BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2NGUYỄN THỊ MAI QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ THÀNH PH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ MAI
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ MAI
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Đức Sơn
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp tác giả
đã được sự giúp đỡ tận tình các cấp lãnh đạo, quý thầy cô, gia đình, đồngnghiệp
Tác giả xin được trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu, các Giáo sư,Tiến sĩ, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạylớp Cao học Quản lý giáo dục K20 và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quátrình nghiên cứu, tìm tài liệu và hoàn thiện luận văn
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS NguyễnĐức Sơn đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và chỉ bảo tận tình cho tác giả trong suốtthời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Phòng GD&ĐT Quận Tây Hồ,Ban giám hiệu các trường Tiểu học trong Quận và đặc biệt là Ban giám hiệutrường Tiểu học Đông Thái đã giúp đỡ tác giả trong việc hoàn thiện luận văn.Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã cố gắng thuthập tài liệu, song chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót, rất mong nhậnđược sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Mai
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn này là trung thực vàkhông trùng lặp với các đề tài khác Các thông tin được trích dẫn trong luậnvăn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Mai
Trang 5MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Trang Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt viii
Danh mục bảng x
Danh mục sơ đồ xi
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 3
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4.Giả thuyết khoa học 3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7.Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 7
1.1Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Ở nước ngoài 7
1.1.2 Ở trong nước 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 13
Trang 61.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục
trong môn Tiếng Việt
1.4.1 Nguyên tắc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
27
sinh Tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
27
Tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
Trang 7TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ- THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của Quận Tây Hồ 392.1.1 Tình hình kinh tế xã hội 392.1.2 Tình hình giáo dục 412.1.3 Bộ máy tổ chức của các trường Tiểu học Quận Tây Hồ 2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt
45
cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành phố Hà
2.2.1 Mục đích, nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát
2.2.2 Nhận thức về mức độ quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho
46
sống cho học sinh Tiểu học 492.2.5 Giáo dục kỹ năng sống trong các phân môn của môn Tiếng Việt 502.2.6 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 502.2.7 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 522.2.8 Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 2.3 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn
53
Tiếng Việt cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Hồ- Thànhphố Hà Nội 2.3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu
54
2.3.2 Tổ chức, chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 572.3.3 Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 59
Trang 82.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống
2.4 Đánh giá chung về giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ 60 năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành phố Hà Nội 62
2.4.1 Kết quả 62
2.4.2 Hạn chế 63
2.4.3 Nguyên nhân 64
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG 65 SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống 66 cho học sinh Tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ
3.1.1 Quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo 66 dục
3.1.2 Phát huy được tiềm năng của cán bộ giáo viên, phù hợp với nhu 66 cầu rèn luyện của học sinh 67
3.1.3.Đảm bảo tính mục đích 68
3.1.4 Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi
3.2 Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong 69 môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Hồ-Thành phố Hà Nội
3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội 70 ngũ giáo viên chủ nhiệm về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt 70 3.2.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên kiến thức 73
Trang 9và kỹ năng tích hợp GDKNS trong môn Tiếng Việt
3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục và đánh giá kết quả rèn luyện KNS cho học sinh Tiểu học 75
3.2.4.Biện pháp 4: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học
3.2.5.Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất kết hợp 77 với kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ, động viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học trong Quận
