7. Giả thuyết khoa học
3.2. Phương pháp thực nghiệm
- Sử dụng phương pháp điều tra , khảo sát tình hình thực tế dạy học văn trong môn TV bằng cách trao đổi, lấy ý kiến của GV đang trực tiếp đứng lớp. - Xây dựng giáo án dạy TN, thống nhất giáo án dạy TN với GV dạy; dự giờ rút kinh nghiệm cùng GV dạy sau mỗi tiết dạy.
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả TN. 3.3 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm
Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan chúng tôi chọn GV dạy TN và dạy ĐC tương đương nhau về trình độ, năng lực, kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời chúng tôi chọn hai lớp HS ở mỗi khối lớp trong một trường có trình độ học lực ngang nhau để dạy TN và ĐC.
3.3.2 Địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi chọn địa bàn TN ở hai địa phương khác nhau. Một trường ở nội thành Hà Nội (trường tiểu học Hoàng Hoa Thám) và một trường ở vùng
nông thôn ngoại thành Hà Nội. Lựa chọn hai vùng địa bàn này chúng muốn đối chiếu năng lực học của HS thành phố và nông thôn để kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn của những giải pháp mà luận văn đã đề xuất.
3.3.3 Thời gian thực nghiệm
Kì II năm học 2011 - 2012 và kì I năm học 2012 - 2013 3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm
3.4.1 Lựa chọn bài dạy thực nghiệm và định hướng thiết kế giáo án Dựa theo đặc trưng của từng phân môn, chúng tôi chọn ba tiết dạy Dựa theo đặc trưng của từng phân môn, chúng tôi chọn ba tiết dạy thực nghiệm sau:
- Tiết Tập đọc
- Tiết Luyện từ và câu - Tiết Tập làm văn
Với tiết Tập đọc, chúng tôi tập trung vào nhiệm vụ bồi dưỡng vốn sống , bồi dưỡng tâm hồn nhân cách cho các em. Đồng thời chúng tôi cũng chú ý rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng đọc thể hiện sự cảm hiểu của mình bằng ngữ điệu.
Với tiết Luyện từ và câu, chúng tôi cố gắng làm rõ hoạt động mở rộng vốn từ thực chất là hoạt động huy động vốn sống, bổ sung vốn sống cho các em. Tiết Mở rộng vốn từ thành công phải phát huy được khả năng liên tưởng, tưởng tượng, hệ thống hóa vốn từ cho các em. Đây là những năng lực rất cần thiết cho họat động cảm hiểu văn chương của các em.
Với tiết Tập làm văn, chúng tôi lại hướng vào nhiệm vụ rèn cho HS các kĩ năng tạo lập văn bản. Vì thế cần tạo môi trường quan sát và bồi dưỡng cho các em vốn sống phong phú, kiến thức về tiếng Việt để các em hoàn thành tốt việc tạo lập những văn bản có chất văn chương.
3.4.2 Giáo án thực nghiệm
GIÁO ÁN DẠY HỌC PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC – LỚP 4 Tuần 2: Truyện cổ nước mình.
A. Mục đích – Yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào, trầm lắng.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quí báu của cha ông.
3. HTL bài thơ
4. Rèn kĩ năng về văn:
- Biết về khái niệm truyện cổ. Thấy được vẻ đẹp của Truyện cổ và có tình cảm yêu mến, ham thích đọc truyện cổ,.
- HS nhận biết được thể thơ.
- HS nhận biết và thấy được giá trị và vẻ đẹp của bài thơ khi có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
B. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động dạy học chủ yếu I. Kiểm tra
bài cũ:
II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Biết về khái
- HS nêu giọng đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+ Trong bài em thích nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao?
