Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý về các công cụ phái sinh,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 77 - 107)

chiến lược hỗ trợ ngành gạo và cácquy định về xuất khẩu gạo

Hiện tại do xuất phát nền kinh tế còn lạc hậu và tập quán kinh doanh ở Việt Nam chưa cho phép áp d ụng rộng rãi các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ các công cụ phái sinh, từ chỗ là công cụ phòng chống rủi ro sẽ mang đến những mầmhọa khôn lường cho nền kinh tế. Do vậy, để tránh điều đó, chúng ta cần xây dựng những trụ cột c ơ bản đảm bảo việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh đư ợc bền vững:

- Hoàn thiện và sửa đổi các văn bản về luật chongành tài chính các tổ chức tín dụng;

- Hoàn thiện và bổ sung khung pháp lý điều chỉnh cho công cụ phái sinh về luật doanhnghiệp, luật kế toán, luật thuế;

- Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh;

Sửa đổi những quy định không phù hợpvới Luật kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp, đồng thời xây dựng bổ sung các Chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế; Hài hoà nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam, không có sự khác biệt lớn (trọng yếu) về nội dung kinh tế, không tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này cần có sự hợp tác liên kết để soạn thảo các chuẩn mực kế toán, quy định từ Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Hiệp hội kế toán, kiểm toán; Hiệp hội ngân hàng; các Công ty kiểm toán; các trường đại học…

- Cụ thể hóa các nghiệp vụ phái sinh trong hạch toán kế toán: Hiện nay,

theo các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán, luật thuế, quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vẫn chưa ghi nhận, hạch toán đúng tính chất nghiệp vụ các khoản chí phí hợp lý cho việc sử dụng công cụ phái

sinh để phòng ngừa rủi ro nguyên nhân do tính chất phức tạp liên quan đến giá trị tài sản ở các thời điểm trong t ương lai. Vì thế rất khó có khả năng xác định những tác động của công cụ phái sinh lên thu nhập của công ty qua báo cáo tài chính truyền thống.

- Bổ sung quy chế quản lý tài chính của các công ty nh à nước:Bổ sung điều

11 “Công ty nhà nư ớc có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước tại công ty bằng các biện pháp” trong nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về việcban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác như: rủi ro có thể xảy ra về giá cả hàng hoá, tỷ giá, các khoản công nợ nước ngoài đề nghị các doanh nghiệp có bộ phận quản trị rủi ro để kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rủi ro để bảo toàn vốn của nhà nước.

Nâng cao vai trò Tổ điều hành xuất khẩu gạo: Nhà nước cần có kế hoạch điều tiết thị trường, có chính sách hỗ trợ trực tiếp đến nhà sản xuất - lưu thông -xuất khẩu một cách hợp lý để đảm bảo lợi ích tr ước mắt và lâu dài. Khi có biến động lớn về giá gạo, Tổ điều hành xuất khẩu kịp thời điều chỉnh hướng dẫn giá sàn xuất khẩu gạo phù hợp với biến động của thị tr ường, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cạnh tranh hạ giá thấp làm hại đến nền kinh tế, tăng cường vai trò của các công ty kiểm định chất lượng gạo xuất khẩu. Tổ điều hành xuất khẩu gạo cần có sự điều tiết khách quan, vừa đảm bảo sản xuất lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân, vừa không tạo sức ép cho doanh nghiệp, đảm bảo an ninh l ương thực và nâng cao vị thế thương hiệu gạo Việt Nam.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân kéo giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch và góp phần tăng lợi nhuận từ thu hoạch lúa nh ư:

+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung tạo điều kiện việc đ ưa cơ giới vào sản xuất, trang bị công cụ và máy móc cho khâu thu hoạch lúa, các công cụ gặt phải được cảitiến dễ dàng trong việc thu hoạch lúa;

+ Nghiên cứu, chuyển giao xây dựng kho dự trữ bảo quản tại nông hộ, sân phơi, xay xát, chế biến lúa gạo;

+ Tuyểnchọn và đưa vào sản xuất các giống lúa vừa cho năng suất chất l ượng cao lại có độ rơi rụng hạt thấp;

+ Tuyên truyền rộng rãi cho nông dân tầm quan trọng của việc giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo và tập huấn cho họ cách thức, ph ương pháp cụ thể để áp dụng vào sản xuất. Không chỉ h ướng dẫn họ giảm tổn thất sau thu hoạch mà cần hướng

dẫn kỹ thuật canh tác, bảo quản để giảm cả tổn thất tr ước và trong thu hoạch, có như vậy việc giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo mới đúng quy trình và đồng bộ thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch sẽ đ ược cải thiện trong thời gian tới.

-Ứng dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủiro: Yêu cầu mở cửa thị trường

tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh: Mở cửa thị tr ường các công cụ tài chính phái sinh, đ ể tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân h àng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quanhoạch định chính sách. Trong những tr ường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ l à độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía ng ười mua gánh chịu. Tác dụng ng ược của các độc quyền khiến các công cụ phòng ngừa rủi ro không tồn tại trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao, với hy vọng lợi nhuận cao hơn bằng cách đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ và bất ổn của giá cả thị trường. Do đó, Chính phủcần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, các định chế tài chính đủ cho các sản phẩm phái sinh và thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.

- Ngoài ra, cần phát triển các dạng loại hình kinh tế hợp tác để thuận lợi cho

đầu tư, sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra, trong đó liên kết 4 nhà: “nhà nông, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nư ớc” là khâu mấu chốt cần được quan tâm hàng đầu. Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, trong đó tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cungứng lúa gạo, cần được đặc biệt chú ý đến vai trò của thương lái, hàng xáo.

