KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.5. Giá trị của các chỉ số niệu động học ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến trước và sau phẫu thuật.
tuyến trước và sau phẫu thuật.
Trước đây, khi chưa có máy đo niệu dòng đồ, các phẫu thuật viên chỉ có thể đánh giá kết quả phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến qua thông số lưu lượng
dòng tiểu trung bình bằng cách đo thủ công. Cách này ít chính xác và không cho biết các thông số khác của niệu dòng đồ.
Qua kết quả thu được trên 34 bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến được đo niệu dòng đồ bằng máy đo niệu dòng đồ hiệu Medtronic tại bệnh viện trung ương Huế chúng tôi thấy thể tích mỗi lần đi tiểu, lưu lượng dòng tiểu tối đa, lưu lượng dòng tiểu trung bình sau phẫu thuật tăng lên so với trước phẫu thuật. Tổng thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa sau phẫu thuật giảm đi so với trước phẫu thuật. Sự khác biệt đối với kết quả trước phẫu thuật và sau phẫu thuật là có ý nghĩa thống kê. Qua đó có thể nói rằng phẫu thuật điều trị u xơ tiền liệt tuyến nói chung vào thời điểm cho bệnh nhân ra viện là trong tình trạng cải thiện khá tốt.
Tóm lại, những nhận xét trên đã cho thấy rằng việc sử dụng các chỉ số niệu động học rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu dưới. Do đó việc phổ biến các phương pháp đánh giá niệu động học đơn giản cũng như trang bị các phương tiện hiện đại ở các cơ sở nghiên cứu y học, ứng dụng lâm sàng là rất cần thiết.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 34 bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến tại Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 50, tỷ lệ mắc tập trung cao nhất vào độ tuổi trên 70 tuổi, tuổi trung bình là 71,91 ± 9,73 tuổi. Đa số bệnh nhân vào viện là muộn, khi đã có rối loạn tiểu tiện nặng hoặc có biến chứng kèm theo là bí tiểu cấp (91,18%). Các bệnh lý kèm theo chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó tăng huyết áp (11,76%), viêm bàng quang (17,65%) và sỏi bàng quang (11,76%) là bệnh kèm theo thường gặp. Trước phẫu thuật, trong các triệu chứng rối loạn tiểu tiện được đánh giá thì nổi bật lên các triệu chứng như tiểu nhiều lần về đêm, tiểu rắt, tiểu khó, đi tiểu phải rặn, tia tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, cảm giác chưa tiểu hết chiếm tỷ lệ rất cao lần lượt là 91,19%; 91,18%; 100%; 94,12%; 94,12%; 85,29%. Sau phẫu thuật, các triệu chứng trên đều giảm với tỷ lệ lần lượt là 14,71%; 8,82%; 14,71%; 20,59%; 5,58%; 32,35%. Tương ứng với điểm IPSS và QoL thì trước phẫu thuật tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (100% đối với IPSS, 88,24% đối với QoL) , sau mổ hầu hết bệnh nhân cải thiện rối loạn tiểu tiện điểm số chủ yếu là rối loạn tiểu tiện ở mức độ trung bình và nhẹ (100% đối với IPSS và QoL).
2. Trước phẫu thuật thể tích nước tiểu tồn dư đa số ở mức trung bình và nặng trị số trung bình là 121,38 ± 26,03 ml, sau phẫu thuật tập trung chủ yếu ở mức tắc nghẽn nhẹ và không có tắc nghẽn, trị số trung bình là 27,71 ± 18,47 ml. Lưu lượng dòng tiểu tối đa, lưu lượng dòng tiểu trung bình trước phẫu thuật và sau phẫu thuật lần lượt là 7,58 ± 3,25 ml/giây,
15,67 ± 6,14 ml/giây; 3,81±1,65 ml/giây, 11,35±7,6 ml/giây. Thể tích mỗi lần đi tiểu trước phẫu thuật là 178,09 ± 57,28ml, sau phẫu thuật là 211,56 ± 68,55ml. Tổng thời gian đi tiểu trung bình, thời gian dòng tiểu trung bình và thời gian đạt lưu lượng tối đa trước và sau phẫu thuật lần lượt là 55,68 ± 17,17 giây, 27,68 ± 9,82 giây; 48,24 ± 18,52giây, 26,56 ± 9,77 giây; 12,5 ± 6,307 giây, 5,14 ± 3,922 giây.
1-2,4-12,15,16,19,23-26,30-43