Một số làng nghề ven sông Cầu

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 35 - 53)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Một số làng nghề ven sông Cầu

Nghề thủ công xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu trước khi có cấu trúc làng. Nhưng phải đến khi xã hội tổ chức thành làng, nghề thủ công mới trở thành một yếu tố cấu thành của nền kinh tế và của bản sắc Việt Nam.

Thế kỷ 1 sau Công nguyên, dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công ở vùng đồng bằng ven sông, đã đạt tới trình độ kỹ thuật tương đối cao. Người ta đã biết đến kỹ thuật luyện kim, đúc đồng và sắt; nghề gốm vốn đã phát triển từ trước, đến thời kỳ này trở nên tinh xảo hơn nhờ kỹ thuật tráng men. Hai nghề thủ công phát triển nhất khi đó là dệt và đan mây tre. Các sản phẩm của các làng nghề này chủ yếu phục vụ cho cuộc sống của nhân dân trong vùng Đông Bắc của đất nước. Ở hai bên bờ sông Cầu từ sớm đã hình thành nên các làng nghề thủ công truyền thống . Những mặt hàng như: vải lụa, gốm, đồ mây tre đan, hàng thực phẩm, công cụ lao động… được sản xuất ở nhiều làng nghề

ven sông. Tiêu biểu như các làng gốm Thổ Hà, rượu làng Vân ở Bắc Giang hay làng giấy Phong Khê, cày bừa Đông Xuân, đúc gang Phú Mẫn… ở Bắc Ninh.

Tới đầu thiên niên kỷ thứ nhất, nghề thủ công Việt Nam đã được khẳng định. Kết thúc thời Bắc thuộc, các làng nghề bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến đất Thăng Long bên bờ sông Hồng, nhiều làng đã phát triển các nghề thủ công. Do được độc quyền, các làng này tập trung sản xuất các sản phẩm thủ công tinh xảo dành cho triều đình, cho các tầng lớp giàu có trong xã hội ở Việt Nam cũng như các nước châu Á khác (Trung Quốc và Nhật Bản) và phục vụ tôn giáo (đồ lụa, gốm, trang sức, đồ thêu, giấy để viết các chỉ dụ của vua, đồ gỗ, đồ khảm trai, tượng...). Nhà nước có cả một phường thợ chuyên xây dựng các tòa nhà nguy nga của vương triều (thợ mộc, thợ sắt, thợ đá, thợ vẽ và sơn mài).

Ban đầu các nghề thủ công lúc đầu chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của một xã hội làng tự sản tự tiêu: vải bông, đồ gốm, dụng cụ nông nghiệp và thủy lợi, đồ mây tre, chiếu, chế biến nông sản (xay bột, ép dầu, cất rượu...) và các sản phẩm công nghiệp (luyện kim, sản xuất giấy...). Với nguồn nguyên liệu phong phú từ thực vật và động vật, nghề thủ công sản xuất ra nhiều mặt hàng. “Mỗi mặt hàng ở mỗi làng lại có vô vàn kiểu sản phẩm khác nhau. Đan mây tre là ngành có số lượng mặt hàng phong phú nhất. Một mặt là nhờ nguyên liệu, tre có ít nhất tám loại với những đặc tính khác nhau, cho phép sản xuất đủ kiểu thúng mủng, với đủ hình dáng, kích cỡ, đan tương đối sít để dùng trong nhà bếp, để chuyên chở thóc lúa, đất, tát nước, phơi lương thực, chứa lương thực, nuôi tằm. Thúng được quét một lớp chống thấm để chuyên chở nước”, [59].

Vào thế kỷ 17, ngoài sự xuất hiện các làng nổi tiếng chuyên diệt lụa như La Khê, La Cả và La Nội (Hà Tây cũ) chuyên dệt lụa, làng Vạn Phúc (Hà Tây cũ) chuyên dệt gấm, làng Phùng Xá (Sơn Tây) chuyên dệt lượt để may

khăn còn có các làng Hương Canh, Thổ Hà, Phù Lãng (Kinh Bắc) chuyên làm đồ gốm; làng Đại Bái, Đề Cầu và Đông Mai (Kinh Bắc) chuyên mạ và đúc đồng; làng Đào Xá (Hải Dương) chuyên sản xuất quạt giấy.

