Điểm số IPS Sở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự thay đổi một số chỉ số niệu động học ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến trước và sau phẫu thuật (Trang 34 - 35)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.4.Điểm số IPS Sở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến.

Trước mổ 100% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiểu tiện ở mức độ nặng, từ 20-35 điểm. Sau mổ điểm IPSS chủ yếu là rối loạn tiểu tiện ở mức độ trung bình và nhẹ, từ 0-7 là 61,76%, từ 8-19 điểm là 38,24%. Điểm trung bình trước mổ là 29,38 ± 4,75; sau mổ là 7,38 ± 2,97

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đức, Trần Đức Hòe thì trước mổ tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện nặng chiếm 93,5%, rối loạn tiểu tiện trung bình chiếm 6,5% và không có trường hợp nào rối loạn tiểu tiện nhẹ. Sau mổ đa số bệnh nhân

cải thiện rối loạn tiểu tiện, trong đó: tốt 32,95%, trung bình 66,4%, xấu 0,75%. Điểm trung bình trước mổ là 30,54 ± 4,56; sau mổ là 9,91 ± 2,81 [9].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn tại Bệnh viện trung ương Huế thì tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện nặng là 100%, không có trường hợp nào rối loạn tiểu tiện trung bình và nhẹ. Sau mổ, tỷ lệ nặng, trung bình, nhẹ lần lượt là 1,1%; 9%; 89,9% . Điểm trung bình trước mổ là 29,58 ± 1,84; sau mổ là 8,31 ± 1,81 [21]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Dũng, điểm trung bình trước mổ là 31,16 ± 3,69; sau mổ là 9,52 ± 2,43 [6].

Như vậy so với kết quả của các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi khá tương đồng. Kết quả hầu hết đều cho thấy sau mổ có sự cải thiện rõ sự rối loạn tiểu tiện. Phân bố mức điểm IPSS trung bình trước mổ và sau mổ có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Qua đó ta thấy thang điểm IPSS thật sự có giá trị khi được sử dụng để đánh giá kết quả phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến và cũng cho thấy phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến đã góp phần cải thiện các biểu hiện rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến rất nhiều.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự thay đổi một số chỉ số niệu động học ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến trước và sau phẫu thuật (Trang 34 - 35)