3.2.6 Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tạo 79 môi trường giáo dục thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 81 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4 Kết quả thăm dò ý kiến của chuyên gia về tính khả thi và tính cấp 82 thiết của các biện pháp 83
Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
1 Kết luận 89
2 Khuyến nghị 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BGD-ĐT - GDTH Bộ Giáo dục- Đào tạo - Giáo dục Tiểu học
CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Trang 12Bảng 2.2 Đội ngũ CBQL các trường Tiểu học công lập trên địa bàn
Quận Tây Hồ- Năm học 2017- 2018
42
Bảng 2.3 Đánh giá của giáo viên về các lực lượng thực hiện
GDKNS cho học sinh Tiểu học
43
Bảng 2.4 Ý kiến của giáo viên về các tổ chức tham gia giáo dục
KNS cho học sinh
44
Bảng 2.5 Môn học và các hoạt động góp phần vào việc GDKNS
cho học sinh Tiểu học
45
Bảng 2.6 GDKNS cho học sinh Tiểu học qua các phân môn của
môn Tiếng Việt
46
Bảng 2.7 Các KNS được nhà trường quan tâm giáo dục cho học
sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt
Bảng 2.10 Thực trạng lập kế hoạch GDKNS cho học sinh 50Bảng 2.11 Nội dung kế hoạch quản lý GDKNS của CBQL 52Bảng 2.12 Tổ chức, chỉ đạo công tác GDKNS cho học sinh 53Bảng 2.13 Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho học sinh 55Bảng 2.14 Ý kiến của CBQL, giáo viên, PHHS về các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh
56Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp 86Bảng 3.2 Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 89
Trang 13Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là cả một quá trình đòi hỏi sự kiêntrì và tâm huyết của những người tham gia giáo dục Đó là hoạt động khôngphải chỉ diễn ra trên trường lớp mà có thể ở mọi lúc, mọi nơi Tuy nhiên kỹnăng sống rất đa dạng và có sự ảnh hưởng của tập tục thói quen nơi sinh sống.Chính vì thế người giáo viên cần phải vận dụng sao cho linh hoạt, phù hợp,sáng tạo với trình độ, nhu cầu của học sinh cũng như đặc điểm nhà trường vàđịa phương Cũng vì thế giáo dục kỹ năng sống không chỉ là công việc vànhiệm vụ của đội ngũ giáo viên mà là còn là trách nhiệm của xã hội, cộngđồng Giáo dục kỹ năng sống không chỉ là xu thế chung của nhiều quốc giatrên thế giới mà ở Việt Nam hoạt động giáo dục này cũng đã được quan tâmgiáo dục nhiều năm qua Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế
Trang 14hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển, giáo dục phổ thông đã vàđang có nhiều đổi mới, từ trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cầnthiết cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc, đổi mới các hình thức tổ chức học tập: tăng cường làm việc nhóm và vậndụng kiến thức vào thực tế cuộc sống đem lại niềm vui và hứng thú học tậpcho học sinh Có như vậy mới mong đào tạo được những thế hệ trẻ phát triểntoàn diện đúng như mục tiêu giáo dục đã nêu:”đào tạo con người Việt Namphát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành vàbồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, phát huy tốt tiềmnăng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.” Ở Tiểu học, môn học mang đến cho học sinh nhiềucảm xúc và giúp các em biểu lộ những cảm xúc ấy một cách dễ dàng nhấtchính là môn Tiếng Việt
Với tinh thần đó, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng có sự quan tâm và chỉ đạochặt chẽ việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thể hiện qua vănbản số 4304/BGD-ĐT- GDTH ngày 31/8/2016 về việc “Hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2016- 2017”; Thông tư số 04/2014/TT-BGD-ĐT ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống vàhoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ngày 28/02/2014
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học trong Quận Tây
Hồ được quan tâm triển khai nghiêm túc Tuy nhiên kết quả chưa được nhưmục mong muốn Đặc biệt là việc giáo dục lồng ghép trong các môn họctrong đó có môn Tiếng Việt Do đó, cần có biện pháp nâng cao hiệu quả quản
lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tích hợp trong các môn học,
cụ thể là môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn nhỏ Vì những lý do trên,
việc chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong
Trang 153 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp trong môn TiếngViệt ở trường Tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp trongmôn Tiếng Việt cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Hồ- Thànhphố Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của cáctrường Tiểu học Quận Tây Hồ- Thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quảkhá tốt Tuy nhiên một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục như việc chỉđạo tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tổ chức phối hợp giữa các lựclượng giáo dục kỹ năng sống chưa phù hợp Nếu đề xuất được các biện phápquản lý GDKNS tích hợp trong môn Tiếng Việt cụ thể cho từng khối lớp mộtcách đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục tại địa phương thì cóthể nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 165.3 Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năngsống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh các trường Tiểu học QuậnTây Hồ - Thành phố Hà Nội.
