Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 81 - 90)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.3. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

Thàng Hoàng làng (Thành Hoàng) là danh từ chung để chỉ các vị thần được thờ trong một làng xã Việt Nam. Theo quan niệm của người dân Thành Hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng nên thường được thờ ở Đình làng. Ở hầu hết các địa phương trên cả nước ta đền thấy nhân dân lập Đình (hoặc Đền, Miếu) thờ vị Thành Hoàng. Thành Hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Tôn thờ Thành Hoàng chính chính là xuất phát từ nhu cầu tâm lý của người dân. Cư dân coi đó là chỗ dựa tinh thần, là phương tiện, động lực thúc đẩy sản xuất, buôn bán và ổn định cuộc sống.

Thành Hoàng có nhiều nguồn gốc, có thể là nhân thần, có thể là nhiên thần. Những Thành Hoàng được sắc vua phong luôn tượng trưng cho làng xã mình cai phong. Thành Hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường mỗ làng thờ một Thành Hoàng có thể là nam thần hay là nữ thần, tùy vào sự tích mỗi làng. Đó có thể là Phù Đổng Thiên Vương, thần núi như Tản Viên Sơn thần, thần có công với nước như lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… ở dọc sông Cầu là thờ tự Lý Chiêu Hoàng và tướng quân Dương Tự Minh

Đền Thác Vịt: Xóm làng Vàng- xã Cao Ngạn- Tổng Hóa Thượng- châu Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên.

Vị trí của di tích nằm bên bờ sông Cầu, cách trung tâm xã Cao Ngạn 1000m, Đền nằm ở giữa xóm Làng Vàng. Trước đây Đền có 3 gian trong đó có 01 gian trong (dùng để thờ cúng), cột gỗ lim được kê bằng đá tảng hình tròn, có đường kính 40 cm. Đền được xây bằng gạch vồ, lợp ngói vẩy, ở giữa mỗi viên ngói có in hình lá bồ đề.

Theo lời kể của ông Ngô Văn Yên (hiện là chủ khu đất có Đền Thác Vịt), ngôi đền hiện có 01 tấm bia đá hình lục lăng, mặt phẳng, nhẵn, có chiều rộng khoảng 60- 80 cm. Trên mặt đá có khắc một bông hoa hướng dương 16 cánh, ở giữa có 1 vòng tròn (có nhụy hoa tượng trưng).

Cách Đền Thác Vịt 50 m về phía tay phải cạnh sông Cầu có 01 miếu thờ Thủy thần. Miếu có chiều cao 3m, dài 1m40, rộng 1m20. Hai mái đổ bằng bê tông hình mui thuyền, có 02 đầu đao.

Theo các nhân chứng kể lại Đền Thác Vịt thờ Lý Chiêu Hoàng (thế kỉ XIII). Phong tục, lễ hội hàng năm được tổ chức 2 lần vào mùa xuân đầu năm và mùa thu. Thường ngày cứ vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng, bà con dâng lễ thắp hương. Trong ngày hội, ngoài phần rước nữ thần Lý Chiêu Hoàng, trong làng còn tổ chức các trò chơi dân gian: Vật, kéo co, đánh cờ, đánh đu, hát ví.

Đền Đuổm- Phú Lương- Thái Nguyên

Là ngôi đền uy nghi thờ người Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh, nằm cách thành phố Thái Nguyên 24km, sát ngay quốc lộ 3. Đền nằm dựa lưng vào dãy núi điệp trùng và hùng vĩ, quanh năm được người dân hương khói phụng thờ.

Dương Tự Minh là vị tướng tài ba của vương triều Lý, người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Ngoài ra, ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế, giữ vững mối đoàn kết của dân tộc nên ông được nhà Lý phong sắc:"Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần" và được triều Lý gả hai công chúa. Các triều đại về sau đều có sắc, truy phong ông là "Cao Sơn quý minh thượng đẳng thần".

Đền Đuổm được xây dựng tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Tương truyền, đây chính là nơi ông thác lúc về già. Ba dãy núi đột khỏi giữa cánh đồng trông như những cánh nhạn bay. Đền được xây ở phần lõm của ngọn núi phía trước và được ngọn núi che chở vĩnh hằng. Trước cửa đền là cánh đồng rộng, có dòng sông Cầu uốn khúc chảy qua, xa xa là những đồi cọ, đồi chè mênh mông bát ngát ẩn hiện những bản trú phú của người Tày. Đền đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ.

