Thực tiến hoạt động dạy văn tích hợp trong các phân môn T Vở lớp

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 4, lớp 5 (Trang 41)

7. Giả thuyết khoa học

1.2.2Thực tiến hoạt động dạy văn tích hợp trong các phân môn T Vở lớp

ở lớp 4, lớp 5

Dựa vào kết quả xác định thành phần văn trong các phân môn TV, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi kiểm tra xem HS lớp 4, lớp 5 của trường Hoàng Hoa Thám đã tiếp nhận được thành phần văn như thế nào khi học TV. Dựa vào đặc trưng của các phân môn, chúng tôi điều tra bằng các cách sau: qua phiếu kiểm tra với các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn; qua chấm bài với phân môn Chính tả.

1.2.2.1 Nội dung điều tra

* Nội dung phiếu kiểm tra

Phiếu điều tra phân môn Tập đọc

Phiếu 1 – Lớp 4

Câu 1: Trong bài Tre Việt Nam, em thích những hình ảnh nào về cây tre

và búp măng non? Vì sao?

(TV4 – Tập 1 – Trang 41)

Câu 2: Theo em, tác giả viết bài thơ Gà Trống và Cáo nhằm mục đích gì?

(TV4 – Tập 1 – Trang 50) Phiếu 2 – Lớp 5

Câu 1: Em hiểu gì về truyền thống văn hóa Việt Nam qua bài Nghìn

năm văn hiến.

(TV5 – Tập 1 – Trang 15)

Câu 2: Chi tiết nào trong đoạn kịch Lòng dân làm em thích thú nhất? Vì sao?

(TV5 – Tập 1 – Trang 24)

Phiếu điều tra phân môn Kể chuyện

Phiếu 1 – Lớp 4

Câu 1: Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu

chuyện Sự tích hồ Ba Bể còn nói với ta điều gì?

Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính.

(TV4 – Tập 1 – Trang 40) Phiếu 2 – Lớp 5

Câu 1: Em hãy kể tên những truyện kể mà em đã nghe, đã dọc về tình cảm thân thiết gắn bó giữa con người với thiên nhiên.

(TV5 – Tập 1 – Trang 79)

Câu 2: Theo em câu chuyện Người đi săn và con nai nên kết thúc như

thế nào? Viết lại kết thúc đó.

(TV5 – Tập 1 – Trang 107)

Phiếu điều tra phân môn Luyện từ và câu

Phiếu 1 – Lớp 4

Câu 1: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu đố sau: Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn Để nguyên, mình lại thon thon Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(TV4 – Tập 1 – Trang 12) Câu 2: Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau;

a. Ngay b. Thẳng c. Thật (TV4 – Tập 1 – Trang ...) Phiếu 2 – Lớp 5 Câu 1: Tìm các từ đồng nghĩa:

a. Chỉ màu xanh. c. Chỉ màu trắng

b. Chỉ màu đỏ d. Chỉ màu đen

Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu trong đó có dùng một số từ chỉ màu đỏ đồng nghĩa với nhau.

(TV5 – Tập 1 – Trang 22)

Phiếu điều tra phân môn Tập làm văn

Phiếu 1 – Lớp 4

Câu 1: Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp: Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

(TV4 – Tập 1 – Trang 32)

Câu 2: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.

(TV4 – Tập 1 – Trang 45) Phiếu 2 – Lớp 5

Câu 1: Đọc bài văn Buổi sớm trên cánh đồng và nêu nhận xét:

a. Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? b. Tác giả quan sát sự vật qua những giác quan nào? c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?

(TV5 – Tập 1 – Trang 14)

Câu 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

(TV5 – Tập 1 – Trang 62) * Thu vở chính tả của HS khối 4 và khối 5 trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Khối 4: 281 quyển

1.2.2.2 Kết quả điều tra qua phiếu

Bảng 1- phân môn Tập đọc Điểm

Lớp

Dưới trung bình Trung bình Khá- giỏi Tổng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

4 132 47 92 32,7 57 20,3 281

5 128 52,4 85 34,8 31 12,8 244

Bảng 2- phân môn Kể chuyện Điểm

Lớp

Dưới trung bình Trung bình Khá- giỏi Tổng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

4 138 49,1 102 36,3 41 14,6 281

5 121 49,6 92 37,7 31 12,7 244 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3 - phân môn Luyện từ và câu Điểm

Lớp

Dưới trung bình Trung bình Khá- giỏi Tổng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

4 129 46 108 38,4 44 15,6 281

5 121 49,6 84 34,4 39 16 244

Bảng 4 - phân môn Tập làm văn Điểm

Lớp

Dưới trung bình Trung bình Khá- giỏi Tổng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

4 136 48,4 105 37,4 40 14,2 281

Bảng 5 - phân môn Chính tả Điểm

Lớp

Dưới trung bình Trung bình Khá- giỏi Tổng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

