Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 140 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
140
Dung lượng
1,02 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ THỊ NGUYỆT DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ THỊ NGUYỆT DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Huy Quang HÀ NỘI, 2012 LỜI CẢM ƠN Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II; các Thầy, cô giáo khoa Sau đại học; các Thầy, cô giáo đã giảng dạy và tập thể lớp Cao học K14 Giáo dục học đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để học viên có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, học viên xin được gửi lời biết ơn chân thành nhất tới Giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Đỗ Huy Quang. Trong suốt thời gian học tập tại trường, thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo tận tình để học viên hoàn thành Luận văn Cao học này. Xin chân thành cảm ơn ! HỌC VIÊN Đỗ Thị Nguyệt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu những cam kết trên là không đúng sự thật, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2012 Tác giả luận văn Đỗ Thị Nguyệt MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Giả thuyết khoa học 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG CÁC PHÂN MÔN CỦA TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 6 1.1 Cơ sở lí luận 6 1.1.1 Cơ sở văn học 6 1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ 18 1.1.3 Cơ sở tâm lí 25 1.2 Cơ sở thực tiễn 29 1.2.1 Nội dung văn trong chương trình và SGK ở tiểu học 29 1.2.2 Thực tiến hoạt động dạy văn tích hợp trong các phân môn TV ở lớp 4, lớp 5 33 CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 42 2.1 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5 42 2.1.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5 42 2.1.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5. 48 2.1.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5 55 2.2 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Kể chuyện ở lớp 4, 69 2.2.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Kể chuyện ở lớp 4, lớp 5 70 2.2.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Kể chuyện ở lớp 4, lớp 5 73 2.2.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá trình dạy học phân môn Kể chuyện ở lớp 4, lớp 5 75 2.3 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 83 2.3.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 84 2.3.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 87 2.3.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng văn cho HS trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 89 2.4 Biện pháp dạy văn trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 94 2.4.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 94 2.4.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 96 2.4.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 97 2.5 Biện pháp dạy văn trong phân môn Chính tả ở lớp 4, lớp 5 100 2.5.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Chính tả ở lớp 4, lớp 5 100 2.5.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua trong phân môn Chính tả ở lớp 4, lớp 5 101 2.5.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá trình dạy học phân môn Chính tả ở lớp 4, lớp 5 102 3.1. Mục đích thực nghiệm 104 3.2. Phương pháp thực nghiệm 104 3.3 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 104 3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 104 3.3.2 Địa bàn thực nghiệm 104 3.3.3 Thời gian thực nghiệm 105 3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm 105 3.4.1 Lựa chọn bài dạy thực nghiệm và định hướng thiết kế giáo án 105 3.4.2 Giáo án thực nghiệm 106 3.4.3. Giáo án đối chứng 116 3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 116 3.5.1 Hình thức đánh giá kết quả thực nghiệm 116 3.5.2 Kết quả thực nghiệm 117 KẾT LUẬN 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 DANH MỤC VIẾT TẮT CCGD : Cải cách Giáo dục CTVH : Cảm thụ văn học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông SGK : Sách giáo khoa TV : Tiếng Việt GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Bậc tiểu học có dạy văn Dạy học tích hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là một mục tiêu quan trọng mà Bộ giáo dục đặt ra đối với các cấp học phổ thông. Trong chương trình bậc THCS, THPT, ba phân môn: Văn, TV, Tập làm văn đã được tích hợp thành một môn Ngữ Văn. Ở bậc tiểu học, một câu hỏi lớn đặt ra là: có dạy văn cho HS không? Trong “Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2”, (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên), có nêu ra câu hỏi “Sách Tiếng Việt có dạy văn học không?”, rồi trả lời: “Chương trình môn TV còn có nhiệm vụ trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kỹ năng khác, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho các em. Riêng kiến thức văn học, thông qua hệ thống bài tập đọc và các văn bản khác, SGK giới thiệu cho học sinh các tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học có nội dung và hình thức nghệ thuật phù hợp với trình độ nhận thức của các em” [23] - tr 13,14. Như vậy là bậc tiểu học có dạy văn, nhưng dạy những gì, dạy thế nào? Mục tiêu dạy TV tiểu học chỉ ghi ngắn gọn: “Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và của nước ngoài”. Cần làm rõ nội dung dạy văn ở tiểu học. 1.2 Bậc tiểu học cần phải dạy văn và dạy văn tích hợp Lớp 4 và 5 là hai lớp cuối cấp. Các em sẽ học lên bậc học trên, sẽ học đọc hiểu văn bản, thuộc môn Ngữ Văn, Ở Phòng giáo dục, hàng năm đều tổ chức các kỳ thi chọn HS giỏi, trong đó có nội dung thử thách năng khiếu văn. HS muốn dự thi phải được rèn cách cảm thụ văn và viết văn. Chúng tôi dạy lớp 4 và 5 phải tìm đủ loại sách: TV nâng cao, bồi dưỡng cảm thụ văn, bài thi 2 HS giỏi để bồi dưỡng năng lực văn cho các em. HS giỏi văn thường có ý thức đọc thêm nhiều sách, thuộc nhiều thơ, sưu tầm nhiều lời nói hay, ý nghĩa. Từ đó, các em ham thích và học tốt các phân môn TV. Nhưng thời gian để bồi dưỡng HS giỏi thường cấp tập trong một thời gian ngắn, để đối phó nên thày trò đều mệt mỏi, hiệu quả không cao. Chúng tôi nghĩ, nếu xác định được nội dung văn cần chuẩn bị cho HS, rồi bồi dưỡng cho các em trong suốt năm học, thông qua các bài học thuộc các phân môn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa, thì khả năng văn học của các em và chất lượng dạy TV nhất định được cải thiện. 