TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài 9 :
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
HỌC VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ HỮU LỘC
Trang 2GVHD : T.S BÙI VĂN MƯA
12 Trương Quang Minh-Nhóm trưởng
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI &
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 5
1.1 TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 5
1.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 5
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại 5
1.1.3 Các trường phái triết học Hy Lạp tiêu biểu 6
1.2 TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 9
1.2.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc cổ đại 9
1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại 10
1.2.3 Các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại tiêu biểu 11
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA 2 NỀN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC 13
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13
2.2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 15
2.3 QUÁ TRÌNH VÀ HÌNH THÁI PHÁT TRIỂN 16
2.4 VỀ BẢN THỂ LUẬN VÀ NGUỒN GỐC THẾ GIỚI 20
2.5 THUẬT NGỮ SỬ DỤNG 21
2.6 PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY 21
Trang 42.7 ĐẶC ĐIỂM HAI NỀN TRIẾT HỌC 22
2.8 QUAN ĐIỂM VỀ TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG 23
2.9 QUAN ĐIỂM VỀ TƯ TƯỞNG NHẬN THỨC 24
2.10 QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI, CÁCH XÂY DỰNG CON NGƯỜI 25
2.11 QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH TRỊ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC 26
LỜI KẾT 27
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử khoảng 3000 năm
Sự phát triển những tư tưởng Triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài, đadạng nhiều trường phái, phát triển và ảnh hưởng khác nhau theo từng khu vực địa
lý Đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc đến nền triết học và văn minh thế giới là hai nềnTriết học Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Nền Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng,bản hợp xướng của Triết học Phương Tây Một giai đoạn lịch sử khởi nguyêntiềm tàng của Triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống Triết họcPhương Tây sau này Chính vì vậy F Enghen đã khẳng định: “ Không có cơ sởvăn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”.Trong khi đó, nếu xem xét đến văn minh Châu Á ta phải kể đến văn minhTrung Quốc Có thể nói văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi củavăn minh nhân loại, là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn, hàng trăm tưtưởng triết học (thời kỳ Bách gia chư tử) trong đó có các trường phái chính là
Âm Dương Gia, Nho Gia, Đạo Gia, Mặc Gia, Pháp Gia và Danh Gia có ảnh
hưởng lớn đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới
Sự ra đời và phát triển của hai nền triết học này có ảnh hưởng hết sức to lớnđến đến nhân loại, là tư tưởng lớn của nhân loại Nó đã trở thành thế giới quan vàphương pháp luận khoa học, từ đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúp conngười nhận thức đúng và cải tạo thế giới, là tiền đề cho sự phát triển văn minhnhân loại Xét trên nhiều khía cạnh chúng ta thấy hai nền Triết học này tuy hìnhthành ở những hoàn cảnh, vùng địa lý khác nhau hình thành những học thuyếtTriết học khác nhau nhưng đồng thời cũng có những điểm tương đồng không thểphủ nhận được
Vì những lí do trên chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu: “Sự tương đồng và
khác biệt giữa Triết học Hy Lạp cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại” để
tìm hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về hai nền triết học này
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1 TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, nhiều đồng bằngrộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt Vùng bờ biển phía đông nhiềuvịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải, giao thương phát triển Hy lạp cổ đạisớm trở thành một quốc gia có nền công - thương nghiệp sớm phát triển, một nềnvăn hóa tinh thần phong phú đa dạng Ngoài ra, con người có tư duy bay bổng,thuận lợi mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế Thế kỷ VIII – VI TCN,thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt, năng xuất laođộng tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố->xuhướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã hiện ra
