1.2 Tam quan trọng của kiến thức và kỹ năng văn trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học gồm các phân môn 7ập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chỉnh tả, Tập
Trang 1-1- PHAN 1: PHAN MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Toán, môn TV có vị trí rất quan trọng Việc giảng dạy và học tập môn TV da gop phần hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và thông qua môn học này các
em được rèn luyện các thao tác của tư duy Ngoài mục tiêu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, môn TV còn giúp các em hiểu biết về văn hóa văn học của Việt Nam và của nước ngoài Hơn bắt kì môn học nào, môn TV có khả năng rất lớn trong việc bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.2 Tam quan trọng của kiến thức và kỹ năng văn trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học gồm các phân môn 7ập đọc, Kể
chuyện, Luyện từ và câu, Chỉnh tả, Tập viết, Tập làm văn Ta thấy trong hệ thống các phân môn của môn TV không nhắc đến môn Văn, nhưng mục tiêu dạy văn lại là một trong những mục tiêu quan trọng được tích hợp khoa học trong quá trình dạy các phân môn trên Khi mục tiêu dạy văn đạt được trong quá trình dạy học các phân môn của TV, trước tiên sẽ tạo hiệu quả tốt cho việc học chính các phân môn đó
Nếu việc dạy văn thông qua các phân môn của môn TV thành công, HS
sẽ hiểu được, cảm thụ được cái hay, cái đẹp, những ý nghĩa ấn chứa trong những câu chuyện, bài thơ mà các em đọc, bồi dưỡng dần dần cho các em tình yêu với văn học, một điều đang mắt dần ở HS thời nay Đồng thời nó còn góp
Trang 2phan hoan thién nhiing pham chat tét dep của mỗi cá nhân HS bởi những câu
chuyện, những bài văn ấy vừa cung cấp kiến thức trên nhiều lĩnh vực, vừa giau cảm xúc, vừa mang đậm tính giáo dục
Người ta nói văn là cái gì đó mang tính nghệ thuật không mấy thực tế,
nhưng văn chính là đời, văn là những gì thực nhất được tác giá đúc kết từ đời thường vào văn Vì vậy, học văn chính là học cái chân thực của đời sống
thông qua cách nhìn nhận thông minh và giàu cảm xúc
Hiện nay chương trình môn TV bac Tiểu học đã đổi mới về nội
dung chương trình, phương pháp giảng dạy Hình thành và rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho HS Tiểu học là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra Nâng cao chất lượng học môn TV ở Tiểu học bằng việc dạy văn tích hợp cho HS trong các tiết TV là tạo nền tảng giúp HS học tốt môn Ngữ văn ở các cấp học trên
1.3 Thực tế cúa việc dạy học kiến thức và kỹ năng văn ở Tiểu học
Trên thực tế, việc dạy văn tích hợp trong môn TV ở Tiểu học chưa được quan tâm đáng kế Không phái GV nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc làm này Các thầy cô chỉ tập trung dạy sao cho đúng đặc trưng của từng phân môn và quy trình của từng tiết học
Có những GV hiểu được tầm quan trọng của việc dạy văn tích hợp trong môn TV ở Tiểu học, nhưng khi dạy còn gặp nhiều khó khăn, ling túng Phan
vì chưa biết van thé hiện như thế nào ở các phân môn, phần vì thấy độ tuổi
HS còn nhỏ Dạy văn thì dạy những gì, dạy như thế nào cho phủ hợp, vừa sức
HS mà mang lại hiệu quả cao vẫn là những câu hỏi khó đối với nhiều GV hiện
nay
Về phía HS, các em còn lệ thuộc vào sách vở, không chủ động sáng tạo
trong khi nói và viết Tình trạng ngôn ngữ trong bài văn của trẻ em giống
ngôn ngữ người lớn đang rất phổ biến HS viết văn bắt chước văn mẫu, bài
Trang 3được quan sát cánh đồng lúa lúc xanh mướt, lúc vàng ong trĩu bông, Ngoài
ra, do sức hút của các trò chơi hiện đại, trẻ em ngày nay đã lãng quên thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa gió, Việc đọc sách của các em cũng đang bị xem nhẹ Phần lớn HS Tiểu học ít quan tâm đến việc đọc, nếu có đọc thường là đọc truyện tranh, thậm chí là những truyện tranh không mang tính giáo dục Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế
Do vốn liếng về cuộc sống và về văn học của HS Tiểu học mỏng nên khi làm văn, nhiều HS không nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả, dẫn đến tả
không chân thực
Điều này đòi hỏi phải có hoạt động kết nối những tri thức và kĩ năng mà
HS đã lĩnh hội được từ các môn học để giúp các em khắc phục nhược điểm hời hợt, phiến diện, bắt chước văn mẫu, không chủ động sáng tạo khi viết văn Dạy văn tích hợp trong môn TV sẽ góp phần quan trọng, tích cực vào quá
trình kết nói đó
14 Định hướng cúa Bộ Giáo dục Đào tạo về dạy học tích hợp 6 Tiếu học
Dạy học tích hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu
lớn được Bộ Giáo dục và Đảo tạo nêu ra và hướng dẫn cho giáo dục phổ thông các cấp
Trang 4Trong “Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2”, (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên), có nêu ra câu hỏi ““Sách Tiếng Việt có dạy văn học không?”, tồi trả lời:
“Chuong trình môn TV còn có nhiệm vụ trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kỹ năng khác, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho các em Riêng kiến thức văn học, thông qua hệ thống bài tập đọc và các văn bản khác, SGK giới thiệu cho HS các tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học có nội dụng và hình thức nghệ thuật phù hợp với trình độ nhận thức của các em Với hệ thống câu hói tìm hiểu bài, học sinh được hướng dẫn để bước đầu khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa các hình tượng văn học, đặt nễn móng cho sự phát triển năng lực CTVH và tư tưởng, tình cảm, nhân cách của các em” [23; tr13,14]
Chúng ta cần nghiên cứu, đưa ra những phương pháp thích hợp để quá trình dạy học các phân môn TY ở Tiểu học đạt được mục tiêu này
C Trên đây là lí do cơ bản để chúng tôi chọn đề tài Dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt ở lóp 2, lóp 3
2 Lịch sử vấn đề
Để trau đồi năng lực CTVH cho HS, nâng cao chất lượng dạy học theo Chương trình Giáo dục phô thông - cấp Tiểu học đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu và thể hiện rõ quan điểm của mình
Có thể chia các công trình nghiên cứu của các tác giả theo ba hướng chính sau:
* Hướng thứ nhất: Nghiên cứu hoạt động dạy văn nói chung và dạy văn thông qua môn TV cho HS Tiểu học
Đó là hướng nghiên cứu của tác giả Hoàng Hòa Bình trong “Vài suy nghĩ về cách dạy văn ở Tiểu học” (1995); Tạp chí Nghiên cứu GD số 6; “Dạy
Trang 5-5-
van cho hoc sinh Tiéu hoc” (1999) Nha xuất bản GD; “Day tap doc theo quan
điểm giao tiép trong sdch Tiéng Viét 2” (2003) Tạp chí GD số 73
Trong các công trình nghiên cứu trên, tác giả Hoàng Hòa Binh đã trình bày một cách hệ thống quan điểm dạy văn cho HS Tiểu học với những chỉ dẫn cụ thể cách hướng dẫn HS lĩnh hội văn bản văn chương và cách tạo lập các văn bản có chất văn
* Hướng nghiên cứu thứ hai: hướng dẫn GV và HS cách CTVH, tìm
cái hay cái đẹp trong các văn bản văn chương
Day là hướng nghiên cứu của các tác giả: Định Trọng Lạc, “W¿ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4 lớp 5” (1996) Nhà xuất bản GD; Trần Mạnh Hưởng “Luyện tập về cám thụ văn học ở Tiểu học” (2010) Nhà xuất bản GD; Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn “Tìm vẻ đẹp bài văn ở Tiểu học” (2004) Nhà xuất bản GD; Tạ Đức Hiển, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức
Minh “Cam thu van Tiểu học 4” (2005) Nhà xuất bản Giáo dục
Trong công trình nghiên cứu “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học ”, tác giả Trần Mạnh Hưởng đã xây dựng hệ thống bài tập phát hiện cái hay cái đẹp trong ngôn từ tác phẩm văn chương nhằm giúp HS cảm hiểu được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh thông qua hoạt động thực hành Tác giả Đinh Trọng Lạc đã có những chỉ dẫn cụ thể để HS có thể tự mình khám phá ra vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học trong các văn bản tập đọc lớp
4, lớp 5 Mặc dù ngữ liệu mà tác giả đưa ra làm dẫn chứng thuộc SGK của chương trình trước năm 2000, nhưng cách thức mà tác giả hướng dẫn HS CTVH, GV và HS vẫn có thể áp dụng thực hành được
* Hướng thứ ba: nghiên cứu vấn để dạy văn thông qua môn TV
Có thể chia hướng nghiên cứu này thành hai hướng cụ thể sau:
- Nghiên cứu hoạt động dạy văn ở từng phân môn: nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề dạy văn ở Tiểu học thông qua hoạt động đọc hiểu trong giờ
Trang 6Tập đọc như: Nguyễn Thị Hạnh ỘRèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp
