1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh

171 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM    NGUYỄN VĂN TÁM BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÍ THƢỜNG KIỆT THÀNH PHỐ BẮC NINH – BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM    NGUYỄN VĂN TÁM BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÍ THƢỜNG KIỆT THÀNH PHỐ BẮC NINH – BẮC NINH Chuyên nghành : Quản lí giáo dục Mã số : 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn nghiên cứu khoa học: TIẾN SĨ: NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành của một học viên, tôi vô cùng cảm ơn Ban giám hiệu, các thày cô giáo của phòng Quản lí khoa học, Khoa quản lí giáo dục; Khoa tâm lí giáo dục; Thư viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai – Người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và chuyªn viên Sở Giáo dục và §ào tạo Bắc Ninh; Các đồng chí cán bộ quản lí; giáo viên; các bạn đồng nghiệp ở các trường THPT và những người thân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong được sự thông cảm, góp ý phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứ tiếp theo của tôi được tốt hơn. Xin trân trọng cám ơn ! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 Tác giả Nguyễn Văn Tám S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn http://www.lrc-tnu.edu.vn bảng kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ viết tắt Ban giỏm hiờu BGH Cỏn b CB Cỏn b qun lớ CBQL Cụng nghip húa CNH Hin i húa HH Ch ngha xó ni CNXH Giỏo viờn GV Giỏo viờn ch nhim GVCN Giỏo viờn b mụn GVBM Hc sinh HS Hot ng H Hot ng giỏo dc HGD Hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp HGDNGLL Ph huynh hc sinh PHHS Qun lớ giỏo dc QLGD Trung hc c s THCS Trung hc ph thụng THPT Xó hi húa giỏo dc XHHGD Thành phố Tp Cơ sở vật chất CSVC Kinh tế Xã hội KTXH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại ngày càng khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với kinh tế xã hội. Giáo dục tác động đến toàn bộ cấu trúc, các bộ phận hợp thành của xã hội, do vậy Giáo dục là một động lực thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và bền vững. Ngày nay, xã hội loài người bước sang thời đại văn minh hậu Công nghiệp, cho nên con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó, các quốc gia trên thế giới đều hướng tới sự phát triển con người. Đó là những con người năng động, toàn diện, thích ứng cao với mọi yêu cầu, hoàn cảnh xã hội. Trong công cuộc đổi mới hiện nay của Đất nước, Đảng và nhà nước ta đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là con đường cơ bản để CNH- HĐH đất nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII cũng đã chỉ rõ: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục là nhằm xây dựng con người mới, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ”[26]. Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt “ Nhân cách HS được hình thành theo hai con đường cơ bản: Con đường dạy học và con đường HĐGDNGLL” [14]. Vì vậy, việc tổ chức HĐGDNGLL là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không thể thiếu được trong quá trình giáo dục nhân cách cho HS. HĐGDNGLL thực chất là một bộ phận rất cơ bản, quan trọng của kế hoạch giáo dục trong trường THPT, đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học, là sự kết nối bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa qúa trình dạy học và quá trình giáo dục, nhằm thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nguyên lý giáo dục: “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội” [24]. Đặc biệt là tạo ra môi trường thân thiện nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú, sây mê học tập. Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong việc giáo dục toàn diện HS, nên ngày 19/11/2002 Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số 47/2002/QĐ - Bộ GD &ĐT quyết định chính thức đưa HĐGDNGLL vào kế hoạch dạy học và giáo dục ở các trường THCS và THPT được bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 với số tiết và chủ đề qui định kèm theo cho từng khối lớp. Theo quyết định trên Sở GD& ĐT tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện đưa HĐGDNGLL vào các trường THPT trên toàn tỉnh nói chung và trường THPT Lí Thường Kiệt nói riêng. Tuy nhỉên trong quá trình thực hiện có một bộ phận cán bộ quản lí, một số giáo viên và học sinh cũng như cha mẹ HS chưa nhận thức đúng đắn vai trò của HĐGDNGLL, những hoạt động này còn được coi là hoạt động phụ khoá, mất thời gian, ảnh hưởng đến các hoạt động học tập nên còn bị xem nhẹ, coi thường và bỏ qua. Bên cạnh đó dù vẫn thực hiện theo quy định của chương trình song nhiều GVCN không mấy hứng thú, không chủ động, tự giác xây dựng các hoạt động giáo dục NGLL bởi công việc đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức trong khi chế độ thanh toán, đãi ngộ vẫn chưa được cải tiến, sửa đổi phù hợp; Bên cạnh đó, một số GVCN còn hạn chế về năng lực tổ chức chỉ đạo hoạt động cho HS, hơn nữa kinh phí tổ chức HĐGDNGLL cũng là một khó khăn đáng kể cho các trường THPT, nhà trường phải hoàn toàn tự túc vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức HĐGDNGLL lại rất tốn kém. Mặt khác, vẫn có nhiều HS không tự giác, tích cực tham gia vào các HĐGDNGL do giáo viên chủ nhiệm và nhà trường tổ chức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt thành phố Bắc Ninh – Bắc Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng Trường THPT Lí Thường Kiệt - Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh và một số trường THPT khác trong tỉnh, đề xuất một số biện pháp quản lí HĐGDNGLL của trường THPT Lí Thường kiệt tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý HĐGDNGLL 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng một số trường THPT Tỉnh Bắc Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý HĐGDNGLL của một số trường THPT Tỉnh Bắc Ninh (thuộc địa bàn nghiên cứu) trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn nhiều hạn chế nhất định cần khắc phục. Nguyên nhân của thực trạng đó là do chưa có các biện pháp quản lý phù hợp. