Bơi trải sông Cầu Bắc Ninh

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 93 - 95)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.4. Bơi trải sông Cầu Bắc Ninh

Hội bơi chải dọc 2 bờ sông Cầu bắt nguồn từ tục diễn xướng chiến thắng Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt chống xâm lược nhà Tống 1075. Cứ 18-2 (Âm lịch) 5 năm một lần, người dân làng Ngọt (Như Nguyệt) long trọng mở hội kỷ niệm những chiến công oanh liệt của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Nhân dân địa phương đã đóng 2 chiếc thuyền gỗ, đầu chải được đặt đầu qui, đuôi chải gắn đuôi rồng được sơn đẹp đẽ để tổ chức thi bơi chải giữa 2 đội: Phía Đông và phía Tây. Mỗi đội gồm 24 thanh niên trai tráng tập duyệt

trước lễ hội. Ông Ngô Văn Hộ cho biết: “Bơi chải để tôn vinh giá trị lịch sử,

phục dựng lại hào khí của dân tộc, là dịp để người dân thoả nỗi khát vọng chinh phục thiên nhiên”.

Dọc theo 2 bờ sông Cầu ngoài làng Như Nguyệt còn có làng Phấn Động, Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong), làng Tiếu Mai, xã Mai Đình (Hiệp Hòa-Bắc Giang) bơi chải đầu xuân hay những ngày lúa giáp hạt. Làng Phấn Động nằm lặng lẽ bên bờ bãi phù sa mầu mỡ. Xưa kia, nơi đây là trại kỵ binh của quân đội nhà Lý trên chiến tuyến Như Nguyệt. Địch đã nhiều lần bắc cầu phao vượt sông qua bến Can Vang nhằm chọc thủng phòng tuyến nhưng đã bị dân binh làng Phấn Động do ông cả Đông Mai chỉ đạo phối hợp quân đội nhà Lý đánh bại âm mưu. “Tháng 8 hội cha, tháng 3 hội mẹ”, hằng năm từ ngày mồng 1 đến ngày 6 tháng 8 (Âm lịch), người dân địa phương lại xôn xao, hối hả tưng bừng mở lễ hội bơi chải.

Mỗi khúc sông mang trong mình chiến tích, mỗi xóm làng bất khuất hiên ngang, nhiều tên tuổi, địa danh đã trở thành huyền thoại muôn đời. Bên kia sông, làng Tiếu-mảnh đất và những con người thân thuộc. Tình cảm và lối sống đời này qua đời khác quấn quýt bên khúc sông quê. Cái làng chài nhỏ bé đã bao đời nay chống chọi và đứng vững trước sóng dữ của thủy thần. Làng Tiếu Mai gồm 3 xóm: Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi được nhiều người biết đến với lễ hội bơi chải truyền thống ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là lễ hội độc đáo, mang đậm nền văn minh sông nước.

Tất cả các nghi lễ như rước bài vị thánh, diễn tích tuồng “Triệt Giang phò A Đẩu”-là một tích tuồng cổ… đều diễn vào mồng 9 tháng 3. Tất cả những người dự bơi chải phải là những người trong giáp cử ra, mỗi chải gồm 24 tay bơi và ba người phụ việc, các tay chải phải có sự thống nhất, lên xuống nhịp nhàng. Luật cuộc đua qui định mỗi đội có đường bơi riêng của mình. Những đội thắng là những đội không phạm qui: Chải không chạm vào tiêu, người lái không lái hớt (chưa đến tiêu đã quay lại), không cua lấn sang đường bơi của đội khác… Hội bơi chải ở làng Tiếu Mai thu hút đông đảo sự quan

tâm tham dự của nhân dân trong vùng cũng như các vùng lân cận, khi các chải thuyền bơi, hai bên bờ sông những dòng người hò reo, cổ vũ như truyền thêm sức mạnh cho những chàng trai đua tài quyết liệt.

Cả khúc sông huyên náo, rộn ràng mái chèo lướt sóng. Mùa xuân dâng trào theo tiếng trống, tiếng chiêng với niềm tin chiến thắng.

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w