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục một số kỹ năng sống cơbản cho học sinh tích hợp trong môn Tiếng Việt tại các trường Tiểu học QuậnTây Hồ - Thành phố Hà Nội
Về địa bàn:
Đề tài khảo sát thực trạng việc quản lý giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh tại 8 trường tiểu học Quận Tây Hồ tích hợp trong môn Tiếng Việt ở100% cán bộ quản lý, 10% giáo viên của 8 trường Tiểu học trong Quận, 20%
số phụ huynh học sinh ở các lớp, năm học 2017- 2018 được chọn ngẫu nhiên
Về thời gian:
Đề tài sử dụng các số liệu thống kê của các trường Tiểu học Quận Tây
Hồ từ năm học 2015- 2016 trở lại đây
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.Nghiên cứu các tài liệu, văn bản chỉ đạo có liên quan đến đề tài để lựa chọnnhững khái niệm, luận điểm cơ bản làm cơ sở hình thành giải thuyết khoahọc, các nội dung nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 17- Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹnăng sống cơ bản trong trường cũng như việc tích hợp giáo dục kỹ năng sốngtrong các môn học để thu thập số liệu, phát hiện những vấn đề nảy sinh trongquản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thông qua các phiếu điều tra đưa
ra các câu hỏi đối với nhà quản lý, giáo viên học sịnh và phụ huynh học sinh
để từ đó đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh ở các nhà trường
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này để xin ý kiến cácchuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên để khẳng định kết quả cácnghiên cứu, đặc biệt là thẩm định tính cần thiết, khả thi của các biện phápđược đề xuất
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được sử dụng để trao đổivới một số đối tượng cần thiết từ đó thu thập thông tin cụ thể phục vụ chonhững nhận xét định tính về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua trao đổi với những cáctrường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ có điều kiện tương đồng với trườngtiểu học Đông Thái trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống để rút ra các bàihọc kinh nghiệm
7.3.Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thậpđược
Trang 18CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệutham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp
trong môn Tiếng Việt cho học sinh tại trường Tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục giáo dục kỹ năng sống tích
hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Thành phố Hà Nội
Hồ-Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong
môn Tiếng Việt cho học sinh tại các trường Tiểu học Quận Tây Hồ- Thànhphố Hà Nội
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC
SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
ra khắp thế giới Và có nơi, giáo dục kỹ năng sống không chỉ là một sinh hoạtngoại khóa mà còn là một môn học chính qui ở nhà trường
Thuật ngữ kĩ năng sống đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX,trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình
“Giáo dục giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần được giáo dục cho thế hệ trẻ.Những nghiên cứu về kĩ năng sống ở giai đoạn này mong muốn thống nhấtđược một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng như chỉ ra được một bảngdanh mục các kĩ năng sống mà thế hệ trẻ cần có Dự án do UNESCO tiếnhành tại một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong nhữngnghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho những nghiên cứu về kĩ năngsống UNESCO đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việctriển khai giáo dục kĩ năng sống trong thực tiễn đó là: Quyền được học kĩnăng sống; Phát triển những kĩ năng sống; Đánh giá kĩ năng sống Nhữngnguyên tắc là cơ sở để giúp nhìn ra bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI: Học
để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhau chung
Trang 20và hoạt động như thế nào, trong những điều kiện nào, con người xử lý bằngcách nào) và học cách sống Triết lý giáo dục Mỹ đầu thế kỉ XXI cũng chorằng: cần nâng cao kỹ năng giao lưu qua nói, đọc, nghe, viết, cần phát triểnkhả năng suy ngẫm…
Người Nhật đi vào thế kỉ XXI với mô hình không đánh giá học sinh,sinh viên qua năng lực hiểu các môn học mà đánh giá khả năng giải quyết cácvấn đề của đời sống thực tiễn
Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senengan(2000) Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó tại Mục
tiêu 3 có nêu: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận
chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp”, tại mục tiêu 6 yêu cầu: “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kỹ năng sống của người học” Cho nên, học kĩ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng
giáo dục phải được thể hiện cả trong kỹ năng sống của người học Do đó, giáodục kĩ năng sống cho người học trở thành nhiệm vụ quan trọng của giáo dụccác nước, vì thế vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, chohọc sinh phổ thông nói riêng được đông đảo các nước quan tâm
Tại Hội nghị thượng đỉnh về trẻ em do Liên Hiệp Quốc tổ chức ởNewyork tháng 9-1990, cuốn sách “Để con em vững bước vào đời- Pour unbondeparrt dán la vie” tác giả đã làm rõ nguyên tắc để cứu trẻ em sinh tồn,phải đi đôi với cố gắng làm sao cho cuộc sống ý nghĩa Những người đang cố
Trang 21ra mức độ phát triển kỹ năng lãnh đạo cuộc sống.
