TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
TP Hồ Chí Minh, Tháng 5/2011
Trang 257 Nguyễn Thanh Luận
58 Nguyễn Viết Mạnh
59 Trương Công Minh
60 Trương Quang Minh Nhóm trưởng
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 15
2.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 16
2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17
2.4 PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC 21
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử khoảng 3000 năm Sự phát triển những tư tưởng Triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài, đa dạng với nhiều trường phái khác nhau, phát triển và ảnh hưởng khác nhau theo từng khu vực địa lý Đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc đến nền Triết học Thế Giới là hai nền Triết học: Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại Đây là hai nền Triết học đặt nền móng cho nền văn minh Thế Giới
Nền Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của Triết học Phương Tây Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của Triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống Triết học Phương Tây sau này Chính vì vậy F Enghen đã khẳng định: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại” Bên cạnh đó, khi xem xét đến văn minh Châu Á phải kể đến văn minh Trung Quốc Có thể nói văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết Triết học lớn có ảnh hưởng lớn đến
Trang 4nền văn minh Châu Á cũng như toàn Thế Giới Xét về lịch sử phát triển và phạm
vi ảnh hưởng của Triết hoc cổ đại Trung Quốc chúng ta cũng có thể nói: “Nếukhông có Triết học Trung Quốc cổ đại thì không có Trung Quốc, Việt Nam vàmột số nước Châu Á ngày nay”
Sự ra đời và phát triển của hai nền Triết học này có ảnh hưởng hết sức to lớnđến nhân loại, là cội nguồn của nền Triết học vĩ đại ngày nay Nó đã trở thànhThế Giới quan và phương pháp luận khoa học, từ đó đưa ra những nguyên lýkhoa học giúp con người nhận thức đúng và cải tạo Thế Giới, là tiền đề cho sựphát triển văn minh nhân loại Xét trên nhiều khía cạnh chúng ta thấy hai nềnTriết học này tuy hình thành ở những hoàn cảnh, vùng địa lý khác nhau và hìnhthành những học thuyết Triết học khác nhau nhưng đồng thời cũng có nhữngđiểm tương đồng không thể phủ nhận được
Vì những lý do trên mà Nhóm 4 đã chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác
biệt giữa Triết học Hy Lạp cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại” để tìm
hiểu và cũng để có cái nhìn sâu sắc hơn về hai nền Triết học này
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp chúng ta hiểu lýgiải được nguồn gốc, quá trình và xu hướng phát triển của hai nền Triết học, hiểuđược lịch sử tư tưởng từ các học thuyết nổi tiếng của những nhà Triết học Hy lạp
và Trung Quốc thời bấy giờ cũng như sự tương quan giữa chúng
Với mục đích như trên, nội dung đề tài được cô đọng trong 2 chương:
− Chương 1: Giới thiệu khái quát về Triết học Hy Lạp cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại:
+ Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển+ Các đặc điểm cơ bản
+ Các trường phái Triết học tiêu biểu
− Chương 2: Đánh giá và so sánh giữa 2 nền Triết học Hy Lạp cổ đại
và Trung Hoa cổ đại
+ Các đặc điểm tương đồng + Các điểm khác biệt
Trang 5CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI
QUÁT VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1 TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, nhiều đồngbằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt Vùng bờ biển phía đôngnhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải, giao thương phát triển HyLạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia có nền công - thương nghiệp sớm pháttriển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng Thế kỷ VIII – VI TCN, thời
kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt, năng xuất lao độngtăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được củng cố Xu hướngchuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét
Về nguồn gốc, từ sự phát triển về kinh tế, xã hội mạnh mẽ đã phân hóa ralàm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ, hình thành chế độ chiếm hữu
nô lệ Lao động bị phân hóa, đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chântay, điều này thúc đẩy sự hình thành của tầng lớp tri thức biết xây dựng và sửdụng hiệu quả tư duy lý luận để ra đời nghiên cứu triết học và khoa học và pháttriển mạnh mẽ
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Đặc đểm 1: Phát sinh và phát triển trên cơ sở kinh tế của xã hội chiếm hữu nô lệnên nó thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nôthống trị Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vaitrò thống trị và khẳng định vị trí cấp cao Triết học Hy Lạp có sự phân chia vàđối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữuthần, gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng
Trang 6Đặc điểm 2: Xuất hiện phép biện chứng chất phác, duy vật sơ khai Các nhà triếthọc Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”, họ nghiên cứu và sửdụng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, tìm ra chân lý, bảo vệquan điểm của mình Họ đã phát triển ra nhiều yếu tố của phép biện chứng nhưngchưa trình bày chúng như một hệ thống chặt chẽ.