4, lop 5Ợ (1999) ỘDay đọc hiểu ở Tiểu họcỢ (2002) Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Nguyễn Trắ: ỘDạy tập làm văn ở trường Tiểu họcỢ(1998) Nhà xuất
bản GD, ỘLuyện tập làm văn kể chuyện ở Tiểu họcỢ(2001) Nhà xuất bản GD
- Nghiên cứu hoạt động dạy văn thông qua các phân môn TY: Lê
Phương Nga: ỘBôi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở Tiểu họcỢ (2010) Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Gần đây, trong cuốn sách viết để bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GD
Tiểu học, mang tên Ộđôi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS Tiểu họcỢ (2011) của các tác giả Lê Thị Lan Anh - Phạm Minh Diệu Ở- Nguyễn Dinh Mai Ở- Hoàng Thị Mai đã cung cấp cho GV Tiểu học những tri thức chuyên sâu về năng lực CTVH và phương pháp bồi dưỡng cam thy van chương cho học sinh khi dạy học các phân môn TV ở Tiểu học
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên chúng tôi thấy các công trình
đã có những chỉ dẫn cụ thé về hoạt động dạy văn cho HS Tiểu học, hướng dẫn
HS cách thực hành cảm thụ văn chương, hướng dẫn GV dạy văn thông qua các phân môn TV nói chung, nhưng chưa có công trình nào đi sâu xem xét hoạt động dạy học văn tắch hợp trong môn TV một cách cụ thé cho đối tượng
HS khối lớp 2, lớp 3
Những bài báo, cuốn sách này là những gợi ý và định hướng quan trọng
để tác giả luận văn tham khảo và đi tiếp
3 Mục đắch nghiên cứu
3.1 Nhận diện thành phần văn và xác định cách dạy văn tắch hợp
để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các phân môn Tiếng Việt
lớp 2, lớp 3
3.2 Nhận thức dây đủ và thực hiện triệt để quan điểm dạy học tắch hợp Ngữ Văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 7-7-
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học các phân môn TV ở Tiểu học theo quan điểm tích hop, trong đó chú ý đến tích hop van trong TV
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của các vấn đề về văn trong các
phân môn TV, quan điểm tích hợp và dạy tích hợp Ngữ Văn ở Tiểu học
- Đề xuất những biện pháp đề dạy văn tích hợp ở lớp 2, lớp 3 đạt kết quả cao
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp tổng hợp các vấn đề lí thuyết
Phương pháp này được áp dụng để tổng hợp các công trình đã viết
về dạy văn tích hợp trong môn TV ở Tiểu học để tìm ra cơ sở lí luận cho
đề tài
6.2 Phương pháp điều tra, kháo sát, thống kê
Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng để đánh giá kiến thức
và kĩ năng văn của HS lớp 2, lớp 3 trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám và trường Tiểu học Uy Nỗ (thông qua điều tra về vốn sống, vốn hiểu biết và hứng thú đọc văn của HS, thông qua bài làm văn, hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ trên lớp của HS)
Trang 8Théng kê, phân loại, nhận xét các phiếu điều tra, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp dạy văn tích hợp trong môn TV cho HS lớp 2, lớp 3
6.3 Phương pháp thực nghiệm
Bang TN quan sat, phân loại, nêu và tìm hiểu việc dạy học Văn thông
qua môn TV ở các trường Tiểu học để từ đó tìm ra phương pháp dạy học có
hiệu quả, gây hứng thú cho HS
Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực Văn (bằng phiếu khảo sát) của HS
cả trong và sau quá trình học tập môn TV có so sánh với lớp ĐC Công cụ kiểm tra đánh giá phải cụ thể có thể đo được Công cụ đánh giá đùng cho cả
bài học TN và bài học ĐC
7 Giá thuyết nghiên cứu
Nếu luận văn làm rõ được thành phần văn trong các phân môn của môn
TV để từ đó phân tích, làm sáng tỏ bản chất, cơ chế của hoạt động dạy văn tích hợp trong môn TV ở lớp 2, lớp 3 và tìm ra được biện pháp dạy thích hợp thì sẽ góp phần nâng cao năng lực văn cho HS và chất lượng dạy học của môn
TV ở hai khối lớp này.
Trang 91.1.1 Cơ sở văn học
Để hiểu vấn đề dạy văn tích hợp trong các phân môn TV cần làm rõ một số khái niệm: văn, văn bản và tác phẩm
1.1.1.1 Khái quát về văn
Văn là văn học, văn hiến, văn hóa, là lịch sử tỉnh thần của nhân loại,
là các tác phẩm đề hiểu thêm về con người và đất nước
Theo truyền thống, văn còn được hiểu là cái đẹp, cái mới, cái lạ Văn
phải đẹp cá về ngôn từ và hay về nội dung
Ngoài ra, văn còn thê hiện nét đặc trưng, quan điểm riêng về tư tưởng, tình cảm của người làm ra nó Văn có chức năng giáo dục thắm mĩ, làm giàu cho đời sống tình cảm và tâm hồn của con người
Văn là nghệ thuật ngôn từ, nó thể hiện giá trị thẩm mỹ ở cả hình thức
và nội dung Về hình thức, văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ấn dụ, hoán dụ, Câu văn trôi chảy, liền mạch, cấu trúc bài chặt chẽ Còn nội dung, văn được thể hiện qua ngôn từ Ngôn từ giúp xây dựng lên hình tượng đề thông qua hình tượng truyền tải được những quan điểm, ý tưởng của tác giả
Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận của hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo cho con người trong môi trường xã hội và tự nhiên Văn học là nghệ thuật ngôn từ,
Trang 10phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển Văn học có chức năng xã hội, thâm mĩ to lớn, cho nên tác phẩm văn học được đưa vào chương trình GD trẻ em từ trước tuổi đến trường phổ thông
và trong suốt những năm học phô thông Với tư cách là một lĩnh vực văn hóa, văn học được coi là một nội dung quan trọng trong chương trình TV ở Tiểu học Văn học dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thâm mĩ, nang luc CTVH, những tố chat ban đầu của năng khiếu nghệ thuật Tiếp xúc với tác phâm văn học, trẻ học tiếng mẹ đẻ: học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động, giàu sức biểu cảm Từ đó, các
em biết yêu mến, trân trọng tiếng nói dân tộc, hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ Những ấn tượng đẹp đẽ về những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm sẽ thúc đây ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ Những bài thơ, những câu chuyện kể, tranh vẽ chính là sự thé hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ Để làm cho quá trình này phát triển có phương hướng, đạt mục đích, người làm công tác
GD, dạy học cần phái nắm được những quy luật làm cơ sở cho quá trình đó
Văn rất quan trọng đối với đời sống con người, nhất là thiếu nhi Vì thế,
ngay cả Chương trình GD mẫu giáo đã có môn học “Làm quen với tác phẩm văn học” với mục đích “nhằm phát triển ngôn ngữ, bao gồm việc làm giàu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chỉnh xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, tạo điều kiện cho trẻ có khá năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập Chuyện và thơ giúp trẻ làm quen dân với ý hay lời đẹp, hình tượng trong
Trang 11-11-
sáng, tập cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu thích văn học, phát triển mạnh mẽ những tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ góp phần làm phong phú hiểu biết của trẻ và phát triển các năng lực trí tuệ "( Chương trình Giáo dục mâm non 2009)
Từ chỗ các nhà sư phạm chỉ xem “Chuyện và Thơ” như phương tiện để phát triển ngôn ngữ là chính, đến nhận ra chức năng toàn diện của văn học trong việc phát triển thẩm mĩ, trí tuệ và tình cảm cho trẻ là bước tiến lớn trong quá trình nhận thức vai trò của văn học trong nhà trường
1.1.1.2 Văn bản và tác phẩm
Văn bán là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời hay phát ngôn,
mang một nội dung giao tiếp xác định, thể hiện đưới dạng âm thanh hay chữ
viết Văn bản có tính hoàn chỉnh, được triển khai một cách đầy đủ, chính xác, mạch lạc Các phan, các đoạn, các câu được tổ chức, sắp xếp theo một trật tự hợp lí dé thể hiện nội dung của văn bản Văn bản có tính mạch lạc về nội
dung và liên kết chặt chẽ về hình thức
Văn bản gồm có văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản hành chính, công vụ, Văn bản nghệ thuật thể hiện rõ quan điểm, ý tưởng, cảm xúc của người viết Các văn ban còn lại đòi hỏi tính chính xác và khách quan cao Trong văn bán nghệ thuật, nếu xét về mặt ngữ nghĩa
sẽ bao gồm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ấn Nghĩa tường minh là nghĩa
được biểu hiện trên bề mặt của các từ ngữ, câu, đoạn trên văn bản Nghĩa hàm
an là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh và từ hoàn cảnh giao tiếp cụ thé của văn bản Nghĩa tường minh lại bao gồm nghĩa sự vật sự việc, còn gọi là nghĩa miêu ta, và nghĩa tình thai Nghia tinh thái là nghĩa thé hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ của người viết (nói) với sự vật sự việc và với người đọc,
người nghe.
