Sự hình thành và hoạt động của các cảng thị và chợ trên sông Cầu

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 53 - 70)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Sự hình thành và hoạt động của các cảng thị và chợ trên sông Cầu

Thời cổ trung, nền kinh tế Việt Nam được cấu thành từ nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nhưng do chính sách “trọng nông ức thương” của chế độ phong kiến Việt Nam nên thương nghiệp bị coi nhẹ và xem thường. Xã hội Việt Nam lúc đó tồn tại với nền nông nghiệp thấp kém, người nông dân bị mất ruộng đất, bị bóc lột áp bức, cuộc sống cực khổ, họ chủ yếu làm nông nghiệp cho nên cuộc sống chủ yếu là tự túc, sự mua bán trao đổi chỉ là sự đổi chác từ những nông phẩm làm ra lấy các thứ cần dùng cho cuộc sống. Người dân Việt Nam không làm buôn bán lớn mà họ chỉ đi chợ bán gạo, thóc để mua muối, mua vải vì vậy chợ ở vùng nông thôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên với cư dân ven sông việc trao đổi đó còn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết.

Khác với lũ sông Lục Đầu, sông Thương, lũ sông Cầu thường chỉ xuất hiện hàng năm từ tháng 4 đến tháng 9 nên nó chi phối khá rõ hoạt động giao thương ở đây. Tháng 4 gọi là lũ tiểu mãn (lụt nhỏ), tháng 6 trở đi trên sông Cầu thường hay có lụt lớn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình buôn bán, hoạt động giao thương trên sông. Mặc dù vậy, do nhu cầu cuộc sống của nhân dân và dưới độ phong kiến, sông Cầu vẫn trở thành một tuyến đường giao thông quan trọng chuyên chở hàng hóa. “Cuối thế kỉ I, con đường

dọc sông Thương sang Trung Quốc được xây đắp. Từ Luy Lâu, Long Biện có đường thủy ngược xuôi các ngả nối liền các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhiều con đường bộ liền vùng theo các hướng Tây - Tây Nam - Đông Bắc và hướng Nam - Tây Nam- Bắc - Đông Bắc gặp nhau ở trung tâm Luy Lâu và nhiều đường thủy bộ khác trong ba quận cùng với đường biển được mở mang cảng làm cho việc buôn bán trong nước với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc khá phát triển. Hàng hóa bán ra nước ngoài chủ yếu là hương liệu, lâm sản quý, vải, gấm, giấy bản, đường… hàng hóa nhập vào gồm nhiều chủng loại nhưng đại bộ phận là các mặt hàng xa xỉ phẩm, phục vụ cho bọn quan lại đô hộ và tầng lớp quý tộc giàu có.” [43, tr.76].

Như vậy, ngay từ thế kỉ I sông Cầu đã trở thành một tuyến giao thông quan trọng góp phần vào quá trình giao lưu kinh tế - chính trị của nước ta với các nước. Hàng hóa từ Đông Bắc của nước ta (Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên…) được đưa về các trung tâm kinh tế lớn thông qua sông Cầu để từ đó được chuyển đi các vùng khác, các nước khác trên thế giới. Hàng hóa chuyển từ vùng Đông Bắc chủ yếu là lâm, thổ sản quý (để phục vụ cho tầng lớp trên của xã hội) và các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của nhân dân. Ở Chợ Đồn, so với các địa phương khác, điều kiện thiên nhiên ở Chợ Đồn có phần khắc nghiệt hơn. Nơi đây thường xảy ra những cơn lũ lớn, nhưng các dân tộc cũng có một nền sản xuất khá phát triển. Cùng với sự phát

triển đó, hoạt động thương mại ở đây cũng ngày càng được mở rộng. Chợ Phương Viên (tên là Chợ Đồn) đã nổi tiếng khắp vùng. Đối với một huyện vùng cao chợ không những có vai trò trong việc trao đổi vật phẩm mà còn là sự giao lưu văn hóa tình cảm giữa các dân tộc. Do đó người dân ở đây coi các phiên chợ như một ngày hội, bởi vậy họ cũng diện những bộ váy áo đẹp nhất. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất nhiều những bến chợ ven sông Cầu trở thành nơi tập trung cư dân đến mua bán, trao đổi làm cho con sông này trở nên nhộn nhịp trong thời Trung đại, cận đại.