1.3 Hiểu biết về văn và cách dạy văn là nhu cầu của mỗi người GV tiểu học Là GV tiểu học đang trực tiếp đứng lớp, dạy cho khối 4 và 5 chúng tôi ý thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phải dạy văn, bồi dưỡng năng lực văn cho HS. Các bài tập đọc, câu chuyện kể, đoạn văn đoạn thơ để dạy Tập làm văn, Luyện từ và câu, đều là những văn bản nghệ thuật. Phải làm cho HS cảm nhận được cái hay cái đẹp, ý nghĩa sâu xa và ham thích đọc những văn bản đó thì giờ học mới sinh động, hấp dẫn. Từ đó, mọi mục tiêu rèn kỹ năng tiếng Việt, hình thành tình yêu tiếng Việt, hình thành nhân cách cho HS mới đạt được theo chiều sâu một cách tự nhiên. Nhưng dạy văn ở tiểu học rất khó khăn. Văn vốn trừu tượng, tiếp nhận văn cần đến những khái niệm về văn mà HS tiểu học đều chưa có. Vậy có thể dạy những gì về văn cho HS lớp 4, lớp 5, và dạy bằng cách nào. Chúng tôi muốn tự mình khám phá, hiểu biết, bổ sung cho hành trang kinh nghiệm nghề nghiệp để đảm bảo dạy tốt, hiệu quả cao môn TV ở tiểu học. Đó là nguồn động lực tinh thần để tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn: “Dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt ở lớp 4, lớp 5” [...]... để dạy văn tích hợp ở lớp 4, lớp 5 phù hợp với HS tiểu học và đạt kết quả cao 4.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. 1 Đối tượng nghiên cứu Chương trình, SGK và hoạt động dạy học tích hợp văn trong các phân môn TV 5. 2 Phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu về việc dạy văn tích hợp trong một số phân môn TV ở khối lớp 4, lớp 5 5 - Phạm vi thực nghiệm: HS lớp 4, lớp 5. .. các biện pháp dạy văn tích hợp để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các phân môn TV lớp 4, lớp 5 3.2 Nhận thức đầy đủ và thực hiện triệt để quan điểm dạy học tích hợp Ngữ Văn của Bộ giáo dục và đào tạo 4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của các vấn đề về văn, văn trong các phân môn TV, quan điểm tích hợp và dạy văn tích hợp trong các phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học 4.2... DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG CÁC PHÂN MÔN CỦA TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Cơ sở văn học 1.1.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động dạy văn trong trường tiểu học Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin... được nói đến, đó là tích hợp văn trong TV Trong cuốn Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học, GS Lê Phương Nga nhấn mạnh: “Chương trình tiểu học không có môn văn nhưng vẫn hướng đến hình thành năng lực văn Mục đích này được thực hiện tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) ” Từ đó, tiêu chí xác định những HS có năng khiếu tiếng Việt, GS cho rằng, đó là “các em có lòng say mê văn học, có hứng thú... ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4 lớp 5 (1996) NXB GD; Trần Mạnh Hưởng “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học” (2010) NXB GD; Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn “Tìm vẻ đẹp bài văn ở Tiểu học” (2004) NXB GD.Tạ Đức Hiển, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh “Cảm thụ văn tiểu học 4” (20 05) NXB GD - Nghiên cứu hoạt động rèn kĩ năng văn cho HS trong một phân môn Tiếng Việt Nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề dạy. .. đề dạy văn ở tiểu học thông qua hoạt động đọc hiểu trong giờ Tập đọc như: Nguyễn Thị Hạnh “Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 lớp 5 (1999) Dạy đọc hiểu ở Tiểu học” (2002) NXB ĐHQG Hoàng Hòa Bình Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong sách Tiếng Việt 2” (2003) Tạp chí GD số 73 Lê Hữu Tỉnh- chủ biên (2012) Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc, lớp 2,3 ,4 ,5 NXB Giáo dục Việt. .. tổng thể, thông qua một số giờ dạy 7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của vấn đề về văn ở tiểu học, mối quan hệ văn và tiếng Việt để từ đó đề xuất các biện pháp dạy văn tích hợp trong các phân môn TV thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn TV, bồi dưỡng được tâm hồn tình cảm cho HS, giúp HS thêm yêu quý, tự hào về sự trong sáng và giàu đẹp của TV... trọng người khác (thể hiện qua chữ viết) * Thành phần văn trong phân mônTập đọc: Tập đọc là phân môn quan trọng nhất trong hoạt động dạy tích hợp kiến thức văn cho HS Những văn bản mà SGK lựa chọn sử dụng trong chương trình rất phong phú nhưng hầu hết là các văn bản nghệ thuật, gồm nhiều thể loại (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, thơ, ca dao tục... phân môn Tập đọc Lê Hữu Tỉnh cùng một nhóm tác giả đã dựa vào từng bài tập đọc ở lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, viết cuốn “Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc” để giúp các thày cô giáo tiểu học khai thác cái hay cái đẹp, chất văn trong các văn bản đọc - Bồi dưỡng năng lực văn cho HS tiểu học không phải chỉ có CTVH mà còn phải thông qua tất cả các phân môn TV để dạy cho các em biết lĩnh hội văn. .. hiện tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc a Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy Đây chính là giải pháp để thực hiện mục tiêu “cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt . phân môn TV ở lớp 4, lớp 5 33 CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 42 2.1 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5. phân môn Kể chuyện ở lớp 4, lớp 5 75 2.3 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 83 2.3.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Tập làm văn ở. văn ở lớp 4, lớp 5 89 2.4 Biện pháp dạy văn trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 94 2.4.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5