4 35 9,4 72 28,7 174 61,9 281

5 25 10,3 54 22,1 165 67,6 244

1.2.2.3 Nhận xét chung Phân môn Tập đọc:

Ở phiếu số 1, với câu hỏi: Trong bài Tre Việt Nam, em thích những

hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? thì rất nhiều HS chọn nhiều dòng thơ về cây tre, về búp măng. HS chưa nhận biết được khái niệm hình ảnh. Các em chưa biết chắt lọc để chỉ chọn những hình ảnh đúng và đẹp. Và khi yêu cầu giải thích vì sao thì HS giải thích còn sơ sài, có em thì lại giải thích bằng cách chép lại các dòng thơ, thậm chí có những HS giải thích vì sao còn chưa đúng với nội dung hình ảnh mà HS chọn. HS chưa biết khái quát nội

dung cần giải thích. Chỉ có một số ít HS lựa chọn và giải thích đúng như “Nòi

tre đâu chịu mọc cong / Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.” – Ngay từ khi non nớt măng đã có dáng khỏe khoắn như con người có tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong.

Khi được hỏi: Theo em, tác giả viết bài thơ Gà Trống và Cáo nhằm

mục đích gì? Các em giải thích còn tản mạn, chưa đi vào nội dung chính, còn

nói chung chung, nhiều mục đích đưa ra còn chưa đúng: Kể chuyện về hai con

vật gà và cáo; kể chuyện cáo bị gà lừa ngược lại; để khuyên mọi người hãy cẩn thận khi gặp kẻ xấu,.... Có một số ít HS trả lời được là: Tác giả viết bài thơ nhằm mục đích khuyên mọi người hãy cảnh giác, đừng vội tin những lời ngọt ngào của kẻ xấu.

Còn đối với HS lớp 5, khi được hỏi: Em hiểu gì về truyền thống văn

hóa Việt Nam qua bài Nghìn năm văn hiến chúng tôi mới nhận ra rằng vốn

đúng vào nội dung. Nhiều em chỉ nhắc lại những câu văn, những con số có trong bài một cách vô thức mà không khái quát lên được thành truyền thống coi trọng đạo học, Việt Nam có nền văn hiến lâu đời, Tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc,...

Đối với câu 2 của phiếu số 2 thì có những HS nhầm lẫn giữa chi tiết với việc nêu lại nhiều câu văn dài. Còn khi lí giải cho sự lựa chọn của mình, các em giải thích còn chưa đi vào nội dung, ý nghĩa của các chi tiết hoặc thậm chí là chẳng thể lí giải được là vì sao mình lại thích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân môn Luyện từ và câu

Trong câu 1 của phiếu 1 nhiều HS chưa phát hiện đúng những tiếng bắt vần với nhau, mặc dù cấu tạo của tiếng HS nắm rất chắc, HS biết rõ phần vần trong một tiếng. HS chưa phát hiện ra được các tiếng bắt vần là do sự thiếu hụt về kiến thức văn. Trong quá trình học những bài văn, bài thơ GV chưa quan tâm định hướng cho HS biết và tìm hiểu về đặc điểm các thể loại thơ. Chính vì thế trong một tiết Luyện từ và câu, khi vừa được giới thiệu về những tiếng bắt vần trong các bài thơ, HS không hào hứng thực hành nhận diện vần trong bài thơ.

Ở câu 2, HS tìm từ chưa được nhiều, cả lớp cùng tìm nhưng những từ đó đa phần là trùng nhau do vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn ít (các em không thể tìm được những từ như thẳng tính, thẳng băng,...), có những em tìm từ lại không có nghĩa.

Phân môn Kể chuyện

Khi yêu cầu HS lớp 5 kể tên những truyện mà em đã nghe, đã đọc về tình cảm thân thiết gắn bó giữa con người với thiên nhiên thì HS vô cùng lúng túng. Vì đây là một phần kiến thức còn thiếu trong vốn hiểu biết của nhiều em. Có em biết một vài câu chuyện thì cũng nêu tên chưa chính xác những chuyện đó.

Còn khi viết kết thúc cho câu chuyện Người đi săn và con nai một số

HS chưa tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Một số ít chọn kết thúc là người đi săn bắn chú nai và bị trừng phạt về việc làm của mình. Còn đa phần các em chọn kết thúc là người đi săn không bắn chú nai nữa. Nhìn chung, khả năng tưởng tượng của các em chưa phong phú, chưa có sự liền mạch. Có những em còn đưa ra kết thúc chẳng ăn nhập gì với nội dung câu chuyện đã kể lúc trước.

Phân môn Tập làm văn

Với câu hỏi đầu của phiếu 1, HS chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp mới chỉ đúng phần nào về hình thức còn về nội dung còn nhiều lủng củng. Lời nói của nhà vua mà HS chuyển sang lời gián tiếp, chưa phù hợp với cách nói của một vị vua, hay là cách xưng hô chưa nhất quán (khi thì bà lão, khi lại nhầm thành bà hàng nước), xưng hô với người già còn chưa thể hiện sự

kính trọng, hoặc thiếu lời xưng hô (Ai là người têm trầu này? / Trầu này ai

têm hả bà?...). Có nhiều HS viết đoạn văn chỗ thì đã chuyển thành lời dẫn

trực tiếp, chỗ vẫn là lời dẫn gián tiếp. Một số ít có bài làm tương đối đạt yêu cầu cả về hình thức và nội dung.

