Khái niệm làng nghề

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 33 - 35)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Khái niệm làng nghề

Làng nghề thủ công như là gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, nó là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt. Trong cuốn Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp

Việt Nam, tác giả Phan Gia Bền đã đưa ra một số khái niệm như nghề thủ

công và thợ thủ công, nhưng khái niệm làng nghề hay làng nghề thủ công truyền thống thì chưa được đề cập. Cụ thể là: nghề thủ công phân chia thành 02 bộ phận: Nghề thủ công gắn liền với nông nghiệp và thủ công nghiệp cá

thể tiểu sản xuất hàng hoá (sản xuất độc lập với quy trình sản xuất nông

nghiệp). Thủ công nghiệp là từ nông nghiệp mà ra và có thể nói, thủ công

nghiệp là nền sản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp. Vì là trung gian nên nó còn mang nặng tính chất nông nghiệp mà đồng thời cũng đã có nhiều tính chất công nghiệp... Phạm vi thủ công nghiệp đi từ những nghề phụ nông thôn đến các nghề thủ công cá thể tiểu sản xuất hàng hoá rồi đến hình thức công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là hình thức còn nhiều quan hệ với nông nghiệp đến hình thức quá độ sang công nghiệp... Chúng tôi thấy ở Việt Nam có hai bộ phận chính trong ngành thủ công nghiệp: Bộ phận thủ công nghiệp phụ thuộc vào nền kinh tế tự nhiên nông nghiệp, cụ thể là nghề phụ gia đình của số đông nông dân... Bộ phận thứ hai là bộ phận thủ công nghiệp cá thể tiểu sản xuất hàng hoá, cụ thể là nghề thủ công độc lập đối với quy trình sản xuất nông nghiệp...[7, tr.17-20]. Cũng theo Phan Gia

Bền: "Ở nước ta thợ thủ công (thủ công nghiệp cá thể) là những người có tiêu

chuẩn căn bản sau đây:

1- Lao động của họ là chính, có thể có những người vừa sản xuất hàng hoá để bán, vừa bán sức lao động đi làm thuê cho người khác, có thể

dùng công nhân trong gia đình dùng để sản xuất, có thể thuê mướn thêm nhân công (thợ bạn hoặc thợ học nghề) nhưng chỉ để giúp họ sản xuất đại bộ phận thì giờ của thợ thủ công là để làm công việc sản xuất đó.

2- Sản phẩm của họ chủ yếu dùng để bán ra thị trường (không phải làm cho bản thân hay cho gia đình, cũng không phải để làm giúp cho người khác trong làng xóm trực tiếp tiêu dùng) và đó là nguồn sống chính của họ...", [7, tr24-25].

Nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS. TS Hoàng Ngọc Hòa, PGS.TS Vũ Văn Phúc đã tổng hợp về làng nghề với ba quan niệm:

“Quan niệm thứ nhất: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu.

Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công, nhiều khi cúng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác.

Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề.”, [22,tr.11,12].

Từ đó, nhóm tác giả đã định nghĩa:“ Làng nghề là một cụm dân cư

sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị sản phẩm của toàn làng.”[22,tr.13]

Dưới góc độ Địa lí học học giả P.Gourou trong cuốn Người nông dân

ở châu thổ Bắc Kì, phân làng của người Việt cổ thành 03 loại: Làng ven sông,

ven đồi và ven biển. Sau này theo Làng được phân loại theo chức năng kinh tế “căn cứ là theo sản phẩm của họ chủ yếu dùng để bán ra thị trường (không

phải làm cho bản thân hay gia đình, cũng không phải để giúp người khác trong làng xóm trực tiếp tiêu dùng) mà đó là nguồn sống chính của họ”. Chúng tôi đã đếm được 108 nghề khác nhau và con số này chắc chắn còn thấp hơn thực tế một chút” [66,tr.24-25]. Do đó mới có làng ruộng, làng vườn

(như ở Nam Bộ), làng nghề (Bát Tràng, Triều Khúc, Kim Bồng, Làng Vân), làng buôn (Đồng Kỵ, Đa Ngưu, Đình Bảng, Phú Thị), làng chài (các vạn chài ven sông, ven biển).

Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, mục giải thích từ ngữ cũng ghi rõ:“Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ rất lâu

đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền”,[55]

Từ các khái niệm trên, để tìm hiểu về hoạt động giao thương trên sông Cầu trước hết ta cần phải làm rõ sự hình thành và hoạt động của các làng nghề ven sông vì đây là cơ sở để tích lũy vốn, mở rộng giao lưu buôn bán quanh vùng và hình thành các làng buôn, cảng thị và chợ ven sông Cầu.

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w