1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại

134 306 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ LAN OANH HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG TRÊN SÔNG CẦU THỜI CẬN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2013  ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ LAN OANH HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG TRÊN SÔNG CẦU THỜI CẬN ĐẠI Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ Thái Nguyên - 2013 LỜI CAM ĐOAN  !"#"$% &'()* +* ,'#-.%/012%) %3"34  #5(, &%#/* *6$'7*8.9:;< Tác giả luận văn Vũ Thị Lan Oanh Xác nhận của Trưởng khoa chuyên môn TS. Hà Thị Thu Thuỷ Xác nhận của Người hướng dẫn khoa học TS. Hà Thị Thu Thuỷ  LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Thu Thủy- Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Lịch sử- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào Tạo huyện Đại Từ, Lãnh đạo và tập thể cán bộ giáo viên Trường THPT Đại Từ, nơi tôi công tác, giảng dạy đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, Phòng Văn hóa Thông tin huyện, Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Bảo vệ sông Cầu- tỉnh Thái Nguyên, thầy giáo Nguyễn Hữu Khánh (chợ Chã- Phổ Yên), đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tế ở các địa phương. Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đối với tôi trong suốt thời gian làm luận văn; Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa học cùng bạn bè, đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn! *6$'7*8.9:;< Tác giả luận văn Vũ Thị Lan Oanh  MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3. Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung, mục đích và phạm vi nghiên cứu 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của đề tài 6. Cấu trúc của đề tài Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên dòng sông Cầu 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển dân cư lưu vực sông Cầu 1.3. Lịch sử đấu tranh của cư dân sông Cầu Chương 2 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ , CẢNG THỊ VÀ CHỢ VEN SÔNG CẦU GIAI ĐOẠN 1858- 1945 2.1. Sự hình thành và hoạt động của các làng nghề ven sông 2.1.1. Khái niệm làng nghề 2.1.2. Một số làng nghề ven sông Cầu 2.2. Sự hình thành và hoạt động của các cảng thị và chợ trên sông Cầu Chương 3 TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA CƯ DÂN BUÔN BÁN VEN SÔNG CẦU THỜI CẬN ĐẠI 3.1. Tín ngưỡng 3.1.1. Tín ngưỡng thờ thủy thần 3.1.2. Tín ngưỡng thờ mẫu  3.1.3. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng 3.2. Lễ hội dân gian 3.2.1. Hội Đền Đuổm- Phú Lương- Thái Nguyên 3.2.2. Hội Đình Hộ Lệnh- Điềm Thụy- Phú Bình- Thái Nguyên 3.2.3. Lễ hội Thổ Hà- Bắc Giang 3.2.4. Bơi trải sông Cầu- Bắc Ninh 3.2.5. Lễ hội Dĩnh Kế (Bắc Giang) 3.3. Hát ví ven sông Cầu: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC  DANH MỤC VIẾT TẮT GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ KHLSVN : Khoa học Lịch sử Việt Nam LVS : Lưu vực sông NXB : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ QĐ/TTg : Quyết định, Thủ tướng chính phủ TNCS : Thanh niên cộng sản TTLTQG I : Trung tâm lưu trữ quốc gia I UBBV : Ủy ban bảo vệ  MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam có 41.000 km đường sông rất thuận lợi cho sự phát triển của giao thông đường thủy. Trong lịch sử phát triển của mình, các dòng sông luôn gắn liền với công cuộc và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Khi con người Việt Nam biết làm nông nghiệp và gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước thì chính các con sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tưới tiêu và nguồn lợi thủy sản phong phú cho con người, mặt khác những con sông còn đóng vai trò là những tuyến đường giao thông quan trọng nối liền giữa các vùng miền để vận chuyển, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền với nhau. Trong lịch sử, sông nước Việt Nam còn trở thành những trận tuyến vững chắc giúp nhân dân kháng chiến chống kẻ thù xâm lược: Năm 938, Ngô Quyền đánh tan 30 vạn quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đem lại nền độc lập đầu tiên cho dân tộc Việt Nam sau gần một nghìn năm Bắc thuộc. Năm 1285, trên sông Bạch Đằng quân dân nhà Trần cũng đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông, bảo vệ vững chắc nền độc lập cho dân tộc Việt Nam… Cũng từ các con sông những trung tâm kinh tế, những cảng thị nổi tiếng thời cổ - trung đại đã hình thành như Hội An, Phố Hiến, Thăng Long, Sài Gòn… Đối với việc buôn bán, giao lưu giữa các trung tâm kinh tế trong và ngoài nước, đường thủy là tuyến đường giao thông chính và đóng vai trò quan trọng. Ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc, sông Cầu (sông Nguyệt Đức, Như Nguyệt) được biết đến với chiến thắng của Lí Thường Kiệt chống quân Tống , một mặt khác con sông giữ vai trò quan trọng trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền ở nước ta. Từ rất sớm hoạt động giao thương trên sông đã hình thành, khá nhộn nhịp, đông đúc. Biểu hiện ở sự xuất  hiện hệ thống các làng nghề thủ công và hệ thống các chợ đã ra đời ở lưu vực sông Cầu…Ngày nay tuy hoạt động giao thương bằng đường thủy trên tuyến sông Cầu không còn có vai trò chủ chốt như thời cận đại nữa, nhưng xét về nguồn lợi, sông Cầu vần là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cho nông dân dọc tuyến sông Cầu trong đó chú ý phải nói đến hệ thống thủy nông sông Cầu (đập dâng Thác Huống) đảm bảo tưới tiêu cho 24 nghìn ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang),); vật liệu xây dựng . Về văn hóa: Hiện nay cùng với quá trình bảo tồn và khôi phục những giá trị văn hóa nghệ thuật xưa cổ, các học giả đã tìm tòi và khám phá nhiều nét phong tục, văn hóa của cư dân ven sông như tín ngưỡng thờ Thủy thần, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, đặc biệt những câu hát Sli, lượn… của cư dân đầu sông, nó chảy theo dòng nước, hòa quyện chung với các điệu ví, trống quân, cò lả…ở cuối sông làm đời sống tinh thần của cư dân hai bờ sông Cầu ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên phát triển kinh tế, lưu vực sông Cầu đang bị đe dọa do tác động của tự nhiên và của con người. Qua số liệu điều tra của các cơ quan chuyên môn và nhà khoa học cho thấy lượng nước lưu vực sông Cầu đang có chiều hướng suy giảm, lũ lụt với cường độ lớn và tần suất cao, bồi lấp dòng sông và biến đổi dòng chảy diễn ra khá mạnh mẽ; cảnh quan sinh thái, thiên nhiên bị biến đổi, các nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt, những nét đẹp văn gắn với truyền thống và bẳn sắc các dân tộc đang bị mai một, đặc biệt chất lượng nguồn nước sông Cầu đang có diễn biến khá phức tạp, nhất là khu vực hạ lưu sông Cầu do ô nhiễm từ các làng nghề, các khu công nghiệp, các đô thị, từ khai thác khoáng sản, các hoạt động sản xuất nông nghiệp Từ sự đánh giá vị trí và tầm quan trọng của sông Cầu trong sự phát triển của nền kinh tế và đời sống dân cư miền núi trung du Bắc Bộ, Thủ tướng  Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu tại Quyết định số 174/2006- QĐ/TTg. Mục tiêu của Đề án là giải quyết tổng thể ô nhiễm môi trường nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các địa phương trên lưu vực sông và toàn quốc. Theo đó, Chính phủ đã chính thức thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, gồm 14 thành viên. Chủ tịch Ủy ban sông Cầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân một trong sáu tỉnh thuộc lưu vực, đảm nhiệm luân phiên, nhiệm kỳ đầu của Chủ tịch Ủy ban giao cho đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đảm nhiệm với thời gian là 3 năm, các nhiệm kỳ tiếp theo là 2 năm. Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã lựa chọn đề tài =#>", #3?'@ +AB-">C để nghiên cứu, với hi vọng góp phần vào việc tìm hiểu về lịch sử sông Cầu, vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế của khu vực miền núi trung du phía Bắc Việt Nam. Đồng thời làm rõ một phần bức tranh làng xã của cư dân ven sông Cầu thời cận đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Sông nước là hình ảnh quen thuộc, là biểu tượng của quê hương Việt Nam.Vì vậy sông nước là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu. Dưới các góc độ khác nhau như văn hóa dân gian, lịch sử, tín ngưỡng, lịch sử, địa lý lịch sử dân cư ven sông cũng như, tình hình kinh tế nông nghiệp của cư dân nơi đây đã có một số học giả trong và ngoài nước đề cập đến với nội dung và mức độ khác nhau. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tình hình giao thương ở nước ta chưa được quan tâm nghiên cứu, chỉ mới được ghi chép rải rác trong các bộ sách D>E @F, G)'>Hcủa Lê Quý Đôn, D>E@F/I#% 3, của Ngô Sĩ Liên, J0.KH quyển V, D>65I, D>6LH, J"MD>6,"K@L7do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Hệ thống các các sự kiện giao thương đã được đề cập đến  [...]