ưa có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo thế giới. Khi giá gạo thế giới có chiều h ướng tăng thì các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rủi ro về giá do đã ký hợp đồng ký trước giá thấp trong khi đó giá nguyên liệu trong nước lại tăng theo giá của thế giới, đặc biệt là người nông dân chịu rủi ro nhiều nhất. Hiện nay tại Việt Nam, hệ thống kho chứa lúa gạo ch ưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ xuất khẩu, các biện pháp để phòng ngừa rủi ro về giá trên thị trường quốc tế chưa có doanh nghiệp nào thực hiện. Do đó việc phòng ngừa biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta rất cần thiết.

Để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo có thể tiếp cận đ ược các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo trên thị trường nông sản quốc tế, cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, cũng các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và sử dụng. Bên cạnh các giải pháp cho ngành gạo đã nêu trên, nhà nước cần có cơ chế chính sách điều hành xuất khẩu gạo hợp lý nhằm hạn chế rủi ro cho nông dân, doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế của nước ta nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), “Quản trị rủi ro tài chính”,

NXB Thống kê.

2. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt (2006), “Đầu t ư tài chính”, NXB Th ống kê.

3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), “Tài chính doanh nghi ệp hiện đại”, NXB Thống kê.

4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2005), "Tài chính quốc tế", NXB Thống kê.

5. Nguyễn Thị Ngọc Trang, "Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro nh ư thế nào", Tạp chí Phát triển kinh tế số 212, tháng 6 năm 2008.

6. Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Biến động giá hậu WTO & ch ương trình hành động của doanh nghiệp: Quản trị rủi ro”, Tuổi trẻ cuối tuần, ng ày 13/01/2007.

7. Hồ Quốc Tuấn, "Xã hội cần tâm lý quản trị rủi ro", VnEconomy ngày 10/3/2008.

8. AgroMonitor “ Giá sàn và xu ất khẩu lúa gạo”, Cty CP phân tích và dự báo Thị trường Việt Nam.

9. Sara Forssell, (3/2009), Rice price policy in Thailand – policy making and recent developments, Department of Economics - University of Lund, Sweden.

10.Thai Government Report (2004), Thailand’s rice strategy 2004-2008: To become the “World’s Kitchen”

Danh sách các trang Web tham khảo:

www.vietfood.org.vn www.nciec.gov.vn www.atpvietnam.com; www.chinhphu.vn; www.gso.gov.vn;

www.mof.gov.vn, www.mpi.gov.vn; www.vcci.com.vn; www.agroviet.gov.vn; www.saigontimes.com.vn/tbktsg; www.tuoitre.vn; www.tcptkt.ueh.edu.vn; www.thanhnien.com.vn; www.vnn.vn; www.vnEconomy.vn. usda.mannlib.cornell.edu www.cpv.org.vn cafef.vn www.infotv.vn www.baocongthuong.com.vn www.cmegroup.com và một số trang web khác.

Các văn bản pháp luật tham khảo:

1. Quyết định số 13/QĐ/HHLTVN ngày 30/07/2009 của Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam;

2. Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 22/09/2009 của Thủ Tướng Chính phủ;

3. Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg ngày 21/07/2008 của Thủ Tướng Chính phủ;

4. Văn bản số 2578/TTg-KTTH ngày 23/12/2009 của Thủ Tướng Chính phủ;

5. Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/08/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008

6. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ;

7. Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 của Thủ Tướng Chính phủ;

8. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/02/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

9. Quyết định số 430/QĐ-NHNN ngày 24/12/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

10. Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

11. Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

STT Tên đơn vị Địa chỉ 1 Tổng Công ty Lương thực Miền Nam 42 Chu Mạnh Trinh, Q1, Tp.HCM

2 Công ty CP XNK NSTP Cà Mau 969 Lý Thường Kiệt - Phường 6 - Thành phố Cà Mau 3 Công ty Lương thực Long An 10 - Đường Cử Luyện - Phường 5 - Tân An - Long An 4 Công ty Lương thực Tiền Giang 256 - Khu phố 2 - Phường 10 - TP Mỹ Tho - Tiền Giang 5 Công ty Lương thực Đồng Tháp 531 Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 6 Công ty Lương thực Sông Hậu Lô 18 - Khu công nghiệp Trà Nóc - TP Cần Thơ

7 Công ty Lương thực Thực Phẩm An Giang 06 - Nguyễn Du - Phường Mỹ Bình - TP Long Xuyên - tỉnh An Giang 8 Công ty Lương thực Bạc Liêu A13/150 - Đường Võ Thị Sáu - Thị xã Bạc Liêu

9 Công ty Lương thực Trà Vinh 102 - Trần Phú - Thị xã Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh

10 Công ty Nông sản TP Tiền Giang Ấp Bình, xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang

11 Công ty Lương thực Sóc Trăng 29 Nguyễn Hùng Phước, Phường 1, TP Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 95 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)