Tín ngưỡng thờ mẫu

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 77 - 81)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Tín ngưỡng thờ mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nó phát triển theo sự phát triển đa dạng của tín ngưỡng dân gian mà không theo một qui luật định sẵn nào. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt.

Dọc theo bờ sông Cầu (Thái Nguyên) ta thấy tiêu biểu có Đền Quán tên nhân dân thường gọi từ xa xưa (đền Mẫu). Đến Quán nằm trên một khu đất bằng phẳng ven bờ sông Cầu thuộc xóm Mai Sơn, xã Khai Sơn, huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Nay cách Thái Nguyên 28 km về phía Đông Nam. Đền có hướng Nam, Tây giáp sông Cầu; phía Đông giáp đường dân sinh; phía Bắc giáp đường dân sinh.

Theo truyền thuyết kể rằng tại Đình Cả một vợ chồng nông dân rất cần cù, chịu khó, họ sinh hạ được hai cô con gái rất xinh đẹp, dịu hiền. Cả gia đình làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa và đi chợ để sinh sống. Hồi đó hai bên bờ sông Cầu là những cánh đồng dâu trải dài, hàng ngày hai chị em nọ phải đi từ Đình Cả qua một con đê từ chùa Tung qua đồng Quả dài khoảng 2 km (dân gọi là bờ Vòng để ngăn nước lũ không trần vào làng). Việc đi lại hái dâu, chợ phiên hàng ngày đều phải đi qua con đê này và qua sông

Cầu sang chợ Hà Châu- Mỏ Chè. Mỗi khi đi chợ hai chị em thường ngồi chờ đò ở quán nước bên ghềnh đá trên bờ sông Cầu.

Tích Thánh Mẫu có ghi: tiết mùa xuân là tiết trời ấm áp, mùa lá dâu xanh mơn mởn, báo hiệu một mùa nuôi tằm, dệt lụa, kéo tơ đã đến. Tháng ba mở đầu mùa hạ, vào một ngày nắng hạn hai chị em đi hái dâu về, người chị thấy khát nước bảo cô em mang nón xuống sông múc nước cho chị uống; múc hết nón này đến nón khác người chị vẫn thấy khát hơn nên bảo người em trông ghánh hàng để chị xuống uống nước. Lạ thay, người chị đi đến đâu nước cạ đến đó, người chị thấy lạ cứ đi đi mãi đến trước của hang Gành thì bỗng nhiên nước trào dâng đưa người chị vào tận trong hang. Người em ở trên mãi không thấy, tưởng chị chết đuối, sợ quá liền bỏ quang ghánh chạy về làng báo tin gia đình tìm kiếm. Nhưng tìm mãi mấy ngày liền không thấy xác người chị nhưng không thấy đâu cả đành bỏ về.

Thực ra không phải người chị chết đuối mà là vua Thủy Tề đem lòng yêu thương lấy làm vợ. Sau nhiều ngày ngất đi người chị tỉnh lại, mặc dù vua Thủy Tề chăm sóc hết sức tận tình, chu đáo, sống trong cung điện nguy nga, tráng lệ nhưng bà luôn nhớ nhà, nhớ gia đình của mình. Vào một ngày vua Thủy tề đi vắng, trước khi đi có dặn vợ ở nhà không được mở các buồng, chuồng ra xem. Vì tính tò mò muốn biết gì trong đó, nên khi chồng vừa đi bà liền mở hết các cửa ra xem. Bà vô cùng kinh hoàng, sợ hãi khi thấy bên trong toàn nhốt ba ba, thuồng luồng, rắn rết các loại…Bà mang thai nhưng ngày càng gày gò, xanh xao, khi vua hỏi bà liền trả lời bà rất nhớ trần gian và muốn xin phép về thăm nhà. Thương vợ vua Thủy Tề đồng ý cho bà về ở cùng gia đình. Trước khi vợ về trần gian vua giao cho bà nuốt một viên thuốc và căn

dặn về trên đó không được kể chuyện ở dưới này. Nếu kể chuyện viên thuốc đó sẽ nổ và sẽ bị chết.

Sau một giấc ngủ, khi tỉnh lại bà đã được đưa về nhà cùng một ghánh dâu xanh mơn mởn. Bà vô cùng vui mừng khi được trở về gia đình của mình sau bao nhiêu năm xa cách, còn gia đình thì vô cùng ngạc nhiên, hỏi bà sao mất tích nhiều năm như vậy, bà ở đâu và sống như thế nào? Nhờ lời chồng dặn bà không dám nói lời nào. Bà trở lại cuộc sống đời thường.

Một năm sau bà sinh hạ, nhưng lại sinh ra hai quả trứng, bà đã mua một cái niêu đất để hai quả trứng đó vào trong và giấu ở bờ ao dưới gốc cây xanh gần nhà và hàng ngày đến thăm. Một hôm đi chợ về bà ra thăm trứng thì thấy hai quả trứng đã nở ra thành 2 con rắn rất đẹp và nhanh nhẹn, chúng rất chóng lớn, hàng ngày bà mang thức ăn ra cho hai con của vua Thủy Tề.