Mặc dù giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được nhiều nước quantâm, xuất phát từ quan niệm chung về kĩ năng sống của Tổ chức Y tế thế giớihoặc của UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục kỹ năng sống ởcác nước không giống nhau, song nội dung giáo dục kĩ năng sống được triểnkhai ở các nước vừa thể hiện được cái chung, vừa mang những nét riêng củatừng quốc gia dân tộc Đến nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâmđến việc đưa kĩ năng sống vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vàochương trình chính khóa ở tiểu học và trung học
Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năngcho người lao động Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada(Human Resources and Skills Development Canada – HRSDC) có nhiệm vụxây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp ngườiCanada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng caochất lượng cuộc sống Bộ này cũng có những nghiên cứu đề đưa ra danh sáchcác kỹ năng cần thiết đối với người lao động Conference Board of Canada làmột tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tíchcác xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đềchính sách công cộng Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh
Trang 22sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000) baogồm các kỹ năng như:
1 Kỹ năng giao tiếp
2 Kỹ năng giải quyết vấn đề
3 Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực
4 Kỹ năng thích ứng
5 Kỹ năng làm việc với con người
6 Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán
Việc giáo dục kỹ năng sống ở khu vực đã được nghiên cứu và triểnkhai ở nhiều nước Ở Lào, giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép vào chươngtrình đào tạo chính qui, không chính qui và các trường sư phạm đào tạo giáoviên từ năm 1997 Tại Campuchia chương trình giáo dục chính qui đã thựchiện việc tích hợp dạy kỹ năng sống vào bài học của các môn cơ bản từ lớp 1đến lớp 12 Tại Malaysia, Bộ GD coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống.Tháng 12/2003 tại Bali – Inđônesia đã diễn ra hội thảo về giáo dụcKNS trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước Qua báocáo của các nước cho thấy có nhiều điểm chung và cũng có nhiều điểm riêngtrong quan niệm về giáo dục KNS của các nước Mục tiêu của giáo dục KNStrong giáo dục không chính quy ở hội thảo Bali là nhằm nâng cao tiềm năngcủa con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sựthay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự thayđổi và nâng cao chất lượng cuộc sống
1.1.2 Ở trong nước
Ở Việt Nam thuật ngữ “kỹ năng sống” được biết đến từ chương trìnhcủa UNICEF vào năm 1996 “ Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe vàphòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường ”.Tham gia chương trình này có ngành Giáo dục và Hội Chữ thập đỏ Khái
Trang 23niệm kỹ năng sống được hiểu đầy đủ và đa dạng hơn sau hội thảo “Chấtlượng giáo dục và kỹ năng sống” do tổ chức UNESCO tài trợ được tổ chứctại Hà Nội từ ngày 23 – 25/10/2003 Từ đó những người làm công tác giáodục ở Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống và vấn đề cần thiết phảigiáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ Với nhiều năm nghiên cứu về giáo dục,
PGS.TS Hà Nhật Thăng đã cho xuất bản cuốn sách: “Giáo dục hệ thống giá
trị đạo đức nhân văn” năm 1998 và đã tái bản nhiều lần Trong đó, trang bị
cho học sinh sinh viên nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bảncủa nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệthống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, củathời đại Những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng vào việc xây dựngchương trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở Tiểu học, trung học cơ sở,trung học phổ thông của môn Giáo dục công dân, triển khai từ năm 2000 trênphạm vi cả nước
Một trong những người có những nghiên cứu mang tính hệ thống về
kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam là tác giả Nguyễn ThanhBình Tác giả và cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan về quá trình nhậnthức về kỹ năng sống và đề xuất yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục
và giáo dục kỹ năng sống ở nhà trường phổ thông Trên cơ sở đó xác địnhthách thức và định hướng trong tương lai để đẩy mạnh giáo dục kĩ năng sốngtrên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam
Nội dung giáo dục kỹ năng sống được các nhà trường thực sự quan tâm
từ khi có chỉ thị 40/2008 CT-BGD&ĐT phát động các nhà trường thực hiệnphong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
đó nội dung thứ ba và thứ tư của phong trào chính là tổ chức giáo dục kỹ năngsống cho học sinh, sinh viên Mục đích rèn luyện cho học sinh, sinh viên, kỹnăng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc
Trang 24theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rènluyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân; Rèn luyện kỹ năng ứng xử vănhóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý các tình huống mâuthuẫn, xung đột; Có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực
Với nhiều năm nghiên cứu về giáo dục, nhóm tác giả Nguyễn Thị MỹLộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn tính, Vũ Phương Liên đã cho ra đời cuốnsách “ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT” Cuốn sách
được viết lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, trong đó giáodục giá trị sống là nền tảng, kĩ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếpnhận và thể hiện giá trị sống Đây là những tiền đề đưa công tác giáo dục kỹnăng sống cho học sinh trung học phổ thông vào các nhà trường mạnh mẽ,mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncủa nhà trường Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹnăng sống cho thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đangbước vào thời kỳ hội nhập và phát triển nên đã có rất nhiều bài viết, nhiềucông trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này của các tác giả: PGS TS Đặng
Thị Thanh Huyền với "Hỏi & Đáp về Quản lý trường phổ thông" ; PGS TS Đặng Quốc Bảo với "Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người"; PGS.