Trang 12Trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học, văn bản các bài đọc chủ yếu là văn bản nghệ thuật, là những câu chuyện, bài thơ và là phần để HS luyện đọc Giờ Tập đọc, HS được rèn luyện các năng lực đọc trơn, đọc nhanh, đọc lướt; đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm; đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm; đọc đúng tiếng,
từ, câu, đoạn, trên văn bản Đọc văn bản để HS từng bước nhận ra và hiểu nghĩa tường minh và một phần nghĩa hàm ẩn của văn bản Còn nói theo sách Ngữ Văn THCS, THPT thì đọc văn bản đề làm hiện ra và hiểu tác phẩm trong văn bản
Tác phẩm là linh hồn chứa trong văn bản Thông qua thao tac tinh thần
là hình dung, tưởng tượng kết hợp với những hiểu biết vốn có khi đọc văn bán
mà tác phẩm hiện lên trong đầu mỗi người đọc Phân tách tác phâm ra khỏi
văn bản là quan điểm của Lý thuyết tiếp nhận Đi theo Lý thuyết này, môn
Văn ở THCS và THPT không gọi là giảng văn hay phân tích tác phẩm nữa mà
là đọc hiểu Đọc văn bản để hiểu tác phẩm Lý thuyết tiếp nhận đề cao vai trò
bạn đọc trong quá trình tiếp nhận
“Văn bản là duy nhất, tác phẩm là vô vàn”, trong tiếp nhận văn học, người đọc có thể tán thành, đồng cảm với tác phẩm, tác giả hoặc chối bỏ một
số vấn đề trong tác phẩm, người ta gọi đó là khoáng cách thẩm mĩ Điều này phụ thuộc vào sự từng trải của mỗi cá nhân, điều kiện xã hội, nhu cầu, hứng thú, trình độ của người đọc Kayser, nhà lí luận văn học theo chủ nghĩa cấu trúc viết: "Tác phẩm văn học sống và phát sinh không phải là hôi quang của một cái gì khác mà là một cầu trúc ngôn ngữ khép kin”
Trong chương trình, SGK TV ở Tiểu học không có yêu cầu phải phân
biệt văn bản và tác phâm, nhưng mỗi GV phái nhận thức rõ điều này
1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ
Mục đích của dạy học TV trong nhà trường là dạy HS biết giao tiếp bằng tiếng Việt có văn hóa trong môi trường giao tiếp của lứa tuổi Vì vậy
Trang 13-13-
những vấn đề lí thuyết về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ chính là tiền đề cơ sở
mà bất kì GV dạy học TV nào cũng phải nam vững
1.1.2.1 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và việc dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt
* Hai dạng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp
Giao tiếp ngôn ngữ ở dạng phổ biến và bình thường nhất thường bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản và quá trình lĩnh hội Hai quá trình này có thê thực hiện dưới hai dạng: giao tiếp dạng nói và giao tiếp dạng viết Ở giao tiếp dạng nói, do chất liệu của nó là âm thanh (âm thanh truyền thành sóng âm qua môi trường không khí bị hạn chế bởi nhiễu, bởi khoảng cách không gian và thời gian) nên hoạt động nói năng của con người ở dạng
này có nhiều khác biệt so với dạng viết
Giao tiếp ở dạng viết với chất liệu là chữ viết nên người viết có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn nội dung và cả các phương tiện ngôn ngữ, còn người đọc cũng có điều kiện để nghiền ngẫm, lĩnh hội thấu đáo nội dung Trong khi đó ở dạng nói cả người nói và người nghe cần phản ứng tức thì, ít
có điều kiện cân nhắc suy ngẫm, lựa chọn Vì thế dạng viết cũng thường đạt tới mức chuân mực, chặt chẽ, chính xác cả về nội dung và phương tiện ngôn ngữ hơn dạng nói
Có thể nói đo sử dụng chat liệu vật chất khác nhau nên giao tiếp ở dang nói và dạng viết có những khác biệt nhất định giữa các phương diện: hoàn
cảnh, điều kiện giao tiếp, các phương tiện phụ trợ và các phương tiện từ ngữ, câu
* Các nhân tổ trong hoạt động giao tiếp
Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ có những nhân tố giao tiếp Những nhân tô này tham gia và tạo nên hoạt động giao tiếp, đồng thời chi phối nó về nhiều phương diện: nội dung, hình thức, mục đích, hiệu quả
Trang 14Hoạt động dạy hoc TV trong lớp học của GV và HS cũng là hoạt động giao tiếp Đây là dạng giao tiếp có quy thức: có kế hoạch, có tổ chức, có
chương trình, Trong hoạt động giao tiếp này, nhân vật giao tiếp là thầy cô
và HS, nội dung giao tiếp là kiến thức của bài học, phương tiện giao tiếp là
ngôn ngữ nói hoặc viết và một số phương tiện khác như tranh ánh, máy chiéu,
Điều cần chú ý đó là GV cần hình thành và rèn cho HS ý thức và có kĩ năng đặt vấn đề cần nói và viết vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Vận dụng vốn sống vốn hiểu biết liên môn, HS luôn ý thức được nội dung mình tả, kế
là gì, cho ai nghe, tả kể với mục đích gì, Khi xác định được như vậy, nội dung giao tiếp của các em sẽ được định hướng rõ ràng, có tình cám, có cảm xúc
1.1.2.2 Quan điểm biên soạn SGK TV ở bậc Tiểu học
Với mục đích rèn cho HS thuần thục bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, SGK TV của chương trình sau năm 2000 được biên soạn theo các quan điểm giao tiếp, tích hợp và tích cực Các quan điểm đó cũng là phương châm dạy học của GV khi sử dụng bộ SGK này Nghiên cứu hoạt động dạy văn tích hợp trong môn TV, chúng tôi đi sâu xem xét quan điểm tích hợp thể hiện trong
chương trình, nội dung và phương pháp dạy học môn TY ở Tiểu học Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học
Có thẻ thực hiện tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc
a Tích hợp theo chiêu ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy Đây chính là giải pháp để thực hiện mục tiêu “cung cấp cho HS những kiến thức sơ gián về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự
Trang 15kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước Ví
dụ: trong tuần 22, SGK TV3, tập II (từ tr31 đến tr38), HS học chủ điểm Sáng
tạo (nói về công việc sáng chế, phát minh và người trí thức) thì:
- Các bài tập đọc đều nói về trí thức: Nhà bác học và bà cụ (truyện về nhà bác học Ê-đi-xơn), Cái cẩu (thơ của Phạm Tiến Duật, nói về công việc sáng tạo của các kĩ sư và công nhân làm cầu Hàm Rồng), Chiếc máy bơm (truyện về nhà bác học Ác — sỉ - mét)
- Bài kế chuyện yêu cầu HS kể lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ
- Các bài chính tả cũng tập trung cho chủ điểm: Ê-đi-xơn, Một nhà thông thái (nói về nhà bác học Trương Vĩnh Ký)
- Bài luyện từ và câu có 3 bai tập thì 2 bài phù hợp với chủ điểm:
+ Bài mở rộng vốn từ, hệ thống hóa vốn từ về tri thitc (Dưa vào những bài tập đọc và chính tá đã học ở các tuần 21,22, em hãy tìm các từ ngữ:
a, Chỉ trí thức M : bác sĩ
b, Chỉ hoạt động cua tri thức M : nghiên cứu)
+ Bài tập về dấu câu, dẫn một truyện vui nói về tác dụng của điện
- Trong bài tập viết, học sinh viết tên cụ Phan Bội Châu - nhà yêu nước
vĩ đại, nhà trí thức lớn của nước ta ở thế kỉ XX
b Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và
kĩ năng mới, những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm Cụ thẻ là: kiến thức và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới, nhưng cao hơn và sâu hơn Đây là giải pháp củng cố và dần dần nâng cao kiến thức và kĩ năng của HS,
Trang 16để các kiến thức và kĩ năng ấy thực sự là của mỗi người học, góp phần hình thành ở các em những phẩm chất mới của nhân cách Sự tích hợp theo chiều dọc thể hiện trên các mặt sau đây:
- Về chủ điểm:
Như trên đã nói, bộ SGK TV Tiểu học mới, thực hiện yêu cầu tích hợp qua hệ thống các chủ điểm học tập và bài đọc gần gũi, thiết thực với đời sống
của trẻ Sách dắt dẫn HS đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng
cường vốn từ, khả năng diễn đạt, đồng thời mở cánh cửa cho các em bước vào
thé giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình
Ở lớp 1, HS được học theo các chủ điểm khá rộng: Nhà trường, Gia
đình, Thiên nhiên — Đắt nước (phần Luyện tập tông hợp, SGK TVI, tập II)
Lên lớp 2, các chủ điểm được chia nhỏ Ví dụ: Nội dung 8 chủ điểm:
Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thay cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà ở lớp 2 là sự chia nhỏ hai chủ điểm Nhà frường và Gia đình ở lớp
1 Việc chia nhỏ chủ điểm với thời lượng dành cho mỗi chủ điểm ít hơn, phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ, giúp trẻ duy trì hứng thú, loại trừ cảm giác nhàm chán khi học một chủ điểm trong thời gian quá dài
Ba chủ điểm mở đầu lớp 3 (Măng non, Mái ấm, Tới trường) lặp lại các
chủ điểm đã học ở lớp 2 nhưng có tính khái quát cao hơn, nghĩa là trở lại tam bao quát rộng như lớp 1 nhưng là một vòng xoáy ốc mới, cao hơn nhiều Ngay cách đặt tên cho các chủ điểm này ở lớp 3 cũng không còn “mộc mạc” như ở lớp 1, lớp 2 nữa So sánh: Gia đình (lớp 1) — Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà (lớp 2) — Mái ấm (lớp 3) Các chủ điểm từ tuần 7 đến tuần 34
của SGK TV3 (Cộng đông, Quê hương, Bắc — Trung — Nam, Anh em một nhà, Thành thị và nông thôn, Bảo vệ Ti ổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bằu trời và mặt đất) hoàn toàn mới so với sách lớp
dưới.
