Lịch sử đấu tranh của cư dân sông Cầu

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 26 - 134)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3. Lịch sử đấu tranh của cư dân sông Cầu

Theo ghi chép của Nguyễn Trãi trong Dư địa chí thì từ thời Lê trở về trước, sông Cầu vẫn gọi là sông Phú Lương. Ở ven bờ sông, từ xa xưa đã có cư dân tập trung cư trú, đông nhất là phần chảy qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Đây là vùng trung du và đồng bằng phù sa màu mỡ, thuận tiện cho canh tác nông nghiệp. Từ rất sớm cư dân Việt cổ đã tràn xuống chiếm lĩnh, khai phá đồng ruộng, tạo dựng xóm làng trên những gò nội ven sông Cầu.

Theo địa chí huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh thì những phát hiện khảo

cổ mới đây trên các vùng đất Yên Phong còn lại nhiều di tích của cư dân thời Hùng Vương và tiền Hùng Vương. Đó là những di tích thuộc thời đại đồng thau - sắt, sớm đã phát hiện và khai quật như di chỉ Đồng Bạch (Phong Khê), Nội Gầm (Dũng Liệt), Qủa Cảm (Hòa Long), Chi Long, Hàm Sơn…Trên địa bàn huyện Yên Phong, trong khoảng cách từ 1- 3 km đã tìm thấy dấu tích của

văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đồng thau rực rỡ, đặc trưng của thời đại Hùng Vương [25, tr.65].

Cùng với nhiều di tích, di vật cổ, các câu chuyện dân gian, phong tục, tập quán, tín ngưỡng cổ truyền đã phần nào nói lên lịch sử dựng nước và giữ nước của cư dân nơi đây.

“Tấm bia đá ở nghè Đại Lâm (Tam Đa) dựng năm Tự Đức thứ 35

(1882) sao lại bản thực lục thời Hồng Đức (1572) nói về sự tích ba vị thần ở Đại Lâm đã tham gia giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân. Chuyện kể như sau: Vào thời Hùng Vương thứ 6 (Huy Vương), có ông người Châu Ái tên là Phạm Đài vì lánh nạn nên sang Kinh Bắc làm nghề bốc thuốc giúp đỡ dân lành. Ông ngụ ở chùa Đại Lâm và kết duyên cùng bà Tổ Nương là người bản xã. Một hôm, bà ra sông Tân Ấp (là nhánh sông chảy vào Đức Giang tức sông Cầu) ở trước làng Đại Lâm tắm mát, có Giao Long quấn ba vòng quanh người. Sau về nhà lại thấy ngôi sao thập nhân. Từ đó bà mang thai sinh ra một bọc đẻ ra ba người con trai, đặt tên là Nghiêm Công, Minh Công, Trị Công. Ba người khi lớn rất khôi ngô, tuấn tú, có tư chất thông minh trí dũng, văn võ song toàn, thích giao du rộng rãi, được nhân dân trong vùng tin yêu. Ba ông đã chiêu mộ hương binh, tập hợp được hơn 1000 người là gia thuộc và tráng binh trong vùng, lập doanh ở làng Đại Lâm, làm hùng trưởng một phương. Nhà vua biết tin cho mời vào triều, thấy có vóc dáng lạ thường lại có tài văn võ bèn phong chức cho các ông.

- Nghiêm Công làm Thống lĩnh Long chu thủy đạo Lạc tướng quân. - Minh Công làm chức Thiên Bồ chính tướng quân.

- Trị Công làm chức Thủy tào Tả điền lại Lạc long tướng quân.