Một hôm vì quá bữa, bà bận đi chợ về muộn, khi mang thức ăn ra chúng quấn quýt bên chân bà, vô tình bà đã giẫm đứt đuôi một con, thành ra con cộc con dài. Hôm sau bà trả rắn về động Long cung Vực Quán với vua Thủy Tề. Trước khi đưa các con về bà có dặn khi nào bà đi chợ qua thì nổi lên và đưa bà qua sông với hai câu gọi:

“Cộc cộc, Dài dài bắc cầu mẹ sang

Mẹ mua bánh đúc, bánh đàng cho con”

Đến khi về già, bà cho gọi cả gia đình đến và kể toàn bộ câu chuyện được vua Thủy Tề yêu thương lấy làm vợ. Cuối cùng bà chăng chối khi bà thác đi xin được an táng tại bờ sông cầu cạnh gành đá gần bến đò và bà nhắc lại hai câu thơ mà hàng ngày đi chợ qua sông bà thường nói:

“Sống là con cha, con mẹ Khi chết sẽ làm ma quê chồng”

Khi dứt câu nói bà đã tắt thở, bà thác đúng ngày 15 tháng 3 âm lịch. Khi bà thác đi gia đình và dân làng nhớ tới lời dặn của bà đã lo chu tất và đưa bà đến chôn cất nơi bà dặn. Nhưng khi đưa đến địa phận gần núi Chiêng, núi Trống thì bỗng dưng trời đổ mưa rào, sấm chớp, trời đất tối tăm mù mịt. Gia đình và dân làng tạm để linh cữu lại đi trú mưa, đến khi trời quang mây tạnh gia đình và dân làng trở lại thì không thấy linh cữu của bà đâu nữa, bù lại mối thứ đều được trả công một quan tiền, mỗi đầu đòn được trả 2 quan tiền. Từ đó dân làng Mai Sơn lập đền thờ bà bên gành đá, trên bờ sông Cầu gần núi Quán và gọi là Đền Quán (Đền Mẫu).

Khi có Đền Mẫu (Đền Quán), dân làng và nhân dân gần xa các nơi thường đến cầu của, cầu người, cầu phúc, cầu tài, cầu mưa…cầu gì được nấy hết sức linh thiêng. Đến nay làng mai Sơn và khách thập phương xa và gần nhớ đến ngày 15.3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ mẫu ở Đền Quán, đến ngày này cá nổi đầy sông.

Qua các triều đại phong kiến, Đền Quán đã được ban 5 đạo sắc phong, đến nay còn khá nguyên vẹn, chữ viết rõ nét, hoa văn đẹp. một đạo do vua Duy Tân thứ 3 (1908), phong cho Nhất Lang Long Vương tôn thần (tức chồng Thánh Mẫu Đến Quán); 2 sắc vua Khải Định thứ 2 (1917) phong cho Tả Cung Phi và Hữu Hoàng Hậu (tứ Thánh Mẫu) Đền Quán. Mỗi sắc phong có từ 8-10 hàng chữ Hán được viết theo thể chữ chân, hàng nhiều nhất là 15 chữ, hàng ít nhất có 6 chữ, tổng cộng mỗi đạo sắc có khoảng 100 chữ. Giữa các đạo sắc đều vẽ hình một con rồng, xung quanh là các dải mây cụm và nhiều hoa văn đường diềm được nhũ bạc lấp lánh.

Hiện nay những đạo sắc mới tìm được là tài liệu, hiện vật quí giá có giá trị nghiên cứu lịch sử Văn hóa thờ Mẫu. Vào các ngày mùng 1, ngày rằm lịch trăng hàng tháng (ngày Sóc, ngày vọng), người trong làng đều đến dâng lễ. Đặc biệt vào ngày rằm tháng 3 nhân dân thường tổ chức lễ hội xem cá nổi, lễ hội tổ chức 7 ngày, ngoài phần lễ, phần hội tổ chức các trò chơi dân gian như:

người dân có mở hội rước ngài từ làng Phương Độ ra Đền Quán, hội mở năm ngày, nhân dân và khách thập phương về làm lễ và vui hội.

Đền Quán đã trải qua nhiều lần trùng tu, đặc biệt hai lần có qui mô lớn là vào năm Khải Định 9 (1924) và năm 1990, Đền đã phục dựng lại một số kết cấu song về cơ bản vẫn giữ được những nét kiến trúc vốn có: Chính diện hướng về hướng Nam, nhìn ra sông Cầu (theo quan niệm truyền thống của người Việt, hướng đó trong sáng và thoáng mát, đem đến cho con người nhiều điều tốt đẹp, hạnh phúc. Đây là cách chọn phong thủy tiêu biểu thường gặp trong cấu trúc đình, chùa Việt Nam; Đền Quán được lợp ngói, mũi mái cong có đắp hình đầu rồng, đầu đốc có đắp hình hổ phù, hai đầu bít đốc, dưới có bổ cột trụ, có khắc ghi câu đối, giữa mở một cửa, hai bên hai cửa sổ nhỏ, nền lát gạch đỏ, trước cửa có một khoảng sân rộng bằng gạch có chiều rộng là 7,8 m dài 3m bên cạnh có cây cổ thụ. Phía sau là vườn và nhà thờ cũng được kết cấu theo kiểu đầu hồi bít đốc, lợp ngói vẩy rồng. Kết cấu chính là khung gỗ xung quanh bao gạch. Di tích Đền Quá đã được bảo tàng Thái Nguyên tổng kiểm kê năm 1996, đưa vào danh mục di tích lịch sử và thắng cảnh tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã khảo sát và lập hồ sơ bổ sung quy hoạch di tích, lập hồ sơ khoa học để UBND tỉnh xếp hạng, thực hiện luật di sản văn hóa đã ban hành.

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 77 - 81)

w