Địa bàn tỉnh Thái Nguyên xưa, sông Phú Lương (sông Cầu) đã trở thành con đường quan trọng nhất để giao lưu hàng háo miền ngược với miền xuôi. Theo sách “ Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (thế kỉ XV) thì từ thời đó sông Cầu đã hình thành một số trạm giao lưu hàng hóa gọi là “bến tuần”, như bến tuần Bạch Thông, Châu Bạch (thuộc tỉnh Bắc Cạn). Ở nơi đây, trong những năm 1763 - 1767, Đốc đồng trấn Thái Nguyên đã làm bài thơ “Phong cảnh Bạch Thông” trong đó có những câu thơ nói về bến tuần Bạch Thông như sau:

“… Một dải non xanh trông xuống dòng nước biếc Chốn biên thành hiếm có cảnh đẹp này

Cửa hiệu buôn, phố người ở, nhà cái cao cái thấp Sở thuế tuần thuyền bè, khách buôn ở trên, dưới bến sông…”

(Phong cảnh Bạch Thông- Ngô Thì Sĩ) Điều đó chứng tỏ rằng, nhờ có buôn bán, trao đổi hàng hóa mà cư dân ở nơi đây đã có cuộc sống khá đầy đủ, đã xây dựng được những khu dân cư khá đông đúc: “Cửa hiệu buôn, phố người ở, nhà cái cao cái thấp” bài thơ đã cho thấy sự phát triển của bến tuần này. Bên dưới bến tuần Bạch Thông, theo dòng chảy của sông Cầu là bến tuần Đồng Mỗ, thuộc huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Ở mỗi bến tuần là những khu vực dòng sông sâu rộng hơn, có đường xá đi lại dễ dàng hơn, dân cư đông đúc, lại có đồn canh lính gác (gọi là

lính tuần) có trạm thu thuế (thuế tuần), có thuyền bè qua lại trao đổi hàng háo, có chợ phiên…Xuống đến đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh lòng sông Cầu được mở rộng hơn, độ dốc thấp, dân cư đông đúc và có nhu cầu trao đổi hàng hóa nhiều nên đã hình thành một số bến cảng sông gọi là “Phường thủy cơ” như: Phường thủy cơ Bến Hanh thuộc huyện Tư Nông, nay là Phú Bình, Phường bến Đại Phùng nay thuộc huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.

Bến cảng Đại Phùng có nghĩa là sự gặp gỡ lớn, vì lẽ đó người ta đã đặt cho bến cảng trên sông Cầu là bến Đại Phùng. Theo sách “Tên làng xã Việt

Nam đầu thế kỉ XIX” từ Nghệ Tĩnh trở ra thì phường bến Đại Phùng thuộc

tổng tiền Lễ, huyện Thiên Phúc, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc. Nơi đấy là sông Chã trên sông Cầu thuộc xã Đông Cao, huyện Phổ Yên ngày nay. Tại đây, từ lâu đã hình thành nên làng xã, cư dân khá đông đúc ở hai bên sông, có bến cảng đã hình thành chợ phiên để giao lưu hàng hóa. Từ trước năm 1945, nơi đây vẫn có thuyền bè qua lại, buôn bán tấp nập. Đặc biệt vào các ngày phiên chợ có nhiều thuyền lớn (thuyền buồm) chở gạo, muối, mắm, vôi, đồ gốm, sành sứ… từ Phả Lại, Bắc Ninh lên bán. Khi về họ chở các loại hàng đặc sản của Thái Nguyên về xuôi như trầu không của Đông Hạ, Hương Thịnh, Vân Trai, cam quýt Hà Châu, Phương Độ, bưởi, chè búp… Đặc biệt, các loại chè búp nổi tiếng thơm ngon được chở từ Tân Cương, Đại Từ… đến đây với số lượng lớn, chính vì thế đã hình thành nên cái tên Trà Thị (chợ chè). Làng Trà Thị ở bên cạnh sông xưa kia cũng có nghề làm gốm. Những năm gần đây, khi đào đất làm nhà, cải tạo vườn tạp, một số người dân đã đào thấy dấu tích của các loại gạch ngói, chum vại, bát sành… có nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao Trà Thị trước đây làm nghề gốm sứ mà hiện nay nghề này không còn tồn tại? Có thể lí giải rằng do sự phát triển của hoạt động giao thương trên sông Cầu mà các loại hàng hóa chuyển từ Thái Nguyên xuống miền xuôi ngày càng nhiều và ngược lại, các loại hàng hóa từ dưới xuôi mang lên Thái nguyên