Dương Tự Minh được nhân dân tôn là thần. Để tưởng nhớ công đức của ông, hàng năm đền Đuổm mở hội vào ngày 6 tháng Giêng với các nghi lễ: rước kiệu, dâng hương, các trò thi võ, vật, ném lao, tung còn, leo núi ngoạn cảnh, thu hút hàng vạn du khách thập phương. Di tích lịch sử và thắng cảnh đền Đuổm đã được xếp hạng quốc gia.

Đình Xuân La-xã Xuân Phương- huyện Phú Bình- Thái Nguyên.

Phú Bình là mảnh đất cửa ngõ ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên, Nam giáp huyện Hiệp Hòa, Bắc giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang); Đông giáp

huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên; Tây giáp huyện phổ Yên cùng tỉnh. Đây là huyện mà con sông Cầu chảy qua trông như một dải lụa mềm, chia vùng đất ấy ra làm đôi bờ (bờ Bắc và bờ Nam).

Qua các đợt khảo sát của các nhà nghiên cứu, cho thấy Phú Bình là gạch nối chuyện tiếp giữa các vùng miền nùi và trung du xuống đồng bằng. Một vùng giao thoa giữa văn hóa người Tày và người Việt cổ. Cả huyện có gần 70 di tích lịch sử văn hóa, 24 Đình, 4 nghè, miếu, 16 di tích lịch sử cách mạng, 16 di tích lịch sử, 95 bia kí, 209 tài liệu hiện vật còn lưu lại được, 9 chuông, 2 khánh, 99 sắc phong và thần tích.

Các tài liệu hiện vật như ngọc phả thời Hùng Vương, ghi chép nguồn gốc, tổ tiên, nòi giống, chép sự tích các vị thần được thờ phổ biến ở các đình làng, đền, nghè, miếu trong đó đáng quí hơn là về thành hoàng, anh hùng dân tộc Dương Tự Minh. Tiêu biểu có:

Đình Xuân La là một di tích tín ngưỡng gắn với tục thờ thành hoàng làng Việt. Nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của một làng quê miền trung du.

Đình Xuân La là nơi thờ Dương Tự Minh. Đây là một biểu hiện tốt đẹp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân.

Cũng như phần lớn các ngôi đình, đền nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì lòng tôn kính của nhân dân mà các thế hệ sau đã thần thánh hóa người anh hùng của mình như những chuyện “chiếc áo tàng hình”, “sự tích ao chuông lăn”, “Thánh Đuổm trị tà thần”…Các truyền thuyết này được nhân dân hư cấu bằng trí tưởng tượng phóng khoáng, các tình tiết không có thật mà nhằm tô đẹp thêm những phẩm chất cao quý của Dương Tự Minh. Cuốn thần phả lưu giữ trong đình Xuân La nêu khá rõ.

Theo “Đại Việt sử kí toàn thư” và cuốn “Núi Đuổm và Dương Tự Minh” thì Dương Tự Minh là một nhân vật lịch sử có thật chứ không phải là

“người tiên”. Ông là thủ lĩnh phủ Phú Lương, một phủ lớn Vạn Nhai, Tư Nông, Tuyên Hóa…

Suốt cuộc đời mình ông coi việc chăm lo đến đời sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân, giữ gìn bờ cõi được yên ổn là trách nhiệm hàng đầu của thủ lĩnh. Ông luôn coi mình là thành viên của bản làng nên hoàn toàn hòa điệu với cuộc sống của nhân dân: cũng đi cày, lên nương, ra suối, không quan tâm đến các đặc quyền, đặc lợi, không có lãnh địa, không có nô tỳ.

Với tư tưởng chủ đạo là dựng nước phải đi đôi với giữ nước, phải lấy dân làm gốc, cùng với những việc làm của mình, uy tín của ông càng lớn, không những chỉ riêng ở vùng Phú Lương mà còn lan rộng khắp vùng biên giới. Dương Tự Minh là một tấm gương sáng như cuộc đời ông, cộng đồng nhân dân các dân tộc Thái Nguyên tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, Đình Xuân La còn là nơi chứng kiến nhiểu sự kiện lịch sử cách mạng, là nơi hội họp, trung tâm đoàn kết cơ dân trong vùng. Trong thời kì khởi nghĩa năm 1945, làng Xuân La làm lễ ở cho cán bộ, chiến sĩ Đình để chào mừng ban giải phóng và tổ chức nam, nữ, toàn dân luyện tập quân sự, phát động vận động “Tuần lễ vàng” ủng hộ chính quyền non trẻ của ta sau cách mạng tháng Tám vượt qua thử thách tài chính để bảo vệ đất nước.