Về nguồn gốc, từ sự phát triển về kinh tế, xã hội mạnh mẽ đã phân hóa ralàm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ, hình thành chế độ chiếm hữu nô
lệ Từ thế kỷ XI đến IX trước CN, xã hội biến động lớn chia thành 2 loại người:được chia nhiều đất (Policler) và loại ít, không có đất canh tác (Acler) Lao động bịphân hóa, đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay, điều này thúc đẩy
sự hình thành của tầng lớp tri thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lýluận để ra đời nghiên cứu triết học và khoa học và phát triển mạnh mẽ
Vào thế kỷ V trước CN, đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ (300quốc gia)–thành bang Trong đó, Sparte và Athen là hai thành bang cổ hùng mạnhnhất, do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hànhcuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm, sau đó là các cuộc khởi nghĩacủa giai cấp nô lệ và cuối cùng bị La Mã chinh phục
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Trang 7Đặc đểm 1: Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp
chủ nô thống trị Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự XH, củng cốvai trò thống trị và khẳng định vị trí cấp cao Triết học Hy lạp có sự phân chia vàđối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữuthần, gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng
Đặc điểm 2: Xuất hiện phép biện chứng chất phác, duy vật sơ khai Các nhà triết
học Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”, họ nghiên cứu và sử dụngphép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, tìm ra chân lý, bảo vệ quanđiểm của mình, nhưng họ chưa trình bày chúng như một hệ thống chặt chẽ
Đặc điểm 3: Do những nhà triết học của Hy Lạp đồng thời cũng là nhà khoa học
tự nhiên, nên họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luậntriết học, chứa đựng hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan Do trình độ tưduy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích
tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên sơ lược đểdựng nên bức tranh tổng quát về thế giới
Đặc điểm 4: Các nhà triết học đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người,
quá trình đấu tranh giữa tri thức khoa học và tín ngưỡng, giữa chủ nghĩa duy vật vàduy tâm tôn giáo, họ cố lý giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đờisống đạo đức – chính trị - xã hội của họ Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìnchung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa
1.1.3 Các trường phái triết học Hy Lạp tiêu biểu
1.1.3.1 Chủ Nghĩa Duy Vật
Trang 8Trường phái Milê: Xuất phát từ giai đoạn đầu hình thành, do 3 nhà triết học duy
vật là Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng vào thế kỷ VI TCN, nhằm làmsáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới Talét chủ trương giải thích giới tự nhiênkhông phải bằng niềm tin mà bằng sự kiện quan sát; ông kết luận: Nước là yếu tốđầu tiên, là bản nguyên của vạn vật Theo Anaximăngđrơ, apeiron là nguồn gốccủa vạn vật Còn theo Anaximen, không khí có thể biến đổi thành mọi thứ và tạo ravạn vật Thể hiện tính duy vật giản đơn, chất phác, thô sơ; nhưng có ý nghĩa vôthần, chống lại thế giới quan thần thoại hiện giờ
Trường phái Hêraclít:Nổi trội nhất trong thời kỳ hình thành, do Hêraclít xây dựng
vào thế kỷ VI TCN Hêraclít coi bản nguyên của thế giới là lửa, vạn vật đều từ lửa
mà ra, rồi sau đó sẽ mất đi để quay về với lửa Vạn vật chứa trong mình các mặtđối lập luôn thống nhất và đấu tranh với nhau, vừa tồn tại vừa không tồn tại, luônphát triển, biến đổi và chuyển hóa Hêraclít cho rằng, nhận thức thế giới là phát
hiện ra cái lôgốt, tức cái quy luật, trật tự của vũ trụ Phép biện chứng duy vật chất
phác là đóng góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại.