“Thuế đất dùng để trả đồ cống nạp cho Trung Quốc: trong danh sách các sản phẩm được chấp nhận năm 1724 thay cho tiền thuế đất có liệt kê rượu, vải bông mịn, vải bông thường, lụa trơn, lụa Ỷ La, vải the, lụa sa tanh, giấy các loại, chiếu thường, hàng mã...” [59].

Bắc Ninh nằm ở phía đông của thủ đô, nơi giao nhau của nhiều tuyến đường bộ và đường sông, đặc biệt là đường đi Trung Quốc, nên đã tiến nhanh hơn trong quá trình đổi mới các kỹ thuật thủ công. Với núi non bao quanh đồng bằng, Bắc Ninh, xưa kia thuộc vùng Kinh Bắc, được coi là cái nôi văn hóa của vùng thượng châu thổ. Đây cũng là nơi phát tích của nhà nước Âu Lạc, vương triều đầu tiên ở đồng bằng. Các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy vị trí quan trọng của nghề sắt và nghề gốm ở vùng này. Theo Pierre Gourou,

“vào những năm 1930, ở vùng trồng hai vụ lúa mỗi năm, các gia đình cần trung bình 125 ngày công mỗi năm. Họ coi nghề thủ công như một hoạt động phụ bên cạnh nông nghiệp. Ở những làng quá thiếu đất hay những làng phát triển các nghề rất chuyên biệt đòi hỏi tay nghề cao, nghề thủ công trở thành công việc chính. Ở những làng không thể trồng lúa vụ mùa do lũ lụt, nghề thủ công phát triển để tận dụng nhân công nhàn rỗi”, [66].

Dọc theo bờ sông Cầu, các làng nghề nối tiếp nhau: có làng gốm Đồng Sài, Phân Trung,Thủ Công và Phù Lãng. Nằm giữa những cánh đồng màu mỡ và xa các trục đường lớn của vùng, khu dân cư nhỏ với những ngôi nhà dựa lưng vào dãy đồi vẫn còn giữ được nhiều nét của các làng truyền thống ở Bắc Bộ.

Làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh)

Nghề gốm ở xã Phù Lãng đã có từ rất lâu đời: các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy có những mảnh gốm bị vùi dưới đất có niên đại từ đời Trần (thế

kỷ 13-14). Theo truyền thuyết, sau chuyến đi sứ ở Trung Quốc, ba vị quan là Hứa Vĩnh Kiều, Đào Trí Tiến và Lưu Phong Tú đã học được nghề này và truyền lại cho dân làng quê họ.

Xưa kia, sản phẩm của làng chủ yếu là những đồ vật phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân: nồi đất, bát, cốc, vò rượu, ngói, lư hương... Chúng được tráng một lớp men màu nâu sáng và tiêu thụ ở các làng khác trong vùng châu thổ và ở Hà Nội. Phù Lãng có đường sông thuận tiện để chuyên chở nguyên liệu (khi các mỏ đất sét và gỗ ở đây cạn kiệt) và sau đó là để vận chuyển và kinh doanh loại sản phẩm khá nặng và dễ vỡ của họ.

Thế kỉ 17, Làng gốm Phù Lãng tuy không nổi tiếng như Chu Đậu và Hợp Lễ (hai làng gốm nổi tiếng khác trong vùng châu thổ), nhưng ngược lại lại, Phù Lãng được biết đến nhờ chất lượng sản phẩm của mình: vào cuối thế kỷ 19, những người thợ giỏi nhất trong xã đã làm ra 200 lư hương cầu kỳ tráng men để dâng lên triều đình.