Trang 17-17-
- Về kiến thức va kĩ năng, xin so sánh một vài điểm giữa lớp 2 và lớp 3:
+ Về kiến thức, lớp 3 ôn lại kiến thức về câu ở lớp 2 (các kiểu câu A¡ là
gi? Ai lam gi? Ai thé nào?, các bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?,
Như thế nào?, Vì sao?, ) nhưng đặt yêu cầu cao hơn Ngoài ra, lớp 3 còn
học về so sánh và nhân hóa là những điều hoàn toàn mới so với lớp 2
+ Về kĩ năng, HS lớp 2 học những nghỉ thức giao tiếp thông thường (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, ), trong khi đó, HS lớp 3 được dạy một số kĩ năng giao tiếp chính thức, cần thiết như giới thiệu hoạt động của tổ, của lớp, tổ chức cuộc họp và phát biểu trong cuộc họp, làm đơn, điền vào giấy tờ in sẵn,
Thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình và SGK TV ở Tiểu
học, còn một nội dung quan trọng nữa mà ít được nói đến, đó là tích hợp văn trong TV Trong cuốn “Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở Tiểu học ”, Giáo
sư Lê Phương Nga nhấn mạnh: “Chương trình Tiểu học không có môn Văn nhưng van hướng đến hình thành năng lực văn Mục địch này được thực hiện
tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt)” Từ đó, tiêu chí xác định những HS
có năng khiếu tiếng Việt, Giáo sư cho rằng, đó là “các em có lòng say mê văn
học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, các em yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kế chuyện các em thích thú quan sát, quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh, không hờ hững trước vẻ đẹp của ngôn từ văn chương, thích đọc, ghỉ nhớ và ghi chép những câu văn, thơ hay Ở Tiểu học, nói giỏi môn TV cũng có nghĩa là có năng lực tiếng Việt và văn học” Trong cuốn “Bồi dưỡng năng lực cám thụ văn chương cho HS Tiểu học”, các tác giả
của sách cũng khắng định “Ngay từ bậc Tiểu học, năng lực CTVH của HS đã
hình thành và phát triển Nếu không chủ động bỗi dưỡng năng lực này thì tình cảm thẩm mỹ, tâm hỗn, nhân cách của HS sẽ phát triển không đúng như mục
Trang 18tiêu GD đã đề ra Sẽ là quá muộn nếu không bồi dưỡng năng lực CTVC cho
và cũng luôn bảy tỏ tinh cam của mình đối với mọi người xung quanh Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự đổi thay của thế giới xung quanh và xúc động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản Một bông hoa nở, một chiếc lá rơi, một con kiến tha mỗi hay một đêm trăng sáng, cũng có thể làm cho trẻ xúc động một cách sâu sắc Chính đặc điểm dễ nhạy
cảm này làm cho trẻ khi tiếp xúc với những câu chuyện, những bài thơ có thé
dễ dàng hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học, ngoài kiến thức, còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ để cảm nhận cuộc sống - một phong cách sống
Trẻ càng lớn, tình cảm sẽ cảng dần ổn định Sự hiểu biết của trẻ sẽ
phong phú, phức tạp dần theo các mối quan hệ và những hiểu biết về thế giới
xung quanh Chính vì vậy, từ những xúc cảm, tình cảm được nảy sinh trong
quá trình cám thụ tác phẩm văn học, trẻ sẽ biết yêu thương mọi người cũng
như vạn vật xung quanh Trẻ em luôn hứng thú về một cái gì đó Như vậy, cảm xúc chang những có mối quan hệ với nguồn kinh nghiệm cụ thể của trẻ
mà còn gắn bó với tư đuy và hành động của trẻ Nó trở thành một yếu tố tâm
lí góp phần phát triển nhân cách của trẻ.
Trang 19-19-
Như đã nói ở trên, chính bởi trẻ Tiểu học giàu xúc cảm, tình cảm cho nên sự tiếp nhận văn học của chúng cũng mang đậm màu sắc xúc cám Theo quy luật chung, trẻ tiếp nhận mọi tri thức theo kiểu tư duy trực quan hình tượng, nghĩa là những thứ mà chúng có thê “mắt thấy tai nghe” được Nhưng
riêng với tác phâm văn học thì trẻ tiếp nhận bằng cả tâm hồn, trái tim và
những tình cảm hết sức hồn nhiên ngây thơ của mình Có thể nói, trẻ em có lợi thế tiếp nhận cái đẹp trong văn học nghệ thuật
Trong việc tiếp nhận văn học của trẻ em, vấn đề tri thức và kinh nghiệm rất cần, nhưng quan trọng hơn vẫn là cảm xúc Đó là sự năng lực hóa thân của các em với cái nhìn thơ ngây, giản đơn về sự giống nhau giữa tác phẩm và cuộc sống Trẻ luôn cho rằng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng là hiện thực ngoài đời nên dễ dàng muốn chia sẻ
1.1.3.2 Trí tưởng tượng phong phú bay bổng
Nét nổi bật trong tâm lí trẻ em lứa tuổi Tiểu học là sự phong phú về trí tưởng tượng Sức tưởng tượng của các em dường như vô bờ bến Chúng dùng tưởng tượng để khám phá thế giới và tự thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình Trí tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí, nó góp phần tích cực vào hoạt động tư duy và nhận thức của trẻ Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học, tưởng tượng của trẻ em lứa tuôi này đã bắt đầu mang tính chat sáng tạo Tưởng tượng của trẻ gắn chặt với xúc cám Đó là quan hệ hai chiều Tưởng tượng phụ thuộc vào sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phát triển để phù hợp với cám xúc đó Việc hình thành và phát triển tưởng tượng của trẻ cũng gắn chặt với việc hình thành và phát triển ngôn ngữ Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể hình dung ra được những
gì mà chúng không nhìn thấy (tưởng tượng) Vì thế, nếu một đứa trẻ mà ngôn ngữ kém phát triển thì trí tưởng tượng cũng nghèo nàn Tưởng tượng giúp trẻ
có thể xâu chuỗi các sự vật, hiện tượng riêng lẻ vào một thể thống nhất
Trang 20Tưởng tượng của trẻ được phát triển trong các hoạt động GD Vì vậy việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GD Tiểu học
Tính hoang đường là đặc trưng cơ bản về tưởng tượng của trẻ lứa tuổi Tiểu học Đặc điểm của nó là thiên về những điều kì diệu khác thường Đó là thé giới thần tiên của truyện cổ tích, trong đó có những ông Bụt, bà Tiên tốt
bụng, với những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử dũng cảm,
thông minh, Điều đó giải thích tại sao trẻ em nào cũng thích truyện cô tích
Nếu như người lớn hiểu tác phẩm văn học bằng kinh nghiệm và sự suy ngẫm
từ cuộc đời từng trải của mình thì trẻ em lại tiếp nhận tác phẩm văn học bằng
chính trực giác và tưởng tượng thiên bẩm của tuôi thơ Nhờ trực giác, tưởng tượng của tuổi thơ bao giờ cũng giàu có hơn người lớn Có thể nói, tưởng tượng là một năng lực không thể thiếu dé cảm thụ và sống với các tác phẩm văn học Như vậy, trí tưởng tượng phong phú của trẻ chính là tiền đề để chúng ta thực hiện việc đưa tác phẩm văn học đến với trẻ Trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình để tiếp thu sáng tạo nghệ thuật và ngược lại, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng trong các tác phẩm văn học cũng sẽ chấp cánh cho những ước mơ, những hoài bão và sự sáng tạo của trẻ GV cần có sự hiểu biết và những kĩ năng cảm thụ tác phẩm để tìm ra con đường tốt nhất giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu qua
1.1.3.3 Tư duy trực quan hình tượng
Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng, có ánh hưởng trực tiếp đến sự tiếp nhận văn học của trẻ Với sự tung hoành của trí tưởng tượng cùng với tính “duy kỉ” rất cao, trẻ em lứa tuổi Tiểu học luôn lấy mình
làm trung tâm đề nhìn nhận thế giới xung quanh Với cách nhìn như vậy và trí tưởng tượng phong phú, vạn vật trong thé giới qua con mắt trẻ thơ đều trở nên sinh động và có hồn Các em tìm thấy trong thiên nhiên, đời sống của chính
Trang 21-21-
mình và chúng hòa mình vào thiên nhiên, đồng nhất thế giới xung quanh với chính bán thân mình Chỉ có nhà thơ và trẻ em mới có thể nhìn vạn vật ra con người, nhìn thiên nhiên có linh hồn và tâm trạng Chính khả năng đồng hóa ấy
