QUAN ĐIỂM VỀ TƯ TƯỞNG NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 27 - 28)

- Tư tưởng biện chứng của cả hai nền triết học đều là tư tương biện chứng khách quan tự phát, đều chưa được xây dựng thành một hệ thống, phản ánh tính chất biện chứng của tự nhiên xã hội.

- Có sự tương đồng rõ nét trong tư tưởng biện chứng của Lão Tử và của Heraclít, cả hai ông đều thể hiện quan điểm của mình về tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Khác biệt:

- Tuy nhiên, tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc (thể hiện ở tư tưởng của Lão Tử) còn mang tính máy móc, đơn giản, vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái mới, không có sự phát triển. Chúng thiên về chiêm nghiệm, trực giá, hướng nội, để hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hội.

- Ngược lại, tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp lại có sự phát triển cao hơn: thể hiện tư tưởng biện chứng trong lĩnh vực tư duy (tư tưởng của Pácmênít và Platông), vạn vật vận động theo quy luật nhân quả và có sự phát triển, tiến hoá (Đềmôcrít). Điều này ủng hộ phát triển của khoa học công nghệ,thực hành,thực dụng,ủng hộ tự do cá nhân và cách mạng xã hội.

2.9 QUAN ĐIỂM VỀ TƯ TƯỞNG NHẬN THỨC Tương đồng: Tương đồng:

- Cho rằng khả năng nhận thức là sẵn có ở con người (nhận thức thế giới khách quan, nhận thức cảm tính), tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận thức được bản chất của vạn vật (nhận thức lý tính, tư duy trừu tượng)

- Đề cao vai trò của nhận thức lý tính, tư duy trừu tượng. Thấy được mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

- Cho rằng nhận thức không phụ thuộc vào bên ngoài (cảm tính) mà xuất phát từ bên trong con người, thể hiện quan điểm duy tâm về nhận thức, lập luận phải có căn cứ, chứng minh (Mặc Gia-tam biểu).

Khác biệt:

- Triết học Trung Quốc cổ đại nổi bật với tư duy nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Học thuyết Tam Biểu của Mặc Gia mang tính cách là một học thuyết về nhận thức, có xu hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi đó là bằng chứng xác thực của nhận thức. Ông tin rằng nhận thức phải dựa trên năng lực tri giác – những kinh nghiệm giác quan, như nhìn và nghe – chứ không phải tưởng tượng và logíc bên trong, là những yếu tố tạo nên khả năng trừu tượng của chúng ta. - Còn triết học Hy Lạp cổ đại nổi bật với nhận thức theo chủ nghĩa duy

giác, thức tính ý niệm trong bản thân mình (Platông), quan tâm tới việc tìm hiểu, làm rõ quá trình nhận thức(từ nhận thức cảm tính đi tới nhận thức lý tính), nguồn gốc của nhận thức (từ hiện thực khách quan – duy vật hay từ linh hồn bất tử, thế giới ý niệm–duy tâm) để từ đó xây dựng phương pháp nhận thức, mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực khoa học,logic,văn hoá, nghệ thuật

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w