7. Giả thuyết khoa học
3.5.1 Hình thức đánh giá kết quả thực nghiệm
Để có kết quả TN, chúng tôi đó ghi biên bản dự giờ, biên bản thảo luận, góp ý giờ dạy và đánh giá năng lực tiếp nhận của HS các lớp TN và ĐC qua phiếu kiểm tra.
* Nội dung phiếu điều tra phân môn Tập đọc
Phiếu số 1
Câu 1: Học xong bài Truyện cổ nước mình, em thích câu thơ nào nhất,
vì sao?
Câu 2: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào đã nghe đã đọc? (TV4 – tập 1 – trang 19)
* Nội dung phiếu điều tra phân môn Luyện từ và câu
Phiếu số 2
Câu 1: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian theo chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu.
Câu 2: Hãy tập hợp các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. (TV5 – Tập 1 – Trang 78)
* Nội dung phiếu điều tra phân môn Tập làm văn
Phiếu số 3
Câu 1: Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?
a) - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đó cho lão rồi.- ông lão nói bằng giọng khản đặc.
b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
(TV4 – tập 1 – trang 32) 3.5.2 Kết quả thực nghiệm
3.5.2.1 Kết quả đánh giá năng lực văn của HS lớp 4, lớp 5 qua phiếu kiểm tra
PHIẾU SỐ 1
Trường Nhóm Tổng số HS
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % HHT TN 52 27 52 23 44,2 2 3,8 0 0 ĐC 54 14 26 29 53,7 9 16,6 2 3,7 Uy Nỗ TN 46 27 58,7 18 39,1 1 2,2 0 0 ĐC 44 11 25 22 50 8 18,2 3 6,8 PHIẾU SỐ 2 Trường Nhóm Tổng số HS Kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % HHT TN 55 25 45,4 29 52,7 1 1,9 0 0 ĐC 53 14 26,4 31 58,5 7 13,2 1 1,9 Uy Nỗ TN 40 24 60 16 40 0 0 0 0 ĐC 42 12 28,6 21 50 6 14,3 3 7,1
PHIẾU SỐ 3
Trường Nhóm Tổng số HS
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % HHT TN 52 15 28,8 33 63,5 4 7,7 0 0 ĐC 53 7 13,2 25 47,1 18 33,9 3 5,8 Uy Nỗ TN 43 21 39,6 19 41,2 3 19,2 0 0 ĐC 45 6 13,3 24 53,3 11 24,4 4 9 3.5.2.2 Một số nhận xét rút ra từ kết quả thực nghiệm Môn Tập đọc
Sau khi dạy HS theo hướng dạy tích hợp văntrong phân môn thì quả thực hiệu quả thu được là rất tốt. HS ở lớp TN đã không chỉ chọn được những câu thơ mình thích mà còn lí giải rất rõ ý và cũng có những sự liên tưởng sâu sắc hơn. Có HS chọn câu thơ:
Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
HS đã đưa ra lí do mà mình thích câu thơ này thật thú vị: Em thích câu
thơ này vì mặc dù thế hệ ông cha và thế hệ chúng ta ngày nay đã cách nhau lâu, rất lâu rồi nhưng thông qua nhưng câu chuyện cổ ông cha vẫn gửi những lời nhắn nhủ, dạy dỗ, giúp con cháu của mình nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, những kinh nghiệm quý báu, cách ứng xử trong cuộc sống,... thông qua những câu chuyện cổ.
Còn HS lớp ĐC thì với câu hỏi: Đọc xong bài “Truyện cổ nước mình” em thích câu thơ nào? Vì sao? Thì hầu hết tất cả các HS đều chọn được câu thơ mà mình thích. Thế nhưng khi giải thích thì phần lớn các em giải thích chưa đạt yêu cầu. Các em giải thích một cách hời hợt, chưa sát với nội dung của các câu thơ, thậm chí có những điều các em hiểu chưa đúng. Như câu thơ “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa / Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.” Có khá nhiều HS chọn nhưng các em lại giả thích rằng qua mưa nắng, con sông rặng dừa vẫn đứng đó, vẫn giữ được nét đẹp. Có em lại hiểu như đây là một câu thơ tả cảnh về nắng vàng, những cơn mưa trắng trời, rồi vẻ đẹp của những hàng dừa, những con sông,... Đó chính là do một phần là các em thiếu vốn sống, thiếu sự liên tưởng nên chưa thấy được cái hay hàm ẩn trong mỗi câu thơ: Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu.
HS lớp TN đã trả lời khá tốt câu hai, các em kể được tên nhiều truyện cổ. HS còn đưa tên chuyện vào đúng những câu thư tương ứng. Truyện Thạch Sanh ca ngợi Thạch Sanh hiền lành, chăm chỉ, biết giúp đỡ người khác sẽ được hưởng hạnh phúc còn Lý Thông gian tham, độc ác bị trừng trị thích đáng.