Trong câu hỏi thứ hai, chúng tôi nhận thấy, mặc dù HS tiểu học vốn có khả năng tưởng tượng tốt nhưng nếu chưa được rèn luyện, các em vẫn rất lúng túng. Các em bị lệ thuộc nhiều vào những câu chuyện đã học. Cốt truyện chưa có sự thống nhất, hành động, lời nói của các nhân vật cũng vậy. Các tình huống trong truyện đôi khi mâu thuẫn. Các em chưa tưởng tượng được khi sự việc này xảy ra thì tiếp theo phải là sự việc gì. Nội dung chuyện chưa hấp dẫn. Đó là chưa kể đến kỹ năng dùng từ, viết câu của các em còn nhiều sai sót. Vì thế mà số HS viết đạt yêu cầu chỉ chiếm 15,1%

Bài làm của HS với câu hỏi thứ nhất của phiếu số hai thì ở hai ý a và b nhìn chung HS làm đúng, chỉ một vài HS kể bị thiếu. Thế nhưng khi thực hiện

yêu cầu Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả, thì HS lại

nêu các chi tiết một cách tự do mà không suy nghĩ kĩ về yêu cầu. Cũng có thể

các em thấy chi tiết nào tác giả tả cũng như nhau chứ không hiểu sự quan sát

tinh tế là gì.

Câu hỏi số 2 của phiếu hai một lần nữa cho thấy sự thiếu vốn sống, vốn hiểu biết của HS. Các em hầu hết kể lại những buổi đi biển cùng gia đình. Bài văn của các em chưa sát với yêu cầu là phải “tả”. Một số em có tả nhưng xen lẫn vẫn là kể nhiều hơn. Các em chưa thực sự thấy được vẻ đẹp của biển mà mới chỉ thấy đến biển là để vui chơi, tắm biển,...Nội dung đề bài gợi ý thì nhiều nhưng bản thân các em không hiểu biết về sông, suối, hồ,... nên sự lựa chọn đối tượng để tả cũng rất hạn hẹp.

Nhìn chung, các câu hỏi mà chúng tôi dùng để điều tra, khảo sát năng lực văn của HS, đều được lấy từ trong SGK TV. Nhưng khi chấm bài của HS, chúng tôi thấy kết quả còn thấp. Điều này đòi hỏi hoạt động dạy văn tích hợp trong các phân môn TV cần được coi trọng và cần có biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực văn cho các em. Nâng cao năng lực văn sẽ đồng thời có tác động nâng cao hiệu quả dạy học các phân môn TV.

Tiểu kết chương I

Trong hệ thống các phân môn TV ở bậc tiểu học, ta không thấy có môn văn, nhưng mục tiêu dạy văn được nêu rất rõ trong mục tiêu dạy học TV của chương trình sau năm 2000.

Để có thể tìm ra được các biện pháp dạy văn tích hợp trong các phân môn TV, trước hết người GV phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy văn cho HS tiểu học. Nếu việc dạy văn thông qua các môn TV thành công, HS sẽ hiểu được, cảm thụ được cái hay, cái đẹp, những ý nghĩa ẩn chứa trong những câu chuyện, bài thơ mà các em học; GV có điều kiện bồi dưỡng dần dần cho các em tình yêu đối với văn học, đồng tời góp phần hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân HS.

Thực chất nội dung chương trình TV được thể hiện trong SGK đã chứa rất nhiều nội dung văn. Vấn đề quan trọng là GV phải ý thức được, xác định được thành phần văn có trong các phân môn TV để từ đó có biện pháp làm rõ thành phần này trong quá trình dạy TV.

Trong chương 1 chúng tôi cố gắng làm rõ những điều nêu trên, từ cơ sở văn học, cơ sở ngôn ngữ, cơ sở tâm lí để xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài. Chúng tôi cũng điều tra thực tế năng lực văn của HS tiểu học hiện nay để biết mức độ, yêu cầu cần phải bồi dưỡng năng lực văn cho HS tiểu học như thế nào. Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, chúng tôi sẽ cố gắng đề xuất các biện pháp dạy văn tích hợp trong môn TV thật cụ thể để vừa đạt được nhiệm vụ của từng phân môn, vừa hình thành và phát triển được năng lực văn cho HS trong chương 2.

CHƯƠNG II

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VĂN TÍCH HỢP

TRONG CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 Như trong chương lí thuyết chúng tôi đã nêu rõ, hoạt động dạy văn cho HS cần hướng tới nhiệm vụ giúp HS không chỉ có kĩ năng đọc hiểu văn bản mà cần viết được những bài văn có hồn. Muốn thế các em phải có vốn sống phong phú, có hiểu biết về TV và văn học. Trong chương II, luận văn sẽ trình bày các biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ vừa nêu trong hoạt động dạy từng phân môn TV với cấu trúc nhất quán sau:

1. Các biện pháp bồi dưỡng vốn sống.

2. Các biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tư duy, kĩ năng cảm thụ và tạo lập văn bản cho HS

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 4, lớp 5 (Trang 41)