khiến trẻ có thể giao cảm với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, để có thé
hiểu về thế giới bằng tâm hồn và ngôn ngữ rất thơ của mình
Trẻ em lứa Tuổi tiểu học tư duy một cách cụ thé, gắn liền với những hình ánh, màu sắc và âm thanh Vì vậy, tính cụ thể của ngôn ngữ trong tác phẩm có liên quan mật thiết với sự tiếp nhận văn học của trẻ Điều đó cũng giải thích tại sao ngôn ngữ trong tác phẩm văn học dành cho trẻ em lứa tuổi này cần cụ thể, chính xác và giàu âm thanh, màu sắc
Tóm lại, lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi rất nhạy cảm với cái đẹp và luôn khao khát được tiếp xúc, khám phá cái đẹp Tác phẩm văn học có thể thỏa mãn nhu cầu tìm đến với cái đẹp của trẻ Chính vì vậy, cả người sáng tác và các cô
giáo đều cần phải hiểu những đặc điểm tâm lí rất cơ bản của trẻ, có như thế thi mới có thể phát huy được sức mạnh của văn học trong việc GD trẻ thơ, 1.1.3.4 Vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn ngôn từ, tư duy lý luận còn hạn chế
Vốn sống, vốn kinh nghiệm còn nghẻo, vốn ngôn từ còn ít, tư duy lý luận chưa phát triển Đây là những hạn chế tất yếu của HS Tiểu học Giàu xúc cảm, tình cảm, trí tưởng tượng phong phú bay bồng, tư duy cụ thẻ, hình ảnh,
là những phẩm chất tâm lý rất quý của tuôi thơ và rất cần cho quá trình các
em đọc sách văn học Nhưng nếu chỉ bằng những phẩm chất ấy là chưa đủ để các em biết đánh giá văn học và hiểu chiều sâu của ngôn ngữ nghệ thuật Đọc văn học, các em thấy hay, thích thú, cảm động và các em cũng muốn lý giải: hay ở chỗ nào, điều gì khiến nó hay Macxim Goocki, nhà văn lớn của nước Nga dau thé ky XX ké lai rằng, hồi nhỏ, có lần đọc sách, ông không tự lý giải được những tiềm ấn chứa đựng trong ngôn ngữ văn học Ông bèn giơ trang
Trang 22sách lên, soi qua ánh sáng để xem đằng sau trang sách, bên trong dòng chữ
còn có điều gì mà kỳ diệu như vậy Bậc Tiểu học, thông qua các bài đọc,
thông qua các phân môn TV phải có nhiệm vụ cung cấp dần cho các em vốn
sống, vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết về một số khái niệm lý luận văn học để
các em biết cách đọc văn bản nghệ thuật, đồng thời vẫn phải nuôi dưỡng,làm phát triển những phẩm chất tâm lý tuổi thơ vốn có trong mỗi HS
1.2 Cơ sở thực tiễn
Để hiểu thực tiễn GV Tiểu học hiện nay có ý thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy văn tích hợp qua môn TV cho HS khong, chúng tôi đã khảo sát sơ lược nội dung chương trình văn trong SGK Tiểu học từ năm 1981
trở về trước đồng thời làm rõ thành phần văn trong SGK TV chương trình
CCGD trước năm 2000 và trong chương trình SGK TV từ năm 2000 đến nay
Từ đó chúng tôi điều tra thực tế bồi dưỡng năng lực văn cho HS trong dạy học
TV ở một số trường Tiểu học
1.2.1 Nội dung Văn trong chương trình và SGK TV ở Tiểu học 1.2.1.1 Vị trí thành phần văn trong chương trình và SGK TV trước năm 2000
Trong cuốn “Dạy và học môn TV ở trường Tiểu học theo chương trình mới”, (Nhà xuất bản Giáo dục, 2009) Phó Giáo sư Nguyễn Trí đã nêu bật những đặc điểm cơ bán của chương trình TV qua từng giai đoạn cụ thé, trong
đó có nhắn mạnh đến mục tiêu dạy văn ở Tiểu học trong mỗi chương trình
* Chương trình môn Ngữ văn ở Tiểu học năm 1956
Môn Ngữ văn trong chương trình năm 1956 được giải thích là gồm hai
bộ phận : TV và Văn học Các phân môn Tập đọc, Học thuộc lòng, Kế chuyện thuộc môn Văn học Các phân môn Tập chép, Chính tả, Ngữ pháp, Tập làm văn thuộc môn TV Mặc dù việc chia các phân môn thuộc môn Văn học hoặc
TV và việc xác định nhiệm vụ cụ thê của từng phân môn còn chưa toàn diện,
Trang 23-23-
nhưng chương trình đã xác định rất rõ nhiệm vụ dạy văn ở Tiểu học Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ giáo dục thâm mĩ, nâng cao lòng yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp qua việc khai thác nội dung các bài Tập đọc trích từ tác phẩm văn chương có giá trị nghệ thuật cao Với phân môn Kẻ chuyện cũng vậy, phân môn này bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng kế chuyện còn có nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn và tăng vốn sống, vốn văn học cho HS
* Chương trình môn TV cấp I năm 1981 và 1986
Chương trình TV năm 1981 lúc đầu gọi là Chương trình môn Van TV trường Phổ thông cơ sở Đây là bộ chương trình của hai cấp, cap I va cap II Dựa vào văn bản này, bộ sách TV cấp I được biên soạn Đến năm 1986, chương trình được chỉnh lí và mang tên Chương trình môn TV trường PTCS
(phần từ lớp 1 đến lớp 5) Lần chỉnh lí năm 1990 được gọi là Chương trình
môn TV cấp I
Hai nhiệm vụ của môn TY trong chương trình trên được Giáo sư Lê Cận nêu rõ như sau :
« - Trên cơ sở vốn tiếng mẹ đẻ lĩnh hội được trước tuổi đi học, dạy cho
HS những hiểu biết về mặt ngôn ngữ học (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), giúp
các em hiểu biết tiếng Việt một cách có ý thức, sử dụng tiếng Việt thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
- Bồi dưỡng cho HS năng lực cảm thụ văn, giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, trên cơ sở đó GD cho các em những tư tưởng, tỉnh cảm đẹp dựa theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi »
* Nhận xét chung
“Điểm lại tên SGK từ khi chữ quốc ngữ được dạy ở trường Tiểu học đến nay thì chỉ sau CCGD năm 1981, loại sách này mới được gọi là sách TV Trước CCGD, ở lớp đầu cấp Tiểu học có Van vé long hay Hoc van (tham chi cái tên Học vần được giữ đến tận cuối những năm 1980); còn từ lớp 2 trở lên,
Trang 24sách được gọi là Quốc văn hay Tập đọc tùy từng thời kỳ, bên cạnh đó có lúc còn kèm thêm quyên Ngữ pháp hay Tài liệu Ngữ pháp nữa Có thể nhận ra một điều là mỗi tên sách đã nêu, mới chỉ phản ảnh được một phần nội dung của môn học này.” [23; trl13] Như vậy là trước năm 1981 bac Tiểu học có dạy văn, có sách văn, bên cạnh sách Từ ngữ - ngữ pháp Sau năm 1981 sách Văn lớp 2, lớp 3 chuyển vào sách TV và sau năm 1994 sách Văn lớp 4, lớp 5 tiếp tục chuyển vào sách TV Khi đó, dạy Tập doc, Kế chuyện được coi là dạy văn
Trung tâm Thực Nghiệm Giảng Võ từ năm 1978 cho rằng ở Tiểu học phải dạy văn, vì văn là nhu cầu thiết yếu của con người Nhà trường chủ
chương tách Văn ra khỏi môn TV từ Tiểu học, bởi hai môn học đó có hai đối
tượng khác nhau Học TV là học môn khoa học, còn học Văn là học môn nghệ thuật Họ quan niệm rằng dạy văn là biến tác phẩm của tác giả thành tác
phẩm của mỗi cá nhân người học HS viết văn phải có rung cảm thực sự trước
tác phẩm, chứ không phải học thuộc lòng nhắc lại rung cảm của người khác một cách vô cảm Vì vậy mà nhà trường đã biên soạn hệ thống sách văn, sách thiết kế, xây dựng quy trình dạy văn riêng cho chương trình Tiểu học
Điểm qua các chương trình TV trước năm 2000, chúng tôi nhận thấy các chương trình này đều chú trọng kết hợp dạy tiếng Việt với văn học, chú trọng dạy tiếng Việt trên cơ sở ngữ liệu là các trích đoạn từ các tác phẩm văn học Đặc điểm này tạo điều kiện cho HS hấp thu được tỉnh hoa tiếng Việt qua ngôn ngữ mang tính nghệ thuật của các giá trị văn học dân tộc
Chương trình cũng chú trọng dạy TV với phát triển tư duy và mở rộng
tri thức về tự nhiên và xã hội, về Việt Nam và thế giới của HS Đặc điểm này
cùng với những đặc điểm trên cho thấy việc dạy học TV ở Tiểu học đã tiềm ấn tinh than tích hợp, đặc biệt là tích hợp văn trong TV Và nếu nói thật chính xác thì cả một giai đoạn dài trước năm 1981, TV được dạy trên cơ sở dạy Văn