Năm 1949 đơn vị quân y của Liên khu Việt Bắc chọn làm bệnh viện điều trị chi chiến sĩ quân đội. Ngoài ra Đình còn là nơi sơ tán và dạy học của trường Trung học Hàn Thuyên (Bắc Ninh).

Đình Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Đình nằm ở nơi cảnh quan tấp nập “Trên bến, dưới thuyền” cách dòng sông Cầu 50 m về hướng Đông, xung quanh có nhiểu bóng cây cổ thụ xum xuê. Đình nằm ở giữa làng, còn hai nghè nằm ở hai bên, nhân dân vẫn thường

gọi cái đầu làng là “nghè trên”, cái ở cuối làng gọi là “nghè dưới”. Hai nghè này được dựng cách Đình khoảng 400- 500m tạo thành một quần thể di tích, sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.

Từ xa nhìn vào khu Đình, nổi bật là nơi thờ tự cổ kính khác với nhà dân[r. mái đình lợp ngói mũi, bốn góc cong vút, ẩn hiện dưới tán cây cổ thụ. Hướng Đình quay phía Tây, trước cổng Đình hình ao bán Nguyệt.

Đình là di tích gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng, nơi tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ trong thời kì cách mạng. Đồng thời nhân dân ở vùng này lấy Đình làm nơi thờ tự anh hùng Dương Tự Minh và phong ông là Thành Hoàng của dân làng (đây là một truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của nhân dân Phương Độ nói chung và nhân dân ven sông Cầu nói chung.

Đình là nơi hội hè, đình đám, nơi thể hiện tự do tín ngưỡng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Hàng năm, nhân dân Phương Độ vẫn nô nức mở hội vào các ngày lễ thu hút khách thập phương về dự như: Rằm tháng Giêng, ngày mồng bốn tháng tư, ngày mồng mười tháng mười (âm lịch). Ngày đại lễ là ngày : Rằm tháng Giêng, ngày mồng mười tháng mười (âm lịch), những ngày này nhân dân mở hội làng rất to, kéo dài mấy ngày, mấy đêm: Thịt lợn, thịt bò, làm bánh trưng, bánh dày, khai đìa, cầu phúc.

Nay Hội làng vẫn tổ chức theo truyền thống, Hội làng cổ, có rước kiệu, múa lân, tế lễ, đấu vật, chọi gà…vui chơi văn nghệ.

Đình Hộ Lệnh, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên.

Đình được xây dựng sau khi cơ cấu làng, xã được hình thành và phát triển, dân cư các nơi tự về đây sinh sống. Theo văn bia “Hậu thần bi kí” còn được lưu giữ lại, Đình được xây dựng vào triều Lê Vĩnh Hựu năm thứ tư (1738) có chép: Làng Hộ Lệnh xưa thuộc Hộ Lệnh, xã Triều Dương, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình. Tra cứu sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ

XIX” thì ghi: Làng Hộ Lệnh thuộc xã Triều Dương, tổng Nhã Lộng, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên.

Dựa trên các nguồn tài liệu và các chứng tích còn lưu giữ đến ngày nay tại Đình đã minh chứng cho thấy làng Hộ Lệnh là một làng cổ được hình thành từ rất lâu đời, có làng rồi mới có Đình (khoảng thế kỉ XVII).

Theo cuốn “ Hùng Vương Ngọc Phả” được chép bằng chữ Hán Nôm, sao và dịch năm 1918 còn lưu tại Đình cho biết: Đình được nhân dân dựng lên để tôn thờ các vị Thành Hoàng là Thần Cao Sơn- Quý Minh- Tam Giang, theo truyền thuyết dân gian họ là những thuộc tướng phò giúp vua Hùng Vương đánh giặc giữ nước, lập nhiều chiến công và trở thành anh hùng dân tộc, được lưu truyền trong dân gian và được nhiều địa phương tôn thành, thờ “Thần Thành hoàng” để bảo vệ cuộc sống bình yên của dân làng. Đặc biệt vào thời Lê các vị anh hùng dân tộc có công với đất nước đã được nhân dân thần thánh hóa diễn ra rất phổ biến trên mọi miền quê thì tại Đình Hộ Lệnh dân làng có thờ phối tự anh hùng Dương Tự Minh.