- GV treo tranh “Truyện cổ nước mình”
- HS nêu tên những câu chuyện cổ đã được nghe hoặc được đọc.
niệm truyện cổ 2. Luyện đọc: Củng cố cho HS hiểu biết về thể loại thơ lục bát 3. Tìm hiểu bài: Học sinh nhận biết và thấy được giá trị và vẻ đẹp của bài thơ khi có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
từ bao đời nay có ý nghĩa như thế nào? Vì sao mà chúng ta ai cũng thích đọc truyện cổ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 3 HS đọc nối tiếp: + Đoạn 1: 6 câu đầu. + Đoạn 2: 8 câu tiếp. + Đoạn 3: 8 câu cuối.
- 3 HS khác đọc. + GV sửa lỗi. + GV gắn từ: + HS giải nghĩa.
- 3 HS đọc nối tiếp.
+ Nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + Chú ý ngắt nhịp thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Đoạn 1:
+ HS đọc thầm. + Câu 1 (SGK – 20)
+Em hiểu câu thơ: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa như thế nào?
+ Em hiểu từ: “nhận mặt” ở đây nghĩa là thế nào?
+ HS nêu ý 1: Tác giả yêu truyện cổ vì truyện cổ rất
nhân hậu.
- Đoạn 2:
+ HS đọc thầm . + Câu 2 (SGK – 20)
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ HS nêu ý nghĩa 2 câu chuyện Tấm Cám và Đẽo cày giữa đường.
+ Câu 3 (SGK – 20)
+ Đoạn 2 nói lên điều gì? ( Tác giả yêu truyện cổ vì nó
chứa đựng những phẩm chất quý báu của cha ông ta.)
độ trì độ lượng đa tình
4. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: Thấy được vẻ đẹp của Truyện cổ và có tình cảm yêu mến, ham thích đọc truyện cổ. Biết cách đọc thể thơ lục bát 5. Củng cố: - Đoạn 3: + HS đọc thầm. + Câu 4 (SGK – 20)
+ HS nêu ý 3: Những bài học quý của cha ông ta.
- Đại ý:
+ Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
- HS nêu giọng đọc:
- GV ghi bảng.
- 3 HS đọc nối tiếp (2 lượt).
- HS đọc thuộc lòng.
- Thi đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
? Em thích câu thơ nào nhất? Vì sao?
- GV hỏi:
+ Qua những câu chuyện cổ ông cha ta khuyên con cháu điều gì?
- HS chuẩn bị bài sau: Thư thăm bạn. - GV nhận xét tiết học
BÀI SOẠN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Tuần 8: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
A. Mục đích – Yêu cầu:
1. Mở rộng và hệ thống vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên. 2. Hiểu nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội.
Tìm được những từ ngữ miêu tả không gian, sóng nước và sử dụng những từ ngữ đó để đặt câu.
3. Rèn về kĩ năng văn:
- HS huy động vốn sống để gọi tên được các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- Gợi được sự liên tưởng, tưởng tượng của HS về không gian thiên nhiên. B. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động dạy học chủ yếu I. Kiểm tra bài
cũ:
II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho VD
- Lớp nhận xét.
- GV giới thiệu: Trong tiết luyện từ và câu hôm nay chúng ta sẽ mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về thiên nhiên, tìm những từ miêu tả thiên nhiên, sông nước.
- GV ghi tên bài.
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài
- 1HS lên bảng làm bài
- HS huy động vốn sống để gọi tên được các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- Thông qua việc giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ, HS sẽ được cung cấp thêm nhiều hiểu biết, thêm vốn kinh nghiệm sống.
- Gợi được sự liên tưởng, tưởng tượng của HS về không gian thiên nhiên
- GV chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 2 làm bài
- GVHD HS:
+ Đọc kĩ từng câu thành ngữ, tục ngữ + Tìm hiểu nghĩa của từng câu.