... trên sông Cầu thông qua tìm hiểu một số làng nghề thủ công truyền thống và các cảng thị, chợ thuộc các tỉnh ven sông Cầu thời kì cận đại, đồng thời tìm hiểu những nét tín ngưỡng sông nước, lễ hội của cư dân buôn bán ven sông Cầu 3.3 Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: Hoạt động giao thương trên sông Cầu thời cận đại trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về sông Cầu và tình hình giao. .. xác nhất của hoạt động giao thương trên sông Cầu thời cận đại 5 Đóng góp của đề tài Dựa trên các tài liệu khoa học và nhân chứng, đề tài sẽ tìm hiểu một cách tổng quan về sông Cầu và hoạt động kinh tế chủ đạo trên sông thời cận đại, tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội của cư dân buôn bán ven sông Qua đó cung cấp cho người đọc có góc nhìn khoa học đúng đắn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của sông Cầu trên cả lĩnh... chợ, hoạt động tín ngưỡng của cư dân buôn bán ven sông Cầu thời cận đại 3 2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tìm hiểu về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, qua đó tìm hiểu những tiềm năng của con sông với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp Đồng thời tìm hiểu đôi nét về sông Cầu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình giao thương. .. và hữu sông Cầu đã làm cho sông Cầu ở Thái Nguyên có hình dạng lông chim rõ rệt Hình lông chim khiến lũ sông Cầu không quá đột ngột như một số sông khác ở nước ta Vì thế lũ trên sông chính và sông nhánh ít trùng nhau, lũ thường lên nhanh và xuống nhanh Dòng chảy của sông cầu tuy không lớn như sông Hồng, nhưng mùa lũ sông Cầu Thái Nguyên có lưỡng cát bùn khá lớn Trên sông Cầu ở Thác Bưởi có lượng ngậm... trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị Về hoạt động giao thương có: Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng với bài Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý -Trần (thế kỉ XI-XIV), trong bài viết này các tác giả đã dành khoảng hơn 10 trang để dựng lại bức tranh giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý - Trần về các mặt ngoại giao và ngoại thương với Trung Quốc, Champa,... Hoạt động của các làng nghề, chợ ven sông Cầu giai đoạn 1858- 1945 Chương 3: Tín ngưỡng của cư dân buôn bán ven sông Cầu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên dòng sông Cầu Vị trí địa lí: Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức) là con sông quan trọng trong hệ thống sông. .. thương trên sông Cầu, tôi mong muốn tìm hiểu và phản ánh một cách chân thực về tình hình giao thương, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân dọc hai bên bờ sông Cầu Từ đó bước đầu phân tích và đưa ra một số nhận xét sơ bộ về tình hình giao thương, buôn bán trên sông Cầu ở thời điểm tìm hiểu, có thể đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của các dân tộc ở ven sông. .. đến Phả Lại độ dốc đáy sông chỉ còn 0,1% Sông Cầu đến khi chảy về đến Bắc Giang thì lòng sông cầu mở rộng và nước chảy êm đềm, nối hai bên xóm làng của vùng quan họ Kinh Bắc xưa Mạng lưới sông, suối: Ở lưu vực sông Cầu tương mật độ sông, suối tương đối dày, mạng lưới sông (độ dài sông trên một đơn vị diện tích) trong lưu vực biến đổi trong một phạm vi 0,7- 1,2 km/km 2 Các nhánh sông chính phân bổ tương... nhu cầu sử dụng cho các ngành kinh tế và sinh hoạt, từ lâu, nguồn nước sông Cầu đã được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu khu gang thép Thái Nguyên Hệ thống công trình đập Thác Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên (Bắc Giang) Sông Cầu có nhiều phụ lưu, trong đó đại bộ phận lãnh thổ Thái Nguyên thuộc hệ thống sông Cầu, trừ con sông Cà Lồ chảy từ Vĩnh Phúc sang Cứ 1km2 có 0,93km sông; sông. .. 1,2km sông/ km2; sông Nghinh Tường 1,05 km sông/ km2 Sông Cầu chảy từ Bắc xuống Nam tỉnh, phân chia khu vực thành hai khu vực có hướng dòng chảy khác nhau Phía Tây là các phụ lưu thuộc hữu ngạn sông Cầu gồm các sông Chợ Chu, sông Đu đều có hướng Tây Bắc- Đông Nam phù hợp với hướng địa hình Phía tả ngạn có sông Nghinh Tường, sông Huống Thượng đều có hướng Đông Bắc- Tây nam Các phụ lưu tả và hữu sông Cầu . ven sông Cầu. 3.3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: Hoạt động giao thương trên sông Cầu thời cận đại trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về sông Cầu và tình hình giao thương. nhất của hoạt động giao thương trên sông Cầu thời cận đại. 5. Đóng góp của đề tài Dựa trên các tài liệu khoa học và nhân chứng, đề tài sẽ tìm hiểu một cách tổng quan về sông Cầu và hoạt động kinh. ra đời ở lưu vực sông Cầu Ngày nay tuy hoạt động giao thương bằng đường thủy trên tuyến sông Cầu không còn có vai trò chủ chốt như thời cận đại nữa, nhưng xét về nguồn lợi, sông Cầu vần là nơi

Ngày đăng: 21/11/2014, 02:22

Xem thêm: hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w