TS Nguyễn Thị Hường với, Bác sỹ Lê Công Phượng với "Giáo dục sống khỏe mạnh và Kỹ năng sống trong dạy học Tự nhiên Xã hội ở trường tiểu học"; PGS.TS Đặng Quốc Bảo, ThS Nguyễn Thị Thu Huyền với "Một số vấn
đề về lý luận và thực tiễn về quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú" 2013; PGS TS Nguyễn Dục Quang với "Bài viết Một vài vấn đề chung về KNS và GDKNS"; GS TS Nguyễn Quang Uẩn với "Bài viết Một số vấn đề lý luận về
kĩ năng sống" Bên cạnh đó cũng có đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả như: Nguyễn Thị Quỳnh Anh "Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học Lý
Trang 25Thường Kiệt, Hà Nội" 2011 ; “Quản lý hoạt động giáo dục ki năng sống cho học sinh Tiểu học thành phố Hà Nội” của tác giả Hoàng Thúy Nga; “Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
ở trường Tiểu học Lạc Đạo A, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Vũ Đức Huynh; “Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường các trường Tiểu học huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định” của tác giả Trần Đại Cát
Ngành giáo dục Quận Tây Hồ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo vềviệc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh trong các nhà trường, hàng năm tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo vềcông tác phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý xâm nhập học đường, phong trào
"Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" Tuy nhiên hệ thống lýluận và giải pháp về quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáodục kỹ năng sống cho học sinh chưa được nghiên cứu một cách hệ thống
Đề tài của tác giả với mong muốn nâng cao hiệu quả của việc quản lýhoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường đặc biệt làtích hợp trong môn Tiếng Việt, tạo ra sự thống nhất nhận thức và hành độngmột cách hệ thống trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện của nhà trường
1.2 Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài
1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục
Trang 26được hiệu quả cao hơn Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chứcphối hợp sự nỗ lực của các thành viên ttrong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạtđược mục tiêu đề ra Chính vì thế quản lý được hiểu bằng nhiều cách khácnhau và được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở những quanđiểm và cách tiếp cận khác nhau
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người muốn tồn tại
và phát triển cần phải có sự phối hợp với nhau trong một nhóm, một tổ chức
Để tổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm người hoạt động theo yêucầu nhất định, một loại hình lao động mới xuất hiện - đó là hoạt động quản lý
Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nội dung,thuật ngữ “Quản lý, có thể nêu một số định nghĩa như sau:
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tácđộng có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đếnkhách thể quản lý (người bị quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt được mục đích của tổ chức” [5,tr9]
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trìnhđịnh hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệt thống nhằm đạt đượcnhững mục tiêu nhất định” [26,tr 10]
Tác giả Đặng Quốc Bảo thì cho rằng:" Quản lý bao gồm: Quản cónghĩa là duy trì ổn định, lý là làm cho phát triển Vậy quản lý là làm cho
ổn định và phát triển.''[3, tr.6]
Tác giả Phạm Viết Vượng (2003), “Quản lý là sự tác động có ý thứccủa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướngdẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạtđộng chung và phù hợp với quy luật khách quan” [33, tr.40]
Trang 27Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006) chorằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lýtới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [9, tr.12]
Theo Đại học Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1997, quản lý là chức năngcủa những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau(xã hội, sinh vật,kĩthuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thựchiện những chương trình, mục đích hoạt động [16,tr5]
Như vậy có thể khái quát: Quản lý là cách thức tác động (sự tác động
có tổ chức, có mục đích…) của chủ thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức và nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất,
uy tín của cơ quan quản lý hay người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động.
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một bộ phận quan trọng của xã hội, vì vậy quản lý giáo dục
là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống quản lý xã hội, nó có vai tròhết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục.Quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội và như vậygiáo dục sẽ được hiểu theo nghĩa rộng nhất, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vềgiáo dục và quản lý giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa như sau:
- Đối với cấp vĩ mô:
+ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là “Hoạt động điển hình phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [14, tr.10].
Ngày nay, hoạt động giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ cho nênquản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành các cơ sở GD&ĐT trong hệ thốnggiáo dục quốc dân
Trang 28lo xây dựng, quản lý nhà trường, tạo mọi điều kiện tối ưu cho sự phát triểncủa trường học, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo học sinh.