cũng nhiều hơn và đa dạng hơn. Gốm do Trà Thị làm ra đã không thể cạnh tranh được với các loại gốm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp của vùng đồng bằng (như gốm Thổ Hà, Phù Lãng ở Bắc Giang, gốm Bát Tràng ở Thăng Long…), nên nhanh chóng bị lụi tàn cùng với sự phát triển của hoạt động giao thương trên sông Cầu.

Những năm gần đây, khi khai thác cát sỏi ở bến sông xây kè đê Chã người dân đã phát hiện thấy nhiều đồng tiền cổ (trong làng Trà Thị đào được một lọ tiền cổ) có niên đại của nhiều triều đại khác nhau, tiền Trung Quốc có Cảnh Đức nguyên bảo, Nguyên Hựu thông bảo, Nguyên Phong thông Bảo (nhà Tống), Vĩnh Lạc thông bảo (nhà Minh), Khang Hy thông bảo và Càn Long thông bảo (nhà Thanh)… Tiền Việt Nam có Thái Bình thông bảo (nhà Đinh), Thuận thiên thông bảo (nhà Hậu Lê), Khải Định thông bảo, Bảo Đại thông bảo (nhà Nguyễn). Điều đó chứng tỏ, nơi đây hoạt động buôn bán đã diễn ra rất sớm và khá nhộn nhịp.

Năm 1898, địa điền chủ người Pháp là Guy ôm đến chiếm đất của nông dân Phổ Yên, chung lập đồn điền ở bến sông này để bóc lột nhân dân và tiện giao lưu hàng hóa. Tuy vậy, chợ Chã vẫn được họp thường xuyên mỗi tháng 6 phiên (vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30). Trong thời kì chống Pháp, chống Mĩ, chợ Chã đã phải sơ tán nhiều nơi, số người buôn bán ít đi. Trong những năm sau khi hòa bình lặp lại trên miền Bắc (1945) và sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975) thì chợ Chã lại về họp ngay trên nền đồn điền cũ và từng bước được xây dựng. Mặc dù ngày nay giao thông đường bộ rất phát triển, nhưng với lợi thế “trên bến dưới thuyền”, chợ Chã vẫn đông vui (tháng họp 12 phiên) và vẫn là trung tâm giao lưu kinh tế của vùng Đông Nam huyện Phổ Yên (Thái Nguyên).

Các chợ ven sông hoạt động hết sức tấp nập, hàng hóa trao đổi nhộn nhịp không ngớt. Hàng hóa trao đổi truyền thống tại các chợ ven sông nói riêng chủ yếu là nông sản (gạo, ngô sắn…); sản phẩm ngư nghiệp, sản phẩm

thủ công. Chỉ tính riêng Thái Nguyên năm 1937 có tới 18 chợ trong đó có chợ Thái Nguyên (trung tâm tỉnh); chợ Đại Từ, chợ Đình Cả, chợ Chợ Chu, chợ Phố Cò…Tiêu biểu nhất trong số các chợ ở Thái Nguyên phải kể đến Chợ Thái Nguyên. Theo Tiểu chí Thái Nguyên:“Cho tới đầu những năm 30 của