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng THPT một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà trường sẽ góp phần nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục cho trường THPT Lí Thường Kiệt- Bắc Ninh cũng như các trường khác của tỉnh trong các năm học tới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài như lý luận về quản lý, biện pháp quản lý giáo dục, quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THPT. 5.2 Nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông - Thành phố Bắc Ninh và Trường THPT Yên Phong số II - Huyện Yên Phong; Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân của thực trạng đó. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của trường THPT Lí Thường Kiệt - TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. 6. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài 6.1 Địa bàn nghiên cứu Tính đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh có 34 trường THPT trong đó có 23 trường Quốc lập; 11trường Dân lập (không kể các trung tâm GDTX). Trong điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông; Yên Phong số II; Nguyễn văn Cừ. Từ đó, đề xuất biện pháp quản lí HĐGDNGLL của hiệu trưởng TrườngTHPT Lí Thương Kiệt - TP Bắc Ninh - Tỉnh Bác Ninh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong việc quản lí HĐGDNGLL của nhà trường trong những năm học tiếp theo. 6.2 Thời gian nghiên cứu khảo sát Đề tài đi nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lí HĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường THPT Lí Thường Kiệt; Lí Nhân Tông; Yên Phong số II; Nguyễn Văn Cừ qua cỏc năm học: 2008 - 2009: 2009 – 2010 và 2010 – 2011 nhằm có đánh giá sát thực về công tác chỉ đạo, quản lí HĐGDNGLL của nhà trường . Đồng thời qua đây rút ra được những kinh nghiệm, bài học và biện pháp quản lí tốt hơn cho trường mỡnh ở cỏc năm học tiếp theo. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, chỉ thị, nghị quyết, sách báo, luận văn có nội dung liên quan dến đề tài nghiên cứu, để từ đó phân tích, tổng hợp và khái quát những vấn đề cơ bản làm cơ sở lí luận cho đề tài. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng công tác quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT, nguyên nhân của thực trạng đó. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập một số thông tin qua cán bộ quản lí các cấp, các GVCN, cán bộ Đoàn, PHHS và HS…, để giúp cho việc phân tích thực trạng và lý giải nguyên nhân, đồng thời nhằm tăng thêm tính khách quan của các kết quả thu được bằng các phương pháp khác. 7.2.3. Phương pháp quan sát Chúng tôi tiến hành quan sát quá trình chỉ đạo của nhà trường; công tác tổ chức, công tác chuẩn bị của các GVCN, cán bộ Đoàn, đồng thời quan sát việc tổ chức, thực hiện các HĐGDNGLL của họ nhằm thu thập thêm các cứ liệu để làm rõ thực trạng các biện pháp quản lí HĐGDNGLL và nguyên nhân của nó. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để thu thập ý kiến về kinh nghiệm quản lí của các chuyên gia để từ đó xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lí HĐGDNGLL cho sát với thực tế, sát với đối tượng . 7.3. Nhóm phương pháp xử lí thông tin và đánh giá Sử dụng một số công thức toán học để xử lí số liệu khảo sát, thực nghiệm nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu một cách chính xác hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 8. Những đóng góp của đề tài Phát hiện được thực trạng biện pháp quản lí HĐGDNGLL ở trường THPT Lí Thường Kiệt - TP Bắc Ninh; trường THPT Yên Phong số 2 - Huyện Yên Phong; trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Huyện Từ Sơn; trường THPT Lí Nhân Tông - TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt - Bắc Ninh. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt, trường THPT Lí Nhân Tông, trường THPT Nguyễn Văn Cừ, trường THPT Yên phong số II tỉnh Bắc Ninh Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt thành phố Bắc Ninh – Bắc Ninh [...]