Ở câu hỏi 2 này các em lớp ĐC trả lời có khá hơn, tuy nhiên những truyện mà các em kể vẫn còn hạn chế. Quanh đi quẩn lại là những truyện chưa đúng với nội dung bài thơ muốn nhắc đến. Đó cũng là một trong những lí do mà HS chưa hiểu hết được ý nghĩa những câu thơ rất hay của bài.
Môn Luyện từ và câu
Khi tìm các từ miêu tả không gian, HS lớp TN biết liên tưởng, tưởng tượng ra nhiều không gian khác nhau theo chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu. Những từ các em tìm được có độ chính xác cao và rất hay: xa tít tắp, xa tít mù khơi, dài dằng dặc, dài ngoẵng, cao chót vót, cao vời vợi, sâu hun hút,... Đọc bài làm của HS lớp TN mới thấy là GV đã hướng dẫn được
HS biết cách liên tưởng, GV đã khai thác được một đặc điểm tâm lí của HS tiểu học. Với lớp ĐC thì dường như các em bị bí từ. Các em chưa hình dung ra được không gian là gì, mặc dù có thể là trong vốn sống của mình, các em đã biết đến. Khả năng tưởng tượng, tư duy của các em chưa được khai thác.
Ở lớp TN các em đã biết huy động vốn sống của mình để gọi được tên các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. Các em kể được chính xác tên gọi nhiều sự vật, hiện tượng, không chỉ có những sự vật, hiện tượng thiên nhiên thường thấy mà cả những sự vật, hiện tượng thiên nhiên ác em ít gặp. Còn cũng với câu hỏi này, HS lớp ĐC gặp nhiều khó khăn khi kể tên các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. Các em chưa biết huy động vốn sống để hoàn thành bài tập. Những từ mà các em kể ra chưa đúng là từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
Môn Tập làm văn
Ở câu 1, sự khác nhau giữa hai lời kể mà HS lớp ĐC nêu ra còn nhiều ý kiến chưa chính xác. Có những HS chỉ nêu được sự khác nhau về hình thức như: Câu thứ nhất có dấu ghạch đầu dòng, dấu chấm than còn câu thứ hai thì không; Các từ trong câu bị hoán đổi vị trí cho nhau; Các từ xưng hô trong hai câu có sự thay đổi ông – cháu, tôi,... HS kể ra những chi tiết khác nhau đó nhưng không hiểu tiếp được rằng sự thay đổi đó dẫn đến sự thay đổi lớn về cách kể. Chỉ có một vài HS nhận ra được sự thay đổi về hình thức của hai câu dẫn đến một sự thay đổi hoàn toàn về cách kể. Khi học các bài Tập đọc, Kể chuyện các em đã tiếp xúc nhiều với cả hai cách kể này nhưng các em chưa được nhìn nhận nó theo hướng kể gián tiếp, trực tiếp. HS lớp TN thì ngược lại, các em làm bài và giải thích một cách rõ ràng rằng: câu a) là tác giả dẫn trực tiếp – tức là dẫn nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (ông - cháu). Còn trong câu b) tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão tức là bằng lời kể của mình. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.
Không chỉ nhận ra được sự khác biệt gữa hai kiểu lời dẫn mà HS lớp TN còn viết đoạn văn có sử dụng kết hợp hai kiểu lời dẫn này một cách trôi chảy cả về hình thức và nội dung. Sự tưởng tượng của một số HS lớp TN rất phong phú nên các em đã viết được nhiều đoạn văn rất hay, lời nói của nhận vật lôi cuốn, bật lên được cá tính nhân vật.
Khi HS bắt tay vào viết đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp, gián tiếp thì lớp ĐC còn nhiều lúng túng. Các em thường chỉ có thói quen viết lời dẫn trực tiếp nên khi phải viết theo cả hai cách thì còn gặp nhiều khó khăn. Và có một điều là nhiều em thực sự chưa nắm được là kể theo kiểu trực tiếp tức là câu chuyện do người dẫn truyện kể, phần đối thoại giữa các nhân vật được người dẫn truyện dẫn dắt như một cuộc trò truyện trực tiếp giữa hai nhân vật. Còn kể gián tiếp là một nhân vật trong câu chuyện có vai trò tự kể lại câu chuyện của chính mình. Có nhiều em chưa hình dung ra tình huống kể lại lời nói của nhân vật. Vì thế nên khi kể các lời nói, ý nghĩ của các nhân vật theo cả hai cách, các em càng cố lái nó cho vào kiểu trực tiếp hay gián tiếp thì nó càng trở nên lộn xộn. Có em viết đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp tốt nhưng sang lời dẫn gián tiếp lại không biết mình đang đóng vai trò là ai trong câu chuyện, xưng hô như thế nào, lời nói đang trực tiếp như vậy thì chuyển sang gián tiếp ra sao, cần đổi thế nào, dấu câu viết ở đâu, dùng dấu câu gì,.. Sự khiếm khuyết về kiến thức văn, sự thiếu khả năng liên tưởng, tưởng tượng dẫn đến những lỗ hổng trong hiểu biết của các em, các em không thể hoàn thành bài làm đạt yêu cầu.