Trường phái đa nguyên: Do Empêđốc và Anaxago xây dựng, Empêđốc thừa
nhận sự tồn tại của 4 khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất, nước, không khí, lửa;chúng chịu sự tác động của 2 loại lực là: tình yêu và hận thù, vũ trụ luôn vận độngtrải qua 4 giai đoạn
Anaxago cho rằng vạn vật phải được sinh ra từ các hạt giống – cái bảo tồn và pháttriển tính chất của sự vật cùng loại Hạt giống cực nhỏ và có thể phân chia đến vôtận Mỗi sự vật vật chất chứa đựng trong mình mọi hạt giống của các sự vật khácnhưng nó chỉ bị quy định bởi tính chất hạt giống của chính nó, mang tính duy vật.Nus –linh hồn của thế giới, là động lực làm các hạt giống nẩy nở, thay thế nhau.Nus đưa thế giới thoát ra khỏi sự hỗn độn để đi vào quá trình biến hóa của mình, vàqua đó nhận thức bản thân thế giới, quay về duy tâm
Trang 9Trường phái nguyên tử luận:Do Lơxíp xây dựng và Đêmôcrít hoàn thiện dựa trên
thuyết nguyên tử (2 thực thể nguyên tử và chân không tụ lại tạo thành vật chất): làmột hệ thống quan điểm duy vật đầy đủ, nhất quán Ông có quan điểm về nhậnthức bao gồm cảm tính và lý tính, coi trọng lý tính sáng suốt, coi nhẹ cảm tính từgiác quan Đem lại các phương pháp nhận thức logic như qui nạp, so sánh, giảthuyết, định nghĩa Ngoài ra, theo ông đạo đức là: Hiểu biết là cơ sở của đạo đức.Sống có đạo đức là sống đúng mực, ôn hòa, không hại mình, hại người Hạnh phúc
là trạng thái mà trong đó con người sống hưởng lạc với tâm hồn thanh thản
1.1.3.2 Chủ Nghĩa Duy Tâm
Trường phái Pytagore: Pytagore là nhà triết học, toán học uyên bác, ông cho rằng
“con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật, một vật tương ứngvới một con số nhất định, con số có trước vạn vật Thừa nhận sự bất tử và luân hồicủa linh hồn, đặt nền móng ban đầu cho duy tâm cổ đại Ông cũng bàn đến các mặt
đối lập của mọi sự vật hiện tượng qua mười cặp đối lập hữu hạn và vô hạn, chẳn
và lẻ, đơn và đa, phải và trái, nam và nữ, động và tĩnh, thẳng và cong, sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toán
học, vật lý, sinh học và đạo đức-vốn là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và
xã hội
Trường phái Êlê: Trường phái Êlê do Xênôphan thành lập theo chủ nghĩa duy vật,
nhưng sau đó Pácmênít phát triển theo chủ nghĩa duy tâm dựa trên nền tảng là khái
niệm tồn tại và được Dênông nhiệt thành bảo vệ và phát huy.
Xênôphan (Xénophane): Xênôphancho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và
cuối cùng trở về đất Đất là cơ sở của vạn vật Cùng với nước, đất tạo nên sự sốngcủa muôn loài Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhấtcủa vạn vật trong thế giới Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạn mới trongphát triển triết học Hy Lạp cổ đại
Pácmênít (Parménide): sự vật không ngừng biến đổi từ dạng này sang
dạng khác, chỉ khác nhau ở cách thức biểu hiện của sự tồn tại, và tồn tại không hềthay đổi, đó cũng là bản chất của sự vật, được nhận thức bởi tư duy lý tính
Trang 10Dênông (Zénon): bảo vệ trường phái Êlê Ông đưa ra những apôri nghĩa là
tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý Thông qua chúng, ông chứng minhrằng “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến” Còn tính phức tạp, đa dạng và vậnđộng của thế giới là không thực
Trường phái duy tâm khách quan: Gồm có Xôcrát và Platông
Xôcrát (Socrate): không nghiên cứu về giới tự nhiên, dành phần lớn
nghiên cứu về con người, đạo đức: “Con người hãy nhận thức về chính mình”
Platông (Platon): nhà triết học duy tâm khách quan: học thuyết về ý niệm,
đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết (không chân thực, không đúngđắn, bóng của ý niệm) và thế giới các ý niệm (phi cảm tính, phi vật thể, là đúngđắn, chân thực) Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảmbiết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm Thế giới ý niệm có trướcthế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết
Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm do xem tri thức làcái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trìnhnhận thức các sự vật đó Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thếgiới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quêntrong quá khứ Theo ông, tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúngđắn (tri thức ý niệm, hồi tưởng) và tri thức mờ nhạt (nhận thức cảm tính, lẫn lộn,không có chân lý)