Lò nung gốm: Khoảng ba chục lò nung nằm rải rác ở khắp nơi trên đất Phù Lãng và rất đáng được quan tâm đặc biệt. Chúng được xây theo kiểu lò ống, kích thước tương đối rộng so với các kiểu lò truyền thống khác (nhiều lò dài hơn 20 mét). Lò được đặt nằm thẳng hoặc hơi nghiêng, một số lò có phần nằm dưới đất, hài hòa với thế đất uốn lượn của vùng đất quyến rũ này. Mỗi lò đều có mái ngói để che mưa, và cũng là nơi cất tạm nhiều thứ đồ cho mẻ lò sau.

Người ta đốt lò bằng củi (đây là chất đốt truyền thống duy nhất của thợ gốm Bắc Bộ), vì thế khắp nơi ở Phù Lãng mọc lên những đống củi cao chóng mặt: gỗ củi chất cao ngất như những tòa nhà chọc trời, che lấp hết cảnh quan, nhưng cũng tạo nên một sự hỗn độn hấp dẫn cho làng. Đốt lò bằng củi càng làm tăng thêm tính thủ công của cách làm: khó kiểm soát thời gian đốt lò và nhiệt độ trong lò (phải luôn ở 500-700 oC). Hiện nay, lò ga dần dần xâm nhập (giống như ở Bát Tràng, với thế mạnh có thể đáp ứng các đòi hỏi khắt khe

hơn của gốm nghệ thuật .Ở thôn Thủ Công (nằm trên đê), các lò được tập trung quanh một hợp tác xã cũ. Ngoài một số dụng cụ riêng của mỗi người, thông thường khoảng 10-12 thợ nung chung nhau một lò và lần lượt sử dụng lò để sản xuất riêng lẻ. Họ bắt thăm lượt của mình và cùng góp tiền mua củi để đốt mẻ đầu tiên, lúc lò còn lạnh (và hy vọng không rơi vào mẻ thứ hai, vì chất lượng lò kém...). Và thuế thu được ở xã Phù Lãng không liên quan gì đến số cửa sổ, số đầu người, số bộ râu hay số cầu thang, mà gắn với số lò gốm. Hiện nay khi thăm làng thủ công nằm trên bờ sông ta còn thấy ở đây có nhiều lò nung bằng củi của hợp tác xã trước đây.

Tuy nhiên nổi tiếng và đa dạng hàng hóa hơn gốm Phù Lãng ở vùng này còn có gốm Làng Thổ Hà:

Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

Sau gần một nghìn năm Bắc thuộc, từ thế kỉ X đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập với các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê… Lộ Bắc Giang sau này là vùng Kinh Bắc đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt. Đến thời Lê, Bắc Giang đã có hàng loạt các làng thủ công truyền thống ra đời, đánh dấu sự phát triển, trao đổi hàng hóa. Đó là các làng như: làng gốm Thổ Hà, rượu làng Vân, làng dâu tằm Quang Biểu… sản phẩm của các làng thủ công đã có mặt tại các chợ làng, chợ huyện, chợ trên sông… trong khắp vùng Kinh Bắc và còn được lưu truyền ra nhiều vùng lân cận, trở thành hàng hóa tiêu biểu cho sản xuất thủ công nghiệp ở địa phương.

Chảy qua vùng Bắc Giang có ba sông chính là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam hợp nhau lại trên sông Thái Bình. Trên các con sông này có các cảng Á Lữ (sông Thương), Đáp Cầu (sông Cầu) làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các cảng và bến sông khác cũng hoạt động tương đối nhộn nhịp, vận chuyển người và hàng hóa như Kênh Vàng, bến Đám, bến Lục Liễu, bến Nhãn, bến Than… trên các sông

Thương, sông Cầu và bến Chũ trên sông Lục Nam… Điều này góp phần phát triển tình hình thông thương và kinh tế của các làng ven các dòng sông.