thế kỉ XX, toàn tỉnh có 19 chợ tương đối lớn. Quan trọng nhất trong số này là chợ Thái Nguyên với 13 dãy quán hàng, cứ 5 ngày họp chợ một lần thu hút hàng nghìn người tới mua sắm. Thứ đến là chợ Chu, chợ Hùng Sơn, chợ Kha Sơn Hạ… ” [70,tr.24,36]. Chỉ tính riêng 1 tháng một loại hàng hóa trao đổi

chợ Thái cũng đạt hàng nghìn tấn “Thóc 1.200 tấn; gạo 1.392 tấn…” [70,tr.198], ngoài ra còn có “Cám 143 tấn; Ngô 142 tấn; Mía 240 tấn; Rau

447 tấn; củ nâu 320 tấn; vỏ ăn trầu 103 tấn; hàng đan lát 3 tấn;…”, hàng

nhập: “sản phẩm đồ đồng 5 tấn; Vải tơ lụa 35 tấn; chiếu 18 tấn; đồ dùng

bằng đất nung 34 tấn; dầu 15 tấn; Vại bằng đất 44 tấn, đường 20 tấn; Hàng đan lát 8 tấn;”, [70,tr.200].

Đến năm 1939,Thái Nguyên trở thành một trung tâm thông thương quan trọng giữa vùng núi và vùng xuôi. Việc vận chuyển các sản phẩm rất thuận lợi nhờ có đường giao thông thủy nối trực tiếp Thái Nguyên với Hải Phòng. Tầm quan trọng của chợ trung tâm Thái Nguyên ngày càng tăng. Rất nhiều thương nhân từ các tỉnh lân cận cũng như vùng xuôi đến để cung cấp, trao đổi hàng hóa tại đây, nhất là khối lượng hàng hóa bán buôn rất lớn.

Bảng 2.1: Các mặt hàng tiêu thụ lớn tại chợ trung tâm Thái Nguyên

Các mặt hàng Số lượng (tấn) Gạo 12.150 Thóc 180 Sắn 9 Đậu, đỗ 3 Mía 48 Chè 20 Củ nâu 2.172 Nấm 2 Vỏ ăn trầu 2.000 Măng khô 24

(Báo cáo kinh tế năm 1939, tr.211),[75]

Chợ phát triển rất nhanh, người mua, kẻ bán nườm nượp. Tiêu biểu có chợ Kép le, chợ Phúc Trìu, chợ Hanh, chợ Đồn, chợ Mụ, chợ Ba giăng, chợ Chu. Nằm ngay sát cạnh bến đò ngang, nơi nào cũng có người mở cửa hàng, cửa hiệu, với các dịch vị đơn giản nhưng đa dạng: “Trên nền nhà đã bị phá hoại của thị xã Thái Nguyên, mọc lên nhiều ngôi nhà bằng tre, nứa khá sáng sủa, lại có nhứng quán hàng có những tên thanh lịch nổi tiếng của thủ đô… Nhiều tên đất trước đay ít người biết đến nay trở nên quen thuộc: Bình Ca, Đèo Khế, Cao Minh, Phú Minh, Quán Vuông, Ba Giăng, Cù Vân, Bờ Đậu…

”, [75].

Nếu như ở trên mạn Thái Nguyên, hàng hóa được chuyển về dưới xuôi chủ yếu là những lâm, thổ sản do nhân dân khai thác được và những tài nguyên khoáng sản như: gỗ quý, chim thú rừng, hương liệu, sắt, kẽm, vàng… thì các loại hàng hóa từ xuôi chuyển lên chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân và những đồ thủ công truyền thống như gạo, vải, gốm, sứ và các loại đồ dùng mây tre đan…Xuôi theo dòng sông qua Thái Nguyên là tới vùng Kinh Bắc. Vùng này, thời cổ là một trong những vùng đồng bằng trù phú nhất của châu thổ sông Hồng. Ở những vùng này, thương nghiệp được coi là có truyền thống và được đánh giá là phát triển ở thế kỉ XVIII - XIX.