Khi ấy giặc Ân là Thạch Tướng mang 30 vặn quân xâm lược nước ta. Vua Hùng ra lệnh cho ba ông chia quân đóng đồn lũy ở ba đạo Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam rồi đem thủy binh, bộ binh hợp sức cùng Phù Đổng thiên vương đánh giặc. Đến Vũ Ninh phá tan 30 vạn quân giặc Ân, chém đầu thạch tướng. Dẹp giặc xong, cả ba ông đều hóa, nhà vua phong thần, lệnh

cho các thôn Đại Ân, An Khang và 41 nơi khác lập đền thờ, ban cho bốn chữ “Vạn Cổ Phúc Thần” [25,tr.66-67].

Câu chuyện trên cho thấy, trên lưu vực sông Cầu vùng Kinh Bắc từ xa xưa đã có cư dân định cư lâu dài và tại đây cũng đã sinh ra nhiều người con ưu tú góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ đất nước. Dòng sông Cầu sớm trở thành một tuyến đường giao thông quan trọng và là một chiến tuyến vững chắc chống lại kẻ thù xâm lược nước ta.

Năm 981, giặc Tống chia làm hai đường thủy - bộ sang xâm lược nước ta. Đội quân thủy của địch tiến qua cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh ngày nay), qua Lục Đầu vào vùng sông Cầu “Năm 981, giặc Tống chia làm hai

cánh quân thủy bộ sang xâm lược nước ta. Đội thủy quân của địch tiến qua cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh ngày nay), theo sông Kinh Thầy vào sông Lục Đầu. Lê Hoàn cho quân bố trí phòng tuyến sông từ Đại La tới sông Lục Đầu để chặn đường thủy” [25;tr.112]. Thủy quân địch dàn quân trên sông

Lục Đầu, nhiều lần tìm cách chọc thủng phòng tuyến của ta nhưng đều thất bại. Lê Hoàn cho một đạo quân nhỏ ra khiêu chiến vờ thua để nhử giặc, quân Tống chủ quan nên đã trúng kế của ta, bị đánh tan tành không còn đủ sức vượt qua sông Bạch Đằng để đi sâu vào nội địa. Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn đã đắp thành Bình Lỗ lãnh đạo nhân dân các vùng ven sông Cầu, sông Lục Đầu cùng nhân dân cả nước kháng chiến khiến cho quân Tống bị “chết

quá nửa, thây chất đầy đồng”, chúng phải xuôi dòng sông Cầu rút chạy.

Cuối năm 1076, giặc Tống do tướng Quách Qùy chỉ huy tiến quân xâm lược nước ta. Đầu tháng 1 năm 1077, đại quân địch tràn qua biên giới tiến về phía Thăng Long. Bộ binh địch áp sát vùng Bắc sông Cầu. Một bộ phận quan trọng khác của quân địch do Triệu Tiết chỉ huy đóng ở địa phận Mai Dịch (Hiệp Hòa- Bắc Giang) bờ Bắc bến Như Nguyệt (Tam Giang). Quân đội nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã chọn vùng đất Yên Phong (Bắc Ninh) làm địa bàn chiến lược, lập phòng tuyến ngăn chặn giặc trước cửa ngõ kinh thành Thăng Long. Dòng sông Cầu (sông Nguyệt Đức, sông Như Nguyệt) đã được

sử dụng như một chiến hào thiên nhiên quan trọng. Trên nhiều đoạn đê, nhà Lý cho đắp chiến lũy cao đến vài thước, phía trong đồng đắp thoai thoải, phía mặt sông thẳng đứng, có nhiều bãi cọc và chông dày đặc ở lòng sông. Dọc theo chiến tuyến sông Cầu có nhiều vị trí quân sự của nhà Lý. Sử cũ chép quân nhà Lý “lập trại ven sông để chống giữ”. Đó là các vị trí quân sự ở Thất Diệu (Yên Phụ - Bắc Giang), Như Nguyệt (Tam Giang), Phấn Đông (Tam Đa), Thị Cầu (thị xã Bắc Ninh ngày nay)… phía dưới vùng Phả Lại là căn cứ thủy quân của hai hoàng tử Hoàng Chân và Chiêu Văn. Tại địa bàn huyện Yên Phong còn có căn cứ hậu cần, các kho lương ở Cầu Gạo (Yên Phụ), thôn Lãm Đông Phong).