Làng gốm Thổ Hà có tiếng từ nhiều đời nay, Làng gốm thuộc vùng Kinh Bắc, nằm ven dòng sông Cầu, giữa một vùng đồng bằng trù phú, nơi nhiều nghề phụ, xứ sở của quan họ, làn khói những lò gốm bay khoan thai Theo sử sách thì gốm Thổ Hà, gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng đã có từ thời Lý. Làng gốm Thổ Hà xuất hiện vào thời Trần Anh Tông (thế kỉ XIV), đây là thời kì nghề gốm nước ta đã rất phát triển với những sản phẩm hoàn thiện độc đáo được coi là những hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Lý -Trần. Làng gốm xưa ở núi Gốm (Quế Dương) rồi cứ tiến dọc triền sông, qua Vạn Yên, qua làng Đặng, làng Chọi, Quả Cảm... .cho đến cuối đời Trần mới dừng lại Thổ Hà giờ đây. Trong Kinh Bắc phong thổ ký diễn quốc sự thời Lê có viết:

Mã Đông Hồ gấm thêu hoa quyện Cày làng Lê dựng nghiệp nông gia Chĩnh chum thời có Thổ Hà, [54].

Thơ ca cổ, có rất nhiều vần thơ, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và sự trù phú của làng gốm ven sông, khung cảnh làm ăn tấp nập và sầm uất:

Làng gốm cữ này đang độ lửa Khói cỏ de thơm khắp cả làng

Thuyền đinh khoang nặng đang rời bến Thanh Nghệ xuôi vào, Tuyên Thái sang...

(Làng gốm Thổ Hà - Vũ Quần Phương) Thổ Hà xưa nay không có một thửa ruộng nào. Mọi công việc đều quay quanh mấy chục cái lò gốm. Xưa toàn xây kiểu lò con cóc... chưa có lò rồng nhiều bầu như giờ. Lò rải khắp làng như những con cóc cụ ngồi chồm hỗm. Những cột khói bốc lên nghi ngút khắp làng. Nhà giàu, có nhà hai lò. Nhà nghèo chung nhau mấy nhà một lò. Nghèo nữa thì đi làm mộc, đi gánh

gồng thuê. Sản phẩm chủ yếu gồm: chum, vại, tiểu, sành (người ta gọi là nghề cang gốm) được chuyển bán đi nhiều nơi. Nhà bác học thế kỉ XVIII Lê Qúy Đôn đã mô tả cảnh sầm uất trên bến dưới thuyền ở làng Thổ Hà:

“Đường thông bãi biển tôm cua rẻ Đất có nghề nung chĩnh vại nhiều”

( Lê Quý Đôn)

Sách “Kinh Bắc phong thổ kí” (đầu thế kỉ XIX) đã ghi nhận về sự đa dạng của nghề thủ công truyền thống của vùng Kinh Bắc (chủ yếu là vùng Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay) như sau “ Phiêu Kị dát vàng bạc, Giới Tế

làm đồ sành, Hoa Lâm, Huê Cầu nhuộm vải, Lục Canh vớt trứng cá, Vịnh Kiều nung ngói, Mao Điền nuôi cá con…”,[54].

Đồ gốm cổ truyền của Thổ Hà là gốm sành, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân lao động, chủ yếu là người nông dân. Từ hình thực sản phẩm đến chất liệu, kĩ thuật sản xuất đều thể hiện nét độc đáo, bản địa. Gốm Thổ Hà bên trong có cốt xương rắn chắc còn bên ngoài là lớp da sành nhẵn bóng, rất phù hợp với nhu cầu sử dụng và thị hiếu của người dân nông nghiệp “ăn chắc mặc bền”.