Trang 25* Mục tiêu, nhiệm vụ chương trình TV ở Tiểu học
Chương trình Tiểu học mới (ban hành theo Quyết định ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định mục tiêu, nhiệm vụ như sau:
“Môn TV ở trường Tiểu học nhằm:
1 Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viét) dé hoc tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc day và học tiếng Việt, góp phân rèn luyện các thao tác tư đuy
2 Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài
3 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chú nghĩa ”
Khi phân tích mục tiêu, nhiệm vụ chương trình môn TỶ ở Tiểu học, ta nhận thấy trong chương trình không có môn Văn nhưng phải hiểu rằng việc dạy văn đã được tích hợp trong các phân môn TV Nếu chỉ dừng lại ở việc dạy đúng đặc trưng riêng của từng phân môn mà quên đi yếu tố tích hợp văn, (có thể ít hay nhiều tùy từng phân môn), thì sẽ không đám báo được những
Trang 26mục tiêu của môn TV mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định HS sẽ không năm được những kiến thức về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài cũng như khó lòng hình thành được tình yêu tiếng Việt và thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt Việc dạy kiến thức văn góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong mỗi HS Theo cuốn “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh Tiểu học”, kiến thức và kỹ năng
văn ở Tiểu học có thể xác định thành 3 nội dung như sau:
- Bồi dưỡng vốn sống cho HS bằng cách cung cấp nhiều câu chuyện, bài thơ, đoạn văn, trong đó chứa đựng những tri thức phong phú và đa điện
về cuộc song, con người để học sinh tích lũy trì thức và kinh nghiệm cuộc sống
- Bồi dưỡng vốn tri thức Ngữ Văn cho HS Tiểu học, bao gỗm tri thức
về thể loại văn học, về thành phan của nội dung, nghệ thuật tác phẩm văn học, về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, về cách đọc hiểu các tầng nghĩa trong văn bản nghệ thuật
- Rèn kỹ năng tư duy và trau dỗi vốn ngôn ngữ cho HS, bao gồm: + Kỹ năng đọc hiểu, gồm nhiều thao tác cúa tư duy lôgic như phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, suy luận của tr duy hình tượng như: quan sát, lựa chọn, liên tướng, tướng tượng, thể nghiệm Đọc hiểu cũng bao gỗm nhiều yếu tố: cảm xúc, thái độ, sự rung cảm thẩm mỹ
+ Kỹ năng diễn đạt và biểu đạt, thể hiện nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ một cách mạch lạc, tạo lập được những văn bản có hình ảnh, cảm xúc, sinh động, giàu chất văn, chất thẳm my
- Góp phần rèn luyện những phẩm chất đạo đức nhân văn như: tính cẩn thận, lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác (thể hiện qua chữ viết)
* Thành phân văn trong các phân môn cúa chương trình TV ở Tiểu học
Trang 27-27-
Ở Tiểu học không có môn Văn nhưng văn được dạy tích hợp trong quá trình dạy học tất cả các phân môn của môn TY
Sau đây chúng tôi xin phân tích thành phần văn trong các phân môn cụ thẻ:
* Thành phần văn trong phân môn Tập đọc:
- Tập đọc là phân môn quan trọng nhất trong hoạt động dạy tích hợp kiến thức văn cho HS Những văn bán mà SGK lựa chọn sử dụng trong chương trình rất phong phú nhưng hầu hết là các văn bản nghệ thuật, gồm nhiều thể loại (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, thơ, ca dao tục ngữ, ) Mặc dù SGK TV Tiểu học không đặt yêu cầu giới thiệu những tác phẩm, tác giá tiêu biểu cho các thể loại hay các thời kì văn học như bậc Trung học nhưng đề thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, trang bị kiến thức và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS thì các văn bản được chọn dạy trong SGK TV phải đáp ứng cao về tính tư tưởng và tính nghệ thuật Ngoài ra, các văn bán đều được chọn lựa để đảm bảo các yêu cầu tích hợp ngang và dọc
Trang 28- Trong phân môn Tập đọc, định hướng khai thác thành phần văn con thé hiện ở hệ thống câu hỏi khai thác bài HS được diễn đạt, bộc lộ suy nghĩ và
cảm xúc của mình khi trả lời các câu hỏi và bài tập Hệ thống câu hỏi cuối
mỗi bài giúp HS năm được nội dung của bài học, phát hiện các từ quan trọng,
những từ mới cần giải nghĩa, phát hiện các hình ảnh, chỉ tiết có giá trị tiêu
biểu, hiểu được nội dung, ý nghĩa, lời khuyên của bài Sự thông hiểu nội dung
sé chi phối trở lại tạo ra một cách đọc có chất lượng hơn
Với hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, HS được hướng dẫn để bước đầu
khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng văn học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực CTVH và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho các em Ngoài ra, định hướng rèn luyện năng lực văn trong phân môn Tập
đọc còn thể hiện rõ nét ở phần “yên đọc iạï” Mục tiêu chính của “luyện đọc lại” chính là đọc nâng cao, đọc hiểu bài văn, bài thơ, Đó là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu
đạt đúng ý nghĩ và tinh cam ma tac giả gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm Đọc nâng cao thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu loát Khi ngôn từ trong văn bán được HS thông hiểu và đọc lên thành tiếng với ngữ điệu đã được làm chủ thì chính âm thanh của ngôn từ được biểu đạt một cách nghệ thuật (tiết tấu nhịp điệu hài hòa, âm sắc bổng
trầm phù hợp) sẽ tác động rất mạnh đến tâm hồn, tình cảm và nhận thức của các em
* Thành phần văn trong phân môn Kế chuyện:
Kể chuyện cũng là phân môn chiếm nhiều thời lượng trong chương trình TV, đó là vì vị trí và tầm quan trọng của nó trong việc hình thành nhân cách cho HS
Trang 29- 29 -
Cũng giống như phân môn Tập đọc, chất văn trong phân môn Kể chuyện cũng thể hiện ở ngữ liệu bai hoc là những câu chuyện hấp dẫn, cảm động, giàu ý nghĩa Phần lớn những câu chuyện được đưa vào chương trình là những tác phẩm văn học, là hệ thống các tác phẩm truyện kể trong nước và quốc tế phù hợp với lứa tuổi Cũng có một số truyện kế không thuộc loại sáng tác văn học nhưng cũng có tính văn chương (tính nghệ thuật) Những câu chuyện này tác động mạnh đến tâm hồn HS, giúp các em rút ra được những bài học nhận thức thấm thía HS sẽ được bồi dưỡng về nhận thức, tình cảm,
được làm giàu vốn từ và phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng
Ngoài việc được nghe chuyện, kế chuyện, HS còn được tìm hiểu ý
nghĩa của truyện Phần lớn các câu hỏi nhằm tìm hiểu nội dung, ý nghĩa nhân
văn, ý nghĩa giáo dục, nhưng cũng có một số câu hỏi nhằm tìm hiểu giá trị nghệ thuật, phát hiện các yếu tố thâm mĩ trong truyện kể
-_ Văn trong phân môn Kẻ chuyện còn thể hiện ở việc rèn kĩ năng nói
biểu cảm cho HS trước đông người Để truyền tải được cảm xúc đến người
nghe, người kế chuyện ngoài việc rèn lời nói gãy gọn mạch lạc còn phải biết
nhập vai nhân vật và diễn xuất có hồn Qua các tiết Kế chuyện, HS sẽ dần hoàn thiện và có kĩ năng giao tiếp sao cho người nghe cám thấy hứng thú, ý thức được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ
Trang 30* Thành phần văn trong phân môn Luyện từ và câu:
- Theo quan diém giao tiếp, các kiến thức và kĩ năng về từ và câu cần cung cấp, hình thành cho HS phải theo hướng thực hành HS thực hành rèn luyện kĩ năng trên cơ sở ngữ liệu được rút ra từ thực tiễn giao tiếp sinh động Các ngữ liệu trích đoạn từ văn bản nghệ thuật được đặt ở vị trí ưu tiên số một Thông qua ngữ liệu từ thực tiễn giao tiếp phong phú, đa dạng, HS được
mở rộng vốn hiểu biết về đời sống Các em được tiếp xúc với các mảng hiện
thực khác nhau và hiểu rõ hơn về nhà trường, bạn bè, thầy cô, biết thêm về