... văn hóa của học sinh; chất lượng giảng dạy của giáo viên; chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh 1.2.3 Hoạt động giáo dục và hoạt động GDNGLL; Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1.2.3.1 Hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục là những hoạt động do cá nhân hoặc tổ chức xã hội tiến hành theo kế hoạch, chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm hướng tới các mục đích giáo dục về:... được thực hiện trong và ngoài các môn học và chiụ sự quản lí, chi phối chính của nhà trường và GV Các hoạt động giáo dục tạo môi trường cho hoạt động học của người học qua đó người học được học tập, giáo dục và trưởng thành Khi tham gia các hoạt động giáo dục, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc mục tiêu, chuẩn mực và giá trị chung, như vậy HS được giáo dục theo những tiêu... bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 hành vi xã hội Các chủ thể của hoạt động giáo dục phải chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục Chủ thể giáo dục chính là các nhà giáo dục, GVvà các chủ thể có liên quan khác như: Cha mẹ HS, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục Hoạt động giáo dục là sự vận hành các yếu tố của giáo dục đã được nhận thức và kiểm soát Hoạt. .. các biện pháp quản lý của mình mang lại kết quả tối ưu cho bộ máy [42] 1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục và quản lý trường học 1.2.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục Thực tế khái niệm Quản lý giáo dục , được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp trên cơ sở xem xét phạm vi hoạt động của từ giáo dục , Quản lý giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất khi Giáo dục được coi là hoạt động diễn Số hóa bởi Trung. .. Hoạt động giáo dục cơ bản của xã hội được thực hiện bởi nhà trường và trong nhà trường Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được phân làm hai bộ phận chủ yếu sau: - Các hoạt động trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập, giáo dục trên lớp - Các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá như: giáo dục thể chất, đạo đức, thẩm mỹ, dân số, môi trường, pháp luật Những hoạt động. .. Thiềm nhà giáo ưu tú, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thị Định trong bài: “ Mấy biện pháp giáo dục HS ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư ” [38] đã cho rằng: chất lượng giáo dục HS ở nhà trường giảm sút có nguyên nhân do việc giáo dục HS ngoài giờ lên lớp bị buông lỏng; sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục HS bị coi nhẹ, bởi vậy phải gắn hoạt động giáo dục của nhà trường với địa bàn... thiếu của hệ thống hoạt động giáo dục ở trường THPT Tổ chức có hiệu quả HĐGDNGLL ở trường THPT sẽ gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục vào quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thanh niên HS trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt: “ Hoạt động giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động, ... động giáo dục ngoài giờ lên lớp Quản lí HĐGDNGLL là một bộ phận của quản lí trường học, bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành khai thác, lựa chọn tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của BGH và tập thể sư phạm, của lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục để tác động đến tập thể GV và HS trong khuôn khổ thời gian ngoài giờ học. .. SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Trên thế giới Như chúng ta đã biết, mục tiêu cuối cùng của giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách của người được giáo dục Muốn đạt được mục tiêu giáo dục nêu trên thì giáo dục không chỉ dừng lại ở các giờ học trên lớp mà phải mở rộng ra các HĐGDNGLL Không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học, nhà trường... “Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục HS ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư”[8] đã khẳng định quan điểm nhóm là chủ thể của hoạt động, tập thể cơ sở là chủ thể của quá trình giáo dục Nó vạch ra vai trò của chủ thể của hoạt động ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư đối với sự phát triển tâm lý HS Từ đó khẳng định sự cần thiết phải có một cơ chế tổ chức để thực hiện tốt lĩnh vực giáo dục này Tác . LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÍ THƢỜNG KIỆT THÀNH PHỐ BẮC NINH – BẮC NINH Chuyên nghành : Quản lí giáo dục Mã số : 60.14.05 . HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÍ THƢỜNG KIỆT THÀNH PHỐ BẮC NINH – BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC . Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường THPT Lí Thường Kiệt thành phố Bắc Ninh – Bắc Ninh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), “Một số kinh nghiệm về quản lý”. NXB Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm về quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Hà nội
Năm: 1997
2. “ Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009 , 2009 -2010, 2010 – 2011” của các trường Trung học phổ thông Lí Th-ờng kiệt, Lí Nhân Tông, Nguyễn Văn Cừ và Yên Phong số II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009 , 2009 -2010, 2010 – 2011
3. Bộ GD- ĐT (2000), “§iều lệ nhà trường phổ thông”. NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: §iều lệ nhà trường phổ thông
Tác giả: Bộ GD- ĐT
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2000
4. Cai Rôp(1960), “Giáo dục học” bản dịch của khu học xá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Cai Rôp
Năm: 1960
5. Bộ GD-ĐT(2004), “ Nhiệm vụ năm học 2004-2005”. NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ năm học 2004-2005
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2004
6. “J.A.Cômenxki(1977), “Ông tổ của nền sư phạm cận đại”, Phạm Khắc Chương – NXB Giáo Dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: J.A.Cômenxki(1977), “Ông tổ của nền sư phạm cận đại