+ Theo Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các
cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức hoạt động của giáo viên, học sinh vàcác lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáodục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà [33,tr.15]
+ Theo Trần Kiểm: “Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thốngnhững tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tậpthể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trườngnhằm huy động và phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt độngcủa nhà trường hướng tới hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dựkiến.”[14,tr.12]
Như vậy, quản lý giáo dục là tổng hợp các biện pháp tổ chức kế hoạchhóa nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống giáodục Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội cho nên quản lý giáo dục cũngchịu sự chi phối của quy luật xã hội và tác động của quản lí xã hội TrongQuản lý xã hội các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý sựnghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không tách biệt,tạo thành hoạt động quản lý thống nhất
Trang 29Từ những khái niệm nêu trên đưa đến cách hiểu chung nhất: Quản lý giáo dục là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục Quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt mục tiêu xác định.
1.2.2.Giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng sống là khái niệm có nhiều định nghĩa, được sử dụng rộng rãinhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động Ngay từ đầu thập kỷ 90thế kỷ trước, các tổ chức Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, khoa học và vănhóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục KNS chothanh thiếu niên, bởi, theo UNICEF, những thử thách mà trẻ em và thanh niênphải đối mặt là rất nhiều Vậy KNS là gì?
Theo WHO, KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng những hành vitích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và tháchthức của cuộc sống hàng ngày Còn theo UNICEFF, KNS là những kỹ năngtâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thểhiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giảiquyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống
Có thể thấy, mỗi định nghĩa về KNS được thể hiện dưới những gócnhìn khác nhau, song đều thống nhất trên nội dung cơ bản Ấy là những kỹnăng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏemạnh với chất lượng cao; hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức,thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tínhchất xây dựng Nói cách khác, kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con
Trang 30xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất,ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống Theo một số nghiên cứucho thấy, các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian…ví dụ như trẻ emvùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sốngcủa trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sốngcủa trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ…
Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với cácgiá trị Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng,sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết… cácgiá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩnmực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội
Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chấtlượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa Các
kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện kỹ năng sống chỉ được hình thànhthông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện Các kỹ năng sống có liên quan và
hỗ trợ cho nhau Ví dụ: kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khảnăng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định
Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ Giáodục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao
Trang 31tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin hơn trong các hoạt động học tập
Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự
kiên trì, bền bỉ, tháo vát… thông qua các bài học và các hoạt động vận độngtrong quá trình dạy kỹ năng sống Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo,kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi
Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ,
sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ
Về giao tiếp-ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ tự tin giao tiếphiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòanhã
Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiếnthức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mêm học tậpsuốt đời
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng chogiai đoạn tiểu học: việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năngthích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúptrẻ tự tin bước vào lớp 1 Trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nóiriêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầmquan trọng của việc học các kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biếnđộng của môi trường kinh tế - xã hội và thiên nhiên Ðặc biệt với học sinh,sinh viên, việc trang bị kỹ năng sống càng trở nên bức thiết, bởi đây là yếu tốkhông thể thiếu, giúp các em biết định hướng phát triển cá nhân một cách tốtnhất Từ đó có thể hiểu khái niệm giáo dục kĩ năng sống như sau:
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích,
có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tớikiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã
Trang 32hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức củacuộc sống hàng ngày…
1.2.3 Giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn học
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năngứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tíchcực trước các tình huống của cuộc sống