KẾT LUẬN
1. Hiện nay chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học đã đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy. Hình thành và rèn luyện năng lực văn cho HS là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra. Nâng cao chất lượng dạy học môn TV bằng việc dạy văn tích hợp cho HS trong các phân môn TV là tạo nền tảng giúp HS giao tiếp văn hóa trong môi trường lứa tuổi trong xã hội. Từ đó hình thành và phát triển ở các em những nhận thức, tình cảm thái độ đúng đắn trong cuộc sống và hướng các em tới các giá trị chân, thiện mĩ.
2. Từ việc xác định thành phần văn trong các phân môn TV, chúng tôi thấy văn là cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Dạy văn tích hợp với dạy TV là hoàn toàn đúng, cần thiết. Cần phải dạy văn thông qua tiếng mẹ đẻ cho HS ngay từ bậc tiểu học. Các em cần được nuôi dưỡng tâm hồn, được học những điều hay ý đẹp và biết giao tiếp văn hóa ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Chương trình và SGK TV hiện hành đã chuẩn bị sẵn điều đó. Các biện pháp dạy văn tích hợp trong các phân môn TV chúng tôi đề xuất trong luận văn thực chất là hệ thống lại và gọi tên cho rõ hơn các biện pháp thực hiện mà SGK TV đã định hướng, gợi ý.
Từ những đề xuất, chúng tôi đã dạy thử nghiệm tại khối lớp 4, lớp 5 trường Hoàng Hoa Thám (trong nội thành Hà Nội) và trường Uy Nỗ (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Trong quá trình dạy thử nghiệm chúng tôi thấy để dạy văn tích hợp trong các phân môn TV, đòi hỏi GV phải nỗ lực rất cao. GV phải tự rèn luyện nâng cao năng lực văn của mình để giờ giảng thực sự lôi cuốn, hấp dẫn HS. Mặt khác, GV phải chú ý đến khả năng, trình độ thực tế của HS, để khơi gợi khả năng liên tưởng, tưởng tượng trong các em.
3. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi nhận thấy: HS tiểu học có khả năng tiếp thu kiến thức văn và thực hành kỹ năng văn nhưng các kiến thức và kỹ năng phải được cụ thể hóa bằng các hoạt động, các bài tập phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
Có nhiều con đường nâng cao năng lực văn cho HS tiểu học nhưng dạy văn tích hợp trong các phân môn TV là con đường đúng nhất, vừa tiết kiệm thời gian vừa mang lại hiệu quả cao.
Văn là nghệ thuật ngôn từ. Văn là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Vì vậy dạy văn không dễ, dạy cho HS nhỏ tuổi càng khó hơn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực cao ở cả hai phía GV và HS.
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi không tránh khỏi thiểu xót và hạn chế, kính mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy
học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Lê Lan Anh, Phạm Minh Diệu, Nguyễn Đình Mai, Hoàng Thị Mai.
(2009), Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh tiểu học.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Tiểu học, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học ở lớp
4, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học ở lớp
4, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Hoàng Hòa Bình (2001), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
[9]. Hoàng Hòa Bình (2003), Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong
sách Tiếng Việt 2. Tạp chí Giáo dục số 73.
[10]. Trương Dĩnh (1992), Giao tiếp ngôn ngữ và vấn đề dạy ngôn ngữ. Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục số 5.
[11]. Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy
học Tiếng Việt ở tiểu học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[12]. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy đọc hiểu ở tiểu học. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[13]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (1996), Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy
[14]. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Phát triển năng lực đọc trong dạy học Ngữ
văn .Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 7.
[15]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2011), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học
sư phạm. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
[16]. Trần Mạnh Hưởng. (2010), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học.
Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
[17]. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh (2008), Giải đáp 188 câu hỏi về giảng
dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
[18]. Đinh Trọng Lạc. (1996), Tìm vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài
tập đọc lớp 4, lớp 5. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
[19]. Lê Phương Nga. (2010), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học I
và II . Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[20]. Lê Phương Nga (2010), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[21]. Nhiều tác giả (1989), Phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ, tập 2, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
[22]. Lê Hữu Tỉnh (chủ biên) (2012) Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các
bài tập đọc lớp 4, lớp 5, NXB Giáo dục Việt Nam.
[23]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2005), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt
2 - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[24]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2005), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt
4 - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[25]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2005), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt
5 - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[26]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), Sách giáo khoa, Sách giáo
viên Tiếng Việt lớp 4 - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[27]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), Sách giáo khoa, Sách giáo
[28]. Nguyễn Trí (1998), Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.