Tác giả: “J.A.Cômenxki
Nhà XB: NXB Giáo Dục Hà Nội
Năm: 1977
8. Nguyễn Lê Đắc(1997), “Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục HS ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư ”, luận án PTS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục HS ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư
Tác giả: Nguyễn Lê Đắc
Năm: 1997
9. Phạm Hoàng Gia, “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS lớp 6”, Tạp chí nghiên cứu GD số 4- 1984 và tạp chí nghiên cứu GD số 2-1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS lớp 6
10. “ Giải thớch chương trỡnh quốc văn 1961-1962”. Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải thớch chương trỡnh quốc văn 1961-1962
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
11. Phạm Minh Hạc (1986) “Một số vấn đề GD và Khoa Học GD”- NXB Giáo Dục” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề GD và Khoa Học GD”- NXB Giáo Dục
Nhà XB: NXB Giáo Dục”
12. Đỗ Nguyên Hạnh (1996), “Một vài hình thức cho HS ngoaif giờ lên lớp có hiệu quả” – Tạp chí Giáo Dục số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài hình thức cho HS ngoaif giờ lên lớp có hiệu quả
Tác giả: Đỗ Nguyên Hạnh
Năm: 1996
13. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thế Ngữ (1998), “ Giáo Dục học tập 1,2 ” – Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Dục học tập 1,2
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt – Hà Thế Ngữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
14. Đặng Vũ Hoạt (2000), “ Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ” – NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2000
15. Đinh Xuân Huy(1999), “ Các biện pháp quản lý hoạt động Giáo Dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trong trường DTNT ở tỉnh Lai Châu”- Luận văn thạc sỹ Khoa học Giáo Dục – Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp quản lý hoạt động Giáo Dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trong trường DTNT ở tỉnh Lai Châu
Tác giả: Đinh Xuân Huy
Năm: 1999
16. Phan Văn Khải, “Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục 2001-2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục 2001-2010
17. Trần Kiểm (1995), Giáo trình: “Quản lý Giáo dục trường học” - Viện khoa học giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1995
18. Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuấn (1955). “Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ QLGD” - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ QLGD
Tác giả: Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuấn
Năm: 1955
23. Tác giả Đỗ văn Lợi (2003). “Biện pháp quản lý HDGDNGLL ở các trường phổ thông Hẻmamn Gmeeiner” luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục- Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý HDGDNGLL ở các trường phổ thông Hẻmamn Gmeeiner
Tác giả: Tác giả Đỗ văn Lợi
Năm: 2003
24. “ Luật Giáo dục 2005”- Nhà xuất bản Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục 2005
Nhà XB: Nhà xuất bản Tư pháp
25. “ Hồ Chí Minh – Vấn đề gióa dục”, NXB Giáo dục năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh – Vấn đề gióa dục
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Nhận thức của các khách thể nghiên cứu về vai trò  HĐGDNGLL. - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 2.1. Nhận thức của các khách thể nghiên cứu về vai trò HĐGDNGLL (Trang 54)
Bảng 2.5. Thực trạng về thực hiện HĐGDNGLL của đội ngũ GVCN - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 2.5. Thực trạng về thực hiện HĐGDNGLL của đội ngũ GVCN (Trang 75)
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện HĐGDNGLL của cán bộ Đoàn trường - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện HĐGDNGLL của cán bộ Đoàn trường (Trang 79)
Bảng 2.7. Tự đánh giá của BGH các trường về việc thực hiện các biện  pháp quản lí HĐGDNGLL - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 2.7. Tự đánh giá của BGH các trường về việc thực hiện các biện pháp quản lí HĐGDNGLL (Trang 82)
Bảng 2.8. Đánh giá của đội ngũ GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn về việc thực  hiện các biện pháp quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 2.8. Đánh giá của đội ngũ GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn về việc thực hiện các biện pháp quản lí HĐGDNGLL của Hiệu trưởng (Trang 85)
Bảng 2.9.  Tương quan giữa đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lí  HĐGDNGLL giữa BGH  và đội ngũ GVCN, Cán bộ Đoàn, GVBM - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 2.9. Tương quan giữa đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lí HĐGDNGLL giữa BGH và đội ngũ GVCN, Cán bộ Đoàn, GVBM (Trang 87)
Bảng 2.10. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí        HĐGDNGLL của các Hiệu trưởng - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 2.10. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí HĐGDNGLL của các Hiệu trưởng (Trang 90)
Bảng 3.1 Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp - biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông lí thường kiệt thành phố bắc ninh, bắc ninh
Bảng 3.1 Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp (Trang 130)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w