Hội Đình Hộ Lệnh Điềm Thụy Phú Bình Thái Nguyên

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 91 - 92)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.2. Hội Đình Hộ Lệnh Điềm Thụy Phú Bình Thái Nguyên

Theo lệ làng, vào đầu năm âm lịch Tết Nguyên Đán của dân tộc, thường các gia đình trong làng và khách thập phương đến Đình thắp hương cầu khấn, cầu may với quan niệm sẽ được thần Thành Hoàng làng ban phúc lành cho cả năm luôn gặp sự may mắn. Ngày mồng 4 Tết (tháng Giêng âm lịch), các cụ cao niên của làng tổ chức lễ cầu phúc, cầu tài, cầu bình yên và mở hội Đình xuân.

Mở đầu Hội là phần lễ dâng hương, sau đó tổ chức các trò chơi dân gian: trò tung cầu truyền thống của làng và sinh hoạt văn hóa khai xuân tại Đình. Đến ngày mồng 2 thang 2 (âm lịch), lệ làng có tục làm lễ “Hạ Điền”, đầu năm mới xuống đồng làm việc cầu cho năm mới mùa màng bội thu. Ngày mồng 7 tháng 7 (âm lịch), lệ làng tổ chức lễ “Thượng điền” là làm nghi lễ nông nghiệp, dân gian thực hiện trước và sau vụ thu hoạch hằng năm.

Ngoài ra tại Đình ngày 20.10 (âm lịch) lệ làng thường tổ chức lễ “làng ăn mày lão” dịch hiểu “lên lão làng”, tổ chức cho những người tuổi được lên lão từ 50 đến 60 tuổi (nam giới). Họ góp gạo, thịt, tiền làm lễ thờ Thành

Hoàng để cầu mong được hưởng thọ sống lâu, rồi sau đó mời tất cả làng tới dự ăn uống, sinh hoạt văn hóa vui vẻ. Theo qui định xưa, những người ở trong làng, những người già trên 70 tuổi trở lên đã được lên lão làng là không phải góp lễ mà chỉ tới dự theo tục lệ tại Đình làng.

Ngày hội lớn nhất hàng năm được tổ chức vào ngày 30 tháng 10 (âm lịch), tại Đình, theo qui định tất cả dân trong làng Hộ Lệnh tuổi từ 50 trở xuống tập trung đóng góp gạo, thịt, tiền dù ít hay nhiều theo lệ làng mang đến Đình mời các cụ từ 50 tuổi trở lên. Mũ, áo chỉnh tề đến Đình tổ chức lễ “Lễ lão ăn mày”, hội làng truyền thống hàng năm. Sau khi tiến hành phần lễ cúng tế các vị thần xong, dân làng tổ chức rước kiệu do các trai làng (người chưa có vợ, đạo đức tốt) đảm nhiệm và tiến hành. Các trò chơi dân gian được tổ chức và diễn ra sôi nổi như: tung cầu, đá cầu…Tạo nên không khí sinh hoạt cộng đồng vui vẻ sau một năm lao động nông nghiệp, gắn bó thêm tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết và giao lưu văn hóa với khách thập phương vè dự lễ hội Đình.

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 91 - 92)

w