Theo lưu truyền tại địa phương, Đình Hộ Lệnh dưới thời phong kiến đã sắc phong cho các vị thần trong làng, nhưng đến nay các sắc phong của Đình không còn nữa. Đình Hộ Lệnh được dựng lên và có vai trò quan trọng trong đời sống và thiết thực trong việc phục vụ đời sống tinh thần của người dân, là trung tâm sinh hoạt chính trị của làng, xã, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, xã hội: Nơi cúng tế các vị thần Thành Hoàng, làng xử án, phạt vạ kẻ vi phạm lệ làng, thông báo các thông tin của Nhà nước phong kiến đối với địa phương, là trung tâm hội họp bàn việc làng nước, tu sửa các công trình công cộng..., tại đây cũng định ra các ngôi thứ vị của mỗi con người trong làng, tạo thành các mối quan hệ đoàn kết, gắn bó lâu đời của người dân làng Hộ Lệnh xưa.

Cùng với lịch sử dân tộc, Đình Hộ lệnh đã trở thành địa điểm sơ tán của nhân dân và trở thành nơi trú nghỉ chân của nhiều đơn vị lực lượng vũ

trang. Tại đây Ty công an Bắc Ninh đã đặt trụ sở làm việc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Đến ngày nay, Đình Hộ Lệnh vẫn luôn là chốn tôn nghiêm, cổ kính và là niềm tự hào của nhân dân địa phương, một công trình văn hóa cổ, ghi dấu tích lịch sử làng xã, là di sản văn hóa quí báu của cha ông để lại, trở thành nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mai sau, nhằm phát huy tinh thần yêu quê hương, đất nước trong quần chúng nhân dân. Đình vừa là di tích Kiến trúc nghệ thuật, vừa mang tính tôn giáo truyền thống của dân tộc, di tích còn nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ truyền. Góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc.

Xứ Bắc có hệ thống sông ngòi dày đặc, đó là các con sông: Dâu, Cầu, Thương, Đuống, Lục Nam, Thái Bình... Đa số dân cư nơi đây sinh sống bằng nghề chài lưới và trồng lúa nước, do vậy đối với người dân nước có vai trò hết sức quan trọng, nước vừa mang lại nguồn sống và cũng chính là nguyên nhân gây nên thiên tai và đe doạ cuộc sống con người. Theo quy luật tự nhiên, để trấn áp nỗi sợ hãi, các cư dân vùng sông nước đã thờ Thuỷ thần nhằm cầu mong sông nước hiền hoà, mùa màng tươi tốt, đánh bắt được nhiều sản vật dưới sông, muôn vật và con người sinh sống và đi lại thuận lợi. Như vậy tín ngưỡng thờ Thuỷ thần ở xứ Bắc có môi trường phát triển, trước hết do nhu cầu nội tại của nó - sự bức xúc của cuộc sống sông nước. Chính vì vậy các vị Thuỷ thần thường được lưu truyền và thờ cúng dọc theo các bờ sông. Ở xứ Bắc truyền thuyết và các lễ tục về tục thờ cúng Thuỷ thần rất phổ biến và diễn ra theo hai vệt chính là: Dọc theo những dòng sông cổ ở các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài của tỉnh Bắc Ninh như: sông Đuống, sông Dâu, sông Cụt, sông Ngụ… ta còn thấy hàng loạt các điểm thờ và ken dày những truyện kể, những lễ tục, lễ hội về Lạc Long Quân - Âu Cơ và các thần Bách noãn, cùng với các tướng lĩnh, các vị anh hùng khác của các thời đại. Dọc theo dòng sông Cầu, sông Thương là truyền thuyết và các điểm thờ cúng Trương Hống - Trương Hát.

Gắn liền với các truyền thuyết là các di tích, các lễ hội và tín ngưỡng dân gian được người dân tiến hành để tưởng nhớ đến các vị thần đã có công cứu dân, cứu nước, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với dân làng.

Quá trình khảo sát truyền thuyết xứ Bắc về các nhân vật được thờ, ta thấy nhận thấy có hai dạng nhân vật thần tự nhiên: Một là những nhân vật có

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 81 - 90)

w