cây cối, vật nuôi trong nhà, về thế giới tự nhiên bao la xung quanh, Ngữ liệu cung cấp cho HS vẻ đẹp tiếng Việt có trong hàng trăm tình huống giao tiếp tự nhiên khác nhau, từ đó giúp các em học được cách dùng tiếng Việt sao cho chính xác, tinh tế, biểu cảm
Ngữ liệu được lấy từ những máng giao tiếp tươi nguyên sự sống sẽ giúp
GV và HS dễ dàng vượt qua những nội dung môn học từ ngữ, ngữ pháp mà xưa nay vẫn bị định kiến là: khô, khó Ngữ liệu với nội dung gần gũi quen thuộc và được diễn đạt trong sáng, nghệ thuật ngoài mục đích làm vật liệu mẫu để mở rộng vốn từ, nhận biết các kiểu câu, còn phải đáp ứng yêu cầu
là ngữ liệu về lời nói chuẩn mực, lời nói văn hóa để các em học tập
- GV cũng có thê khai thác chất văn từ những bài học Luyện từ và câu
về biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa Bởi vì khi dạy HS nắm vững các biện pháp này, GV một mặt giúp HS hiểu cái hay cái đẹp của ngôn từ tiếng Việt, mặt khác giúp các em có kĩ năng viết các câu văn giàu hình ảnh
- Cũng có thể khai thác thành phần văn trong các bài học mở rộng vốn
từ HS chỉ có thê phát triển vốn từ trên cơ sở có vốn sống phong phú, có năng
lực gọi tên chính xác các sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái, một cách
hệ thống Muốn HS có năng lực đó GV phải có biện pháp dạy HS kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đúng hướng
Trang 31-31-
- Một van dé quan trọng khác cần nhắn mạnh đó là khi hướng dẫn HS
thực hành, GV nhiều khi chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chủ yếu của môn học mà
bỏ qua phần định hướng cung cấp năng lực văn của những người viết SGK
Ví dụ bài thực hành dấu câu, SGK TV3 đã đưa yêu cầu HS đặt dấu phẩy đúng
vị trí trên ngữ liệu sau:
“Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuỐn phim , đều là một tác phẩm nghệ thuật Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật
là các nhạc sĩ họa sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khẩu hay đạo diễn Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phân làm cho cuộc sống mỗi ngày một tot dep
hơn ” (TV3- tap II — tr54)
Dé HS dat dấu phây đúng chỗ, GV có thé dat câu hỏi gợi ý: Các em hãy nói tên các loại tác phẩm nghệ thuật có trong đoạn văn Khi HS nhắc lại ngữ liệu theo dạng liệt kê từng loại tác phẩm, HS vừa biết cách đặt dấu phây ngăn
cách, GV lại vừa có cơ hội bồi dưỡng cho HS thêm hiểu biết những kiến thức
lí luận văn học về khái niệm tác giá, tác phẩm nghệ thuật một cách tinh giản
nhất
* Thành phần văn trong phân môn Tập làm văn
Tập làm văn là một phân môn có ý nghĩa thực hành -tông hợp Ở đây, tất cả các kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống và kĩ năng của HS đều được huy dong dé giải quyết một tình huống sáng tao cu thé Khác với trước đây, Tập làm văn hiện nay không chỉ coi trọng phương diện ngôn ngữ viết, cũng không chỉ rèn luyện một số thao tác diễn đạt, mà mở rộng kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, tăng cường quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh và thể nghiém,
Việc hướng dẫn HS tạo ra các sản phẩm giao tiếp phải triệt để tuân theo nguyên tắc giao tiếp Theo nguyên tắc này vai người nói (tả, kể) trong từng
Trang 32ngôn bản phải được thê hiện rõ và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Yêu cầu
cá thê hóa từng đề văn để mỗi sản phẩm văn bán sáng tạo của từng em in rõ cảm xúc cá nhân là hướng đến mục đích đó
HS lớp 2, lớp 3 mới chỉ được học kiểu bài tập làm văn kể ngắn, tả
ngắn Nhưng để định hướng tư duy cho HS học tốt kiểu bài này ở khối lớp trên, GV phải hướng dẫn HS tá, kế sao cho đối tượng được tả, kể đẹp hon Bai viết phải có chất văn và mang cái riêng, thể hiện cái chủ quan, suy nghĩ của
mình Từ những bài tả, kể ngắn rất riêng và giàu cảm xúc, HS sẽ tiến tới viết
được những bai ta, ké dai hơn, đậm chất nhân văn hơn
Trong phân môn Tập làm văn, một số kiểu văn bản (như miêu tả, kế chuyện) có liên quan mật thiết đến việc dạy các yếu tố văn cho HS Các bài văn, đoạn văn mẫu được chọn lựa cũng phải là những văn bán nghệ thuật Tập đọc và Kể chuyện cung cấp sẵn một ngữ liệu văn chương, còn các
kiểu bài Tập làm văn này lại yêu cầu HS phải sáng tạo nên các ngữ liệu ấy
Những kết quả sáng tạo của các em chưa hắn đã có được chất văn, nhưng từ góc nhìn của người dạy học thì đây chính là con đường đi đến với thế giới văn chương của các em Việc dạy bồi dưỡng năng lực văn là một trong những nội dung dạy học trong phân môn Tập làm văn
Chương trình Tập làm văn khối lớp 2, 3 tập trung vào mảng dạy HS các nghỉ thức lời nói Đây chính là điều kiện để GV rèn luyện cho HS kĩ năng nói các lời nói văn hóa trong từng tình huống giao tiếp cụ thể
* Thành phần văn trong phân môn Chính tả, Tập viết:
Nếu hiểu văn là cái đẹp thì việc dạy HS suy nghĩ hướng tới cái đẹp, biết nói lời đẹp, tạo ra những văn bản đẹp nghĩa là GV đã dạy văn cho HS Phân môn Tập đọc, Kế chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn đã dạy cho HS có vốn sống phong phú, từ ngữ đa dạng và biết diễn đạt cảm xúc, nhận thức của mình sao cho đúng và hay thì phân môn Chính tả và Tập viết có nhiệm vụ rèn
Trang 33Việc xác định thành phần văn có trong các phân môn nói trên vừa làm
cơ sở để chúng tôi khảo sát thực tế dạy ở Tiểu học hiện nay đã làm rõ được các nội dụng này hay chưa, đồng thời đó cũng chính là các yêu cẩu cẩn bôi dưỡng cho HS khi dạy văn tích hợp trong TV
1.2.2 Thực trạng năng lực văn của học sinh lớp 2, lớp 3
Để hiểu rõ HS đã được bồi dưỡng năng lực văn đến mức độ nào và các
em đã tiếp nhận sự bồi dưỡng ấy ra sao, chúng tôi xác định các yêu cầu cần rèn luyện phẩm chất văn cho HS qua hoạt động dạy các phân môn TV ở từng khối lớp để xây dựng nội dung điều tra năng lực văn của học sinh thích hợp với từng phân môn
1.2.2.1 Yêu cẩu về năng lực văn cần dạy cho học sinh qua các phân môn Tiếng Việt
* Phân môn Tập đọc
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc Tìm được bài học, lời khuyên từ bài đọc Biết nhận xét nhân vật trong bài đọc (nhân vật đó có gì đáng khen, đáng
ché, )
- Biết người đang nói trong van ban đọc
- Biết thể loại thơ, biết xác định vần và nhịp trong bài thơ
- Hiểu nghĩa một số từ, hình ảnh, biện pháp tu từ Biết đọc biểu cảm văn bản
Trang 34* Phân môn Kế chuyện
- Cảm nhận được cái hay trong mỗi câu chuyện để có cảm hứng kế chuyện
- Biết phân biệt những lời nói khác nhau của các nhân vật trong truyện
- Bước đầu biết khái niệm cốt truyện, nhân vật, lời kê,
- Biết sáng tạo lời kể, biết chuyển ngôi kể
- Biết giao tiếp với người nghe đề biểu cảm bằng giọng kế và diễn xuất
khi kể
* Phân môn Luyện từ và câu
- Biết cách tích lũy và hệ thống hóa vốn từ theo từng phạm vi đối tượng
- Biết sử dụng các kiểu câu thích hợp với ngữ cảnh
- Biết vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói viết
* Phân môn Tập viết, Chính tả
- Viết đúng và đẹp các kiểu chữ
- Biết trình bày văn bản chính tả có tính thẩm mĩ
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp
* Phân môn Tập làm văn
- Biết dùng những lời giao tiếp đúng nghi thức, phù hợp với tình huống giao tiép Biét sir dụng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu để làm tăng hiệu quả
cho lời nói
- Biết tá, kế sinh động theo quan điểm giao tiếp
Từ các yêu cầu đã xác định trên chúng tôi lựa chọn hình thức điều tra cho từng phân môn như sau:
- Phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu ,chúng tôi điều tra qua phiếu
bài tập.