Đặc điểm 3: Do những nhà triết học của Hy Lạp đồng thời cũng là nhà khoa học
tự nhiên, nên họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kếtluận triết học, chứa đựng hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan Do trình
độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ,phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên
sơ lược để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới
Đặc điểm 4: Triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề con người, sự hình thành,bản chất con người Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệmkhác nhau về con người, quá trình đấu tranh giữa tri thức khoa học và tínngưỡng, giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm tôn giáo, họ cố lý giải vấn đề quan hệgiữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của họ Dù còn
có nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người làtinh hoa cao quý nhất của tạo hóa
1.1.3 Các trường phái triết học Hy Lạp tiêu biểu
1.1.3.1 - Chủ Nghĩa Duy Vật :
a) Trường phái Milê: xuất phát từ giai đoạn đầu hình thành, do 3 nhà triết họcduy vật là Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng vào thế kỷ 6, TCN, nhằmlàm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới Talét chủ trương giải thích giới tựnhiên không phải bằng niềm tin mà bằng sự kiện quan sát; ông kết luận: Nước làyếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật Theo Anaximăngđrơ, apeiron lànguồn gốc của vạn vật Còn theo Anaximen, không khí có thể biến đổi thành mọithứ và tạo ra vạn vật => duy vật giản đơn, chất phác, thô sơ; nhưng có ý nghĩa
vô thần, chống lại thế giới quan thần thoại hiện giờ
Trang 7b) Trường phái Hêraclít : nổi trội nhất trong thời kỳ hình thành, do Hêraclít xâydựng vào thế kỷ 6, TCN Hêraclít coi bản nguyên của thế giới là lửa, vạn vật đều
từ lửa mà ra, rồi sau đó sẽ mất đi để quay về với lửa, nhưng tuỳ theo độ của lửa
mà vạn vật có thể chuyển hóa – thay đổi trạng thái Hêraclít đã nêu lên các phỏngđoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Các luậnđiểm cốt lõi của phép biện chứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danhngôn, tỷ dụ Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclítvào kho tàng tư tưởng của nhân loại
c) Trường phái đa nguyên: do Empêđốc và Anaxago xây dựng, Empêđốc thừanhận sự tồn tại của 4 khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất, nước, không khí, lửa;chúng chịu sự tác động của 2 loại lực là: tình yêu và hận thù, vũ trụ luôn vậnđộng trải qua 4 giai đoạn Anaxago cho rằng vạn vật phải được sinh ra từ các hạtgiống – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại Hạt giống cựcnhỏ và có thể phân chia đến vô tận Mỗi sự vật vật chất chứa đựng trong mìnhmọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởi tính chất hạtgiống của chính nó =>duy vật khi giải thích thế giới vật chất Nus –linh hồn củathế giới, là động lực làm các hạt giống nẩy nở, thay thế nhau Nus đưa thế giớithoát ra khỏi sự hỗn độn để đi vào quá trình biến hóa của mình, và qua đó nhậnthức bản thân thế giới=> quay về duy tâm
d) Trường phái nguyên tử luận : do Lơxíp xây dựng và Đêmôcrít hoàn thiện dựatrên thuyết nguyên tử (hai thực thể nguyên tử và chân không tụ lại tạo thành vậtchất): là một hệ thống quan điểm duy vật đầy đủ, nhất quán Đêmôcrít có quanđiểm về nhận thức bao gồm cảm tính và lý tính, coi trọng lý tính sáng suốt, coinhẹ cảm tính từ giác quan Đem lại các phương pháp nhận thức logic như quinạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa Ngoài ra, theo ông đạo đức là : Hiểu biết là
cơ sở của đạo đức Sống có đạo đức là sống đúng mực, ôn hòa, không hại mình,không hại người Hạnh phúc là trạng thái mà trong đó con người sống hưởng lạcvới tâm hồn thanh thản Chính trị, xã hội tốt nhất được cai trị bởi nhà nước chủ
nô, lấy chế độ cộng hòa làm nền tảng chính trị, lấy chuẩn mực đạo đức và pháp
Trang 8lý làm cơ chế hoạt động Phát triển nền thương mại và sản xuất thủ công hướngtheo tình thân ái, tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, nô lệ phải tuântheo lệnh ông chủ Nhu cầu vật chất con người là động lực phát triển xã hội.1.1.3.2 - Chủ Nghĩa Duy Tâm:
Hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy
lý Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan – thế giới ýniệm của Platon
a) Trường phái Pytagore :
Là nhà triết học, toán học uyên bác, ông cho rằng “con số” là bản nguyêncủa thế giới, là bản chất của vạn vật Thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linhhồn =>đặt nền móng ban đầu cho duy tâm cổ đại Ông cũng bàn đến các mặt đốilập của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập hữu hạn và vôhạn Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toán học, vật lý, sinh học vàđạo đức Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội
b) Trường phái Êlê :
Xênôphan (Xénophane): cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùngtrở về đất Đất là cơ sở của vạn vật Cùng với nước, đất tạo nên sự sống củamuôn loài Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất củavạn vật trong thế giới “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quátcao, và nhận thức bởi tư duy, lý tính Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạnmới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại
Pácmênít (Parménide): sự vật không ngừng biến đổi từ dạng này sangdạng khác, chỉ khác nhau ở cách thức biểu hiện của sự tồn tại, và tồn tại không
hề thay đổi, đó cũng là bản chất của sự vật, được nhận thức bởi tư duy lý tính.Nhận thức lý tính đòi hỏi con người phải dùng trí óc để khám phá nguồn gốc, bảnchất của thế giới
Trang 9Dênông (Zénon): bảo vệ trường phái Êlê Ông đưa ra những apôri nghĩa làtình trạng không có lối thoát hay nghịch lý Thông qua chúng, ông chứng minhrằng “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến” Còn tính phức tạp, đa dạng vàvận động của thế giới là không thực.
c) Trường phái duy tâm khách quan :
Xôcrát (Socrate): không nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớnnghiên cứu về con người, đạo đức:“Con người hãy nhận thức về chính mình”.Platông (Platon): nhà triết học duy tâm khách quan: học thuyết về ý niệm, đưa rahai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm Nhận thứccủa con người là nhận thức về ý niệm Thế giới ý niệm có trước thế giới cảmbiết, sinh ra thế giới cảm biết Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồntại" và "không tồn tại" "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết đượcbằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất Còn "không tồn tại" là vật chất,cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất Do vậy, theo ông duy tâm quyếtđịnh duy vật
Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm Theo ông tri thức
là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quátrình nhận thức các sự vật đó Nhận thức con người không phản ánh các sự vậtcủa thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đãquên trong quá khứ Theo Platon tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàntoàn đúng đắn (tri thức ý niệm, hồi tương) và tri thức mờ nhạt (nhận thức cảmtính, lẫn lộn, không có chân lý) Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước
lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự pháttriển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyếtcác mâu thuẫn xã hội
1.1.3.3 - Chủ Nghĩa Nhị Nguyên :
Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm củaSocrat, Platông là Triết gia Aristote học trò xuất sắc của Platông Cống hiến nổi
Trang 10bật của Aristote là ông đã phê phán một cách cặn kẽ học thuyết về ý niệm củaPlatông Ông công nhận tự nhiên tồn tại khách quan, đặt nền móng cho khoa họclôgíc thời cổ đại, tam đoạn luận, vật lý học duy vật trong tự nhiên; mặt khácông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của mọihình thức là tư duy, lý tính, suy nghĩ, thượng đế – thuyết nguyên nhân, không cólinh hồn bất tử nhưng có linh hồn lý tính bất diệt- tinh thần quyết định vật chất->duy tâm trong xã hội, con người Nhưng do hạn chế lịch sử và xuất thân là nhà tưtưởng của giai cấp chủ nô quý tộc nên về mặt chính trị ông chỉ bảo vệ lợi ích chotầng lớp này, bảo vệ tầng lớp trung lưu, khinh miệt nô lệ, về mặt triết học ông lànhà nhị nguyên luận.