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp trong môn học sẽ giúp:Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phùhợp
Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tíchcực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực
Kỹ năng sống giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạttrong các tình huống của cuộc sống hàng ngày
Kỹ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăngtính thực hành
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận củamình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; trang bị cho học sinhnhững hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thóiquen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày;giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phùhợp, tích cực trước tình huống cuộc sống
1.2.4.Quản lý giáo dục kỹ năng sống
Như đã nói ở trên, Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sưphạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích
Trang 33cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân,giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêucầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…
Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một bộ phận của quản
lý trường học Có thể hiểu, Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chính là quản lý kế hoạch giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
1.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt
1.3.1.Kỹ năng sống cần thiết cho học sinh tiểu học
Trong giáo dục tiểu học, k ỹ n ă n g s ố n g đ ược hiểu cụ thể là tập hợp những
kỹ năng được rèn luyện để đáp ứng được những tình huống khác nhau trongcuộc sống và học tập như ứng xử với thầy cô, bạn bè, cách giao tiếp, diễn đạt,
kỹ năng tổ chức, quản lý đồ đạc, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh…Tại Việt Nam, kỹnăng sống đang ngày càng được quan tâm nhưng hầu như chỉ tập trung vào kỹnăng học tập chứ chưa đi đúng bản chất của nó
Trẻ em như một từ giấy trắng Những gì được vẽ lên tờ giấy trắng đó sẽtồn tại với trẻ đến suốt đời Chúng ta vẽ thái độ, trẻ sẽ có thái độ Chúng ta vẽnhân cách, trẻ sẽ hình thành nhân cách Tiểu học là khoảng thời gian tốt nhất
để vẽ nên con người của trẻ, bởi đó là lứa tuổi trẻ mê khám phá và dễ tiếp thunhất trong đời
Rèn luyện kỹ năng sống ở bậc T i ể u họ c không chỉ giúp trẻ hình thànhnên những hành vi tích cực và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống,tạo nên bản lĩnh của người thành công sau này,mà còn giúp trẻ cảm thấy tự tinhơn để khám phá và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn
Trang 34Có nhiều cách phân loại KNS, tùy theo quan niệm về KNS:
-Theo UNESCO,WHO VÀ UNICEF, có thể xem KNS gồm các kỹnăng cốt lõi như sau:
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng suy nghĩ/tư duy phê phán
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
+ Kỹ năng ra quyết định
+ Kỹ năng tư duy sáng tạo
+ Kỹ năng giao tiếp ứng cử cá nhân
+ Kỹ năng tự nhận thức
+ Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
-Trong giáo dục ở vương quốc Anh, KNS được chia thành 6 nhómchính là :
+ Hợp tác nhóm
+ Tham gia hiệu quả
+ Suy nghĩ/ Tư duy bình luận, phê phán
+ Suy nghĩ sáng tạo
+ Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
-Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thườngđược phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau;
+ Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm cácKNS cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìmkiếm sự hỗ trợ, tự trọng tự tin, …
+ Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm cácKNS cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng,
từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác, …
Trang 35+Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm cácKNS cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sángtạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,…
Ngày mai trẻ có bay cao, bay xa hay không là phụ thuộc vào những gìtrẻ học được vào ngày hôm nay Cùng chung tay với chúng tôi trong chươngtrình đào tạo kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học để tạo ra một môi trườngtrải nghiệm giúp trẻ hoàn thiện khả năng tự chủ của bản thân, phát triển nhâncách và thích nghi với một cuộc sống luôn thay đổi để trở thành những côngdân ưu tú nhà lãnh đạo trong tương lai
1.3.2 Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
*Ở Tiểu học có thể giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hìnhthức:
- Thông qua hoạt động trải nghiệm
- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Thông qua các môn học
- Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất
- Gắn với các hoạt động giáo dục thẩm mĩ
- Gắn với các hoạt động xã hội, cộng đồng
* Các hình thức giáo dục KNS tích hợp trong môn Tiếng Việt cho họcsinh Tiểu học :
- Thông qua hoạt động nhóm
- Thông qua hoạt động sắm vai, kể chuyện
- Thông qua viết văn
- Thông qua trả lời câu hỏi đọc hiểu
1.3.3 Nội dung giáo dục KNS tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dụcKNS ở Việt Nam những năm qua, nôi dung GDKNS tích hợp trong môn
Trang 36Tiếng Việt trong các trường Tiểu học có thể bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết sau:
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Thảo luận cặp đôi- chia sẻ
1.3.5.Đặc điểm của giáo dục tích hợp
Giáo dục tích hợp là lồng ghép những nội dung liên quan với nhau củamột số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành đểtạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dunggiáo dục
Tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học, xây dựngmột số môn học tích hợp mới ở các cấp học, tinh thần chung là tích hợp mạnh
Trang 37ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; yêu cầu tích hợp đượcthể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và thi, kiểm tra, đánh giágiáo dục.
