Tín ngưỡng

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 70 - 71)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1. Tín ngưỡng

Lý giải về tín ngưỡng, trong cuốn “Hán- Việt từ điển”, tác giả Đào Duy Anh đã viết “Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Đối với con người, tín ngưỡng là một phần nhân tố văn

hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần .Theo Nguyễn Văn Huyên: Góp phần tìm hiểu văn hoá Việt Nam, thì cốt lõi của tín ngưỡng vẫn là một hình

thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng liêng của con người, của một cộng đồng người nào đó ở trình độ phát triển xã hội cụ thể [24,tr.715]. Tác giả Nguyễn Huy Bỉnh trong Truyền thuyết về Thủy thần ở Thuận Thành, Bắc Ninh cho rằng “Tín ngưỡng được hình thành trên cơ sở đại đa số người trong hoàn

cảnh phức tạp, nan giải hoặc lo sợ, hoặc hoài nghi, hoặc hưng phấn, thông qua cảm thụ sức mạnh của thần thánh mà dần dần ý thức được thần thánh phản ứng hay phản tác dụng... họ tin tưởng chắc chắn loại sức mạnh này có thể đổi mới cuộc sống của chính mình”[8, tr.431].

Từ các khái niệm trên, có thể thấy trước thực tế bất cứ một hiện tượng gì ảnh hưởng lớn đối với đời sống và sản xuất, con người ta đều sùng bái nó và lâu dài sẽ trở thành một niềm tin tín ngưỡng phổ biến. Xứ Bắc có hệ thống sông ngòi dày đặc, đó là các con sông: Dâu, Cầu, Thương, Đuống, Lục Nam, Thái Bình... Đa số dân cư nơi đây sinh sống bằng nghề chài lưới và trồng lúa nước, do vậy đối với người dân nước có vai trò hết sức quan trọng, nước vừa mang lại nguồn sống và cũng chính là thủ phạm gây nên thiên tai và đe doạ cuộc sống con người. Theo quy luật tự nhiên, để trấn áp nỗi sợ hãi, các cư dân vùng sông nước đã thờ Thuỷ thần nhằm cầu mong sông nước hiền hoà, mùa màng tươi tốt, đánh bắt được nhiều sản vật dưới sông, muôn vật và con người sinh sống và đi lại thuận lợi.

Một phần của tài liệu hoạt động giao thương trên sông cầu thời cận đại (Trang 70 - 71)

w