Các loại gốm như chum, kiệu… được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi, chẳng hạn vùng làm mắm ở Cát Hải (Hải Phòng), hay vùng sản xuất thuốc lào ở Kiến An (Hải Phòng). Các loại gốm nhỏ có mặt tại tất cả các vùng chợ quê vùng Bắc Giang và các vùng lân cận. Phố Hàng Mắm ở Hà Nội trước kia cũng là nơi tiêu thụ đồ gốm ở Thổ Hà, khi giới thiệu về sản vật ở sách Kinh Bắc có ghi: “chính, ang, chum, vại bằng sành, do xã Phù Lãng, huyện Võ

Giàng và xã Thổ Hà huyện Việt Yên chế tạo, mối lợi rất to” [54, tr.42].

Cách đây khoảng 700 năm, ông Thương Trung Ái (người được mệnh danh là tổ gốm của làng) đã học kĩ thuật làm gốm tinh xảo của Trung Quốc để cỉa tiến và nâng cao kĩ thuật gốm bản địa truyền thống, đưa nghề gốm Thổ Hà phát triển lên từ đó. “Cũng có truyền thuyết cho rằng, vào thời nhà Tống có

Kiều (Thanh Hóa) được cử đi sứ sang Trung Quốc. Ở đó, ba vị học được nghề gốm, khi về nước đã lui về mở mang nghề nghiệp. Ông Kiều về Bồ Bát, ông Tiến về Thổ Hà làm gốm men tía sắc đỏ. Tuy nhiên, do lợi thế ở gần sông Cầu nên gốm Thổ Hà phát triển nhanh chóng” [2; tr 385].

Nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Gourou, tác giả của một nghiên cứu sâu rất có giá trị về đời sống nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ đã viết năm 1936, rằng thợ gốm Thổ Hà đi xuôi sông Cầu trên những chiếc thuyền đầy ắp đồ gốm để bán hàng, họ đi đến tận cực nam của vùng châu thổ, khi quay về mang theo nước mắm và muối để thêm lời lãi cho chuyến đi.Trong một đoạn khâm phục sự nhanh trí của những người buôn rượu lậu, Pierre Gourou kể rằng: “người ta tìm thấy những chiếc chum đầy gạo đang ủ men… giấu trong những đống đồ gốm phế phẩm của Thổ Hà, vại to hay tiểu đất nung nhỏ, vật liệu dùng để xây tường bao của nhiều làng ở phía tây tỉnh Bắc Ninh...”,[ 66].

Thổ Hà có khoảng 50 lò nung đốt củi trong một không gian rất hẹp. Pierre Gourou (sách đã dẫn) nhận xét rằng từ những năm 1930, vì thiếu củi, thợ gốm sử dụng cả cỏ khô để đốt. Ngày nay, ta chỉ còn thấy vết tích của các lò cổ - đặc biệt là các lò cóc, vẫn còn rất đẹp, nhưng bị bỏ hoang.

Vốn trước kia chỉ làm những sản phẩm nhỏ, nhưng sau này Thổ Hà đã sản xuất được những loại chum to, đựng được 500 lít nước. Gốm Thổ Hà đặc biệt ở chỗ là loại gốm sành được nung trực tiếp từ lửa, tới 1400 độ C, đến mức đất chảy thành men. Các sản phẩm của gốm Thổ Hà do được làm từ chất đất tốt nung ở nhiệt độ cao nên thành sành, tím thẫm, đanh mặt, gõ có tiếng kêu coong coong như thép, đựng nước không thấm, đựng thóc gạo không ẩm mốc.

Gốm Thổ Hà có chất lượng tốt như vậy là do chất đất sét ở Thổ Hà rất quý, có màu vàng ngà hoặc xanh như nõn rong. Phương pháp tạo hình chủ yếu là chuốt bằng bàn xoay, công việc này do người phụ nữ đảm nhiệm. Theo lời truyền từ các nghệ nhân xuất sắc của làng gốm nói về cái nghề gốm của

làng :“Đất và bàn tay mình thôi. Bao đời rồi chúng tôi nặn nồi bát ven

sông...”, công việc vất vả nhất là khâu làm mộc:“Hòn đất mà vật lên nồi”, rồi

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 35 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w