Trang 351.2.2.2 Nội dung điều tra
* Nội dung phiếu điều tra phân môn Tập đọc
Câu 1: Mỗi người bạn của bé Thơ trong bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” có điều gì tốt? (TV 3 - tập 1 — tr27)
Câu 2: Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo trong bài thơ “Bàn tay
cô giáo” (TV3 - tập 2 - tr25)
* Nội dung phiếu điều tra phân môn Luyện từ và câu
Phiếu 3 (lớp 2)
Câu 1: Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quá
Câu 2: Tìm những từ có thé dung dé tá các bộ phận của cây
(TV 2 - tập 2 - tr95) Phiếu 4 (lớp 3)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ?
Trang 36Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
a Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
b Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
(TV 3 - tập I - tr80)
Phiếu 5 (lớp 3)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đồng hồ báo thức Bac kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì
Đi tùng bước, từng bước
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang
Hoài Khánh
a Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa?
b Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
Trang 37-37-
+ Lớp 2: Cảm ơn, xin lỗi — Tuần 4
+ Lớp 3: Nói về quê hương — Tuần I1
* Chấm vớ Tập viết và vở Chính tả cúa HS khối 2 và khối 3 trường Tiểu học Hoang Hoa Tham
Khối 2: 256 quyền; khối 3: 264 quyển
1.2.2.3 Kết quả điều tra qua phiếu
Bảng I- phân môn Tập đọc
Lớp Số lượng | % | Sốlượng | % | Số lượng %
Bang 2- phân môn Luyện từ và câu
Bảng 3- phân môn Chính ta
Bảng 4- phân môn Tập viết
Trang 38
1.2.2.4 Nhận xét chung
Nhận xét kết quá qua phiếu điều tra
* Mon Tap doc
Dựa vào yêu cầu cần rèn luyện phẩm chất văn cho HS trong giờ Tập đọc, chúng tôi đã chọn câu hỏi trong SGK TV để khảo sát năng lực liên tưởng, tưởng tượng của HS dựa trên ngôn từ của văn bản tập đọc và tìm hiểu khả năng đánh giá phẩm chất tốt — xấu của các nhân vật trong văn bản truyện đọc
Đưa ra câu hỏi: Câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim” khuyên em điều gì? Chúng tôi muốn các em rút ra câu trả lời về bài học rèn luyện tính kiên trì Các em có thể trả lời: Chăm chỉ học sẽ thành người tài, thành học sinh giỏi Muốn đạt thành tích cao trong học tập phải cần cù, chăm chỉ học tập Các em có thê diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau để thể hiện lời khuyên về sự rèn luyện đức tính kiên trì Nhưng đa phần bài làm của HS chép lại lời bà cụ
Hoặc ở câu số 2 trong phiếu 1, đề yêu cầu các em phải chỉ ra được những biểu hiện rất đẹp trong tình bạn giữa chim sơn ca và bông cúc trắng đó
là tình bạn tinh khiết, trong sáng và thủy chung Khi còn tự do, hai bạn lấy vẻ
đẹp của nhau làm niềm vui Trong hoạn nạn, ai cũng gắng sức đề đem điều tốt lành nhất đến cho bạn mà không hề nghĩ đến nỗi đau riêng của mình Đó là tình bạn cao cả, hết lòng vì nhau Rất nhiều bài các em chỉ nói: Em rất quý tình bạn giữa bông cúc và chim sơn ca, nhưng vì sao quý các em lại không nói được
Về câu hỏi: Em muốn nói gì với các cậu bé? Đại bộ phận bài làm của
các em đều nói: Không được bắt chim, hái hoa hoặc các cậu bé thật đáng trách Thực ra các em cần nói được với các cậu bé: đừng vô tình trước những con vật, đồ vật xung quanh ta Đừng vì sở thích cá nhân mà gây ra chuyện đau
Trang 39-39-
lòng cho người khác Các em thấy được các cậu bé thật đáng trách nhưng cũng phải nhận ra cuối cùng các cậu bé đã biết ân hận Sự ân hận dẫu muộn màng nhưng vẫn là cần thiết
Ở câu hỏi Phiếu 2, khi trả lời câu hỏi: Ä⁄ỗï người bạn của bé Thơ trong bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” có điêu gì tốt? nhiều em chỉ viết ngắn gon: bằng lăng nở hoa tặng bé Thơ, sẻ giúp bé Thơ nhìn thấy hoa
Viết như thế là đúng với nội dung của văn bản, nhưng các em cần thấy
được các việc làm đó được thực hiện vì tình yêu với người bạn tốt của mình Bằng lăng thương bé Thơ ốm phải nằm viện không ngắm hoa nở được nên bằng lăng có đề dành bông hoa cuối cùng tặng bạn
Con sẻ non mới tập bay, vì tình yêu hai người bạn của mình đã không
sợ hiểm nguy đáp xuống cành hoa, cố đứng vững để hoa chúc xuống cho bé
Thơ nhìn thấy Bông hoa bằng lăng thực sự là người bạn tốt Vì lòng thương
yêu bạn bè, hoa muốn sẻ chia, an ủi động viên bạn còn chim sẻ non là người
dũng cảm, xả thân vì bạn
Chính vì trả lời quá ngắn gọn, không nêu cảm nghĩ, không giải thích rõ
vì sao lại nhận xét như vậy nên số lượng bài chưa đạt yêu cầu về kiến thức văn chiếm tỉ lệ còn cao: Lớp 2- 48,8% Lớp 3 - 49,6%
Với bài tập số 2 trong Phiếu 2 (lớp 3), các HS cần nói được: đây là bức
tranh về buổi bình minh trên biển Trên mặt biển rì rào sóng vỗ, có ông mặt
trời mới nhô lên với nhiều tia nắng, có chiếc thuyền xinh đang dập dềnh trên mặt nước trong xanh
Nghĩa là các em phải biết khái quát các hình ảnh thơ trong một bức tranh tông thé Tuy nhiên, số lượng HS hiểu được yêu cầu này chưa nhiều (chi
có 42/264 bài chiếm tỉ lệ 15,9%) Còn lại chủ yếu các em liệt kê theo trình tự
sự vật xuất hiện trong bài thơ Bức tranh đó có cái thuyền làm bằng giấy
trắng, có mặt trời làm bằng giấy đỏ và có mặt nước làm bằng giấy xanh
Trang 40Nhiều bài lại liệt kê mỗi khổ thơ có một sự vật xuất hiện, nên các em cho khổ
3 là hình ảnh mặt nước và khổ 4 là hình ánh biển Các em này đã không hiểu khổ 4 là khổ thơ vẽ lên bức tranh tổng quát về biển Do kha nang liên tưởng, tưởng tượng kém nên các bài này đã không đạt yêu cầu
* Môn Luyên từ và câu:
Nội dung phiếu điều tra năng lực văn trong hoạt động học phân môn Luyện từ và câu hướng tới mục đích khảo sát năng lực quan sát thực tế và
cách tích lũy, hệ thống hóa vốn từ trong HS lớp 2 đạt đến mức độ nào Đồng
thời thông qua các bài tập nhận biết biện pháp tu từ, chúng tôi muốn tìm hiểu
HS lớp 3 đã có được năng lực cảm nhận cái hay cái đẹp trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ hay chưa?
Kết quả điều tra phiếu số 3 đành cho HS lớp 2 có số lượng bài đạt kết
quả trung bình và khá giỏi là 58,2%, chưa đạt chiếm 41,8% So với kết quả bài làm của HS lớp 3, kết quả này khả quan hơn Tuy nhiên, các bài làm của
HS lớp 2 liệt kê các từ phần lớn giống hệt nhau Phan ké tên các bộ phận của một cây ăn quả, kết quả trả lời trong các bài giỗng nhau đã đành, nhưng với yêu cầu tìm những từ có thé dung dé tả các bộ phận của cây cũng có rất nhiều bài trả lời với từ ngữ giống hệt nhau Điều này phản ánh thực trạng các em ngại suy nghĩ, ỉ lại vào bạn hoặc các em thiếu vốn sống, thiếu quan sát đặc điểm các bộ phận của cây ăn quả trong thực tế
Với HS lớp 3, chúng tôi dành cho các em bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ Ở phiếu số 4, chúng tôi muốn các em trả lời được hình ảnh, âm thanh: tiếng thác đội, trận gió ào ào đã góp phần diễn tả được độ mạnh
vang động của tiếng mưa rơi trong rừng cọ, gợi cảm xúc mới lạ, thú vỊ Đại bộ phận các em chỉ ra được các hình ảnh đem ra so sánh với tiếng mưa nhưng tất ít bài diễn đạt được sự hình dung, tưởng tượng của mình qua
sự so sánh đặc sắc ây