Lễ hội Dĩnh Kế (Bắc Giang)

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 95 - 96)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.5. Lễ hội Dĩnh Kế (Bắc Giang)

Dĩnh Kế là một xã lớn nằm ở phía Đông Bắc thành phố Bắc Giang gồm 12 thôn làng. Nơi đây có chợ Kế - một trong những trung tâm thương mại lớn của một vùng bao gồm thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng. Nói đến Dĩnh Kế là nói tới đặc sản bánh đa nổi tiếng với hương vị đặc biệt hấp dẫn của nó. Ở Dĩnh Kế còn có nghề trồng hoa và cây cảnh, một nghề bình dị mà cao sang đã góp phần làm đẹp cho đời và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của người dân từ thành thị đến thôn quê.

Vào những dịp lễ hội, có đến Dĩnh Kế chúng ta mới thấy hết được những sáng tạo tuyệt vời của người dân lao động vùng này. Đặc biệt với cụm di tích lịch sử văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng: đền Dĩnh Kế, chùa Đống Nghiêm. Lễ hội ở đây ngày càng đông hơn, vui hơn với nhiều nội dung độc đáo mà hấp dẫn:

" Đồn rằng hội Kế tháng Ba

Không đi xem hội cũng già mất thân "

Từ trung tâm thành phố Bắc Giang, ngược đường quốc lộ 31 khoảng 3 km, chúng ta tới thăm đền Dĩnh Kế (còn gọi là Nghè Cả). Nghè nằm ở trái đường, sát với chợ Kế. Đây là một công trình kiến trúc cổ theo kiểu thức dân tộc với kỹ thuật chạm khắc đẹp và tinh xảo, tài nghệ. Đền thờ Cao Sơn, Quý Minh đại vương - hai vị tướng của Hùng Vương phò vua giúp nước. Đền cũng là nơi đặt bia Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, trong đó có trạng nguyên Giáp Hải (còn gọi là trạng Kế) - một danh nhân lịch sử, một tác giả nổi tiếng được sử sách ghi chép và nhân dân truyền tụng.

Hàng năm cứ đến ngày Đinh của tháng trong Xuân (tháng 2) và ngày Đinh của tháng trong Thu (tháng 8), những người trong hội văn, sĩ hội cùng toàn dân đêm lễ vật tạ lễ tại văn chỉ biểu hiện lòng tôn kính ngưỡng vọng các bậc hiền tài khoa bảng của quê hương.

Hàng năm vào dịp rằm tháng Ba âm lịch, ngày Đại kỳ phước, đền Dĩnh Kế là nơi trung tâm diễn ra lễ hội của nhân dân các thôn trong xã. Người ta tổ chức rước long ngai, bài vị của Đức thánh Cả về Nghè Cả; tổ chức hành lễ biểu hiện lòng sùng bái của muôn dân trăm họ đối với Đức Thánh, sau đó tổ chức trò vui, biểu diễn văn nghệ. Đặc biệt ở hội Kế còn tổ chức trò chơi cờ người và kéo chữ. Trai gái trong làng được chọn vào làm quân cờ hoặc kéo chữ phải tập trước hàng tháng. Ba ngày trước khi hội mở, họ tập trung nhau lại để tổng duyệt. Người kéo chữ trước đây mặc quần áo đẹp, đầu đội khăn xếp, nón chóp dứa, đi giầy chín long, thắt lưng nhiễu điều, vác cờ ngũ sắc đi theo hiệu trống của ông tổng cờ cho đến khi thành chữ: "Thiên hạ thái bình -

Trình quan đại hội ".

Trước đây, vào dịp 20 tháng Bảy, ở Dĩnh Kế còn diễn ra lễ “thượng điền " của nhân dân toàn xã. Vào ngày này, các giáp mang lễ vật về tế ở đình làng, xã thể hiện lòng sùng bái trời đất, thánh thần đã phù giúp cho mùa màng tốt tươi, dân an vật thịnh. Ở đây người dân không chỉ thờ các bậc hiền tài khoa bảng, còn thờ bà "Chúa chợ " - bà Nguyễn Thị Chuyên đã có công mở mang chợ Kế thành trung tâm buôn bán sầm uất vào các dịp tuần rằm hàng tháng.

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w