3.1.2 Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam hỗ trợ cung cấp thông tin, dự báo

sự biến động của thị tr ường gạo, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu để lựa

chọn tham gia vào thị trường giaodịch nông sản

Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam tăng cường tìm kiếm thị trường mới, tham gia đấu thầu có hiệu quả, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung với số l ượng lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, đảm bảo nguồn vốn lưu động

tiếp tục kinh doanh. Cảnh báo các thị trường xuất khẩu có thể xảy ra rủi ro thanh toán trước khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu.

Các thành viên trong VFA phải liên kết chặt chẽ với nhau và với nông dân nhằmlà chỗ dựa cho doanh nghiệp và nhà nước. Cần nghiên cứu các hình thức giao dịch xuất khẩu để doanh nghiệp trong n ước phòng ngừa rủi ro biến động giá, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, Hiệp hội Lương Thực Việt Nam cần tổ chức lại lực lượng thu gom, hàng xáo nhằm xây dựng hệ thống hàng xáo, thương lái để đảm bảo cán cân cung- cầu trên thị trường và doanh nghiệp, nông dân đều có lợi.

- Cung cấp thông tin, dự báo diễn biến tình hình biến động lương thực trên

thế giới: Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất

kinh doanh của mình là chính nên có ít thông tin về thị trường gạo trên thế giới, điều kiện tiếp cận với các nhà nhập khẩu trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin về biến động giá cả, nhu cầu lương thực, tỷ giá, lãi suất rất quan trọng đối với nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Việt Nam ít quan tâm đến giá gạo giao sau, kỳ hạn mà chỉ quan tâm đến giá hiện tại trên thị trường thế giới để có thể thực hiện được trong tương lai. Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam cần chủ động cân đối nguồn h àng để duy trì nhịp độ xuất khẩu các tháng trong năm, tránh xuất ồ ạt để lấy l ượng.

Để công tác dự báo chính đ ược chính xác phát huy đ ược hiệu quả thì không phải là việc dễ dàng cần dựa trên các nguồn thông tin khác nhau để từ đó phân tích dự báo, đặc biệt là ngành lúa gạo ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố: thiên tai, môi trường canh tác bị tàn phá, dân số tăng nhanh...

- Cần định hướng cho doanh nghiệp thành viên xây dựng thương hiệu Gạo

Việt:

Tăng cường năng lực thực thi quản lý các chuyên ngành này phải đáp ứng yêu cầu vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Hiệp Hội Lương Thực cần lập quỹ đầu tư, hỗ trợ cho nông dân nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Quỹ này do các doanh nghiệp xuất khẩu đóng góp, với các hình thức hỗ trợ:

+ Hỗ trợ công tác nghiên cứu, sản xuất lúa giống xác nhận cung cấp cho nông dân.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vay khô ng lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa, xay xát, kho bảo quản... hiện đại nhằm nâng cao chất l ượng lúa gạo.

+ Hỗ trợ máy tính cho h ơn 1.300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nối Internet để nông dân truy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa, tránh tình trạng thương lái ép giá khi mua lúa c ủa nông dân.

+ Hỗ trợ cho nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong quá trình thu hoạch lúa nhằm giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch

+ Điều hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Hiện tại gạo Việt Nam ch ưa tạo được thương hiệu để cạnh tranh trên thị quốc tế. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước nghèo, việc xuất khẩu chủ yếu l à đấu thầu, nếu trúng thầu thì mới xuất khẩu được, các hợp đồng th ương mại phát sinh mới hạn chế, chủ yếu là khách hàng truyền thống. Chất lượng gạo xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào giống lúa, trước đây sản xuất lương thực chủ yếu để đảm bảo nhu cầu trong nước nên việc chọn những giống lúa chủ yếu ngắn ng ày cho năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt. Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu hàng triệu tấn gạo vào thị trường thế giới thì yêu cầu giống lúa có chất l ượng gạo ngon, có độ dài ngắn thích hợp với nhu cầu của khách hàng là yếu tố hàng đầu đối với gạo xuất khẩu.

3.1.3. Tổ chức tín dụng và ngân hàngthương mạicung cấp nghiệp vụ phái

sinh xây dựngmức phí hợp lý cho sản phẩm phái sinh để Doanh nghiệp có thể thưc hiện được

- Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương m ại cần xây dựng chi phí giao dịch liên quan đến mua, bán, giao dịch công cụ phái sinh hợp lý để doanh nghiệp dễ tiếp cận. Cụ thể như các khoản chi phí:chi phí tìm kiếm thông tin, chi phí thương lượng với đối tác, chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tái thương lượng, chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế, chi phíủy quyền tác nghiệp, chi phí thực hiện v à giám sát, …

- Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp thông tin, bảo lãnh doanh nghiệp để tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa trên thế giới.Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch quốc tế và ký một mức quỹ tương ứng với 10% trên tổng giá trị giao dịch của doanh nghiệp và một mứcký quỹ duy trì

với ngân hàng để đảm bảo giá trị tài khoản trên sàn giao dịch thế giới. Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trường thế giới). Yêu cầu về vốn, thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh và tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế:

+ Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.

+Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế, nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống ngân h àng thương mại trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ ng ười mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa ng ười mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này đã được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam các giao dịch này còn hạn chế nhiều.

Các ngân hàng thương m ại thường xuyên tiếp cận doanh nghiệp, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối và quen dần với các công cụ phái sinh. Xem việc cung cấp các công cụ phái sinh là dich vụ kèm theo khi cung cấp các hoạt động tài chính.

Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có đ ược sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vìđây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.

Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích c ơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp v à phân tích thông tin đ ể dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông

qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối và quản trị có hiệu quả nguồn ngoại tệ thu từ hoạt động xuất

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo (Trang 77 - 107)