Tại bờ Bắc bến Như Nguyệt, tướng giặc là Miêu Lí mở một cuộc đột kích, đưa quân vượt sông tiến qua Như Nguyệt vào vùng Thất Diệu Sơn, quân nhà Lý đã mai phục đón đánh quyết liệt ở vùng gần Thất Diệu, tướng giặc phải bỏ chạy liều mạng mới thoát chết. Từ vùng Tiên Lát (Việt Yên - Bắc Giang), một cánh quân cũng dùng bè mảng chở 500 quân vượt sông ở vùng Thọ Đức - Phấn Động (Bắc Giang). Từ các chiến lũy ở bờ Nam, quân đội nhà Lý cũng hăng hái chặn đánh địch, giặc Tống nguy khốn, bị tiêu diệt phần lớn. Sau những thất bại to lớn trên sông Như Nguyệt, Phấn Động quân Tống co cụm không dám liều lĩnh tấn công, chủ tướng Quách Quỳ ra lệnh “ai bàn sẽ chém”. Cuối mùa xuân năm 1077, nắm vững thời cơ thuận lợi, quân dân nhà

Lý mở cuộc phản công chiến lược đánh vào trại giặc ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Bọn giặc đang hoang mang, lúng túng lại bị đánh bất ngờ, không kịp đối phó hàng ngàn tên xâm lược phải bỏ mạng, xác giặc chết chất lên gò bãi trôi nổi trên sông. Chiến thắng vang dội trên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu) đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống, lập nên một võ công mới trong lịch sử dân tộc đồng thời một lần nữa chứng tỏ vai trò và vị trí quan trọng của sông Như Nguyệt trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ hai, dòng sông Như Nguyệt lại một lần nữa góp phần làm nên chiến thắng cho nhân dân ta

trước kẻ thù xâm lược. Mùa hè năm 1285, quân dân nhà Trần sau một thời gian rút lui tránh kẻ thù đã chuyển sang phản công, đánh địch trên nhiều mặt trận và đã đánh bật kẻ thù ra khỏi kinh thành Thăng Long. Chủ tướng địch là Thoát Hoan đã phải kéo tàn quân chạy sang bờ Bắc sông Hồng, vượt qua sông Đuống, giặc chạy theo đường về Như Nguyệt. Tại đây, giặc Nguyên đã bị đội quân của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tung hoành dưới lá cờ sáu chữ vàng

“Phá cường địch, báo Hoàng Ân” đón đánh kịch liệt cho quân thù phải khiếp

sợ, bỏ chạy tan tác.

Ngoài ra, trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, nằm bên bờ sông Cầu, Thành Bắc Ninh từng là một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng, nằm trong tuyến phòng thủ phía Bắc, bảo vệ Thủ đô, ngăn chặn các đạo quân xâm lược trước cửa ngõ Kinh thành thăng Long. Đây cũng là một trung tâm chính trị, quân sự, là ly sở của trấn Kinh Bắc của tỉnh Bắc Ninh sau này.

Theo các nguồn tài liệu cổ, Thành Bắc Ninh trước đóng ở Thị Cầu, được dịch chuyển về vị trí hiện nay vào thời Gia Long (1804). Thành làm kiểu Vô-Băng, chịu ảnh hưởng của một kiến trúc quân sự cổ ở Pháp. Sách Địa chí Hà Bắc dẫn các nguồn tài liệu cổ, miêu tả vị trí, qui mô của thành Bắc Ninh như sau:

Thành nằm trên 5 doi đất cao, thuộc làng Thị Trung, xã Yên Xá. Làng này tiếp giáp với Đỗ Xá ở phía Nam, và Lôi đình ở phía Tây Nam, Khúc ở phía Tây Bắc, Y NA ở phía Đông. Xung quanh các núi Tượng ở Quả Cảm, Núi Dinh (ở Đáp Cầu), núi Thiền Sơn, núi Đào, núi Dạm. Thời Gia Long, Thành được đắp bằng đất. Năm 1824 xây bằng đá ong. Năm 1839 xây bằng gạch. Đá ong lấy ở Hiệp Hoà, còn gạch thì nung ở Quả Cảm. Ngoài chân thành là lớp đất rộng khoảng 10 mét, rồi đến lớp hào sâu. Ngoài cùng lại có tường đất bao quanh. Diện tích toàn thành là 545.000m2. Sách Phong Thổ Hà Bắc đời Lê (Ty Văn hoá Hà Bắc xuất bản), có bài "Kinh Bắc phong Thổ ký", do tri phủ Lạng Giang là Nguyễn Thăng soạn năm Gia Long thứ 6 (1807), viết về Thành Bắc Ninh một cách sơ lược như sau: “Trấn thành mới lập tại

các làng Yên Xá (đất ruộng 71 mẫu, 1 sào 4 thước, 2 tấc, 6 phân), Lỗi Đình (ruộng 25 mẫu, 4sào, 2 thước, 1tấc), Đỗ Xá (ruộng 37 mẫu, 6 sào, 3 thước, 8 tấc, 6 phân), Khúc Toại (12 mẫu, 6 sào, 4 thước, 2 tấc), thuộc 3 huyện Yên Phong, Tiên Du, Võ Giàng.Chu vi 4 mặt trong, ngoài rộng 146 mẫu, 7 sào, 14thước, 2 tấc, 4 phân.”[54].

Nằm trong một địa bàn chiến lược quan trọng, Thành Bắc Ninh vừa trở thành một trung tâm hành chính của một vùng, vừa là một vị trí quân sự kiên cố. Trong các cuộc quyết chiến chiến lược quan trọng của dân tộc ta chống lại các đạo quân xâm lược từ phương Bắc, Thành Bắc Ninh là một vị trí then chốt của tuyến phòng thủ phía Bắc Thủ đô. Năm 1287 quân đội nhà Trần chặn đánh giặc Nguyên ở vùng Thị Cầu," dùng tên thuốc độc bắn, giặc chết và bị thương rất nhiều". Cuối năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn bao vây, tiến công bọn giặc Minh, giả phòng Thành Thị Cầu, làm bàn đạp cho cuộc giải phóng Đông Đô. Trong cuộc chiến đấu chống giặc Th a nh xâm lược vào cuối thế kỷ 18, Thành Thị Cầu cũng là một vị trí ngăn chặn bước tiến của địch.

Giữa thế kỷ thứ 19 phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ mạnh mẽ ở vùng Kinh Bắc. Nghĩa quân của thủ lĩnh cai vàng và một số thủ lĩnh khác đã nhiều lần vây hãm, tiến công thành Bắc Ninh, nơi đóng doanh sở của chính quyền phong kiến địa phương. Năm 1945, sau khi hất cẳng Pháp, giặc Nhật chiếm đóng Thành Bắc Ninh. Tháng 8 năm 1945 nhân dân Bắc Ninh vùng dậy bao vây giặc Nhật trong thành tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạnh thắng lợi.

Sông Như Nguyệt - sông Cầu đã chứng kiến nhiều thăng trầm trong những bước phát triển của lịch sử dân tộc, nơi đó đã sản sinh ra nhiều anh hùng, cũng đã chứng kiến sự hi sinh của biết bao những người con vì nước, vì dân.

Trong lịch sử chống giặc phương Bắc, nếu như sông Lục Đầu là nơi tỏa sáng của Hào khí Đông A với ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông- Nguyên của nhà Trần, thì sông Cầu mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của

vương triều Lý với việc chôn vùi 10 vạn quân xâm lược nhà Tống trên chiến tuyến Như Nguyệt. Và sau này, các khu vực ven sông đã trở thành căn cứ cách mạng trong các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Dòng sông ấy không chỉ là phòng tuyến chống giặc vững chắc và quan trọng mà còn là đường giao thông không thể thiếu của vùng Đông Bắc của Tổ Quốc.