Sự ra đời và phát triển của các làng nghề trong vùng đồng bằng chằng chịt đường sông khiến các chợ làng ở Kinh Bắc, phía đông Hà Nội, trở nên năng động và củng cố thêm văn hóa thương mại và các mạng lưới trao đổi. Ở các làng Phù Lưu, Đình Bảng, Đồng Kỵ, Trang Liệt và Phù Ninh có những chợ lớn từ thế kỷ 18-19. Một tấm bia ở chùa Đoan Minh, làng Thổ Hà được dựng năm 1693, cho thấy:“Dưới triều đại này, làng chúng ta đã có một bến

sông để họp chợ 12 lần mỗi tháng. Người ta bán đồ sành và gốm: người bán chất đồ thành đống, của cải, hàng hóa lưu thông tự do và dồi dào. Mỗi gia đình có lò riêng để sản xuất các dụng cụ. Lễ hội được tổ chức vào mùa thu hàng năm”.Cũng như vậy, trên cổng làng Phù Lưu, nơi họp chợ Giàu,

viết:“Nơi đây có tất cả hàng hóa và sản vật của huyện Đông Ngàn, đây là

chợ lớn nhất tỉnh Bắc Ninh”, [21].

Thời đó, Phù Lưu có khoảng 30 nhà kinh doanh đồ đồng, đồ thiếc, đồ gốm, vải lụa, chiếu, vừng, bông, cày, trâu bò và nông sản, thực phẩm chế biến. Khác với các chợ khác trong vùng, phần lớn các mặt hàng bày bán ở chợ Giàu được sản xuất ở các làng nghề. Người Trang Liệt bán các vật dụng bằng đồng của Đại Bái; đồ gốm được sản xuất ở Thổ Hà, Phù Lãng và Bát Tràng; vải ở các làng dệt Tương Giang và Đình Bảng; người Đồng Kỵ bán trâu; rượu được nấu ở Quan Do, Cẩm Giang và Vân; lưỡi cày và các nông cụ khác bằng sắt được sản xuất ở Đa Hội và Đồng Xuất .

Người Kinh Bắc tích cực tham gia phát triển thương mại giữa đồng bằng và miền núi, cũng như giữa vùng châu thổ với kinh đô Kẻ Chợ. Người buôn bán ở Trang Liệt (cạnh làng Đồng Kỵ) đi mua đồng ở rất xa, rồi đem bán lại ở các chợ làng hay ở kinh đô.Các chợ chuyên bán một loại hàng thường gắn với các làng nghề. Mỗi chợ mang tên mặt hàng kinh doanh của riêng mình: chợ trâu, chợ gạo, chợ tơ lụa. Thổ Hà từ rất lâu đã nổi tiếng với nghề làm gốm. “Vào thế kỷ 18, sân chùa làng là nơi họp chợ gốm đến 12

phiên mỗi tháng. Từ thế kỷ 15, làng Bát Tràng trên bờ bắc sông Hồng, nổi tiếng với nghề làm đồ gốm và sành, cũng có một chợ họp hai buổi mỗi ngày. Chợ họp trên bờ sông và thu hút nhiều thuyền buôn. Chợ Nội Đồ (huyện Yên Phong) nổi tiếng với các sản phẩm rèn (kim khâu, xích sắt), chợ Đại Bái với đồ đồng đúc. Nhiều làng nghề có chợ ngay trong làng để bán sản phẩm của mình, nhưng không một chợ nào có thể chuyên bán chỉ một mặt hàng duy nhất”,[25].

Đây là thời điểm xuất hiện những làng chuyên buôn bán nổi tiếng như Đa Ngưu (Châu Giang, Hải Dương), Báo Đáp (Nam Ninh, Nam Định), Đài Loan (Hưng Yên), Phù Lưu (Bắc Ninh). Trên đất Bắc Giang người ta cũng thấy xuất hiện một số làng buôn chuyên nghiệp và một số làng thuộc diện “bán nông

bán thương” như làng buôn Thọ Xương, hay làng Dĩnh Kế, Mỹ Độ, làng Đa

chợ vùng, chợ chùa. Qua báo cáo kinh tế tháng, quỹ và năm của công sứ các

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w