+ Gạch chân dưới các từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- HS chữa bài
- HS cùng nhận xét, bổ sung các ý kiến
- GV chốt: thác, ghềnh, gió, đất,… đều là các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ. (Nếu HS giải thích chưa rõ, cho các HS khác bổ sung ý kiến, nếu vẫn chưa rõ thì GV có thể giải thích lại)
- Tổ chức cho HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài 3: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.
a. Tả chiều rộng b. Tả chiều dài c. Tả chiều cao d. Tả chiều sâu
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài: Nhóm ghi từ vào phiếu. Đặt câu miệng với những từ mà nhóm tìm được
- HS huy động vốn sống để gọi tên được các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Củng cố:
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV ghi nhanh kết quả bài làm của HS lên bảng
- HS đọc lại các từ tìm được
- Gọi HS đặt câu, chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. Khen những HS đặt câu hay.
Bài 4: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được.
a. Tả tiếng sóng b. Tả làn sóng nhẹ c. Tả đợt sóng mạnh - HS đọc yêu cầu
- Cách tiến hành tương tự như bài 3
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ miêu tả không gian, sông nước, học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
BÀI SOẠN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 Tuần 3: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật A. Mục đích – Yêu cầu:
1. Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách của nhân vật, nói lên ý nghĩa của câu chuyện.
2. Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
3. Rèn về kĩ năng văn:
- HS được rèn luyện các kĩ năng tư duy.
- HS được củng cố thêm về những khái niệm: Kể chuyện bằng lời kể trực tiếp, Kể chuyện bằng lời kể gián tiếp, nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.
B. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động dạy học chủ yếu I. Kiểm tra
bài cũ:
II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
- 2 HS trả lời:
+ Khi tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
+ Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật?
- HS tả ngoại hình của ông lão ăn xin trong truyện Người ăn xin.
- Lớp nhận xét.
- GV giới thiệu: Để làm một bài văn kể chuyện sinh động, ngoài việc nêu ngoại hình, hành động của nhân vật, việc kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật cũng có tác dụng khắc hoạ rõ nét nhân vật ấy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong văn kể chuyện.
2. Phần nhận xét: HS được củng cố thêm về những khái niệm: Kể chuyện trực tếp, kể chuyện gián tiếp, nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.
Bài 1: Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé
trong truyện Người ăn xin
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc truyện Người ăn xin.
- HS nêu lời nói, ý nghĩ của cậu bé.
- GV gắn bảng, chốt đáp án
- Những câu ghi lại lời của cậu bé: Ông đừng giận
cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
- Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé:
+ Chao ôi! Cảnh nghèo đói đó gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.
+ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Bài 2: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão.
+ Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé?
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?
a) - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
3. Luyện tập:
HS được rèn luyện các kĩ năng tư duy
rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc 2 phần.
- GV gắn bảng.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV chốt ý đúng. Ghi ý.
+ Cách a: Tác giả dẫn trực tiếp – Tức là dùng nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (ông – cháu)
+ Cách b: Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão tức là bằng lời kể của mình. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.
Ghi nhớ:
- GV rút ra kết luận và ghi bảng.
+ Cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì? + Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
- 2 HS đọc ghi nhớ (SGK – 32) Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS đọc đoạn văn.
- GV gắn đoạn văn lên bảng.
- GV yêu cầu: Gạch phấn đỏ dưới lời dẫn gián tiếp. Gạch phấn vàng dưới lời dẫn trực tiếp.
- 1 HS lên bảng làm. – Lớp nhận xét.
- Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
+ Lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép.
HS được củng cố thêm về những khái niệm: Kể chuyện trực tếp, kể chuyện gián tiếp, nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện. 4. Củng cố: hai chấm. - GV chốt ý đúng.
+ Qua những lời nói này emcó nhận xét gì về tính cách của các cậu bé?
+ Vậy kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật có tác dụng như thế nào?
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- HS đọc đoạn văn.
+ Trong đoạn văn này những câu nào là lời dẫn gián tiếp?
+ Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp ta cần lưu ý điều gì?
-> Cần chú ý: phải thay đổi từ xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu chấm, kết hợp với dấu gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép.
- HS làm vào vở.
- 4 HS trình bày.
- Lớp nhận xét.