Tiểu kết chương 1

Sông Cầu với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đặc biệt, đã trở thành một trong sáu hợp lưu quan trọng của sông Lục Đầu. Chảy qua các các tỉnh miền núi và trung du miền núi Bắc Bộ: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, với nguồn thủy văn dồi dào và lượng phù sa phong phú, dòng sông đã sớm bồi đắp nên những cánh đồng có phù sa màu mỡ, thu hút dân cư đến quần cư và sinh sống ngày một đông đúc. Trong quá trình phát triển, dòng sông và cư dân ven sông đã cùng quân và dân ta xây dựng được lịch sử lâu đời và lập nhiều chiến công hiển hách, vang dội trong các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Ở đó các chi lưu của dòng sông ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại, kinh tế giao thương hàng hóa giữa các vùng miền, làng nghề ven sông, dòng sông còn lưu giữ và bảo tồn những nét sinh hoạt văn hóa khá đặc sắc của cư dân buôn bán ven sông nói riêng mà còn bảo tồn và phát triển những nét văn hóa, phong tục, tín ngưỡng đa dạng của dân ta tới ngày nay.

Chương 2

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ , CẢNG THỊ VÀ CHỢ VEN SÔNG CẦU GIAI ĐOẠN 1858- 1945 2.1. Sự hình thành và hoạt động của các làng nghề ven sông

2.1.1. Khái niệm làng nghề

Làng nghề thủ công như là gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, nó là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt. Trong cuốn Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp

Việt Nam, tác giả Phan Gia Bền đã đưa ra một số khái niệm như nghề thủ

công và thợ thủ công, nhưng khái niệm làng nghề hay làng nghề thủ công truyền thống thì chưa được đề cập. Cụ thể là: nghề thủ công phân chia thành 02 bộ phận: Nghề thủ công gắn liền với nông nghiệp và thủ công nghiệp cá

thể tiểu sản xuất hàng hoá (sản xuất độc lập với quy trình sản xuất nông

nghiệp). Thủ công nghiệp là từ nông nghiệp mà ra và có thể nói, thủ công

nghiệp là nền sản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp. Vì là trung gian nên nó còn mang nặng tính chất nông nghiệp mà đồng thời cũng đã có nhiều tính chất công nghiệp... Phạm vi thủ công nghiệp đi từ những nghề phụ nông thôn đến các nghề thủ công cá thể tiểu sản xuất hàng hoá rồi đến hình thức công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là hình thức còn nhiều quan hệ với nông nghiệp đến hình thức quá độ sang công nghiệp... Chúng tôi thấy ở Việt Nam có hai bộ phận chính trong ngành thủ công nghiệp: Bộ phận thủ công nghiệp phụ thuộc vào nền kinh tế tự nhiên nông nghiệp, cụ thể là nghề phụ gia đình của số đông nông dân... Bộ phận thứ hai là bộ phận thủ công nghiệp cá thể tiểu sản xuất hàng hoá, cụ thể là nghề thủ công độc lập đối với quy trình sản xuất nông nghiệp...[7, tr.17-20]. Cũng theo Phan Gia

Bền: "Ở nước ta thợ thủ công (thủ công nghiệp cá thể) là những người có tiêu

chuẩn căn bản sau đây:

1- Lao động của họ là chính, có thể có những người vừa sản xuất hàng hoá để bán, vừa bán sức lao động đi làm thuê cho người khác, có thể

dùng công nhân trong gia đình dùng để sản xuất, có thể thuê mướn thêm nhân công (thợ bạn hoặc thợ học nghề) nhưng chỉ để giúp họ sản xuất đại bộ

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 26 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w