1.2 TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.2.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc cổ đại
Trung Hoa là một đất nước rộng lớn thuộc vùng Đông Á Trên lãnh thổTrung Hoa có hai con sông lớn chảy qua: sông Hoàng Hà ở phía bắc và sôngTrường Giang ở phía nam tạo nên hai miền Bắc Nam với nhiều khác biệt, nềnkinh tế chủ yếu là nông nghiệp, định canh, định cư
Thời cổ đại của Trung Quốc bắt đầu từ vương triều nhà Hạ (~thế kỷ XXI thế kỷ XVI TCN) do Hạ Vũ đặt nền móng, tồn tại tới thời vua Kiệt thì bị diệtvong Thời này, người Trung Quốc chỉ mới biết dùng đồng đỏ, thế giới quan thầnthoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần.Những tư tưởng triết học đã xuất hiện; và trải qua 2 vương triều nhà Thương (còngọi là Ân, thế kỷ XVI - thế kỷ XII TCN) do Thành Thang thành lập, tồn tại tớithời vua Trụ thì bị diệt vong Thời này, người Trung Quốc sống định canh, địnhcư; biết dùng đồng thau, khai khẩn ruộng đất và thực hiện đường lối tỉnh điền;
-ma thuật được thay bằng tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và thần xã – tắc; và Vươngtriều nhà Chu (~thế kỷ XII - 221 TCN) do Văn Vương thành lập, tồn tại hơn 8thế kỷ trải qua thời Tây Chu đóng đô ở Cảo Kinh, trước 771 TCN và thời ĐôngChu đóng đô ở Lạc Ấp Thời Tây Chu, đất nước Trung Quốc tương đối ổn định.Nhưng sang thời Đông Chu, khi đồ sắt được dùng phổ biến, chế độ sở hữu tư
Trang 11nhân về ruộng đất được hình thành thay thế cho chế độ ruộng đất tĩnh điền trước
đó đã làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới Đó là tầng lớp địa chủmới đang lấn át và xung đột gay gắt với tầng lớp quý tộc cũ Do vậy, xã hội rơivào tình trạng rối ren; các giá trị, chuẩn mực cộng đồng bị đảo lộn Sự tranhgiành địa vị xã hội của các thế lực chính trị đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vàotình trạng chiến tranh khốc liệt Thời này bao gồm hai thời kỳ nhỏ là Xuân thu(722-481 TCN) và Chiến quốc (403-221 TCN) Thực trạng đó của xã hội làmxuất hiện những tụ điểm, những trung tâm của những "kẻ sĩ" luôn tranh luận vềtrật tự xã hội cũ và đề ra những mẫu hình của một xã hội trong tương lai Lịch sửgọi đây là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranh minh"(trăm nhà đua tiếng) Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởnglớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh Cuối thời Chiếnquốc , với sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng, nhà Tần đã tiêu diệt các nước khác,thống nhất giang sơn, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầutiên của xã hội Trung Quốc
1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại
Một là, triết học Trung Quốc cổ đại chủ yếu tập trung giải quyết nhữngvấn đề do thực tiễn đạo đức -chính trị - xã hội của thời đại đặt ra Bởi đây là thời
kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đặc biệt quan tâm, tìm cách lýgiải và tìm ra những triết lý, những biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng xã hộibiến động trong lịch sử chính trị, cai trị của các triều đại
Hai là, triết học Trung Quốc cổ đại bàn nhiều về vấn đề con người, đặcbiệt là nguồn gốc, số phận, bản tính… của con người, nhằm mang lại cho conngười một quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng hoạtđộng trong điều kiện xã hội phức tạp và đầy biến động Để lại triết lý: nhân –nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốc
Ba là, triết học Trung Quốc cổ đại cũng bị chi phối bởi cuộc đấu tranhgiữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; nhưng đó là cuộc đấu tranh xung
Trang 12quanh vấn đề con người; vì vậy, vấn đề về quan hệ giữa Con người với Trời, Đất(Thiên - Nhân – Địa) là vấn đề mang tính xuất phát và xuyên suốt qua toàn bộnền triết học này
Bốn là, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái triếthọc Trung Quốc cổ đại không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụnhững tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình
1.2.3 Các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại tiêu biểu
1.2.3.1 - Thuyết Âm – Dương, Ngũ hành :
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ,cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của 2thái cực (lực lượng) đối lập nhau là âm và dương Nhưng hai thế lực Âm -Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau
Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc củavạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau,tương sinh, tương khắc với nhau Đó là năm yếu tố: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ
Tóm lại, bằng lý luận Âm dương và lý luận Ngũ hành, Âm dương gia đãđứng trên quan điểm duy vật chất phác để giải thích một cách máy móc sự pháttriển của thế giới Chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo vàmục đích luận trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người Ngoài ra, chúngcòn góp phần tạo nên cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về thiên văn, lịchpháp, y học trong lịch sử Trung Hoa cổ trung đại
1.2.3.2 - Nho gia :
Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu, ngườisáng lập là Khổng Tử (551 - 479 TCN) Nho gia nguyên thuỷ là triết lý củaKhổng Tử và Mạnh Tử về đạo làm người quân tử vá cách thức trở thành ngườiquân tử, cách cai trị đất nước Đồng thời chứa đựng nhiều giá trị nhân bản và toátlên tinh thần biện chứng sâu sắc Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh