QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH TRỊ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 29 - 33)

Tương đồng:

- Các trường phái triết học mong muốn xây dựng xã hội có sự phân biệt đẳng cấp. Muốn tốt phải sử dụng kết hợp với pháp luật trong cai trị xã hội và cho rằng quản lý nhà nước phải mang lại hạnh phúc, no đủ cho dân. Nguyên nhân sâu xa vì triết học là công cụ lý luận để giai cấp nắm quyền duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình. Giai cấp thống trị đã dùng triết học như một công cụ hữu hiệu trong việc củng cố và khẳng định vị trí đối với các tầng lớp khác trong xã hội.

- Đều cho rằng người quản lý nhà nước phải có tri thức, đạo đức (học thuyết chính danh của Khổng Tử, đường lối pháp trị của Pháp Gia ủng hộ tư tưởng này; Socrát, Platông xem giai cấp quý tộc, triết gia mới xứng đáng đủ tài đức để điều hành quản lý nhà nước).

- Ủng hộ xoá bỏ chế độ sỡ hữu tư nhân (Nho Giáo ủng hộ xã hội đại đồng, xem nhẹ vật chất, tiền bạc, lao động chân tay; Platông xem sở hữu tư nhân làm tha hóa, băng hoại đời sống đạo đức, hài hòa của xã hội).

Khác biệt:

- Ảnh hưởng đến trào lưu triết họcHy Lạp là nhà nước của giai cấp chủ nô, còn Trung Quốc là nhà nước của giai cấp quý tộc, địa chủ phong kiến.

- Trung Quốc đề cao nhà nước đức trị, nhân trị, trọng dân, an dân, bao gồm mọi tầng lớp. Hy Lạp không xem nô lệ là con người, chỉ quan tâm tới chủ nô. - Mô hình xã hội lý tưởng của Khổng Tử - thiên mệnh, chính danh và

thuyết vô vi, đừng can thiệp đến đời của Lão Tử đối lập với Platong (phải có nhà nước hình thành nhằm đảm bảo sự phân công, đảm bảo xã hội có trật tự, tầng lớp) và Đemocrit (quản lý nhà nước phải điều hành hoạt động của mình theo pháp lý, chuẩn mực đạo đức, coi như một nghệ thuật mang lại con người hạnh phúc, vinh quang, tự do dân chủ)

LỜI KẾT

Trung Quốc và Hy Lạp là hai quốc gia rộng lớn, có văn minh với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa phong phú và rực rỡ, hình thành nên nhiều trường phái triết học, chúng là những viên gạch đầu tiên xây dựng nền tảng triết học thế giới.

Triết học Hy Lạp cổ đại và Trung Hoa cổ đại đều mang trong mình sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình, giữa hữu thần và vô thần, ảnh hưởng phong cách phương Đông hướng nộ và hướng ngoại của phương Tây. Các hệ tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại ban đầu mang tính duy vật nhưng dần dần chuyển sang chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa nhị nguyên. Mặc dù, những điểm tương đồng giữa hai hệ thống triết học này là không nhiều, nhưng vì các vấn đề mà chúng quan tâm giải quyết rất khác nhau: Triết học Hy Lạp cổ đại quan tâm giải quyết các vấn đề thuộc về tự nhiên, thế giới – chú trọng kiến thức – khám phá khoa học duy lý đặc thù phương Tây, nó không đi sâu tìm hiểu các vấn đề về đời sống tâm linh tinh thần, bản chất và ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nổi khổ của con người để nhằm tìm kiếm phương tiện, con đường và cách thức giải thoát con người ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khắc nghiệt – cải tạo xã hội – không định hướng không chú trọng vào việc xây dựng đất nước hoặc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Trong khi đó triết học Trung Hoa cổ đại cũng bàn về vấn đề con người như về nguồn gốc, số phận, bản tính con người,… nhằm mang lại cho con người một quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng hoạt động trong điều kiện xã hội phức tạp và đầy biến động, nhưng quan trọng hơn các tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề về đạo đức, chính trị, xã hội nhằm lập lại trật tự, khôi phục lại kỷ cương cho xã hội, xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông.

Chính vì sự tiếp cận khác nhau này mà hai hệ thống tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại và Trung Hoa cổ đại không những không loại trừ nhau mà ngược lại, chúng bổ sung cho nhau để cùng tồn tại và hoàn thiện bức tranh hùng vĩ của lịch sử triết học, giúp bức tranh hiện thực của thế giới hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Lê Thanh Sinh, Nguyễn Ngọc Thu, Bùi Bá Linh, Bùi Xuân Thanh, “Triết học”, Phần I Đại cương về lịch sử triết học, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM, 2010

[2] Bùi Văn Mưa (2011), Khái lược về lịch sử Triết học Phương Đông, Bài giảng, Khoa Lý Luận Chính Trị, trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.

[3] “Giáo trình triết học”, Trường Đại học Mỏ địa chất, 2003 [4] http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?16180

[5] http://www.humg.edu.vn/lyluanchinhtri

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 29 - 33)