Định hướng tích hợp được thể hiện ngay trong nội bộ mỗi môn học,chẳng hạn trong chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học sẽ có sự tích hợp giữacác kỹ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp giữa kiến thức văn học và kiếnthức Tiếng Việt trong quá trình dạy học các kỹ năng này
Các môn học khác cũng tùy vào đặc điểm và tính chất môn học mà thựchiện yêu cầu tích hợp giữa các phân môn, các phần của mỗi môn học Việctích hợp trong chương trình các môn học cũng không chỉ thể hiện ở nội dungdạy học mà còn ở cả yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra)
Trong chương trình của mỗi môn, các mạch nội dung có sự kết nối ởmức có thể để: tránh trùng lặp; kiến thức và kỹ năng của phân môn này giúplàm sáng rõ hơn kiến thức và kỹ năng của phân môn kia; giúp học sinh vậndụng các kiến thức, kỹ năng của từng phân môn để giải quyết các vấn đề đòihỏi cách tiếp cận liên môn
Cuối cùng việc tích hợp trong chương trình giáo dục thể hiện ở yêu cầutất cả các môn đều phải lồng ghép một số nội dung (chủ đề xuyên môn) giáodục mang tính cấp thiết, có ý nghĩa dân tộc và toàn cầu như giáo dục bìnhđẳng giới, giáo dục tài chính- kinh doanh, chủ quyền biển đảo, môi trường vàphát triển bền vững…
1.3.6 Các kỹ năng sống có thể được giáo dục trong môn Tiếng Việt
*Môn Tiếng Việt là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khảnăng giáo dục kĩ năng sống khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợpgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở những mức độ nhất định Số lượng phânmôn nhiều, thời gian dành cho môn học chiếm tỉ lệ cao, các bài học trong cácphân môn đều có khả năng giáo dục KNS cho học sinh
Trang 38*Mục tiêu và nội dung giáo dục kỹ năng sống qua môn Tiếng Việt:
- Giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cầnthiết, phù hợp lứa tuổi; nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống,biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân; biết ứng xử phù hợp trong cácmối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dunghọc tập của môn học
* Các yêu cầu cần thiết phải đưa giáo dục kỹ năng sống vào môn TiếngViệt:
- Xuất phát từ thực tế cuộc sống: sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sựhội nhập, giao lưu, những yêu cầu và thách thức mới của cuộc sống hiện đại
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học: Giáo dục con người toàndiện
- Xuất phát từ đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
- Xuất phát từ thực tế dạy học Tiếng việt: cung cấp kĩ thuật và kĩ năng
sử dụng Tiếng việt thông qua thực hành (hành dụng)
* Các loại kỹ năng sống :
- Những kỹ năng sống chủ yếu đó là: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tựnhận thức; kỹ năng suy nghĩ sáng tạo; kỹ năng ra quyết định; kĩ năng làm chủbản thân, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sắm vai nhân vật
- Kỹ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt : Kỹ nănggiao tiếp
- Kỹ năng nhận thức (gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức,
ra quyết định, ) là những kỹ năng mà môn Tiếng Việt cũng có ưu thế vì đốitượng của môn học này là công cụ của tư duy
Trang 39- Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, giữacác thành viên trong xã hội Gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã(phát thông tin) qua : nghe, nói và đọc, viết.
- Các kỹ năng sống này của học sinh được hình thành, phát triển dần, từnhững kỹ năng đơn lẻ đến những kĩ năng tổng hợp
1.4 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học tích hợp trong môn Tiếng Việt
1.4.1 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống tích hợp trong môn Tiếng Việt cho học sinh trường Tiểu học
1.4.1.1 Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học
* Tương tác
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và pháttriển ở HS các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập vàgiao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyệncác thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và conngười Do vậy, chương trình và nội dung dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu họcchứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và có khả năng tích hợpGDKNS rất cao
Nếu chỉ nghe giảng và tự đọc thì KNS sẽ không thể được hình thành
Do đó cần tổ chức cho học sinh các hoạt động để các em có điều kiệntương tác: học sinh với giáo viên; học sinh với học sinh Việc tổ chức cáchoạt động tương tác trong quá trình học tập sẽ tạo điều kiện tốt để giáo dục
kỹ năng sống đạt hiệu quả
Tích hợp giữa kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về tự nhiên,
xã hội và con người theo nguyên tắc đồng quy Hướng tích hợp này được thựchiện thông qua hệ thống chủ điểm học tập Qua các chủ điểm học tập, SGK có
Trang 40điều kiện giúp HS mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ một cách tựnhiên và có hiệu quả.
- Tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới với những kiến thức
và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm: kiến thức và kỹ năngcủa lớp trên bao hàm kiến thức kỹ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâuhơn
Khả năng GDKNS của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dungmôn học mà còn được thể hiện qua PPDH của giáo viên Để hình thành cáckiến thức và rèn luyện kỹ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra vớihọc sinh Tiểu học, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạyphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: Thực hành giaotiếp; trò chơi học tập; Tổ chức hoạt động nhóm,…
- Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kỹnăng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rènluyện, thực hành nhiều KSN cần thiết
* Trải nghiệm
Việc giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng muốn đạt hiệu quảthì người học cần được đặt vào các tình huống thực tế để có cơ hội trảinghiệm và thực hành Người học chỉ có kỹ năng khi các em được tự làmnhững điều đã học, chứ không phải là nói về kiến thức đó Qua các tìnhhuống đa dạng kinh nghiệm sẽ được hình thành giúp các em dễ dàng vậndụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với thực tế cuộc sống
KNS đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kỹ năng giao tiếp,sau đó là kỹ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhậnthức, ra quyết định,…
- Trong SGK Tiếng Việt Tiểu học, có nhiều bài học mà tên gọi của nó
đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kỹ năng giao tiếp xã hội, như: Viết tự thuật;