1.1.3.3 Chủ Nghĩa Nhị Nguyên
Trang 11Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm củaSocrat, Platôn là Triết gia Aristote học trò xuất sắc của Platôn Cống hiến nổi bậtcủa Aristote là ông đã phê phán một cách cặn kẽ học thuyết về ý niệm của Platôn –thiên về thế giới bên kia không có lợi cho người Ông công nhận tự nhiên tồn tạikhách quan (tác phẩm ‘Các phạm trù’, cách hỏi vì sao, cái gì), đã đặt nền móngcho khoa học lôgíc thời cổ đại, tam đoạn luận, vật lý học, duy vật trong tự nhiên;mặt khác ông xem hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của mọi hìnhthức là tư duy, lý tính, suy nghĩ, thượng đế – thuyết nguyên nhân, không có linhhồn bất tử nhưng có linh hồn lý tính bất diệt - tinh thần quyết định vật chất Nhưng
do hạn chế lịch sử và xuất thân từ giai cấp chủ nô, quý tộc nên về mặt chính trị ôngchỉ bảo vệ lợi ích cho tầng lớp này, bảo vệ tầng lớp trung lưu, khinh miệt nô lệ
1.2 TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.2.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc cổ đại
Thời cổ đại của Trung Quốc bắt đầu từ vương triều nhà Hạ, và trải qua 2 vươngtriều nhà Thương và nhà Chu Ta điểm qua một chút về nguồn gốc hình thành,Vương triều Hạ (~thế kỷ XXI - thế kỷ XVI TCN) do Hạ Vũ đặt nền móng, tồn tạitới thời vua Kiệt thì bị diệt vong Thời này, người Trung Quốc chỉ mới biết dùngđồng đỏ, chữ viết chưa có Do đó, thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩaduy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần Những tư tưởng triết học đãxuất hiện nhưng chưa tới mức hệ thống Vương triều Thương (còn gọi là Ân, thế
kỷ XVI - thế kỷ XII TCN) do Thành Thang thành lập, tồn tại tới thời vua Trụ thì bịdiệt vong Thời này, người Trung Quốc sống định canh, định cư; biết dùng đồngthau, khai khẩn ruộng đất và thực hiện đường lối tư hữu hóa; ma thuật được thaybằng tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và thần xã–tắc; ý tưởng về lực lượng siêu nhiênhình thành qua biểu tượng Đế (Thượng đế hay Trời)
Trang 12Đến Vương triều Chu (~thế kỷ XII - 221 TCN) do Văn Vương thành lập,tồn tại hơn 8 thế kỷ, đất nước Trung Quốc tương đối ổn định Nhưng sang thờiĐông Chu, khi đồ sắt được dùng phổ biến, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đấtđược hình thành làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới Xã hội rơi vàotình trạng rối ren; các giá trị, chuẩn mực cộng đồng bị đảo lộn Sự tranh giành địa
vị xã hội của các thế lực chính trị đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạngchiến tranh khốc liệt-Xuân thu (722-481 TCN) và Chiến quốc (403-221 TCN), vớihơn 400 cuộc chiến lớn nhỏ làm cho 160 nước ban đầu sau hơn hai thế kỷ đánhnhau chỉ còn lại có 5 nước (Ngũ bá), sau đó là 7 (Thất hùng) Vào thời Chiến quốc,những cải cách hiệu quả đã làm cho nhà Tần ngày càng mạnh Với sự lãnh đạo củaTần Thủy Hoàng, nhà Tần đã tiêu diệt các nước khác, thống nhất giang sơn, xâydựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền
1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại
Đặc điểm 1: triết học Trung Quốc cổ đại chủ yếu tập trung giải quyết những vấn
đề do thực tiễn đạo đức - chính trị - xã hội của thời đại đặt ra Bởi đây là thời kỳđảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã tìm cách lý giải và tìm ra nhữngtriết lý, những biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng xã hội biến động này
Đặc điểm 2: triết học Trung Quốc cổ đại bàn nhiều về vấn đề con người, đặc biệt
là nguồn gốc, số phận, bản tính… của con người, quan niệm nhân sinh vững chắc
Để lại triết lý: nhân –nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốc
Đặc điểm 3: triết học Trung Quốc cổ đại cũng bị chi phối bởi cuộc đấu tranh giữa
chủ nghĩa duy vật và duy tâm; nhưng đó là cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề con
người Vấn đề về quan hệ giữa Con người với Trời, Đất (Thiên - Nhân – Địa) là
vấn đề mang tính xuất phát và xuyên suốt qua toàn bộ nền triết học này
Đặc điểm 4: trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái triết
học Trung Quốc cổ đại không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụnhững tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình
Trang 131.2.3.1 Thuyết Âm – Dương: Từ thực tế cuộc sống, trường phái này cho rằng, bản
thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫnnhau của 2 thái cực (lực lượng) đối lập nhau là âm và dương Nhưng hai thế lực
Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau
1.2.3.2 Tư tưởng triết học về Ngũ hành: Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu
hướng đi vào phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởinguyên với những tính chất khác nhau, những tương tác (tương sinh, tương khắc)với nhau Đó là năm yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, chúng không tồn tạibiệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc với nhau
Đến thời Tây Hán, quan niệm về Âm dương – Ngũ hành đã được Đổng
Trọng Thư phát triển theo tinh thần Nho giáo và lợi ích chính trị của giai cấp
phong kiến mới giành lấy vai trò thống trị xã hội Trung Quốc Nhờ vậy mà cả Nhogiáo lẫn các quan niệm về Âm dương - Ngũ hành đã có điều kiện chính trị thuậnlợi để ảnh hưởng lâu dài trong nền triết học Trung Quốc
1.2.3.3 Nho gia (thường gọi là Nho giáo): Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ
VI TCN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 - 479 TCN) Ôngthừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn tự vận động, biến hóa khôngphụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa vận hành, vạnvật sinh hóa mãi mãi” (Luận ngữ, Dương Hóa, 18); hay “cũng như dòng nướcchảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, TửHãn, 16) Mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh củacon người (Thiên mệnh) Ông nói: “Đạo của ta thi hành ra được cũng do mệnhTrời, mà bị bỏ phế cũng là do mệnh Trời” (Luận ngữ, Hiến vấn, 38); “làm sao cóthể cải được mệnh Trời” Khổng Tử cũng coi thường tri thức về sản xuất, lao động
chân tay, lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình
Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện vàphát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nhogia Khổng - Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa vàmột số nước lân cận trong đó có Việt Nam
Trang 141.2.3.4 Đạo gia (hay học thuyết về Đạo): Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử
(khoảng thế kỷ VI TCN) Học thuyết của ông được Dương Chu và Trang Chu thờiChiến quốc hoàn thiện và phát triển theo 2 hướng ít nhiều khác nhau Những tưtưởng triết học của Đạo gia được khảo cứu chủ yếu qua Đạo đức kinh và Nam hoakinh Tư tưởng cốt lõi của Đạo gia là học thuyết về "Đạo" với những tư tưởng biệnchứng, cùng với học thuyết "Vô vi" về lĩnh vực chính trị - xã hội
1.2.3.5 Mặc gia: Phái Mặc gia do Mặc Tử (khoảng từ 479 -381 TCN) sáng lập
thời Xuân Thu Sang thời Chiến Quốc đã phát triển thành phái Hậu Mặc Là mộttrong ba học thuyết lớn nhất đương thời (Nho-Đạo-Mặc), thể hiện quan niệm về
"Phi thiên mệnh" Theo quan niệm này thì sự giàu, nghèo, thọ, yểu không phải là
do định mệnh của Trời mà là do người Nếu người ta nỗ lực làm việc, tiết kiệmtiền của thì ắt giàu có, tránh được nghèo đói Đây là quan niệm khác với quanniệm Thiên mệnh có tính chất thần bí của Nho giáo dòng Khổng - Mạnh
1.2.3.6 Pháp gia: Là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ
trương dùng những luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnhhành vi đạo đức của con người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc-giúp Tần Vương thống nhất được cả Trung Hoa rộng lớn Là tiếng nói đại diện chotầng lớp quý tộc mới, đấu tranh kiên quyết chống lại tàn dư của chế độ công xã giatrưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đương thời Đại diện củaphái Pháp gia là Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN)-phép trị quốc của ông bao gồm 3yếu tố tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp là nội dung của chính sách caitrị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó
Trang 15CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT
GIỮA 2 NỀN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Triết học Trung Quốc cổ đại nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệgiữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiênnhân hợp nhất” Lấy con người làm đối tượng nghiên cứu mang tính hướng nội.Mạnh Tử thì cho rằng vũ trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan và trong ýniệm đạo đức Trời phú cho con người Ông đưa ra quan điểm “vạn vật đều cóđầy đủ trong ta” Thiện Ung thì cho rằng: vũ trụ trong lòng ta, lòng ta là vũ trụ.Đối với khuynh hướng duy vật thô sơ thì biết đến cùng cái tính của con người thìcũng có thể biết đến cái tính của vạn vật, trời đất: trời có chín phương, con người
có chín khiếu Bát quái trong thuyết âm dương là: Càn – khôn, chấn – tốn, cấn –đoài, khảm – ly tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo thành vũ trụ đối lập nhaulà: Trời – đất, sấm – gió, núi – hồ, nước – lửa; tượng trưng cho quan hệ gia đình,tượng trưng cho tính khí con người: tính kiên nghị - tính ghen tuông, tính phảntrắc – tính lừng khừng, tính tháo vác – tính hay chê, tính hay lo – tính hoạt bát… Đối với Triết học Hy Lạp cổ đại tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người
là chủ thể, chúa tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ – thế giới khách quan Triếthọc Hy Lạp đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – tính chất hướng ngoại Mộtsố trường phái nếu có đề cập đến con người thì cũng chỉ thông qua đó để cố giảithích thế giới Pytago cho rằng bản nguyên thế giới là con số Trật tự các con sốđược quy định bởi trật tự của vạn vật, trong đời sống phải cố vạch ra trật tự cáccon số từ trong trật tự của sự vật (trật tự những điều ác, điều thiện….) để khámphá ra trật tự thần thánh Điều ác nhất định sẽ xảy ra nếu người ta không hiểuđúng và làm theo trật tự thần thánh Trường phái ÊLê, Xênôphan cho rằng khôngphải thần thánh sáng tạo ra con người, mà chính con người sáng tạo ra các vị thầntheo trí tưởng tượng và hình tượng của mình “Nếu như bò, ngựa và sư tử có tay
và biết vẽ hay biết nặng tượng như con người thì chúng sẽ căn cứ vào bản thânmình để vẽ hoặc nặng ra tượng về Thượng đế giống như mình để tôn thờ…”
Trang 16Triết học Trung Quốc cổ đại đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người vớingười và đời sống tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉnghiên cứu mặt đạo đức thiện hay ác theo lập trường của giai cấp trống trị chonên nghiên cứu con người không phải là để giải phóng con người mà là để cai trịcon người, không thấy quan hệ giữa người với người trong lao động sản xuất.Đổng Trọng Thư đề cập đến mối quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, nếu xếptheo tôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngangcủa quan hệ thì vua - cha - chồng xếp ở hàng làm chủ thể hiện rõ sự phân tầngtrong xã hội Khổng tử lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu… làm chuẩnmực đạo đức Lão Tử xây dựng thuyết “Vô Vi” là sống và hành động theo lẽ tựnhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngượcvới bản tính tự nhiên Trang Tử xây dựng quan niệm nhân sinh thoát tục – vị ngã –toàn sinh nghĩa là phải yên theo thời mà ở thuận, vì cái tự nhiên nào cũng hợp lý…Triết học Hy Lạp cổ đại họ lại ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đềcao cái tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người vềmặt nhận thức, không chú ý đến nguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giảiphóng con người Pytago cho rằng linh hồn con người bất tử, tồn tại độc lập vớithể xác và chịu chi phối bởi luật luân hồi, giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộccủa thể xác là mục đích của cuộc sống Nhận thức là chức năng của linh hồn vànhờ vào sự mách bảo của thần thánh, thần thánh tạo ra trật tự vũ trụ Pácmênítcho rằng, tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thếgiới, theo Pácmênít có hai cách nhận thức thế giới là nhận thức cảm tính và nhậnthức lý tính Nhận thức cảm tính là nhận thức thông qua các giác quan chỉ manglại sai lầm, ảo giả, không thể khám phá ra bản chất đích thực của thế giới Nhậnthức lý tính thông qua hoạt động trí óc khám phá ra bản chất đích thực của thếgiới – cái tồn tại, nghĩa là phát hiện ra chân lý Platông cho rằng con người là sựkết hợp giữa thể xác khả tử (được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí) và linhhồn bất tử (được thượng đế tạo ra) Linh hồn con người bao gồm ba bộ phận:cảm giác, ý chí và lý trí; trú ngụ tạm thời trong cơ thể hoạt động theo ba khía